Thiết kế hệ thống thoát nước cho Trung tâm giết mổ gia súc Bến Lức đến năm 2015.

GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH: Bùi Quang Minh & Trần Phi Thuyền


LỜI MỞ ĐẦU 

Thông tin được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là lời nói, văn bản, sơ đồ, mô hình hoặc thậm chí là cử chỉ, biểu hiện bên ngoài. Thì mục tiêu của thông tin là cung cấp kiến thức, hiểu biết, dữ liệu, thông báo, báo cáo,… chỉ ra nội dung trao đổi giữa con người và môi trường. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, thông tin cần được sắp xếp, liên kết, truyền đạt, diễn giải một cách có hệ thống để tạo được hiệu quả tối đa. Vì thế, hệ thống thông tin ra đời và được xem như một công cụ hữu ích, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.

Là sinh viên chuyên ngành môi trường, hệ thống thông tin sẽ giúp ích trong việc tìm kiếm thông tin (thông tin môi trường), phục vụ cho các đề tài nghiên cứu khoa học hay đề tài tốt nghiệp của họ.

 Để tìm hiểu kĩ hơn về những lợi ích đã nêu trên, nhóm xin được phép trình bày một ví dụ về hệ thống thông tin phục vụ đề tài thiết kế hệ thống thoát nước cho cơ sở giết mổ gia súc Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, với nội dung chính bao gồm phần sơ đồ hệ thống và phần thông tin. Dưới đây là phần sơ đồ hệ thống, phần thông tin sẽ được trình bày rõ trong các chương kế tiếp. 

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TÂN PHÚ TRUNG



Tình hình giết mổ gia súc ở TP.HCM được tổng hợp từ các số liêu thống kê do Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp và kết quả khảo sát, điều tra trực tiếp do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và bảo vệ môi trường ( VITTEP ), kết hợp với trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn tại chỗ 24/39 cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân loại cơ sở giết mổ

Có 3 nhóm tiêu chí chính để phân loại các cơ sở giết mổ gia súc:

-      Hình thức giết mổ: cơ khí hóa, thủ công;
-      Quy mô giết mổ: bao gồm công suất thiết kế, công suất thực tế và hạ tần cơ sở;
-      Thành phần kinh tế: Nhà nước, hợp tác xã, cổ phần hóa hay tư nhân.

Các cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn TP.HCM, dựa trên các tiêu chí chung ở trên, có thể phân chia các cơ sở giết mổ gia súc thành 3 nhóm chính như sau:

Nhóm 1: Cơ sở giết mổ (CSGM) hoàn thiện có một, hai hay ba dây chuyền giết mổ kiểu công nghiệp với các kho lạnh và xưởng chế biến thịt do nhà nước hoặc tư nhân đầu tư và quản lý. CSGM  này hiện đại, đòi hỏi chi phí đầu tư cao, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm, điều hành và kinh doanh tốt đem lại lợi nhuận cao.  Mô hình giết mổ này phục vụ thịt cho xuất khẩu, thịt chế biến, thịt tươi cho các vùng đô thị phát triển. Tiêu biều cho mô hinh này ở TP.HCM là công ty VISSAN.

Nhóm 2: CSGM kiểu hợp tác xã, nhà nước hoặc tư nhân đầu tư tập trung giết mổ bằng các phương tiện ít nhiều cải tiến, trình độ công nhân chuyên nghiệp. Mô hình này đại diện cho việc tập trung giết mổ, có ít nhiều cải tiến về dụng cụ hạ mổ và phương tiện vận chuyển, được sự giám sát đầy đủ của các cơ quan thú y Nhà nước, có thể có trang bị kho lạnh. Mô hình này có công suất giết mổ từ 50-1.500 con heo/ngày. Nhược điểm của mô hình này là cường độ hạ thịt cao trong thời gian ngắn, công nhân giết mổ và hạ thịt quá đông nguy cơ vấy nhiễm từ hoạt động giết mổ tương đối lớn. Tiêu biểu cho mô hình này là công ty Nam Phong, công ty TABICO, trung tâm giết mổ Bình Chánh.

Nhóm 3: CSGM tư nhân, giết mổ thủ công phục vụ thịt cho địa bàn hẹp. Phần lớn các cơ sở còn lại trên địa bàn TP.HCM đều thuộc nhóm này.

Mặt dù các cơ sở giết mổ được chia thành 3 nhóm chính như trên, nhưng xét về bản chất tất cả các cơ sở đều hoạt động theo hình thức của nhóm 3. Ví dụ như, công ty Nam Phong, TABICO hay trung tâm giết mổ Bình Chánh, mặc dù xét về tổng thể các đơn vị này thuộc nhóm 2, nhưng thực tế nó bao gồm nhiều cơ sở  nhỏ và mỗi cơ sở lại hoạt động độc lập, riêng rẽ giống như một cơ sở giết mổ thuộc nhóm 3. Điều này cho thấy một đặc thù của ngành giết mổ ở TP.HCM chủ yếu vẫn là giết mổ thủ công, hoạt động dưới hình thức hoạt động của tư nhân là chính.

Ngoài ra, ta có thể dựa vào quy mô công suất của cơ sở giết mổ có thể chia chúng thành 3 loại như sau:

-      Loại 1: công suất giết mổ mỗi đêm > 300 con heo;
-      Loại 2: công suất giết mổ mỗi đêm từ 100 - 300con heo;
-      Loại 3: công suất giết mổ mỗi đêm < 100 con heo.

Các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP.HCM

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y TP.HCM (12/2003), trên địa bàn thành phố có 39 cơ sở giết mổ gia súc có giấy phép kinh doanh đang hoạt động , phân bố trên địa bạn các quạn huyện, trong đó huyện Củ Chi là huyện có cơ sở giết mổ gia súc nhiều nhất (10 cơ sở). Các cơ sở còn lại phân bố rải rác các quận huyện khác như huyện Hóc Môn (4 cơ sở), quận Thủ Đức (4 cơ sở),  huyện Bình Chánh (3 cơ sở), huyện Cần Giờ (3 cơ sở), quận 2 (2 cơ sở), quận Bình Thạnh (2 cơ sở), quận Gò Vấp (1 cơ sở), quận Tân Bình (1 cơ sở) và quận 12 (1 cơ sở).

Bảng 1.1 Danh sách các sơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn TP.HCM

TT
Tên cơ sở
Công suất
(con/ngày)
Địa chỉ
1
VISSAN
400 + (100 Trâu bò)
420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. BT
2
Nam Phong
1200
344 Nơ Trang Long, P. 13, Q. BT
3
Cửa hàng thực phẩm GV
150 - 200
Huỳnh Khương An, P. 5, Q. GV
4
TABICO
600 - 700
1333 Hương Lộ 2, Q. Tân Bình
5
Trung tâm Q. 12
300
242/1 KP2, Tân Thới Hiệp
6
Trạm 4
250 - 300
4 Nguyễn Duy, Q. 8
7
213 Bến Bình Đông
140 -150
213 Bến Bình Đông, Q.8
8
Trung Tâm Bình Chánh
900 - 1000
Ấp 1, xã Tân Tạo, Bình Chánh
9
Phong Phú
100
Ấp 1, xã Phong Phú, Bình Chánh
10
Ấp 3, xã Bình Chánh
10
C9/32 ấp 3, xã Bình Chánh
11
Thị Trấn Hóc Môn
280 - 300
Tân Thới Nhất, xã Tân Hiệp, H. Hóc Môn
12
Bà Điểm
150 -160
55/4 ấp Tiền Lân, Bà Điểm, H. Hóc Môn
13
Xuân Thới Sơn
40
Ấp 1, xã Xuân Thới Sơn, H. Hóc Môn
14
Thị Trấn Thủ Đức
50
26 Tâm Tâm Xã, Linh Tây, Q. Thủ Đức
15
Hiệp Bình Chánh
55
Ấp Bình Triệu, H. Bình Chánh
Bảng 1.1 Danh sách các sơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn TP.HCM

TT
Tên cơ sở
Công suất
(con/ngày)
Địa chỉ
16
Tam Bình
40
78C/4 H. Lộ 25, Tam Bình, Q. Thủ Đức
17
Linh Đông
10 trâu bò
9/2 KP8, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức
18
Bình Trương Đông
20
36 Ng. Duy Trình, P. Bình Trị Đông, Q.2
19
Thủ Thêm
10
558/7C Trần Não, AL. Đông
20
Long Thạnh Mỹ
15
46/3 H. Lộ 31, Long Thạnh Mỹ, Q. 9
Nguồn: Chi cục Thú y TP.HCM, 2003

Hình thức giết mổ tại các cơ sở ở TP.HCM

Phương pháp giết mổ tại các cơ sở ở TP.HCM chủ yếu là thủ công. Gần như 100% cơ sở giết mổ đều cho gia súc nằm ( trên nền xi-măng), tất cả các công đoạn đều theo phương pháp thủ công. Chỉ có 1 công ty có đầu tư dây chuyền giết mổ treo, tuy nhiên số lượng heo mổ treo là không đáng kể, khoảng 40-50 con/đêm trong tổng công suất giết mổ heo mỗi đêm.


Hình 1.1 Giết mổ heo bằng phương pháp thủ công.


Hình 1.2 Giết mổ heo có đầu tư dây chuyền giết mổ.

Các công đoạn giết mổ gia súc tại các cơ sở

Phương thức giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc đều thực hiện hầu như theo phương pháp thủ công. Tuy mỗi cơ sở có sự bố trí khác nhau và có một điểm khác biệt trong thao tác nhưng đều thực hiện qua các công đoạn sau:

Tồn trữ gia súc sống: theo qui định, gia súc phải được nhốt trong khoảng thời gian từ 9-12 giờ để giảm căn thẳng, chống suy kiệt và loại bỏ vi trùng ra khỏi ruột trước khi giết mổ. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết heo chỉ được nhập về vào khoảng 5-6 giờ chiều, có nơi đến 9 giờ tối heo mới được nhập về và 12 giờ đêm là đã giết mổ, như vậy khoảng thời gian thực sự heo chỉ nghỉ ngơi trước khi giết mổ chỉ được từ 3-6 giờ và khu tồn trữ thú sống thực tế tại các cơ sở rất chật chội, heo luôn trong tình trạng chèn ép, chà đạp lên nhau.

Làm choáng: tại các cơ sở giết mổ, heo chủ yếu được làm choáng bằng phương pháp chích điện. Chích điện có thể thực hiện theo 2 kiểu:

-      Kẹp điện: thường sử dụng điện 1 chiều
-      Dí điện: sử dụng điện xoay chiều, kẹp đầu day điện vào tai heo sau đó kéo cầu dao điện, kiểu dí điện heo chết nhanh hơn kiểu kẹp điện nhưng công nhân phải tốn sức nhiều hơn.

Ngoài ra còn có một kiểu khác làm heo yếu sức trước khi chọc tiết mà không phải chích điện đó là dùng búa tạ đập đầu heo.

Chọc tiết: công đoạn chọc tiết cũng có nhiều cách thực hiện khác nhau:

-      Chọc tiết ngay trên sàn trong chuồng nhốt.
-      Chọc tiết ngay trên bệ ngay cửa ra vào chuồng nhốt
-      Chọc tiết trên sàn ngay khu vực giết mổ
-      Chọc tiết trên bệ chảo trụng

Trong các kiểu chọc tiết này, kiểu thường sử dụng nhất là chọc tiết trên bệ cửa ra vào chuồng nhốt.

Trụng nước sôi: thường ở tất cả các lò mổ đều làm theo một cách đó là nhúng nguyên con heo vào chảo trụng. Tuy nhiên trong trường hợp heo quá lớn so với chảo trụng hoặc công nhân không thể kéo heo lên bệ chảo trụng được, người ta sẽ thức hiện theo kiểu dội nước.

Cạo lông: có 2 kiểu cạo lông:

-      Cạo lông trên sàn;
-      Cạo lông trên chảo trụng.

Cạo lông trên chảo trụng thường chỉ cạo sạch khoảng 80-90% , sau đó kéo xuống bệ mổ để cạo sạch lại trước khi xẻ thịt.

Cắt đầu, mổ tách lòng và xẻ thịt: công đoạn cắt đầu, mổ tách lòng và xẻ thịt hầu hết được thực hiện trên bệ xi măng. Đầu được cắt riêng trược hoặc sau khi rạch bụng, phần đầu được gác lên kệ. Phần lòng được chuyển về khu vực làm lòng. Khâu tiếp theo là xẻ đôi thân thịt và treo quày thịt lên móc nhờ nhân viên thú y đến khám.

Làm lòng: lòng được chia thành 2 phần:

-      Lòng đỏ gồm: tim, gan, thận, cật, phổi, sau khi mổ rửa sẽ được treo lên giá để kiểm tra thú y.
-      Lòng trắng gồm: bao tử, ruột, được làm sạch theo 2 cách:

+      Để dưới vòi nước chảy cho đến khi sạch hết phân;
+      Vuốt bỏ phân ra ngoài trước khi dội nước.


Nước thải của các cơ sở giết mổ động vật gồm có thịt, mỡ, một số phụ phẩm xương (chiếm 30-40%), nội tạng, da, lông của các loại gia súc (trâu, bò, heo, dê), gia cầm (gà, vịt, ngan,...).

Nước thải từ các xí nghiệp giết mổ rất giàu các chất hữu cơ ( protein, lipit, các axit amin, N-amon,...). Ngoài ra, còn có thể có vụn xương, thịt vụn, mỡ, lông, móng, BOD5 tới 7.000 mg/l và COD tới 9.200 mg/l. Nguồn N-amin cao, nhưng các nguồn dinh dưỡng khác lại thấp đặc là nguồn phosphat, vì vậy trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần phải bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng.

Nước thải từ các phân xưởng giết mổ, chế biến, nước rửa thiết bị, nước vệ sinh, nước làm sạch khí, nước ngưng ở lò hơi.

Chất thải rắn

Chất thải rắn chủ yếu là lông, huyết ứ, đầu mẫu thừa và phân heo. Trong quá trình giết mổ, chất thải rắn hầu như không được thu gom, công nhân thường xịt nước thật nhiều cho chúng trôi vào hố gas hoặc đường cống, sau đó được lấy lên cùng với cặn và bùn lắng. Đây cũng là một trong những công đoạn sử dụng nhiều nước, vì phải xịt nước với áp lực rất mạnh thì lông, phân mới có thể trôi đi được. Chính vì vậy không những làm tắc nghẽn đường ống thoát nước mà còn làm gia tăng lượng nước thải ra môi trường. Ngoài ra, phần chất thải rắn nếu không được người dân xung quanh đem về ủ làm phân bón thì sẽ được thải trực tiếp ra môi trường, đây chính là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền các mầm bệnh.

Nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải trong hoạt động giết mổ gia súc: nước rửa chuồng trại, nước nóng cạo lông, nước mổ có lẫn máu, nước làm lòng.
Hầu hết các công đoạn trong quá trình giết mổ đều sử dụng nước, công đoạn sử dụng nước nhiều nhất là công đoạn cạo lông, mổ thịt và làm lòng.
Do lượng nước thải sử dụng nhiều nên lượng nước thải thải ra rất lớn, ước tính trung bình mỗi con heo khi giết mổ thải ra gần 0,5 m3 nước thải.

Trong khi tập kết heo trong chuồng trại chờ giết mổ, thường heo phải được lưu trong trại một khoảng thời gian nhất định để loại bỏ những thức ân dư thừa trong bụng trước khi giết mổ. Ngoài ra lượng heo còn lại trong chuồng chưa được giết mổ phải cho ăn thường xuyên, trong quá trình phát sinh một lượng thức ăn dư. Công đoạn dọn dẹp chất thải rắn bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra một lượng nước thải khá lớn. Trong nước thải, hợp chất hữu cơ chiếm khoảng 70% - 80% gồm cenllulose, protit, axit amin. Trong nước thải chứa nhiều loại vi trùng, virut và trứng giun sán gây bệnh như: virus lở mồm long móng, Brucella, Salmonella, Leptospira, Microbacteria tuberculosis,...

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo huyết không bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh. Trước khi giết mổ, heo phải được tắm rửa sạch sẽ, chuồng trại cũng phải được rửa sạch. Khi heo bị dí điện không bị vấy bẩn ảnh hưởng đến chảo trụng chung. Công đoạn này cần một nước khá nhiều tương đương với phải tắm cho heo.

Trong công đoạn giết mổ, chọc tiết, cạo lông, xẻ thịt cần một lượng nước lớn. Trung bình 1 con heo khi hạ mổ hoàn chỉnh ước tính tốn khoảng 0,5m3 nước. Nước thải trong giai đoạn này được quan tâm nhiều vì tính chất đặc thù riêng của ngành giết mổ. Nước thải giết mổ thường chứa các thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và các chất bảo quản thực phẩm. Lượng huyết rơi vãi trong và sau công đoạn chọc tiết và lượng huyết ứ động trong bụng heo là một trong những nhân tố làm nước thải tại các cơ sở ô nhiễm một cách trầm trọng, là nguyên nhân làm cho thành phần các chất hữu cơ trong nước thải tăng cao.


Nhiệt độ

Tùy từng công đoạn mà nước thải ra môi trường có nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ tại các chảo trụng sau khi hoàn tất việc giết mổ được đổ thẳng vào hệ thống thoát nước chung, nhiệt độ này tương đối cao có khi lên tới 60-700C.
Tại các công đoạn còn lại, nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nguồn cấp nước, nhiệt độ này vào khoảng 26-300C.

BOD

BOD trong nước thải giết mổ gia súc tương đối cao do tính chất của nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. BOD thường dao động trong khoảng.

COD

Tương tự như BOD, COD cũng rất cao vượt tiêu chuẩn xả thải tới 25-100 lần.

H2S VÀ NH4

H2S và NH4 phát sinh chủ yếu là do các chất phân hủy kỵ khí tạo thành, đây cũng là chất khí đặc trưng thương thấy tại các lò giết mổ.

Độ mặn

Độ mặn trong nước thải giết mổ gia súc tương đối cao, độ mặn phát sinh từ nước thải có nhiễm máu, nước thải từ khâu làm lòng do gia súc chưa tiêu hóa hết thức ăn.


Các vấn đề môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc tại các cơ sở giết mổ gia súc chủ yếu là nước thải, ngoài ra còn có một số yếu tố khác gây ảnh hưởng như việc phát thải các mùi khó chịu, vấn đề tiếng ồn, chất thải rấn và các nội tạng thừa của gia súc.

Nước thải

Nước thải của các cơ sở giết mổ gia súc thường bị ô nhiễm do các thành phần như: huyết rơi vãi, huyết ứ động trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản thực phẩm.Trong nước thải có mang nhiều vi khuẩn, vi sinh gây bệnh là tác nhân truyền bệnh như: E.coli, shigella, vibrio comma,...

Do hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc cao, nồng độ đậm đặc nên khi thải vào nguồn tiếp nhận nếu không được xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm các môi trường khác. Nguồn nước ô nhiễm có thể phát sinh từ các công đoạn như: rửa chuồng trại, rửa thịt, làm lòng.Khâu làm lòng là một trong những công đoạn phát sinh ra một lượng lớn nước thải bị ô nhiễm. Đối với các loại gia súc là heo, những chất bên trong lòng chiếm khoảng 6% trọng lượng sống của cơ thể. Như vậy khâu làm lòng thải một lượng lớn chất ô nhiễm vào nước thải.

Ngoài ra, nước sôi khi cạo lông, phân và nước tiểu gia súc tạo ra trong quá trình nhốt chờ mổ cũng chứa các chất gây ô nhiễm lớn.

Các hợp chất hữu cơ có trong nước thải chủ yếu là carbohydrat. Đây là hợp chất dễ bị VSV phân  hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hòa tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Nhu cầu oxi hóa tỷ lệ với nồng độ các chất hữu cơ trong nước. Sự ô nhiễm CHC dẫn đến suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước, gây tác hại đến hệ thủy sinh.

Không khí

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một trong những vấn đề nan giải trong hoạt động giết mổ gia súc. Vì giết mổ gia súc trong môi trường thoáng dễ làm khuếch tán các chất ô nhiễm vào trong môi trường không khí. Hầu như hoạt động của các lò giết mổ đều gây mùi khó chịu, ô nhiễm không khí tại các lò giết mổ chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

Từ khu nhốt gia súc: mùi hôi đặc trưng từ biểu bì heo, phân và nước tiêu thường xuyên khuếch tán vào môi trường không khi.

Từ khu giết mổ: mùi hôi bốc lên khi xối nước nóng, chất thải rắn đọng lại trên bệ mổ do làm vệ sinh không tốt.

Khu làm lòng: mùi hôi chủ yếu từ thức ăn gia súc bị lên men, lây lan các vi khuẩn gây bệnh.

Từ các khu xử lý sơ bộ: mùi hôi bốc lên từ các hầm, hố, cống rãnh.

Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí thường gặp tại các lò giết mổ là: SO2, NO2, CO, CO2, NH3, CH4.

Ngoài ra, còn có ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động vận chuyển heo sống, vận chuyển thành phẩm, tiếng heo kêu từ khu nhốt, đập heo.

Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động giết mổ gia súc chủ yếu là: lông, phân, thức ăn dư thừa, các đầu mẫu thừa, các bộ phận cắt bỏ từ gia súc bị bệnh. Các thành phần chất thải này thường gom lại để cho nông dân bón cho cây trồng hoặc làm thức ăn nuôi thủy sản. Nhưng lượng chất rắn này thường xuyên phải tồn động trong thời gian dài là nguyên nhân phát tán mùi hôi.


Nước thải giết mổ gia súc chứa nhiều thành phần hợp chất hữu cơ, chủ yếu là hydratcacbon, chúng là các hợp chất dễ bị vi sinh phân hủy. Khả năng ô nhiễm của nước thải giết mổ gia súc lớn nếu không được xử lý triệt để.

Trong nước thải giết mổ gia súc chứa nhiều vi sinh, các ký sinh trùng. Các vi sinh này rất dễ lây nhiễm cho người và động vật. Thành phấn chất hữu cơ nhiều nhưng những chất khoáng cần thiết để cho vi sinh vật sống lại không đảm bảo. Khi xử lý bằng phương pháp sinh học cần quan tâm đến tỷ lệ thành phần các chất BOD:N:K.



Cơ sở giết mổ gia súc Tân Phú Trung bắt đầu hoạt động giết mổ từ năm 1990. Trong 10 năm đầu cơ sở chỉ được Chi cục thú y TP.HCM cấp giấy phép hoạt động 2 năm 1 lần. Từ năm 2000 Chi cục thú y TP.HCM xét thấy cơ sở luôn chấp hành đúng quy đinh cảu Chi cục     ( an toàn thực phẩm và các quan tấm đến vấn đề môi trường). Năm 2000 sở thú y TP.HCM đã cấp giấy phép hoạt động giết mổ gia súc vĩnh viễn. Đầu năm 2004, cơ sở đã áp dụng sản xuất sạch hơn để cải thiện hơn nữa tình hình môi trường và để tiết kiệm nhiên liệu.


Cơ sở giết mổ gia súc Tân Phú Trung thuộc loại hình giết mổ tư nhân, nên mọi hoạt động giết mổ đều do chủ cơ sở tự quyết đinh như:

-      Tự tìm nguồn nguyên liệu: nguồn nguyên liệu bao gồm các cơ sở chăn nuôi công nghiệp, các trang trại chăn nuôi vừa, chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ.
-      Cho thuê mướn mặt bằng giết mổ theo đầu heo: người thuê phải trả tiền điện, nước, nhiên liệu sử dụng. Tự trả chi phí dịch vụ kiểm tra vệ sinh thú y theo đầu heo.
-      Tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm thịt chủ yếu cung cấp cho các chợ nhoe của huyện, khu công nghiệp, xí nghiệp và các trường học trong huyện.
-      Đảm bảo công tác kiểm tra vệ sinh thú y trên từng đầu heo.

Cơ sở giết mổ gia súc Tân Phú Trung có một chảo trụng đường kính 1,2m. Công suất giết mổ mỗi đêm trung bình khoảng 60 đầu heo.

 

Vị trí đặt cơ sở

Lò giết mổ Tân Phú Trung đặt tại số 282/2K ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM với diện tích khu giết mổ là 450m2. Lò mổ Tân Phú Trung nằm trong khu vực dân cư chưa có hệ thống thoát nước.

Địa hình nơi đặc cơ sởt

Địa hình Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và Tây Bắc-Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m-10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố.

Khí hậu nơi đặt cơ sở

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

-      Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.
-      Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
-      Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
-      Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.

Thủy văn tại nơi đặt cơ sở

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:

-      Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m

-      Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.

-      Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.

Tình hình kinh tế-xã hội

Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP.HCM, nằm về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 434.97 km2. Có 1 thị trấn và 20 xã.

Củ Chi có mạng lưới sông, rạch tương đối nhiều, ngoài sông Sài Gòn ra Củ Chi còn có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo hết sức phong phú; trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống kênh Đông. Kênh Đông là công trình thủy lợi lấy nước từ hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) về tưới cho gần 14.000 ha đất canh tác của huyện.

Về giao thông, Củ Chi có thế mạnh là tuyến đường Xuyên Á (quốc lộ 22) chạy dọc suốt theo chiều dài của huyện nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên Củ Chi trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thương đường bộ giữa thành phố Hồ Chí Minh với vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp.

Tổng dân số toàn huyện 349.772 người (số liệu điều tra tháng 4/2009), với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó người Kinh chiếm đa số (81,90%).

Kinh tế huyện tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 20,26%/năm. Tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp chiếm 71,73%, nông nghiệp chiếm 10,34%, dịch vụ chiếm 17,93% tổng giá trị sản xuất với tốc nhanh phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa.

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 16.224 triệu đồng/năm (đến năm 2009), giải quyết việc làm cho 56.000 lao động; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 196.073 triệu USD.



Do cơ sở giết mổ Tân Phú Trung nằm trong khu dân cư nên vấn đề môi trường cũng được chủ cơ sở quan tâm. Đặc biệt là vấn đề chất thải rắn, nước thải, môi trường không khí và an toàn thực phẩm.

Đầu năm 2004, cơ sở đã áp dụng sản xuất sạch hơn trong giết mổ gia súc. Điều đó chứng tỏ cơ sở rất quan tâm đến vấn đề môi trường.

Mặc dù cơ sở đã áp dụng sản xuất sạch hơn, nhưng cũng chỉ giảm một phần nào chất thải vào môi trường. Sử dụng điện nước hợp lý, phân bố lại các khu giết mổ, qui trình giết mổ. Thế nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ, để giải quyết tận gốc vấn đề cần phải xây dựng một hệ thống xử lý cuối đường ống.

Hiện nay, vấn đề môi trường của cơ sở Tân Phú Trung còn nhiều mặt cần phải quan tâm. Đặc biệt là nước thải và chất thải rắn.

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC HIỆN CÓ



Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất rất khác nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến các loại chất rắn khó tan và những hợp chất tan trong nước. Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và có thể đưa nước đổ vào nguồn hoặc đưa tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào những đặc điểm của từng loại nước thải để lựa chọn phương án xử lý thích hợp.

Thông thường có những phương pháp xử lý nước thải sau:

-      Xử lý bằng phương pháp cơ học;
-      Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học;
-      Xử lý bằng phương pháp sinh học.


Trong nước thải thường có những loại tạp chất rắn cở khác nhau bị cuốn theo, như rơm, gỗ, bao bì, chất dẽo,...Ngoài ra, còn có các loại hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng. Tùy theo các kích cỡ, các hạt huyền phù được chia thành hạt chất rắn lơ lửng có thể lắng được, hạt chất rắn keo được khử bằng đông tụ.

Các hợp chất trên dùng phương pháp xử lý cơ học là thích hợp (trừ hạt dạng chất rắn).

2.1.1 Song chắn rác

Song chắn rác (SCR) nhằm giữ lại các vật thô như nylon, giấy, chất dẻo, cỏ cây,...Các loại rác này có thể làm tắt nghẽn đường dẫn nướ hoặc làm hư hỏng máy bơm.

Song làm bằng sắt tròn hoặc vuông (sắt tròn có đường kính 8-10mm), thanh này cách thanh kia một khoảng bằng 60-100mm để chắn vật thô và 10-25mm để chắn vật nhỏ hơn, SCR đặt nghiên theo dòng chảy một góc 60-750.

Vận tôc dòng chảy qua SCR lấy bằng 0,8-1m/s để tránh lắng cát.

2.1.2 Lưới lọc

Sau SCR để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước nhỏ hơn, mịn hơn như lông gia súc, các chất lơ lững,...ta có thể đặt thêm lưới lọc. Các vật thải được giữ lại trên mặt lọc phải được cào lấy ra để khỏi làm tắt dòng chảy. Người ta còn thiết kế lưới lọc hình tang trống cho nước thải từ ngoài vào hoặc từ trong ra.

2.1.3 Bể lắng cát

Bể lắng cát (grit chamber) dùng  để chắn giữ những hạt cát, sạn nhỏ có trong nước thải. Các hạt cát này có thể gây hư hỏng máy bơm và làm nghẽn các ống dẫn bùn của các bể lắng. Khi lượng nước thải lớn hơn 100 m3/ngày thì việc xây dựng bể lắng cát là cần thiết.
Bể lắng cát thông dụng là bể lắng cát ngang, thường thiết kế 2 ngăn, một ngăn cho nước qua, một ngăn cào cát sỏi lắng. Hai ngăn này làm việc luân phiên.

Ngoài lắng cát, sỏi, trong quá trình xử lý cần phải lắng các hạt cân lơ lửng,các loại bùn nhằm làm cho nước trong.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng: lưu lượng nước thải, thời gian lắng, khối lượng riêng và tải trọng tính theo chất rắn lơ lững, tải trọng thủy lực, sự keo tụ các chất rắn, vận tốc dòng chảy trong bể, sự nén bùn đặc, nhiệt độ nước dòng chảy và kích thước bể lắng.

2.1.4 Tách dầu mỡ

Nước thải của một xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp ép dầu cũng có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt nước, một phần tan trong nước dưới dạng nhũ tương.

Nước thải có lẫn dầu mỡ, khi vào xử lý sinh học sẽ làm bí các lỗ hổng ở vật liệu lọc, ở màng lọc sinh học và còn làm hổng cấu trúc bùn hoạt tính trong aeroten.
Ngoài cách làm các gạt đơn giản bằng các tấm sợi quét trên mặt nước, người ta chế tạo ra các thiết bị tách dầu đặt trước dây chuyền công nghệ xử lý nước thải.

2.1.5 Lọc cơ học

Lọc được dùng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước mà bể lắng không lắng được. Trong các loại phin lọc thường có loại phin lọc dùng vật liệu lọc dạng tấm và hạt. Vật liệu lọc dạng tấm có thể làm bằng tấm thép không gỉ, nhôm, niken, đồng thau, các loại vải khác nhau( thủy tinh, amiăng, bông, len, sợi tổng hợp). Tấm lọc cần có trở lực nhỏ, đủ bền và dẻo cơ học không bị trương nở và bị phá hủy bởi điều kiện lọc.

Vật liệu lọc dạng hạt là cát thạch anh, than gầy (antracit), than cốc, sỏi đá nghiền, than nâu, than bùn hay than gỗ.

Đặc tính quan trọng của lớp hạt lọc là độ xốp và độ bền mặt riêng. Quá trình lọc có thể xảy ra với tác dụng của áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng hoặc áp suất cao trước vách vật liệu lọc hay chân không sau lớp lọc.

Các phin lọc làm việc sẽ tách các phần tử tạp chất phân tán hoặc lơ lửng khó lắng khỏi nước. Các phin lọc làm việc không hoàn toàn dựa vào nguyên lý cơ học. Khi nước qua lớp lọc, tạo ra lớp màng sinh học trên bề mặt các hạt vật liệu lọc. Do vậy, ngoài tác dụng tách các phần tử tạp chất ra khỏi nước, các màng sinh học cũng đã biến đổi các chất hòa tan trong nước thải nhờ quần thể VSV có trong màng sinh học.

Chất bẩn và màng sinh học sẽ bám vào bề mặt vật liệu lọc dần dần bít các khe hở của lớp lọc làm cho dòng chảy bị chậm lại hoặc ngừng chảy. Trong quá trình làm việc người ta phải rửa phin lọc, lấy bớt màng bẩn phía trên và cho nước rửa từ dưới lên trên để tách màng bẩn ra khỏi vật liệu lọc.


Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình lý hóa diễn ra giữa chất bẩn với hóa chất được cho vào. Các phương pháp hóa học là oxi hóa, trung hòa, đông keo tụ. Thông thường các quá trình keo tụ đi kèm theo qua trình trung hòa hoặc các hiện tượng vật lý khác. Những phản ứng xảy ra là phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa-khử, phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại.

2.2.1 Trung hòa

Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Để nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về vùng 6,6-7,6.

Trung hòa nước thải bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc axit kiềm.

Bảng 2.1 Các chất hóa học dùng để điều chỉnh pH

STT
Tên hóa chất
Công thức hóa học
1
Canxi cacbonat
CaCO3
2
Canxi oxit
CaO
3
Canxi hidroxit
Ca(OH)2
4
Magiê oxit
MgO
5
Magiê hidroxit
Mg(OH)2
6
Vôi sống dolomit
CaO0,6MgO0,4
7
Vôi tôi dolomit
[(Ca(OH)2)0,6(Mg(OH)2)0,4]
8
Natri hidroxit
NaOH
9
Natri cacbonat
Na2CO3
10
Axit sulfuric
H2SO4
11
Axit clohydric
HCl
12
Axit nitrit
HNO3

2.2.2 Keo tụ

Trong quá tình lắng cơ học chỉ tách được các hạt chất rắn huyền phù có kích thước lớn hơn 10-2 mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng được. Ta có thể làm tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kế vào các tập hợp hạt để có thể lắng được . Muốn vậy, trước hết cần trung hòa điện tích của chúng, kế đến là liên kế chúng lại với nhau. Quá trình trung hòa điện tích các hạt được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là quá trinh keo tụ.

Các hạt lơ lửng trong nước điều mang điện tích âm hoặc dương. Các hạt có nguồn gốc từ silic và các hợp chất hữu cơ mang điện tích âm, các hạt hidroxit sắt và hidroxit nhôm mang điện tích dương. Khi thế điện động của nước bị phá vỡ, các hạt mang điện tích này sẽ liên kế lại với nhau thành các tổ hợp các phân tử, nguyên tử hay các ion tự do. Các tổ hợp này chính là các hạt bông keo. Có 2 loại bông keo, loại kỵ nước và loại ưa nước. Loại ưa nước thường ngậm thêm các phân tử nước cùng vi khuẩn, vi rút. Loại keo kỵ nước đóng vai trò chủ yếu trong công nghệ xử lý nước nói chung và xử lý nước thải nói riêng.

Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt hoặc muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng.

Các muối sắt có ưu điểm hơn các muối nhôm trong việc làm đông tụ các chất lơ lửng của nước, vì:

-      Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp;
-      Khoảng pH tác dụng rộng hơn;
-      Tạo kích thước và độ bền bông keo lớn hơn;
-      Có thể khử được mùi vị khi có H2S.

Tuy nhiên, những muối sắt cũng có các nhược điểm: chúng tạo thành phức hòa tan làm cho nước có màu.

Những chất kết lắng thành bùn và trong bùn có chứa nhiều hợp chất khó tan. Việc sử dụng làm phân bón cần phải xem xét, cân nhắc, vì bùn này có thể làm cho cây trồng khó tiêu hóa.

2.2.3 Hấp phụ

Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ được các hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi rất khó chịu.

Các chất hấp phụ thường được dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo phèn nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất, như xỉ tro, xỉ mạ sắt. Trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Than hoạt tính có 2 loại: bột và dạng hạt đều được dùng được dùng để hấp phụ. Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bị than hấp phụ. Lượng chất hấp phụ phụ thuộc vào khả năng hấp phụ của từng chất và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ được 58-96% các chất hữu cơ và màu.

2.2.4 Tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc: các phân tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém, nhưng có khả năng kết dính vào bọt khí nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó, người ta tách các bọt khí cùng các phân tử ra khỏi nước. Thực tế, đây là quá trình tách bọt hoặc làm đặc bọt. Trong một số trường hợp, quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt.

Quá trình này được thực hiện nhờ thổi khí thành bọt nhỏ vào trong nước thải. Các bọt khí dính các hạt lơ lửng lắng kém và nổi lên bề mặt. Khi nổi lên các bọt khí tập hợp thành bông hạt đủ lớn, rồi tạo thành một lớp bọt chứa nhiều các hạt bẩn.

Tuyển nổi hạt nhằm tách các chất lơ lửng không tan và một số chất keo hoặc hòa tan ra khỏi pha lỏng.

2.2.5 Trao đổi ion
Thực chất của phương pháp trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề chất rắn trao đổi với các ion cùng điện tích trong dung dịch khi chúng tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là các chất trao đổi ion. Chúng hoàn toàn không tan trong nước.
Phương pháp này loại ra khỏi nước các ion kim loại như Cr, Ni, Pb, Hg,... Cũng như các hợp chất có chứa asen, phospho, xianua và cả các chất phóng xạ. Phương pháp này được dùng phổ biến để làm mềm nước, loại ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước cứng.

Các chất trao đổi ion là hợp chất hữu cơ tổng hợp rất phong phú. Chúng là các cao phân tử có bề mặt riêng lớn. Các gốc hidro của chúng tạo thành lưới không gian với các nhóm chức năng trao đổi ion cố định. Các loại nhựa tổng hợp cũng có tính chất trao đổi in.

2.2.6 Khử trùng

Mục đích của quá trình khử trùng là đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận không còn vi trùng, virut gây và truyền bệnh, khử màu , khử mùi và giảm nhu cầu oxy sinh hóa của nguồn tiếp nhân.

Công đoạn khử trùng có thể thực hiện sau công đoạn xử lý bậc 1 (nếu yêu cầu vệ sinh cho phép), nhưng thông thường là sau xử lý bậc 2.

Khử trùng có nhiều phương pháp như: dùng clo, ozon, tia cực tím,...


Thực chất của biện pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bền hữu cơ trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối được tăng lên.

Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, chúng thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học gồm các phương pháp sau:

-      Phương pháp hiếu khí;
-      Phương pháp thiếu khí;
-      Phương pháp kỵ khí.

Tùy điều kiện cụ thể như địa hình, tính chất và khối lượng nước thải, khí hậu, mặt bằng nơi cần xử lý, kinh phí cho phép với công nghệ thích hợp, người ta sẽ chọn một trong những phương pháp trên hay kết hợp với nhau.

2.3.1 Phương pháp hiếu khí

Nguyên tắc

Phương pháp hiếu khí dùng để loại các chất hữu cơ dễ bị vi sinh phân hủy ra khỏi nguồn nước. Các chất này được các loại vi sinh hiếu khí oxy hóa bằng oxy hòa tan trong nước.

Vi sinh vật
 

Chất hữu cơ  +  O2                     H2O  +   CO2  +  Năng lượng

Vi sinh vật
 
Chất hữu cơ  +  O­2                      Tế bào mới.


Vi sinh vật
 

Tế bào mới    +   O2                        H2O  +   CO2  +  NH3.
 

Tổng cộng: Chất hữu cơ  +  O2                    H2O  +   CO2  +  NH3  + ...

Trong phương pháp hiếu khí amoniac cũng được loại bỏ bằng oxy hóa nhờ vi sinh tự dưỡng ( quá trình nitrit hóa ).


`Nitrosomonas
 

2 NH4+   +  3O2                             2 NO2- +  4H+ + 2 H2O  + Năng lượng. 


Nitrobacter
 

2 NO2-   +    O2                             2 NO3-


Vi sinh vật
 

Tổng cộng: 2 NH4+   +  3O2                              2 NO2- +  4H+ + 2 H2O  + Năng lượng.


Điều kiện thích hợp cho quá trình là: pH= 5,5 - 9,0, oxy hòa tan lớn hơn hoặc bằng 0,5 mg/l, nhiệt độ 5-400C. 

Kỹ thuật xử lý nước thải theo phương pháp hiếu khí

-      Kỹ thuật bùn hoạt tính

Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Theo cách này, nước thải được đưa ra bộ phận chắn rác, loại rác, chất rắn được lắng, bùn được tiêu hủy và làm khô.
Một dạng cải tiến của phương pháp bùn hoạt tính là phương pháp “thông khí tăng cường” gần đây được sử dụng tại nhiều nước phát triển dưới tên gọi là “mương oxy hóa”. Trong hệ thống này có thể bỏ qua các giai đọan lắng bước một và tiêu hủy bùn. Tuy nhiên quá trình này lại cần biện pháp thông khí kéo dài với cường độ cao hơn.

-      Ao ổn định nước thải

Phương pháp xử lý sinh học đơn giản nhất là kỹ thuật “ổn  định nước thải”. Đó là một loại ao chứa nước trong nhiều ngày phụ thuộc vào nhiệt độ, oxy  được tạo ra qua hoạt  động tự nhiên của tảo trong ao. Cơ chế xử lý trong ao ổn định chất thải bao gồm cả hai quá trình hiếu khí và kị khí.

+      Ao ổn định chất thải hiếu khí: là loại ao cạn cỡ 0,3-0,5m được thiết kế sao cho ánh sáng mặt trời thâm nhập vào lớp nước nhiều nhất làm phát triển tảo do hoạt động quang hợp để tạo oxy. Điều kiện không khí bảo đảm từ mặt ao đến đáy ao.

+      Ao ổn định chất thải kỵ khí: là loại ao sâu không cần oxy hòa tan cho hoạt động vi sinh. Ở đây các loại vi sinh kỵ khí và vi sinh tùy nghi dùng oxy từ các hợp chất như nitrat, sunfat để oxy hóa chất hữu cơ thành mêtan và CO2. Như vậy các ao này có khả năng tiếp nhận khối lượng lớn chất hữu cơ và không cần quá trình quang hợp tảo. Ao ổn định chất thải tùy nghi là loại ao hoạt động theo cả quá trình kỵ khí và hiếu khí. Ao thường sâu từ 1-2m, thích hợp cho việc phát triển tảo và các vi sinh tùy nghi. Ban ngày khi có ánh sáng, quá trình xảy ra trong ao là hiếu khí. Ban đêm ở lớp đáy ao quá trình chính là kỵ khí

2.3.2 Phương pháp thiếu khí

Trong điều kiện thiếu oxy hòa tan việc khử nitrit hóa sẽ xảy ra. Oxy được giải phóng từ nitrat sẽ oxy hóa chất hữu cơ và nitơ sẽ được tạo thành.


Vi sinh
 

NO3-                   NO2- + O2


Chất huux cơ
 

O2                           N2 + CO2 + H2O

Trong hệ thống xử lý theo kỹ thuật bùn hoạt tính sự khử nitrit hóa sẽ xảy ra khi không tiếp tục thông khí. Khi đó oxy cần cho hoạt động của vi sinh giảm dần và việc giải phóng oxy từ nitrit sẽ xảy ra. Theo nguyên tắc trên,  phương pháp thiếu khí ( khử nitrit hóa ) được sử dụng để loại nitơ ra khỏi nước thải.

2.3.3 Phương pháp kỵ khí

Phương pháp xử lý kỵ khí dùng để loại bỏ các chất hữu cơ có trong phần cặn của nước thải bằng vi sinh vật tùy nghi và vi sinh vật kỵ khí.

Hai cách xử lý kỵ khí thông dụng là:

-      Lên men acid thủy phân và chuyển hóa các sản phẩm thủy phân ( như acid béo, đường ) thành các acid và rượu mạch ngắn hơn và cuối cùng thành khí cacbonic.
-      Lên men metan: Phân hủy các chất hữu cơ thành metan ( CH4 ) và khí cacbonic ( CO2 ). Việc lên men metan nhạy cảm với sự thay đổi pH, pH tối ưu cho quá trình từ 6,8-7,4.


Chương 3

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CƠ SỞ GIẾT MỔ TÂN PHÚ TRUNG




3.1.1. Xác định lưu lượng, thành phần và đặc tính nước thải của cơ sở giết mổ gia súc Tân Phú Trung 

Lưu lượng nước thải

-      Lưu lượng nước thải từ các công đoạn giết mổ;
-      Lưu lượng nước thải từ hoạt động tắm rửa gia súc chưa giết mổ;
-      Lưu lượng nước thải từ hoạt động rửa các dụng cụ giết mổ;
-      Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân.

Thành phần và đặc tính nước thải

Như đã trình bài ở chương 1, thành phần nước thải của cơ sở giết mổ gia súc rất giàu các chất hữu cơ ( protein, lipit, các axit amin, N-amon,...). Ngoài ra, còn có thể có vụn xương, thịt vụn, mỡ, lông, móng, BOD5 tới 7.000 mg/l và COD tới 9.200 mg/l. Nguồn N-amin cao, nhưng các nguồn dinh dưỡng khác lại thấp đặc là nguồn phosphat.


Hệ thống thoát nước là tập hợp các thiết bị, mạng lưới, công trình dùng để thu gom, vận chuyển và xử lý đạt tiêu chuyển trước khi xả vào nguồn. Căn cứ vào việc vận chuyển nước thải chung hay riêng ta có thể có các loại hệ thống thoát nước sau:

-      Hệ thống thoát nước chung;
-      Hệ thống thoát nước riêng;
-      Hệ thống thoát nước nửa riêng;
-      Hệ thống thoát nước hỗn hợp.

Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào:

-      Tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống;
-      Điều kiện nơi thiết kế;
-      Tính kinh tế, kĩ thuật và yêu cầu vệ sinh môi trường.

*    Hệ thống thoát nước chung

Hệ thống mà tất cả các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa) được xả chung vào mạng lưới thoát nước và dẫn đến công trình xử lý.



Ưu điểm

-      Đảm bảo tố nhất về mặt vệ sinh vì toàn bộ nước thải đều được xử lý trước khi xả ra nguồn.
-      Chiều dài mạng lưới giảm 30-40% so với hệ thống thoát nước riêng rẽ hoàn toàn.
-      Chi phí quản lý giảm 15-20% đối với những khu xây dựng nhà cao tầng, đô thị gần nguồn nước lớn.

Nhược điểm

-      Do lượng nước mưa chảy tới trạm bơm, trạm xử lý không điều hòa nên việc quản lý, điều phối trạm bơm và trạm xử lý trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn.
-      Đường kính ống lớn, mùa khô làm việc lãng phí, sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả.
-      Vốn xây dựng bỏ ra cùng lúc quá lớn.

*    Hệ thống thoát nước riêng

Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt dùng để:

-      Vận chuyển nước bẩn nhiều (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất), xả vào hệ thống xử lý;
-      Vận chuyển nước bẩn ít hơn (nước mưa, nước thải quy ước sạch), xả thẳng ra nguồn.

Ưu điểm

-      Chỉ phải bơm và vận chuyển một lượng nước thải bé hơn do đó kích thước đường ống nhỏ.
-      Hiệu quả sử dụng cao.
-      Vốn xây dựng có thể chia làm từng đợt.

Nhược điểm

-      Tổng chiều dài mạng lưới lớn.

*    Hệ thống thoát nước nửa riêng

Đây là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục nhược điểm của hệ hống thoát nước riêng và chung. Hệ thống thoát nước nửa riêng gồm hai hệ thống: (1) hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất; (2) hệ thống thoát nước mưa.

Hệ thống này thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn bằng cách xây dựng giếng thu nước mưa.

*    Hệ thống thoát nước hỗn hợp

Hệ thống thoát nước hỗn hợp là sự kết hợp các loại hệ thống đã nêu trên, thường dùng cho việc cải tạo, mở rộng hệ thống sẵn có.

*    Cống thoát nước

Các tiết diện cống và đặc tính thủy lực

Trong thực tế xây dựng HTTN, chúng ta thường gặp nhiều loại tiết diện cống. Việc lựa chọn tiết diện này hay tiết diện kia làm căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nơi mà quyết định. Nói chung phải xuất phát từ các yêu cầu sau:

-      Có khả năng chuyển tải lớn nhất;
-      Có độ bền tốt dưới tác động của tải trọng động và tĩnh;
-      Giá thành xây dựng trên mét dài là nhỏ nhất;
-      Thuận tiện trong quản lý (nạo vét cống,..).

Một số loại tiết diện thường gặp:

Cùng một độ dốc và diện tích tiết diện thì cống tròn có R lớn nhất nên khả năng chuyển lưu lượng tốt nhất. 90% chiều dài cống dùng cống tròn.

Với cống tròn:

Chảy đầy:       R=0,25d; w = pd2/4; c = pd
Không đầy:     R=R'.d; w =w'.d2;
Tối đa:             R=0,304d khi h=0,813d.

Cống tròn chịu lực tốt nhất, sản xuất hoàn thiện nhất, vì vậy nó được sử dụng tới 90% trong xây dựng cống thoát nước.
Để đơn giản tính toán cống tròn, người ta dùng các hệ số A, B và lập đồ thị tra A, B theo độ đầy h/d.

A = Qkhông đầy/Qđầy

B = vkhông đầy/vđầy

à Qkhôngđầy=A.K.

vkhông đầy = B.W.

Hình 3.2 Các thành phần thủy
lực của dòng chảy.
 

Trong đó: W, K là tốc độ đặc trưng và lưu lượng đặc trưng.

h/d = 0,95   à Q = Qmax (A=1,087)
h/d = 0,813 à v = vmax  (B=1,16)

Công thức tính toán thủy lực

Cần xác định d, i thoả mãn yêu cầu về độ đầy, tốc độ.... Dùng các công thức:

        

Trong đó:
l - Hệ số ma sát dọc đường
De - Độ nhám trương đương, cm
a2 - Hệ số, phụ thuộc độ nhám thành ống và th/phần chất lơ lửng trong NT
(l, De, a2 tra bảng)
n - Hệ số động học nhớt.

Tùy theo công thức tính tổn thất dọc đường được sử dụng, hệ số nhám đối với
ống mới được lấy theo bảng dưới đây:

*    Các loại giếng
Giếng thường được xây dựng ngay trên đường ống thoát nước. Bên trong giếng đường ống được thay bằng máng hở. Tùy thuộc vào chức năng người ta chia giếng thành các loại sau:
-      Giếng rửa;
-      Giếng thăm;
-      Giếng kiểm tra;
-      Giếng thu nước mưa;
-      Giếng chuyển bậc;
-      Giếng đặc biệt.

Giếng rửa

Giếng rửa được xây dựng ở đầu những đoạn ống không tính toán (vì không tính toán, Q nhỏ, dễ lắng cặn).

Giếng thăm

Giếng thăm được xây dựng trên tất hệ thống thoát nước và ở vị trí sau đây:

-      Nơi ống có nhánh nối vào;
-      Ở vị trí có thay đổi độ dốc;
-      Ở vị trí có thay đổi đường kính;
-      Ở vị trí có thay đổi hướng của dòng chảy.

Tùy thuộc vào vị trí giếng thăm, có thể chia thành các loại:

+      Giếng thăm thẳng

Giếng thăm thẳng được xây dựng trên những đoạn ống thẳng có cùng d, i. Khoảng cách giữa các giếng thăm thẳng được lấy như sau:

D (mm)
150
200-450
500-600
700-900
1000-1400
1500-2000
>2000
Khoảng cách l (m)
35
50
75
100
150
200
250-300

Khoảng cách l(m) cho phép dịch chuyển trong 10%. Ống có d nhỏ dễ tắc.

+      Giếng ngoặt

Giếng ngoặt được xây dựng tại điểm dòng chảy đổi hướng. Máng hở bên trong giếng ngoặt có hình cong phẳng đều có bán kính cong bằng 2-3 lần đường kính ống, góc ngoặt ≤ 900.

+      Giếng nút

Giếng nút được xây dựng tại các điểm gặp nhau của đường ống thoát nước. Bên trong giếng nút có một máng hở nối với nhau bằng một ống dẫn ra và không quá 3 đường ống dẫn đến.

Giếng kiểm tra

Giếng kiểm tra được xây dựng ở vị trí nối đường ống thoát nước của mạng lưới thoát nước tiểu khu với bên ngoài. Giếng kiểm tra dùng để kiểm tra chế độ làm việc trước khi chảy vào mạng lưới thoát nước.

Giếng thu nước mưa

Giếng thu nước mưa được xây dựng ở trên đường và các diện tích xung quanh nơi có mạng lưới thoát nước mưa.

Giếng chuyển bậc

Giếng chuyển bậc được xây dựng trên những đường ống lớn và kích thước của giếng lớn để phục vụ việc hạ thiết bị tẩy rửa đường ống.


-      Chi phí xây dựng;
-      Chi phí đầu tư thiết bị;
-      Chi phí điện năng;
-      Chi phí nhân công;
-      Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.  

*    Nhiệm vụ và tổ chức quản lý mạng lưới thoát nước

Nhiệm vụ quản lý

Nhiệm vụ quản lý nhằm đảm bảo cho mạng lưới làm việc bình thường đạt chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật, cụ thể:

-      Nghiệm thu mạng lưới thoát nước và công trình đưa vào quản lý;
-      Nghiên cứu và theo dõi tình hình làm việc của mạng lưới thoát nước để đặt ra kế hoạch sửa chữa và mở rộng;
-      Tẩy rửa mạng lưới thoát nước để ngăn ngừa sự cố;
-      Sửa chữa mạng lưới thoát nước;
-      Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các qui định sử dụng mạng lưới thoát nước của các đối tượng dùng nước và thoát nước;
-      Duyệt các bản thiết kế mạng lưới thoát nước của các xí nhiệp, nhà máy, nhà ở và tiểu khu, đồng thời giám sát quá trình thi công;
-      Trong công tác quản lý phải lập được các bản thống kê chi phí quản lý hệ thống thoát nước trong các năm để có tài liệu về vận chuyển 1 m3 nước thải ra khỏi thành phố.
                  
Tóm lại tất cả nhiệm vụ này phải thực hiện đầy đủ và tuân theo qui định an toàn lao động.

Tổ chức quản lý

Tùy thuộc vào qui mô của mạng lưới thoát nước mà thành lập các cơ quan quản lý: công ty,
sở, xí nghiệp, phòng, ban.

Khi chiều dài mạng lưới thoát nước lớn hơn 100 km nên thành lập sở quản lý và có thể chia
thành các phòng: phòng quản lý mạng lưới thoát nước; phòng quản lý về trạm xử lý nước thải;
phòng quản lý các trạm bơm thoát nước.

Nếu trong thành phố có nhiều lưu vực thoát nước mà mỗi lưu vực có chiều dài đường ống 100
- 150 km có thể thành lập các phòng quản lý cho mỗi khu vực.
      
Đối với các trạm bơm nước thải hoặc các trạm xử lý có công suất lớn hơn 10.000 m3/ngđ thì
thành lập một xí nghiệp quản lý độc lập.

Trong các cơ quan quản lý này nên chia thành các bộ phận nhỏ: cung cấp thiết bị, dụng cụ,
vật liệu cho việc sửa chữa (phòng cung ứng), ban, kho, xưởng thợ, nhà máy, bến bãi, nhà để ô
tô. Để theo dõi thi công và nghiệm thu các công trình có ban kiến thiết, có điều kiện nên thành lập phòng thiết kế, phòng kỹ thuật. Việc bổ nhiệm cán bộ phải do ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

Chỉ tiêu quản lý lấy sơ bộ như sau:

-      Tính trung bình cứ mỗi cán bộ phải phụ trách 1,5 - 2 km đường ống đối với hệ thống nước
-      thải đường ống lớn, từ 1,2 - 1,5 km đối với đường ống nhỏ.
-      Số cán bộ công nhân sản xuất trực tiếp ở cơ sở lớn hơn hoặc bằng 65%. Cán bộ kỹ thuật
-      nhỏ hơn hoặc bằng10%.
-      Cán bộ công nhân viên phục vụ nhỏ hơn hoặc 25%.
*    Giám sát thi công và nghiệm thu mạng lưới thoát nước thải

Giám Sát Thi Công

-      Kiểm tra công tác thi công trên công trường xem có đúng thiết kế hay không;
-      Kiểm tra theo dõi đào hào, làm nền, đặt ống...
-      Chú ý kiểm tra: độ dốc, độ thẳng, chất lượng của đường ống, chất lượng nền, chất lượng mối nối. Nếu cần có thể bắt đúc mẫu để thử cường độ.
-      Lập biên bản, chứng nhận sự thay đổi so với thiết kế;
-      Viết nhật ký thi công, lập hồ sơ về thực trạng đường ống.

Nghiệm thu

Để nghiệm thu công trình phải lập ban nghiệm thu do bên chủ quản tổ chức, thành phần gồm: cán bộ kỹ thuật, công nhân, tài vụ...

-      Xem xét kiểm tra hiện trường so với bản thiết kế, chỉ rõ sai sót;
-      Kiểm tra yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng mạng lưới thoát nước: độ dốc tuyến ống, độ
-      thẳng, đánh giá chất lượng công trình về mặt xây dựng;
-      Tiến hành thử đường ống: nếu đường ống tự chảy thử thủy lực, nếu đường ống có áp thử áp lực;
-      Nếu đường ống thoát nước nằm dưới mực nước ngầm từ 2 m trở lên phải thử lượng nước
-      thấm vào đường ống;
-      Nếu ống thoát nước nằm ở đất khô thử lượng nước thấm từ ống ra ngoài.

*    Kiểm tra mạng lưới thoát nước

Việc  kiểm tra nhằm bảo đảm mạng lước thoát nước làm việc được bình thường. Công tác kiểm tra gồm:

-      Kiểm tra kỹ thuận nhằm

+      Xem xét tình hình làm việc của mạng lước qua các giếng: nước có chảy không, cặn lắng một bề dày là bao nhiêu, phát hiện chỗ sạt lở dọc đường ống và phát hiện nhánh thoát nước nối vào mạng lưới không hợp lý.
+      Đội kiểm tra bên ngoài gồm hai công nhân và cấm không xuống giếng.

-      Kiểm tra kỹ thuật nhằm:

+      Xác định hư hỏng của đường ống và công trình: độ dốc, độ đầy của nước trong ống, mức độ cặn lắng, đặc tính nước thải (t0, thành phần).
+      Biên chế gồm ba người: một thợ cả, hai công nhân, kết quả kiểm tra ghi vào nhật ký. Nhật ký này đặt ra kế hoạch sửa chữa và thông tắc.

Khi cần xuống giếng kiểm tra phải tăng cường bảy người: ba chui xuống giếng còn mỗi một giếng có hai người đứng trên để phòng cấp cứu khi nguy hiểm.

*    Làm sạch và thông tắc đường ống thoát nước

Mạng lưới thoát nước có Q không ổn định à v thay đổi à lắng cặn. Do đó trong công tác quản lý phải đặt ra công tác làm sạch và thông tắc.
*    Sửa chữa mạng lưới thoát nước

Trong quá trình sử dụng, mạng lưới thoát nước bị hư hỏng. Trong khi kiểm tra hoặc tẩy rửa phát hiện phải sửa chữa kịp thời để tránh hư hỏng to. Có hai cách:

-      Sửa chữa thường xuyên;
-      Sửa chữa lớn.

Sửa chữa thường xuyên

-      Sửa chữa giếng: thay nắp, thang sắt bị rỉ, thành bị lún.
-      Sửa chữa thiết bị Diuke: lau dầu...

Sửa chữa lớn

-      Thay thế toàn bộ mới hoặc mở rộng giếng;
-      Thay mới hoàn toàn một đoạn ống;
-      Sửa chữa hoặc thay mới các thiết bị, công trình trên mạng lưới.

Nên sửa chữa thường xuyên và trong sửa chữa phải tuyệt đối tuân theo qui định về an toàn lao
động.

*    Kỹ thuật an toàn lao động trong công tác quản lý MLTN

Đặc điểm của mạng lưới thoát nước:

-      Mạng lưới thoát nước đặt dưới lòng đất do đó công trường mở ngay trên mặt đường;
-      Trong MLTN bao giờ cũng có khí độc, cháy ? thiếu oxy, có vi trùng gây bệnh.

Do đó khi mở công trình thi công phải chú ý trang bị cho công nhân đồ dùng bảo hộ lao động
và qui định về an toàn lao động.

-      Nơi có công trường phải có biển chắn đường, cờ hiệu, đèn hiệu.
-      Khi cần xuống giếng để sửa chữa hay kiểm tra phải thử trước xem có khí độc hay không: thả đèn xuống nếu đèn bình thường không sao, nếu lóe sáng mới tắt thì có khí cháy, đèn sáng ngọn lửa màu xanh: có khí dầu hỏa, nếu tắt ngay do đó có khí độc nên phải thông gió rồi lại thử lại.
-      Khi làm việc ở giếng sâu phải đeo mặt nạ và có bình oxy, xuống giếng phải có dây an toàn.
-      Khi làm việc ở dưới giếng không nên hút thuốc.
-      Khi làm việc trực tiếp với nước thải phải có ủng, găng tay, khẩu trang.



Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho cơ sở giết mổ Tân Phú Trung

Công nghệ xử lý nước thải cho các nhà máy nói chung và nhà máy đường nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

-      Lưu lượng và đặc trưng của nước thải;
-      Yêu cầu nước thải sau xử lý;
-      Diện tích và vị trí đặt công trình;
-      Điều kiện kinh tế và kĩ thuật.

Đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải

-      Xác định thành phần nước thải vượt quá tiêu chuẩn xả thải cho phép.
-      Xác định các phương pháp xử lý thành phần vượt tiêu chuẩn: xử lý hóa lý, sinh học…
-      Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp xử lý
-      Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý
-      Mô tả, thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý.


Sau khi xác định lưu lượng và thành phần đặc tính nước thải ta tiến hành lựa chọn tính toán cho các công trinh đơn vị. Việc lựa chọn tính toán các công trình đơn vị cần phải xác định được các yếu tố sau:

-      Mục đích, nhiệm vụ của công trình.
-      Mô tả công trình.
-      Các thông số tính toán.


-      Tính toán kinh tế các công trình xử lý: hạng mục công trình, thể tích, số lượng, đơn giá.
-      Tính toán kinh tế phần máy móc, thiết bị: loại máy móc, số lượng, đơn giá.
-      Tổng chi phí đầu tư.
-      Chi phí khấu hao.
-      Chi phí điện năng
-      Chi phí hóa chất
-      Chi phí nhân công
-      Tổng chi phí
-      Giá thành xử lý 1m3 nước thải.





Chương 4

HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TÂN PHÚ TRUNG



4.1.   TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ


-      Chất lượng nước đầu ra;
-      Chi phí xử lý 1 m3 nước thải;
-      Yêu cầu về diện tích xây dựng;
-      Yêu cầu đối với công nhân vận hành;
-      Yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị;
-      Phương án giải quyết khi có sự cố.

4.2.   KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


-      Hoàn thành thiết kê HTTN cho cơ sở giết mổ gia súc Tân Phú Trung đúng hạn;
-      Rèn luyện, trau dồi khả năng thu thập và đọc hiểu số liệu;
-      Cũng cố kiến thức chuyên ngành;
-      Học hỏi kinh nghiệm thực tế trong quá trình thiết kế và vận hành hệ thống thoát nước;
-      Tăng khả năng giao tiếp , xử lý tình huống.




TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2006), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, Nhà xuất bản ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
2.   Nguyễn Trung Việt, 2010, Giáo trình mạng lưới thoát nước.
3.   Trần Thị Mỹ Diệu, 2010, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải.
4.   Tiêu chuẩn quốc gia (2008), “TCXDVN 51 : 2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế”, Hà Nội.
5.   Trần Hiếu Nhuệ (2001), Cấp thoát nước, Nhà xuất bản khoa học.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY