Thiết kế hệ thống thoát nước cho thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, qui hoạch đến năm 2030.


GVHD : GVC. Ts Lê Thị Kim Oanh
SVTH: Nguyễn Phương Long & Anh Thị Minh Thơ
Đề tài: Thiết kế hệ thống thoát nước cho thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, qui hoạch đến năm 2030.


Mỹ Tho là đô thị loại II và là tỉnh lị của tỉnh Tiền Giang vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù Lao Phố, Đồng Nai là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ.


1.1.1      Vị trí địa lý

Thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II ngày 07/20/2005, là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ Bắc hạ lưu sông Tiền.
Địa giới hành chính:

Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo,
Phía tây giáp huyện Châu Thành,
Phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre.
1.1.2    Điều kiện tự nhiên

Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và quốc lộ 1 chạy qua, có quốc lộ 50 đi về các huyện Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có quốc lộ 60 và cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố có 75 tuyến đường, trong đó có 68 tuyến đường nội ô. Từ thành phố Mỹ Tho có thể dễ dàng đi bằng đường thủy hay bằng đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô Phnongpenh. Trong thành phố có con rạch quan trọng là Bảo Định chia thành phố thành 2 khu vực tả ngạn và hữu ngạn.Đặc điểm nổi bật trong cảnh quan địa lý là vườn cây ăn trái ở các xã thuộc thành phố. Vườn đã tạo thành vành đai xanh của thành phố, bao bọc khu nội ô, tạo nên địa hình khá đặc biệt.

Thành phố Mỹ Tho sau khi điều chỉnh, mở rộng có diện tích tự nhiên là 8.154,08 ha (tăng 3.295,28 ha, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2.), dân số 204.142 người (tăng 94.725 người), 17 đơn vị hành chính phường – xã (tăng 02 đơn vị). Diện tích và dân số tăng thêm để mở rộng TP được điều chỉnh từ một phần của các xã: Long An, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức và toàn bộ xã Thới Sơn (huyện Châu Thành), và một phần các xã: Song Bình – Lương Hoà Lạc (Chợ Gạo). 17 đơn vị hành chính cấp phường – xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng bao gồm các phường: 1 (Diện tích: 0,7844 km2; Dân số: 7.371 người; Mật độ dân số: 9.379 người/ km2), 2(Diện tích: 0,7065 km2; Dân số: 14.702 người; Mật độ dân số: 20.810 người/ km2), 3 (Diện tích: 0,5411 km2;Dân số: 11.447 người;Mật độ dân số: 21.155 người/ km2), 4 (Diện tích: 0,8058 km2;Dân số: 19.335 người;Mật độ dân số: 23.995 người/ km2), 5 (Diện tích: 2,7180 km2;Dân số: 14.180 người;Mật độ dân số: 5.217 người/ km2), 6 (Diện tích: 3,1130 km2;Dân số: 20.604 người;Mật độ dân số: 6.619 người/ km2), 7 (Diện tích: 0,3998 km2;Dân số: 10.950 người;Mật độ dân số: 27.389 người/ km2), 8 (Diện tích: 0,6869 km; Dân số: 11.391 người; Mật độ dân số:16.583 người/ km2), 9 (Diện tích: 2,74 km2;Dân số: 9.270 người;Mật độ dân số: 3.380 người/ km2), 10 (Diện tích: 2,665 km2;Dân số: 10.287 người;Mật độ dân số: 3.859 người/ km2), Tân Long (Diện tích: 3,2971 km;Mật độ dân số: 1.069 người;Mật độ dân số: 16.583 người/ km2) và các xã: Phước Thạnh, Trung An (Diện tích: 9,0796 km2;Dân số: 14.137 người;Mật độ dân số: 1.557 người/ km2), Thới Sơn, Đạo Thạnh (Diện tích: 5,8799 km2;Dân số: 11.429 người;Mật độ dân số: 1.944 người/ km2), Tân Mỹ Chánh (Diện tích: 9,5593 km2;Dân số: 13.738 người;Mật độ dân số: 1.437 người/ km2), Mỹ Phong (Diện tích: 10,7427 km2;Dân số: 12.266 người;Mật độ dân số: 1.142 người/ km2).
a)    Khí hậu
- Mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.
- Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.
- Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).

b)    Thủy văn
- Chế độ độ ẩm biến đổi theo mùa,tuy nhiên, sự chênh lệch độ ẩm qua các tháng không lớn. Độ ẩm trung bình tháng thay đổi từ 76,7% (tháng 3) đến 87,3% (tháng 9) sai biệt tối đa của độ ẩm trung bình giữa các tháng là 10,6%. Độ ẩm trung bình năm 82,7%; độ ẩm tối cao trung bình năm 93,2%; độ ẩm tối thấp trung bình năm 65,2%.
- Lượng mưa năm trung bình nhiều năm vào khoảng 1.100mm đến 1.400mm và khá ổn định qua các năm. So với các khu vực ở miền Đông và miền cực Tây của đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang thuộc khu vực ít mưa (nhỏ hơn 1.500mm)
- Trong năm, lượng mưa phân bổ không đồng đều, hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa gắn với gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm 86 đến 90% lượng mưa năm và khá ổn định qua các năm (hệ số Cv nhỏ).
- Tại Mỹ Tho, tốc độ gió chướng trung bình đạt từ 3-5m/s và gió chướng mạnh có tốc độ lớn hơn hoặc bằng 9m/s. Số ngày có gió chướng mạnh trong năm không nhiều, có khoảng 25-40 ngày và thường xảy ra vào tháng 2 hoặc tháng 3.
- Hướng của gió chướng mạnh thường là đông hoặc đông nam.
1.1.2      Đặc điểm kinh tế - xã hội
a)    Kinh tế
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu năm 2004), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 10%; giá trị công nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu ngân sách 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm đều tăng (năm 2001: 350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch thành phố Mỹ Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố.Trong tương lai không xa sẽ có tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương và tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho.
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của toàn thành phố là 32.8%, thu nhập bình quân đầu người đại 20,881 triệu đồng- mức cao nhất của toàn tỉnh . Nếu như năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt trên 1.598 tỷ đồng (tăng 26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 2.302 tỷ đồng (cao nhất so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của thành phố tiếp tục có những diễn biến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 27,03%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 33,53%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 29,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2007, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 70%), vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên 81%.
Thu nhập bình quân đầu người: 1842 USD Tỉ lệ hộ nghèo: 1.3%

b)    Văn hóa – xã hội
Đời sống kinh tế dân cư thành phố Mỹ Tho khá ổn định, đời sống văn hóa từng bước cũng được nâng cao; Thành phố đang tích cực khôi phục làm sống lại các loại hình văn hóa dân tộc, nhằm làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân. Chính điều này đã góp phần ổn định trị an xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên lĩnh vực giáo dục, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc gia từ năm 1992. Đến nay, thành phố cũng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về giáo dục trung học cơ sở theo chuẩn mới.
Để Mỹ Tho phát triển đúng với tầm vóc là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh, một trong những trung tâm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và làm cơ sở để Chính phủ sớm công nhận Mỹ Tho là đô thị loại 2, thành phố đang tập trung tất cả nguồn nội lực cũng như mở rộng việc mời gọi sự hợp tác đầu tư từ bên ngoài để phát triển thành phố với các hình thức: liên kết - liên doanh, cổ phần, 100% vốn đối tác, đổi đất lấy công trình, tín dụng ưu đãi ... và nhu cầu vốn tập trung đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật kinh tế (tiếp tục xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Tho ở phía tây, khu chế biến thủy sản, cụm tiểu thủ công nghiệp ở phía đông thành phố, mở rộng cảng Mỹ Tho, xây dựng trung tâm thương mại ở  phía tây bắc Thành phố ....). Đầu tư cho việc trang bị dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị thế hệ mới cho các ngành kinh tế, kể cả mời gọi xây dựng trên địa bàn xí nghiệp nước giải khát từ trái cây, xí nghiệp chế biến hàng thủy sản với máy móc tiên tiến, mời gọi đầu tư vào hạ tầng giao thông, điện, xử lý chất thải rắn và nước thải đô thị. Đầu tư vào hạ tầng xã hội, chủ yếu là xây dựng khu dân cư tập trung, đầu tư  cho giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao mà mục tiêu là tăng cường cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.

c)     Lịch sử hình thành và phát triển
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm và liên tục phát triển cho đến nay.Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này.Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa.Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa.
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông - ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.
Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, đến năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Trường Đồn. Năm 1781, dinh Trường đồn lại đổi tên thành dinh Trấn Định. Đến năm 1785, quân Xiêm đã tràn sang và biến nơi đây thành bãi chiến trường (Trận Rạch Gầm - Xoài Mút). Phố xá bị tàn phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Thương nhân ở đây hầu hết đều chuyển lên làm ăn ở Sài Gòn - Bến Nghé. Năm 1788, mặc dù được khôi phục dần, nhưng không còn nhộn nhịp như trước. Đến năm Nhâm Tý (1792), Chúa Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho thuộc thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, 3 và 8 ngày nay) và cũng tại đây chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Trấn Định. Thành được xây theo đồ họa kiến trúc của ông Trần Văn Học.
Năm 1826, vua Minh Mạng lại cho dời lỵ sở trấn Định Tường sang phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc các phường 1, 4 và 7), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Cũng trong năm này, ông Dương Tấn Tuyên lập một ngôi chợ bên cạnh thành mới tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay.
Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lị tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh lị tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.
Mỹ Tho từng có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp.
Năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập lại tỉnh Định Tường, giải thể thị xã Mỹ Tho, nhập địa bàn vào xã Điều Hòa. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cải biến xã Điều Hòa thành thị xã Mỹ Tho, đến ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia địa bàn thành 6 khu phố.
Cuối năm 1976, thị xã Mỹ Tho được Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nâng lên thành thành phố Mỹ Tho, trực thuộc Khu 8.
Từ năm 1976 đến 2005, Mỹ Tho được công nhận là thành phố loại 3 và từ 2005 là đô thị loại 2.

1.1.3      Hiện trạng môi trường tại thành phố Mỹ Tho
Hệ thống xử lý nước thải tại TP. Mỹ Tho đa số đều được xây dựng từ trước năm 1975 nên đã xuống cấp, quá tải gây ngập cục bộ. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt theo hệ thống cống chảy thẳng ra sông gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Thành phố đang thực hiện dự ánnâng cấp hơn 46km cống tách nước thải và nước mưa, giải quyết ngập úng, cải thiện môi trường trong khu vực gần 300ha thuộc 6 phường nội ô thành phố Mỹ Tho gồm phường 1, 2, 3, 4, 7 và 8.. Nước thải sinh hoạt tách ra sẽ được thu gom đưa về nhà máy xử lý trước khi chảy ra sông, rạch với công suất 10.000 m3/ngày.

II.Tổng quan về cơ sở lý thuyết

1.2.1    Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước thải

-       Nước thải bao gồm nước mưa và nước thải sinh hoạt.
-       Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
-       Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm khoảng 40-60%), hydrat cacbon (25-50%), các chất béo, dầu mỡ (10%).
-       Ngoài ra còn có các chất hữu cơ tổng hợp: chất hoạt tính bề mặt điển hình như chất tẩy rửa.
-        Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các axit, bazơ, dầu, khoáng…

1.2.2       Tổng quan về mạng lưới thoát nước

a)    Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.
b)    Hệ thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau:

-       Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà;
-       Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà;
-       Trạm bơm và ống dẫn áp lực;
-       Công trình xử lý;
-       Cống và miệng xả nước vào nguồn.

c)     Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà
Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà là hệ thống cống ngầm và mương lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm xử lý hay ra sông hồ.

Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà có thể là:
-       Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một nhà);
-       Mạng lưới thoát nước tiểu khu, nhận tất cả nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới đường phố;
-       Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp;
-       Mạng lưới thoát nước đường phố (ngoài phố), xây dựng dọc theo các đường phố và thu nhận nước thải từ các mạng lưới trong nhà, tiểu khu, thường dẫn nước bằng tự chảy.

d)    Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển NTSH chung hay riêng ta có thể phân loại HTTN như sau:

-       Hệ thống thoát nước chung;
-       Hệ thống thoát nước riêng;
-       Hệ thống thoát nước riêng một nửa;
-       Hệ thống thoát nước hỗn hợp.

e)    Các điều kiện tiếp nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước

-       Không đượcxả NTSH và NTSX vào mạng lưới thoát nước mưa;
-       NTSX chỉ được phép xả vào mạng lưới HTTN riêng hoặc chungkhi đảm bảokhông gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như:
-       Không chứa những chất ăn mòn;
-       Không chứa những chất dễ tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành hỗn hợp dễ gây nổ, cháy;
-       Nhiệt độ không vượt quá 400C;
-       Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải;
-       Hỗn hợp NTSH và NTSX phải đảm bảo giá trị pH = 6,5 – 8,5.
-       Các loại rác, thức ăn trong gia đình chỉ được xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3 – 5 mm, và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác: 8 nước.

f)     Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước

-       Phải phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước (riêng, chung,…);
-       Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất, tốt nhất là tự chảy;
-       Phù hợp với điều kiện địa phương;
-       Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy hoạch (thành phố, KCN,…);
-       Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập trung lớn;
-       Không nên vạch tuyến MLTN giao nhau với các dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
-       Không nên vạch tuyến MLTN dưới lòng đường có mật độ giao thông cao;
-       Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến,… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.

g)    Cơ sở kỹ thuật quản lý mạng lưới thoát nước

-       Nghiệm thu và kiểm tra các mạng lưới được xây dựng để đưa vào sử dụng, kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới xây dựng mạng lưới.
-       Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử dụng ở tất cả các công trình nối vào mạng lưới thoát nước.
-       Kiểm tra tình trạng kỹ thuật tất cả các công trình trên mạng lưới theo từng thời kỳ, kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa.
-       Tiến hành cọ rửa mạng lưới.
-       Loại trừ những trường hợp cống bị tắc.
-       Tiến hành sửa chữa kỹ thuật và sửa chữa lớn các công trình trên mạng lưới.
-       Thực hiện nguyên tắc về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn.

1.2.3       Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải

a)    Các phương pháp xử lý nước thải

-       Phương pháp cơ học.
-       Phương pháp hóa học và hóa-lý.
-       Phương pháp sinh học.

b)    Các phương pháp khử trùng nước thải

-       Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
-       Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.

c)              Các phương pháp xử lý cặn trong nước thải

-       Thiết bị hoặc bể cô đặc cặn
-       Bể ổn định cặn hiếu khí
-       Bể ổn định cặn yếm khí (bể metan)
-       Hồ cô đặc và ổn định yếm khí
-       Sân phơi bùn làm khô cặn
-       Làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…
-       Đốt cặn trong lò thiêu.
III. Nhiệm vụ thiết kế
1.3.1      Yêu cầu thiết kế
-    Thoát nước: Mạng lưới thoát nước phải đảm bảo nước thải không bị ứ đọng và thoát nước liên tục trong mọi giờ. Thiết kế sao cho nước thải có thể dễ dàng chảy đến trạm xử lý mà ít tốn bơm nhất.
- Nước thải: Nước sau khi sử dụng mang theo những thành phần gây ô nhiễm và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền nhiễm rất nguy hiểm cho người và động vật. Chính vì vậy, cần phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra để tránh việc xả bỏ bừa bãi của nước thải ra môi trường xung quanh.
1.3.2    Nội dung thiết kế
- Thu thập số liệu thiết kế ban đầu.
- Phân tích số liệu thiết kế.
- Tính toán lưu lượng tổng hợp và thành phần nước.
- Vạch tuyến mạng lưới, xác định vị trí nhà máy xử lý nước và dây chuyền công nghệ xử lý nước.
- Tính toán thuỷ lực đường ống và tính toán các công trình xử lý đơn vị.
·      Nhà máy xử lý nước. 
·      Tính toán công trình đơn vị.
1.3.2      Tính toán thiết kế

1.3.4      Lựa chọn phương án
a)    Phương án 1

Ưu điểm:

- Hiệu quả xử lý cao, dây chuyền công nghệ tương đối đơn giản.
- Ít gây ô nhiễm môi trường trong việc xử lý bùn.
- Bùn sinh ra dễ tách nước.
- Ít tiêu  tốn năng lượng trong vận hành.

Nhược điểm:

- Đảm bảo phân phối đều nước và khí trong bể để đạt được hiệu quả xử lý.
- Chi phí đầu tư ban đầu cũng như vận hành cao cho việc xử lý bùn.

b) Phương án 2


Ưu điểm:

- Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm được chi phí bổ sung dinh dưỡng.
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí metan.
Nhược điểm:

- Tốn năng lượng cho việc vận hành các máy quay đĩa sinh học.
- Đảm bảo việc phân phối đều nước trong bể chứa đĩa sinh học để đạt được hiệu quả xử lý cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu cũng như vận hành cao cho việc xử lý bùn.

IV. Tài liệu tham khảo

- Hoàng Huệ; Phạm Đình Bưởi, Mạng lưới thoát nước, Hà Nội, Nhà xuất bản Xây dựng, 2007.
-  Trần Hữu Uyển, Các bảng tính toán thủy lực cống và mương thoát nước, Hà Nội, Nhà xuất bản Xây dựng, 2003.
- Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Hà Nội, Nhà xuất bản xây dựng, 2008.
- Lê Dung, Sổ tay máy bơm, Hà Nội, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, 1999.
- Trần Thị Mỹ Diệu, giáo trình môn học công nghệ xứ lý nước thải, 2011.
- Ts. Nguyễn Trung Việt, Giáo trình mạng lưới thoát nước,  2006
- Lâm Minh Triết, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, 2010.
- Nguyễn Thị Hồng, các bảng tính toán thủy lực, 2001.










Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY