Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh giai đoạn 2

GVHD : GVC. Ts Huỳnh Ngọc Phương Mai
SVTH: Nguyễn Duy Thanh & Nguyễn Văn Thuận



Đề tài: 
Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp 
Trảng Bàng – Tây Ninh giai đoạn 2


Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG


1.1  ĐẶT VẤN ĐỀ

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Tiểu vùng sông Mekong (GMS) với hành lang kinh tế phía Nam chạy suốt từ Dawei của Myanmar qua Thái Lan, Campuchia tới cảng Vũng Tàu của Việt Nam đi qua tỉnh Tây Ninh… Trảng Bàng là một huyện của Tây Ninh, nằm trên tuyến quốc lộ nối thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Phía Tây giáp vương quốc Campuchia, Phía Nam giáp tỉnh Long Anthành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu. Trảng Bàng có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh được thành lập theo quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Sự ra đời của khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếp nhận công nghệ mới, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và thay thế hàng hóa nhập khẩu đóng góp tích cực vào sự phát kinh tế - xã hội của Trảng Bàng. Việc thiết kế, xây dựng và quản lý hiệu quả một hệ thống thoát nước thải là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt (NTSH) và nước thải sản xuất (NTSX) sinh ra từ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN là mối quan tâm hàng đầu, là một trong những điều kiện của sự phát triển bền vững và là điều quy định chung hiện nay của Nhà nước đối với các KCN. Việc xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung cho KCN sẽ đem lại cho môi trường khu vực những giá trị to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Việc xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất trong KCN sẽ làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những vấn đề ô nhiễm, nguy cơ độc hại và những rủi ro đến môi trường tự nhiên và môi trường làm việc của công nhân viên của toàn bộ KCN, góp phần làm đẹp cảnh quan và tác động có lợi đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc của công nhân viên. Đây là một trong những biện pháp khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp.

Hiện nay, KCN Trảng Bàng đang triển khai giai đoạn 2 nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động tại KCN, đồng thời thu hút các nhà đầu tư mới. Bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp thì lượng nước thải cũng nhiều hơn và việc xử lý lượng nước thải này đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động sống của khu dân cư xung quanh và hệ sinh thái khu vực là rất cần thiết. Chính yêu cầu này đòi hỏi KCN Trảng Bàng phải có hệ thống thoát nước đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận mà không gây ô nhiễm môi trường cho giai đoạn 2. Qua đó, dự án góp phần thúc đẩy giáo dục ý thức, nâng cao hiểu biết về bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho mọi người tại địa phương. Đây cũng là lý do chúng em thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp Trảng Bàng - Tây Ninh, giai đoạn 2”.

1.2  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chính của đề tài: thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh, giai đoạn 2 và lựa chọn công nghệ tối ưu nhất. Để thực hiện tốt mục tiêu chính thì cần có mục tiêu 3 cụ thể như sau:

-     Mục tiêu cụ thể 1: khảo sát hệ thống thoát nước của khu công nghiệp;
-     Mục tiêu cụ thể 2: phân tích cách lựa chọn phương án tính toán, thiết kế và vận hành hệ thống thoát nước của KCN hoặc nhà máy XLNT tập trung tại các KCN khác;
-     Mục tiêu cụ thể 3: học hỏi kinh nghiệm cách lựa chọn phương án, tính toán, thiết kế và vận hành hệ thống thoát nước của KCN hoặc nhà máy XLNT tập trung.

1.3  CẤU TRÚC BÁO CÁO

Báo cáo này được trình bày trong 5 chương, gồm:

-     Chương 1: Giới thiệu chung;
-     Chương 2: Giới thiệu khu vực thiết kế;
-     Chương 3: Tổng quan cơ sở lý thuyết;
-     Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp ;
-     Chương 5: So sánh công nghệ, chi phí và lựa chọn phương án tối ưu.



Chương 2

GIỚI THIỆU KHU VỰC THIẾT KẾ


2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

2.1.1 Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nằm ở phía Nam Quốc lộ 22. KCN giáp ranh với huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ven xa lộ Xuyên Á, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam đồng thời thuận lợi giao thông đường bộ,cụ thể như sau:
 
-      Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về phía Bắc;
-      Cách trung tâm Tây Ninh khoảng 30 km về phía Nam;
-      Cách kênh Đông gần 2,5 km về phía Đông Bắc;
-      Cách rạch Trưởng Chừa khoảng 1,5 km về phía Tây Nam;
-      Phía Tây Bắc giáp với tỉnh lộ 64;
-      Phía Đông Nam giáp với Quốc lộ 22;
-      Phía Đông Bắc giáp khu chế xuất Linh Trung III;
-      Phía Tây Nam giáp đường bao KCN, khu dân cư ấp An Khương.


TL 64

B

200m

1.500 m
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình

Địa thế cao, bằng phẳng, nền đất vững rất thuận lợi để xây dựng các công trình. Ở Tây Ninh hầu như không bị ảnh hưởng của bão, lụt và thực tế hàng trăm năm qua đã chứng minh điều đó. Sức chịu tải của đất tự nhiên: 600 – 1.000 kg/m2, cao độ san lấp: + 1,9 m (theo cao độ Hòn Dấu); hệ số nén chặt nền tối thiểu là K ≥ 0,85.s.

Thổ nhưỡng

Từ các kết quả nghiên cứu, thăm dò và thí nghiệm địa tầng tại khu xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho thấy đất đai vùng Trảng Bàng – Tây Ninh được cấu tạo bởi 6 lớp đất từ trên xuống dưới như sau:

-     Lớp 1: Là lớp đất trên mặt là lớp cát mịn lẫn đất bột, màu xám đen đến xám - trạng thái bở rời, có bề dày từ 0,4 m - 0,6 m;
-     Lớp 2: Sét pha cát, màu xám đến xám trắng vân vàng nâu, độ dẻo trung bình - trạng thái thay đổi từ mềm, dẻo mềm đến dẻo cứng gồm 3 lớp như sau:

     Lớp 2a: Trạng thái mềm, có bề dày từ 0,7 - 2,7 m;
     Lớp 2b: Trạng thái dẻo mềm, có bề dày từ 1,2 - 2,2 m;
     Lớp 2c: Trạng thái dẻo cứng, có bề dày 1,4 m.

-     Lớp 3: Sét pha cát lẫn sỏi sạn lateritr, màu nâu đỏ/xám trắng vân vàng nâu, độ dẻo trung bình - trạng thái dẻo cứng, có bề dày từ 1.4 - 1,7 m;
-     Lớp 4:  Sét pha nhiều cát, màu vàng nâu/xám trắng, độ dẻo trung bình - trạng thải dẻo cứng; có bề dày từ 1,6 - 2,5 m;
-     Lớp 5: Cát mịn đến vừa lẫn bột và ít sạn nhỏ, màu xám trắng đếm vàng nhạtn- trạng thái từ bở rời đến chặt vừa, gồm 2 lớp:

     Lớp 5a: Trạng thái bở rời, có bề dày từ 1,8 - 2,5 m;
     Lớp 5b: Trạng thái chặt vừa, có bề dày từ 0,5 - 6 m.

-     Lớp 6: Sét lẫn bọt và ít cát, màu xám nhạt vân vàng nâu, độ dẻo cao - trạng thái nửa cứng, có bề dày 1,4 m.

Vậy, nền đất khu vực xây dựng nhà máy xử lý tốt phù hợp cho việc xây dựng công trình khu thương mại, khu nhà ở cao tầng, các nhà máy và xí nghiệp công nhiệp. Sức chịu tải khá cao từ 600 – 1.000 kg/m2 thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp.

2.1.3 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Khí hậu của khu vực thiết kế nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Tây Ninh do vậy có thể sử dụng số liệu tại trạm Tây Ninh để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến dự án.

     Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng của các phản ứng hoá học trong không khí càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn có tác dụng tích cực trong  quá trình phát tán, pha loãng các chất gây mùi hôi, là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khoẻ người lao động. Nhiệt độ tại khu công nghiệp Bourbon An Hòa như sau:

-     Nhiệt độ trung bình năm: 270C;
-     Nhiệt độ trung bình cao nhất: 29,30C;
-     Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 250C.

Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 2 - 40C. Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ trong  một ngày đêm tương đối lớn (khoảng từ 10 - 130C vào mùa khô và từ 7 - 90C vào mùa mưa).

     Chế độ mưa

Vị trí dự án nằm trong vùng khí hậu của tỉnh Tây Ninh gồm 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 còn mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 12. Chế độ mưa ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa sẽ cuốn theo các bụi bẩn , chất ô nhiễm trong không khí làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm xuống, nước mưa sẽ pha loãng và mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất.

     Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ của con người. Độ ẩm khu vực dao động từ 78 - 85%, cao nhất vào mùa mưa 83 - 91% và thấp vào mùa khô từ 68 - 69%.

     Chế độ gió

Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Nói chung, khi vận tốc gió càng lớn, mức độ phát tán càng tăng có nghĩa các chất ô nhiễm phát tán càng xa và pha loãng tốt hơn.

Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là hướng Tây - Tây Nam, tốc độ gió khoảng 1,5 -1,7 m/s. Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau là hướng Bắc - Đông Bắc với tốc độ gió khoảng 1,5 - 2 ,2 m/s. Từ tháng 2 đến tháng 4 có gió Đông Nam. Ít khi có gió bấc mạnh, mùa mưa có khi xảy ra vài trận gió lốc, hầu như không có bão đi qua khu vực này.

Thủy văn

Khu vực KCN có  nhiều suối, rạch; trong đó gần nhất là rạch Trảng Chừa đổ vào sông Vàm Cỏ Đông là một trong 2 con sông lớn của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó đổ vào đổ ra sông Soài Rạp ra biển Đông.

Tổng chiều dài sông Vàm Cỏ Đông (phần chảy vào Việt Nam) khoảng 220 km. Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài khoảng 151 km với hệ số uốn khúc 1,78 và độ dốc lòng sông 0,4%. Đoạn chảy qua tỉnh Long An dài khoảng 75 km. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Sông Vàm Cỏ Tây bằng con kênh ngang Mageng - Rạch gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào. Ngoài ra, Sông Vàm Cỏ Đông còn nối với sông Sài Gòn bởi kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Trà và Sông Bến Lức. Diện tích lưu vực kín của sông Vàm Cỏ Đông đến Gò Dầu Hạ vào khoảng 6.000 km2, lưu lượng hàng năm khoảng 94 m3/s, lưu lượng vào mùa khô vào khoảng 10 m3/s. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tương đối kín, trừ trường hợp lũ sông Mê Công lớn và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng xuống khoảng 10 - 12 m3/s sẽ làm lưu vực bị ảnh hưởng mạnh.

Sông Vàm Cỏ Đông không ngừng bồi đắp cho miền đất này bao nguồn lợi cần thiết cho sản xuất và đời sống của con người. Ngoài ra, Vàm Cỏ Đông còn có thể được xem là vành đai thủ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Độ sâu trung bình khoảng 17 - 21 m, thuận lợi cho việc lưu thông vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ.

2.1.4 Kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 4.029,89 km2, được tổ chức thành 8 huyện và 1 thị xã, trong đó Huyện Trảng Bàng chiếm một diện tích là 337,76 km2, dân số trung bình là 144,522 người[1].

Dân số tỉnh Tây Ninh năm 2004 là: 1.045.713 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 14%, mật độ dân số: 259,49 người/km2. Mật độ dân số tập trung lớn ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: huyện Hoà Thành, huyện Gò Dầu, Trảng Bàng. Dân số thuộc loại cơ cấu trẻ, độ tuổi lao động chiếm khoảng 57%. Nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp là một sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cần tuyển nhiều lao động.

Nông nghiệp

Phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: vùng chuyên canh mía, vùng chuyên canh cây mì, vùng chuyên canh cao su, vùng chuyên canh cây đậu phộng, tạo nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các KCN trong tỉnh. Hạt nhân kinh tế của tỉnh là các KCN tập trung: KCX Linh Trung, KCN Trảng Bàng, KCN Bourbon An Hòa,… đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thiết kế

Khu vực thiết kế thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Huyện Trảng Bàng gồm có: 1 thị trấn Trảng Bàng và 10 xã bao gồm: xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Gia Bình, Phước Lưu, Bình Thạnh, An Tịnh, Phước chỉ, Và Hưng Thuận. Các thông số cơ bản liên quan đến trong vùng như sau[2]:

-     Diện tích: 338,63 km2;
-     Dân số: 150.425 người;
-     Mật độ dân số: 444,22 người/ km2;
-     Thành thị: 14.852 người;
-     Nông thôn: 135.573 người.





2.2 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

2.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay tình hình sử dụng đất trong KCN như sau:

-     Đất xây dựng các nhà máy xí nghiệp: đất cho thuê để xây dựng nhà máy chiếm khoảng 50 - 70% diện tích đất KCN;
-     Đất xây dựng khu điều hành - dịch vụ: đất dành để xây dựng trụ sở cơ quan quản lý KCN, các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, chiếm khoảng 2 - 5%
-     Đất xây dựng các đầu mối kỹ thuật hạ tầng: Trạm điện, đài nước, bể chứa, trạm bơm, khu xử lý nước thải, bãi rác trung chuyển chiếm khoảng 2 - 4% diện tích đất KCN;
-     Đất cây xanh: bao gồm cây xanh tập trung và cây xanh phân tán chiếm khoảng 15% diện tích đất KCN;
-     Đất giao thông khu vực: chiếm khoảng 15 - 20%, bao gồm cả trạm xe, bãi đậu xe, công trình duy tu bảo dưỡng.

Đường giao thông

Đường nội bộ trải thảm bê tông nhựa nóng và thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam có chiều rộng từ 36 m bao gồm 06 làn xe, đảm bảo xe container và các phương tiện giao thông khác lưu thông thuận lợi. Tất cả các khu vực trong vườn công nghiệp đều được liên kết với hệ thống đường giao thông nội bộ, đảm bảo việc lưu thông nội bộ dễ dàng.

Điện

Được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm điện Trảng Bàng (110 KV/22 KV). Giai đoạn 2, KCN sẽ đầu tư một trạm điện công suất 2 x 63 MVA.

Nước

KCN Trảng Bàng xây dựng nhà máy cung cấp nước với tổng công suất là 37.0000 m3/ngày đêm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Chất lượng nước theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXD 33:2006). Hiện nay, Nhà máy nước đã đi vào hoạt động và cung cấp nước sạch cho các doanh nghiệp với công suất 3.500 m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho các doanh nghiệp sản xuất trong KCN.

Thông tin liên lạc

KCN Trảng Bàng đã và đang hợp tác với VNPT Trảng Bàng để cung cấp những dịch vụ viễn thông hiện đại như: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống internet, hệ thống dịch vụ bưu chính….cho các nhà đầu tư.

Xử lý rác thải

Hiện nay, rác thải trong KCN Trảng Bàng được thu gom, tập kết và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải của KCN xử lý ra nước thải loại A theo TCVN. Tổng công suất thiết kế 15.000 m3/ngày đêm. Hiện nay, nhà máy xử lý nước thải đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng với công suất 5.000 m3/ngày đêm.

2.2.2 Các ngành nghề hoạt động chính

Các ngành nghề đang hoạt động trong KCN:

-        Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;
-        Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế;
-        Công nghiệp may mặc, dệt nhuộm;
-        Công nghiệp da giày;
-        Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang;
-        Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất;
-        Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, sành sứ vệ sinh;
-        Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy;
-        Công nghiệp sản xuất giấy tái sinh;
-        Công nghiệp sản xuất hóa chất;
-        Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế;
-        Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng;
-        Công nghiệp điện tử, tin học;
-        Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm;
-        Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống;
-        Công nghiệp sản xuất đồ gốm, mỹ nghệ.

2.2.3 Thành tựu đạt được

-      Với sự ra đời của KCN Trảng Bàng cũng góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế và công ăn việc làm cho nhân dân địa phương khu vực xung quanh KCN cũng như của tỉnh Tây Ninh;
-      Các nhà máy, cơ sở sản xuất trong KCN đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường;
-      Việc thu gom và xử lý nước thải tập trung góp phần giảm chi phí XLNT của từng nhà máy riêng lẻ. Bên cạnh đó, nước sau xử lý của KCN đã bổ sung một phần đáng kể vào lưu vực nước xung quanh, sử dụng cho việc tưới tiêu vào mùa khô hạn.

2.3 HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

2.3.1 Mạng lưới thoát nước

Khu công nghiệp Trảng Bàng sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Nước thải sản xuất và sinh hoạt được đưa về nhà máy xử lý trước khi thải ra nguồn. Nước mưa được thu gom và xả thẳng ra nguồn. Nơi tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý là rạch Trảng Chừa, đổ vào sông Vàm Cỏ Đông là một trong 2 con sông lớn của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó đến cửa rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Hiệp Hoà, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quỳ (Cầu Đước – Long An) và hợp với sông Vàm Cỏ Đông đổ ra sông Soài Rạp ra biển Đông.

Mạng lưới thoát nước thải

Khu vực xây dựng là KCN tập trung có quy mô lớn, vì vậy phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng và được xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường. Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế như sau:

-     Tuyến cống thu nước thải được xây dựng dọc theo lề đường nằm bên trong, gần nhà máy hơn so với tuyến thoát nước mưa;
-     Cống có đường kính Ø1.800 được thiết kế tự chảy hoàn toàn về hố thu của trạm xử lý nước thải tập trung;
-     Việc thu nước thải của các nhà máy xí nghiệp, khu điều hành sẽ được thu gom bằng các tuyến cống bê tông cốt thép Ø300, Ø400, Ø500, Ø600, Ø800, Ø1.000, tự chảy về trạm xử lý nước thải tập trung;
-     Tính đến tháng 06/2003, KCN có khoảng 100 hố ga nước thải (kích thước 1,5 m x 1,5 m) dọc theo hệ thống thu gom nước thải.

Khi các nhà máy xí nghiệp điền đầy vào KCN sẽ phát thải ra khoảng 15.000 m3 nước thải/ngày đêm.  Công suất nước thải của các nhà máy đang hoạt động là 4.192 m3/ngày. Các nhà máy đã đăng ký chưa có kế hoạch sản xuất cụ thể. Công suất trạm xử lý nước thải tập trung của KCN là 5.000 m3/ngày đêm ở giai đoạn 1. Hiện tại, KCN đang dự kiến xây dựng nhà máy ở giai đoạn 2 với công suất thiết kế 15.000 m3/ngày đêm.

Mạng lưới thoát nước mưa

Mạng lưới thoát nước mưa trong KCN được thiết kế như sau:

-     Tuyến cống thoát nước mưa được thiết kế bằng cống tròn bê tông cốt thép đường kính Ø600, Ø1000, Ø1200, Ø1500;
-     Nước mưa được thu gom vào các hố ga dọc hai bên vỉa hè và thoát theo cống về bể điều hoà;
-     Lưu vực phía Tây chảy vào tuyến cống Ø1500 chảy ra hồ điều hòa;
-     Lưu vực phía Đông chảy vào tuyến cống Ø1500 chảy ra hồ điều hòa.

2.3.2 Nhà máy xử lý nước thải tập trung

Lưu lượng nước thải

Qua số liệu khảo sát tính toán thực tế về số lượng nước sinh hoạt và lượng nước thải sản xuất của các doanh nghiệp, kết hợp số liệu về diện tích, tính chất sản xuất và sản phẩm, theo Tiêu chuẩn của bộ xây dựng ban hành theo từng ngành nghề cụ thể, và căn cứ vào tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án khả thi xây dựng và kinh doanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Trảng Bàng Năm 1998 và năm 2004”. Tiêu chuẩn nước thải được tính bằng 80% tiêu chuẩn nước cấp cung cấp cho các doanh nghiệp. Hiện nay khi khu công nghiệp được lấp đầy 100%, nhưng với những ngành sản xuất hiện tại lưu lượng đạt 5.000 m3/ngđ.


Thành phần nước thải

Thành phần nước thải của KCN Trảng Bàng được trình bày trong Bảng 2.2 .

TT

Thông số

Đơn vị

Nước thải đầu vào
Nước thải sau xử lý (Cột A, TCVN-5945-2005)
1    
Màu ở pH =7
Co-Pt
1400
20
2    
pH

5-9
6-8.5
3    
BOD5
mg/l
550
30
4    
COD
mg/l
950
50
5    
SS
mg/l
100
50
6    
Dầu mỡ khoáng
mg/l
20
5
7    
Dầu mỡ, chất béo động thực vật
mg/l
20
10
8    
Tổng phốt pho, tính theo P
mg/l
26
4
9    
Tổng Nitơ
mg/l
52
15
10   
NH3 (tính theo N)
mg/l
20
5
11   
Tổng coliform
MPN/100ml
100.000
3.000
Nguồn: KCN Trảng Bàng, 2012.

Công nghệ xử lý nước thải

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Trảng Bàng được trình bày trong Hình 2.2.


Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Trảng Bàng.



                                       Chương 3

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT


3. 1 TỔNG QUAN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC

3.1.1 Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.các loại hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước chung

Hệ thống thoát nước chung là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý.

Ưu điểm

-     Đảm bảo tốt nhất về mặt vệ sinh vì toàn bộ nước thải đều được xử lý trước khi xả ra nguồn;
-     Chiều dài mạng lưới giảm 30 - 40% so với hệ thống riêng rẽ hoàn toàn, chi phí quản lý giảm 15 – 20% đối với những khu nhà cao tầng, những khu đô thị gần nguồn nước lớn.

Nhược điểm

-     Không thích hợp với khu nhà thấp tầng và phân tán;
-     Do lượng nước mưa chảy tới trạm bơm, trạm xử lý không đều hòa nên công tác quản lý, điều phối trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn;
-     Đường kính ống lớn, mùa khô làm việc lãng phí, việc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả;
-     Vốn xây dựng bỏ ra cùng một lúc quá lớn.

Hệ thống thoát nước chung thường được sử dụng đối với những đô thị xây dựng nhà nhiều tầng:

-     Bên cạnh có dòng nước dòng chảy mạnh, cho phép xả nước mưa và nước nước mặt;
-     Với số lượng bơm hạn chế và áp lực bơm thấp;
-     Có cường độ q20 nhỏ hơn 80 l/s.ha.

Hệ thống thoát nước riêng

Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt dùng để:

-     Vận chuyển nước bẩn nhiều (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) xả vào hệ thống xử lý;
-     Vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa, nước thải sản xuất ít nhiễm bẩn) xả thẳng vào nguồn nhận.


Ưu điểm

-     Chỉ phải bơm và vận chuyển một lượng nước thải bé hơn do đó kích thước đường ống nhỏ;
-     Hiệu quả sử dụng cao;
-     Vốn xây dựng có thể chia thành từng đợt.

Nhược điểm

Tổng chiều dài lớn (lớn hơn khoảng 30 – 40%);

Hệ thống thoát nước nửa riêng

Đây là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của hệ thống thoát nước riêng và chung. Hệ thống thoát nước nửa riêng cũng gồm hai hệ thống: (1) thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất và (2) thoát nước mưa.

Hệ thống này thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn và để thực hiện người ta dùng công trình giếng thu nước mưa trong hệ thống thoát nước nửa riêng.

Hệ thống thoát nước nửa riêng phù hợp:

-     Đối với những đô thị có dân số lớn hơn 50.000 người;
-     Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy;
-     Đối với những nơi có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội;
-     Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước thải mang vào.

Hệ thống thoát nước hỗn hợp

Hệ thống thoát nước hỗn hợp là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng. Hệ thống thoát nước hỗn hợp sử dụng hợp lý khi xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước trong những thành phố lớn (dân số trên 100.000 người) có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.

Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào:

-     Tính chất phục vụ lâu dai và ổn định của các công trình thiết bị trên hệ thống;
-     Điều kiện đia phương;
-     Tính kinh tế, kỹ thuật và yêu cầu vệ sinh môi trường.

3.1.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước

Tùy theo địa hình, sơ đồ tổng quát thoát nước gồm:

-     Sơ đồ thẳng góc sử dụng khi địa hình có độ dốc đổ ra sông hồ, chủ yếu dùng để thoát nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch, nước xả thẳng vào sông hồ mà không cần xử lý;
-     Sơ đồ giao nhau khi điều kiện địa hình giống như sơ đồ thẳng góc nhưng nước thải cần phải được xử lý trước khi xả vào nguồn, nên cống góp chính chạy song song với dòng sông để dẫn nước thải lên công trình xử lý;
-     Sơ đồ phân vùng được sử dụng trong trường hợp thành phố chia làm nhiều khu vực riêng biệt hay trong trường hợp thành phố có địa hình dốc lớn. Nước thải vùng thấp thì bơm trực tiếp đến công trình xử lý hay bơm vào cống góp của vùng cao;
-     Sơ đồ không tập trung sử dụng đối với thành phố lớn hoặc thành phố có chênh lệch lớn về độ cao, địa hình phức tạp hoặc thành phố phát triển theo kiểu hình tròn. Sơ đồ có nhiều trạm xử lý độc lập nhau.
-     Sơ đồ tập trung là toàn bộ nước thải được tập trung về trạm xử lý chung.

3.1.3 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước

Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cần triệt để tuân theo các nguyên tắc sau:

-      Phải phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước (riêng, chung,…);
-      Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất, tốt nhất là tự chảy;
-      Phù hợp với điều kiện địa phương;
-      Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy hoạch (thành phố, KCN,…);
-      Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập trung lớn;
-      Không nên vạch tuyến MLTN giao nhau với các dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
-      Không nên vạch tuyến MLTN dưới lòng đường có mật độ giao thông cao;
-      Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến (sơ đồ phân khối, sơ đồ kiểu xuyên tâm),… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cần theo trình tự sau:

-      Chia diện tích thoát nước thành các lưu vực;
-      Xác định vị trí trạm xử lý;
-      Vạch tuyến cống thoát nước chính;
-      Vạch tuyến cống nhánh.

3.1.4 Tính toán lưu lượng đoạn ống

Căn cứ vào từng giai đoạn quy hoạch mà cống thát nước (cống chính) được chia ra các đoạn có độ dài khác nhau. Đoạn cống tính toán là khoảng cách giữa hai điểm (giếng thăm) mà lưu lượng tính toán quy ước là không đổi. Các thành phần lưu lượng gồm:

-     Lưu lượng dọc đường: lưu lượng nước đổ vào cống từ các khu thuộc lưu vực nằm dọc hai bên đoạn cống;
-     Lưu lượng chuyển qua: lượng nước đổ vào cống tại điểm đầu của đoạn đó. Lượng nước này từ những khu ở phía trên;
-     Lưu lượng cạnh sườn: lượng nước chảy vào tại điểm đầu đoạn cống từ nhánh cạnh sườn;
-     Lưu lượng tập trung: lượng nước chảy qua đoạn cống từ những đơn vị thải nước lớn nằm riêng biệt.

3.1.5 Tính toán thủy lực đoạn ống

Độ sâu đặt ống được quy định để có thể thu được nước thải từ những nguồn khác nhau:

-     Độ sâu tính toán thủy lực: chính là độ sâu từ cốt mặt đất đến cốt lòng cống;
-     Độ sâu thi công: là độ sâu tính toán thủy lực + bè dày của thành ống.




3.1.6 Các công trình trên mạng lưới

Các công trình trên mạng lưới gồm: giếng thăm, giếng chuyển bậc, giếng kiểm tra, giếng thu nước mưa, cống xả,…

3.2 TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.2.1 Phương pháp xử lý nước thải

Nước thải nói chung có chứa rất nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng nhiều phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia tành các loại sau:

Phương pháp xử lý lý học

Trong phương pháp này, các lực vật lý như trọng trường, ly tâm được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý lý học thường đơn giản, rẻ tiền có hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao. Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là (1) song/lưới chắn rác, (2) thiết bị nghiền rác, (3) bể điều hòa, (4) khuấy trộn, (5) lắng, (6) lắng cao tốc, (7) tuyển nổi, (8) lọc, (9) hòa tan khí, (10) bay hơi và tách khí. Việc ứng dụng các công trình xử lý lý học được tóm tát trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Áp dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải

Công trình
Áp dụng
Lưới chắn rác
Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Nghiền rác
Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất
Bể điều hòa
Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải, giữ cặn ở trạng thái lơ lửng
Tạo bông
Giúp cho việc tập hợp của các hạt cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực
Lắng
Tách các cặn lắng và nén bùn
Tuyển nổi
Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học
Lọc
Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc hóa học
Màng lọc
Tương tự như quá trình lọc. Tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định
Vận chuyển khí
Bổ sung và tách khí
Bay hơi và bay khí
Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải
(Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003)

Phương pháp xử lý hóa học

Phương pháp xử lý hóa học sư dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải. các công trình xử lý hóa học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học. Mặc dù có hiệu quả cao, nhưng phương pháp xử lý hóa học thường đắt tiền và đặc biệt thường tạo thành các sản phẩm phụ độc hại. Việc ứng dụng các công trình xử lý hóa học được tóm tắt trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Áp dụng các công trình hóa học trong xử lý nước thải

Quá trình
Áp dụng
Kết tủa
Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ lửng ở bể lắng bậc 1
Hấp phụ
Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học. Nó cũng được sử dụng để tách kim loại nặng, khử chlorine của nước thải trước khi xả vào nguồn
Khử trùng
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng chlorine
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Chlorine là loại chất được sử dụng rộng rãi nhất
Khử chlorine
Tách lượng clo dư còn lại sau quá trình clo hóa
Khử trùng bằng ClO2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng BrCl2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng Ozone
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng tia UV
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
(Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003)

Phương pháp sinh học

Với việc phân tích và kiểm soát môi trường thích hợp, hầu hết các loại nước thải đều có thể xứ lý bằng phương pháp sinh học. Mục đích của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là keo tụ và tách các loại keo không lắng và ổn định (phân hủy) các chất hữu cơ nhờ sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí (CO2, N2, CH4, H2S), các chất vô cơ (NH4+, PO43-) và tế bào mới. Các quá trình sinh học chính sử dụng trong xử lý nước thải gồm 5 nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình thiếu khí, quá trình kị khí, thiếu khí và kị khí kết hợp và quá trình hồ sinh vật. Mỗi quá trình riêng biệt còn có thể phân chia thành chi tiết hơn, phụ thuộc vào việc xử lý được thực hiện trong hệ thống tăng trưởng lơ lửng (suspended-growth system), hệ thống tăng trưởng dính bám (attached-growth system), hoặc hệ thống kết hợp. phương pháp sinh học có ưu điểm là rẻ tiền và có khả năng tận dụng các sản phẩm phụ làm phân bón (bùn hoạt tính) hoặc tái sinh năng lượng (khí methane).

3.2.2 Phương pháp khử trùng

Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.

3.2.3 Phương pháp xử lý cặn

Nhiệm vụ của xử lý cặn (cặn được tạo thành trong quá trình xử lý nước thải):

-     Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn;
-     Ổn định cặn;
-     Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau.

Các phương pháp xử lý cặn:

-     Thiết bị hoặc bể cô đặc cặn;
-     Bể ổn định cặn hiếu khí;
-     Bể ổn định cặn yếm khí (bể metan);
-     Hồ cô đặc và ổn định yếm khí;
-     Sân phơi bùn làm khô cặn;
-     Làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…;
-     Đốt cặn trong lò thiêu.

3.3 CÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHÁC

3.3.1 Hệ thống thoát nước khu công nghiệp Bourbon An Hòa - Tây Ninh

Khu công nghiệp Bourbon An Hòa có diện tích 1.020 ha, tọa lạc tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Bourbon An Hòa nằm trên trục đường Xuyên Á nối Tp.Hồ Chí Minh với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đi Campuchia, giúp các nhà đầu tư dễ dàng kết nối với các vùng nguyên liệu và thị trường tiềm năng trong nước cũng như các quốc gia lân cận. Đồng thời do nằm tại vị trí đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, Bourbon An Hòa còn có lợi thế về nguồn tài nguyên nước dồi dào và vận chuyển bằng đường thủy. Với vị trí này, Vườn Công Nghiệp Bourbon An Hòa trở thành điểm kết nối nguồn lực các nền kinh tế Xuyên Á. Khoảng cách từ Khu công nghiệp đến[3]:

-     Quốc lộ 22: 5 km;
-     Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài: 24 km;
-     Sân bay Tân Sơn Nhất: 54 km;
-     Trung tâm TP. HCM: 59 km;
-     Tân Cảng: 61 km;
-     Cảng SPCT: 78 km;
-     Cảng Cát Lái: 67 km.


Hình 3.1 Mặt bằng phối cảnh khu công nghiệp Bourbon An Hòa.

Mạng lưới thoát nước

Khu công nghiệp Bourbon An Hòa sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Nước thải sản xuất và sinh hoạt được đưa về nhà máy xử lý trước khi thải ra nguồn. Nước mưa được thu gom và xả thẳng ra nguồn. Nơi tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý là rạch đi thị trấn Trảng Bàng, đổ vào sông Vàm Cỏ Đông là một trong 2 con sông lớn của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

     Mạng lưới thoát nước thải

Khu vực xây dựng là KCN có quy mô lớn, vì vậy phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng và được xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945 - 2005/BTNMT, cột A trước khi thải ra môi trường. Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế như sau:

-     Tuyến cống thu nước thải được xây dựng dọc theo lề đường nằm bên trong, gần nhà máy hơn so với tuyến thoát nước mưa;
-     Cống có đường kính Ø1.800 được thiết kế tự chảy hoàn toàn về hố thu của trạm xử lý nước thải tập trung;
-     Việc thu nước thải của các nhà máy xí nghiệp, khu điều hành sẽ được thu gom bằng các tuyến cống bê tông cốt thép Ø300, Ø400, Ø500, Ø600, Ø800, Ø1.000, tự chảy về trạm xử lý nước thải tập trung;

Khi các nhà máy xí nghiệp điền đầy vào KCN sẽ phát thải ra khoảng 40.000 m3 nước thải/ngày đêm.  Hiện nay, công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN là 2.000 m3/ngày đêm ở giai đoạn 1. Dự kiến ở giai đoạn 2, KCN sẽ xây dựng nhà máy xư lý nước thải với công suất thiết kế 40.000 m3/ngày đêm.

     Mạng lưới thoát nước mưa

Mạng lưới thoát nước mưa của KCN Bourbon An Hòa được thiết kế theo sơ đồ thẳng góc. Sơ đồ thiết kế này phù hợp với địa hình của KCN khi có sông, rạch nhiều, dùng để thoát nước mưa xả thẳng vào rạch đi thị trấn Trảng Bàng. Mạng lưới thoát nước mưa trong KCN được thiết kế như sau:

-     Tuyến cống thoát nước mưa được thiết kế bằng cống tròn bê tông cốt thép đường kính Ø600 - Ø1500;
-     Nước mưa được thu gom vào các hố ga dọc hai bên vỉa hè và thoát theo cống chảy ra rạch đi thị trấn Trảng Bàng.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung

Lưu lượng nước thải

Qua số liệu khảo sát tính toán thực tế về số lượng nước sinh hoạt và lượng nước thải sản xuất của các doanh nghiệp, kết hợp số liệu về diện tích, tính chất sản xuất và sản phẩm và theo Tiêu chuẩn của bộ xây dựng ban hành theo từng ngành nghề cụ thể. Tiêu chuẩn nước thải được tính bằng 80% tiêu chuẩn nước cấp cung cấp cho các doanh nghiệp. Lưu lượng nước thải đầu vào dùng cho thiết kế giai đoạn 1: 2.000 m3/ngày.

Thành phần nước thải

Thành phần nước thải của KCN Bourbon An Hòa được trình bày trong Bảng 2.2 .

Bảng 2.2 Thành phần nước thải của KCN Bourbon An Hòa

TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
Giá trị C (cột A TCVN 5945:2005)
Giá trị Cmax (cột A TCVN 5945:2005)
1
Màu ở pH = 7
Co-Pt
100
20
20
2
Nhiệt độ
0C
40
40
40
3
pH
-
5.5 - 9
6-9
6-9
4
BOD5 (20oC)
mg/l
300
30
24,3
5
COD
mg/l
400
50
40,5
6
Chất rắn lơ lửng SS
mg/l
200
50
40,5
7
Asenic
mg/l
0,1
50
40.5
8
Cd
mg/l
0,01
0,05
0,0405
9
Pb
mg/l
0,5
0,1
0,081
10
Clo
mg/l
2
1
0,81
11
Cr (VI)
mg/l
0,1
0,05
0,045
12
Cr (III)
mg/l
1
0,2
0,162
13
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
5
4,05
14
Dầu động thực vật
mg/l
20
10
8,1
15
Cu
mg/l
2
2
1,62
16
Zn
mg/l
3
3
2,43
17
Mn
mg/l
1
0,5
0,405
18
Ni
mg/l
0,5
0,2
0,162
19
P hữu cơ
mg/l
1
0,3
0,243
20
P tổng
mg/l
6
4
3,24
21
Fe
mg/l
5
1
0,81
22
Tetracloetylen
mg/l
0,1
KKC
KKC
23
Sn
mg/l
1
0,2
0,162
24
Hg
mg/l
0,01
KKC
KKC
25
N tổng
mg/l
70
15
12,15
26
Tricloetylen
mg/l
0,1
KKC
KKC
27
NH3
mg/l
10
KKC
KKC
28
Flo
mg/l
10
5
4,05
29
Phenol
mg/l
0,5
0,1
0,081
30
Lưu huỳnh
mg/l
0,5
0,2
0,162
31
Cyanua
mg/l
0,1
KKC
KKC
32
Coliform
MPN/100 ml
5.000
3.000
3.000
33
Tổng hoạt độ phóng xạ a
mg/l
0,1
0,1
0.1
34
Tổng hoạt độ phóng xạ b
mg/l
1
1
1
Nguồn: KCN Bourbon An Hòa, 2012.

Công nghệ xử lý nước thải

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Bourbon An Hòa được trình bày trong Hình 2.2.


Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Bourbon An Hòa.

Ưu điểm

-     Theo phương án này thì với bất kỳ sự cố nào gây ra ở các nhà máy, xí nghiệp trong KCN đều được xử lý một cách triệt để mà không ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý;
-     Đáp ứng được những biến động lớn của nước thải đầu vào, chất lượng nước sau xử lý ổn định và đạt hiệu quả cao;
-     Xử lý được độ màu và mùi rất tốt;
-     Tiết kiệm diện tích xây dựng từ đó giảm giá thành đầu tư xây dựng ban đầu;
-     Hệ thống thiết kế bể gom và nhà điều hành chung cho cả 3 giai đoạn nhằm giảm chi phí đầu tư cho các giai đoạn mở rộng tiếp theo khi KCN điền đầy các nhà máy;
-     Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thiết kế rất linh hoạt. Tuỳ thuộc vào đặc tính nước thải đầu vào mà chúng ta có thể cho chạy đủ qua tất cả các công đoạn hay chỉ chạy qua quá trình xử lý sinh học hiếu khí là đủ;
-     Hệ thống được thiết kế tự động hoá hoàn toàn để điều khiển vận hành nhằm: (1) giảm chi phí hoá chất do quá trình điều chỉnh hoá chất một cách tự động, (2) tiết kiệm điện năng (3) giảm bớt nhân công nhân vận hành hệ thống và (4) quá trình vận hành linh hoạt.
ð Từ đó nhằm giảm chi phí vận hành để xử lý nước  thải.

Nhược điểm

Chi phí vận hành cao hơn so với các nhà máy xử lý nước thải tập trung thông thường (trong trường hợp nước thải có độ màu cao). Còn nếu nước thải từ KCN ra có độ màu thấp và các chất ô nhiễm không chứa các độc tố thì chi phí vận hành sẽ giảm xuống.

3.3.2 Hệ thống thoát nước khu công nghiệp Đông Xuyên - Bà Rịa - Vũng Tàu

KCN Đông Xuyên nằm tại phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TP. HCM 125 km, cách trung tâm TP. Vũng Tàu 7 km về đường bộ và 50 hải lý về đường sông. KCN Đông Xuyên có diện tích 160 ha (trong đó cây xanh chiếm 15% tổng diện tích đất của KCN). KCN Đông Xuyên với 3 mặt giáp sông Dinh, là sông lớn nhất của thành phố Vũng Tàu, dài 11 km.

KCN Đông Xuyên đi vào hoạt động nhằm phục vụ cho các loại hình công nghiệp: sửa chữa tàu biển, sửa chữa giàn khoan, sản xuất thay thế các cấu kiện kim loại trên giàn khoan, sản xuất hóa chất phục vụ cho việc thăm dò và khai thác, chống ăn mòn kim loại, công nghiệp cơ khí phục vụ dầu khí, thủy sản, may mặc, dệt nhuộm, hóa dầu, đóng giày, cắt đá. Cho đến nay, KCN đã lấp đầy 100%, có tất cả 66 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó có 2 doanh nghiệp đang ngưng hoạt động và 4 doanh nghiệp đang xây dựng. KCN Đông Xuyên sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty Cấp nước TP. Vũng Tàu và Công ty cấp nước Bà Rịa.

Mạng lưới thoát nước

Khu công nghiệp Đông Xuyên sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Nước thải sản xuất và sinh hoạt được đưa về nhà máy xử lý trước khi thải ra nguồn. Nước mưa được thu gom và xả thẳng ra nguồn. Nơi tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý là hạ nguồn sông Dinh, lòng sông rộng, dòng chảy liên tục. Chế độ dòng chảy của sông Dinh theo chế độ bán nhật triều của hệ thống sông ngòi Việt Nam (KCN Đông Xuyên, 2009).

     Mạng lưới thoát nước mưa

Mạng lưới thoát nước mưa của KCN Đông Xuyên được thiết kế theo sơ đồ thẳng góc. Sơ đồ thiết kế này phù hợp với địa hình của KCN khi có độ dốc đổ ra biển, dùng để thoát nước mưa xả thẳng vào sông Dinh. Mạng lưới thoát nước mưa chính được bố trí theo các tuyến đường với đường kính Ø 400- 2.500 mm với 4 miệng xả vào sông Dinh lần lượt là M4, M3, M2 và M5.

Các hố ga được đúc bằng bê tông cốt thép (BTCT). Nắp đan bằng BTCT đúc sẵn. Nước mưa trên bề mặt được thu về các cửa thu tại các bó vỉa sau đó chảy vào giếng thu nước mưa và đi vào mạng lưới thoát nước mưa của KCN, sử dụng giếng thu nước mưa có phần lắng cặn và theo định kì 1 năm vệ sinh giếng 1 lần.

Hiện tại ở KCN có 2 loại hố ga, 1 loại có song chắn rác nằm ngang và 1 loại có song chắn rác nằm đứng. Loại song chắn rác nằm ngang khe hở lớn nên làm việc không hiệu quả, rác vẫn có thể đi vào đường ống khi lưu lượng nước lớn, loại song chắn rác nằm đứng cũng có kích thước khe hở khá lớn và nhiều hố ga bị hư hại không thể chắn rác được.

Mạng lưới thoát nước mưa của KCN thiết kế phù hợp với địa hình của KCN (sơ đồ thẳng góc).
Với địa hình KCN đất đai bằng phẳng và không có hồ chứa nước lớn thích hợp sử dụng giếng thu nước mưa có phần lắng cặn. Quá trình bảo dưỡng, kiểm tra được thực hiện định kì để phát hiện hư hỏng và sự cố kịp thời. Tuy nhiên, hố ga không có bậc thang lên xuống gây khó khăn cho quá trình kiểm tra và nạo vét hố ga. Hố ga có phần thu cặn nên tốn phần chi phí cho việc nạo vét hàng năm.

Điều đặc biệt là KCN Đông Xuyên nằm cạnh sông Dinh có chế độ chảy bán nhật triều, nước sông sẽ chảy về biển Đông và khi nước lớn, dòng chảy có hướng nược lại. Vì vậy hệ thống thoát nước mưa thường xuyên bị ngập đầy nước do thủy triều, đôi khi thủy triều lên quá cao làm nước từ hệ thống thoát nước mưa tràn ra lề đường. Nếu xảy ra hiện tượng này cùng thời điểm mưa lớn có thể nước mưa sẽ không thoát kịp gậy ra hiện tượng ngập đường.

     Mạng lưới thoát nước thải sản xuất

Khác với mạng lưới thoát nước mưa, mạng lưới thoát nước thải sản xuất và sinh hoạt của KCN được thiết kế theo sơ đồ giao nhau. Mạng lưới được bố trí dọc đường (1 bên đường) với đường kính Ø 300 – 600 mm bằng bê tông cốt thép với độ dốc 4 – 5% về hướng Nam. Toàn bộ nước thải được thu về hố ga chung đặt tại phía Nam KCN từ 3 tuyến và đưa theo đường ống dẫn về bể thu của nhà máy xử lý nước thải với chiều dài 100 m (theo bản vẽ mạng lưới thoát nước mưa hoàn công của KCN).

Các hố ga trên mạng lưới được bố trí tại các cửa xả từ các nhà máy bằng BTCT. Tương tự với các giếng thu nước mưa, các hố ga được đúc bằng BTCT hình chữ nhật, chiều sâu tăng dần về phía cuối mạng lưới (-6 m tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi dẫn vào nhà máy). Cũng như hố ga thu nước mưa, hố ga thu thu nước thải cũng có phần lắng cặn và định kì 1 năm nạo vét và vệ sinh hố ga một lần. Kích thước hố ga tăng dần về phía cuối mạng lưới thu gom.

Vì được thiết kế từ năm 1997 nên đều sử dụng hố ga có phần thu cặn chứ không sử dụng thiết kế mương hở, gây lắng cặn, tạo mùi, đồng thời tốn chi phí nạo vét định kì. Không có bậc thang lên xuống các hố ga, bất lợi cho quá trình kiểm tra và nạo vét.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung

Nhà máy XLNTTT bắt đầu khởi công xây dựng từ 3/2009 đến tháng 3/2010. Quá trình chạy thử đươc thực hiện trong 3 tháng. Khánh thành và vận hành nhà máy vào tháng 6/2010.

     Lưu lượng

Theo kết quả khảo sát và tính toán lưu lượng nước thải của KCN Đông Xuyên cho giai đoạn 1 là 3.000 m3/ngđ và sử dụng hết 5.200 m2 đất trên tổng diện tích đất hiện có của nhà máy cho cả 2 giai đoạn  là 25.000 m2.

Lưu lượng nước thải được tính bằng 80% lưu lượng nước cấp cung cấp cho các doanh nghiệp. Hiện nay khi khu công nghiệp được lấp đầy 100%, nhưng với những ngành sản xuất hiện tại lưu lượng chỉ đạt 1.500 – 2.000 m3/ngđ. Với công xuất hiện tại của nhà máy đáp ứng được với lưu lượng hiện tại và không cần thực hiện xây dựng cho giai đoạn 2.

     Thành phần nước thải

Để đảm bảo NMXLNTTT hoạt động ổn định, các nhà máy có nồng độ ô nhiễm cao phải được xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN. Quy định đầu vào NMXLNTTT của KCN Đông Xuyên và yêu cầu xử lý được liệt kê theo bảng 3.4.

Bảng 3.4 Giá trị giới hạn tiếp nhận nước thải sản xuất của NMXLNTTT

STT
Thông số
Đơn vị
NT đầu vào trạm
XLNT tập trung
QCVN 24–2009 giá trị C, cột B
1
Màu ở pH = 7
Co – Pt
200
70
2
Nhiệt độ
-
45
50
3
pH
-
5 đến 9
5,5 - 9
4
BOD5 (20oC)
mg/l
400 – 500
50
5
COD
mg/l
600 – 800
100
6
Chất rắn lơ lửng
mg/l
250
100
7
Asen
mg/l
0,5
0,1
8
Cadmi
mg/l
0,5
0,01
9
Chì
mg/l
1
0,2
10
Clo dư
mg/l
2
0,1
11
Crom (VI)
mg/l
0,5
0,1
12
Crom (III)
mg/l
2
1
13
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
5
14
Dầu mỡ thực vật
mg/l
30
20
15
Đồng
mg/l
5
2
16
Kẽm
mg/l
5
3
17
Mangan
mg/l
5
1
18
Niken
mg/l
2
0,5
19
Photpho hữu cơ
mg/l
1
0,1
20
Photpho tổng
mg/l
8
6
21
Sắt
mg/l
10
5
22
Tetracloetylen
mg/l
0,1
0,2
23
Thiếc
mg/l
5
5
24
Thủy ngân
mg/l
0,01
5
25
Tổng Nito
mg/l
60
30
26
Tricloetylen
mg/l
0,3
4
27
Amoniac ( tính theo N)
mg/l
10
10
28
Florua
mg/l
5
0,05
29
Phenol
mg/l
1
0,5
30
Sulfua
mg/l
1
0,05
31
Xiannua
mg/l
0,2
0,1
32
Colifrom
MPN/100ml
6.000
5.000





Nguồn: KCN Đông Xuyên, 2012.

Trên thực tế, chỉ có 11 doanh nghiệp có trạm xử lý cục bộ trước khi xả ra mạng lưới thoát nước chung nên thành phần nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung sẽ dao động. Nhà máy đã lấy ngưỡng COD là 800 mg/l để vận hành xử lý. Ngoài ra, nhà máy còn áp dụng chính sách “người gây ô nhiễm phải trả”, các doanh nghiệp xả thải không qua xử lý mà có thành phần vượt tiêu chuẩn sẽ phải trả thêm phí. Nhân viên trong nhà máy xử lý nước thải sẽ đi lấy mẫu, thống kê hàng tháng để đánh giá và xác định mức phí mà doanh nghiệp phải trả.

     Công nghệ xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải Đông Xuyên được thiết kế xây dựng theo công nghệ xử lý hóa lý keo tụ tạo bông và công nghệ xử lý sinh học hiếu khí từng mẻ SBR. Quá trình xử lý hóa lý để giúp giảm một phần chất hữu cơ, cặn lơ lửng, hạn chế các thành phần gây ức chế sinh học (kim loại nặng…) giúp cho công trình xử lý sinh học hiếu khí SBR tiếp theo hoạt động hiệu quả, nhằm xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm chính là chất hữu cơ (COD, BOD), chất dinh dưỡng (N, P). Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Đông Xuyên được trình bày tóm tắt trong hình 3.3.


Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Đông Xuyên.
Chú thích:                                 Đường nước thải                                      Đường bùn
                                                Đường cấp khí                                        Đường hóa chất
                                                Đường dẫn cát                                         Đường dẫn dầu thải

Ưu điểm

Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy được xây dựng, thiết kế và vận hành khá hợp lý. Nước thải đầu ra đạt tiệu chuẩn xả thải không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt chia làm 2 giai đoạn xử lý phù hợp và đơn giản trong quá trình xử lý. Việc lấy mẫu thường xuyên (lấy mẫu hàng ngày) cùng hệ thống giám sát chặt chẽ giúp việc quản lý được dễ dàng và thuận lợi cho công tác vận hành nhà máy, tiết kiệm chi phí, giảm bớt cường độ xảy ra sự cố.

Vận hành cho bể SBR là quy trình chính, SBR thuận lợi cho việc vận hành khi lưu lượng về nhà máy xử lý nước thải tập trung là không đồng đều, ít tốn điện hơn hệ thống xử lý hiếu khí khác. Chu kì của SBR có thể thay đổi khi có sự thay đổi về lưu lượng và nồng độ của nước thải.

Việc bố trí các công trình trong nhà máy khá hợp lý, hành lang công tác giữa các bể phù hợp tiêu chuẩn, thuận lợi cho quá trình vận hành và sửa chữa.

Hệ thống đường ống đa số là ống nổi đi trên mặt công trình, hạn chế đi đường ống dưới đất để dễ sửa chữa khi gặp sự cố, nhà máy xử lý nước thải tập trung Đông Xuyên bố trí các công trình có bề mặt là ngang nhau, chia làm 2 cụm riêng biệt, cụm song chắn rác - bể lắng cát - hố thu được bố trí ngang gần mặt dắt, còn cụm còn lại được bố trí cao hơn mặt đất 3m. Bởi vậy hệ thống tự chảy chỉ 1 phần nhỏ, nhà máy sử dụng bơm để vận hành các bể (bơm tại hố thu và bể điều hòa), tốn chi phí ban đầu nhưng nhà máy có một mặt bằng có mỹ quan.

Ngoài ra nước thải xả ra sông Dinh theo cống xả đi vào cống thoát nước mưa (mương xả 4) là một ưu điểm trong việc thiết kế vì giảm được chi phí xây dựng. Thực tế việc xả thải nước thải sau khi xử lý vào hệ thống thoát nước mưa ra cửa xả số 4 là đã được quy hoạch từ khi KCN bắt đầu hình thành, có được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền thể hiện qua báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN.

Việc xả thải ra hệ thống thoát nước mưa không ảnh hưởng gì đến chất lượng nước đầu ra của nhà máy cho dù vào mùa mưa hay mùa khô, vì nhà máy luôn đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn (QCVN 24:2009) mới được phép xả thải cho nguồn tiếp nhận.

Nhược điểm

Tất cả các công trình bể đều thiết kế với công suất 3.000 m3/ngđ, nhưng khi vận hành chỉ xử lý với công suất 1.500 – 2.000 m3/ngđ, vậy các công trình bị bỏ phí đi một phần. Đặc biệt là bể SBR với công suất 3.000 m3/ngđ nhưng hoạt động với công suất thấp hơn làm pha thay đổi trong bể, thời gian nghỉ sẽ lớn hơn, làm gián đoạn đến quá trình phát triển vi sinh vật. Khi vận hành với công suất hiện tại đòi hỏi năng lực của người vận hành cao, có kinh nghiệm nhiều, để có thể quan sát và thực hiện thao tác cho vận hành.

Trong tất cả các bể đều thiếu van xả sự cố gây bất lợi nếu trong quá trình hoạt động xảy ra sự cố. Các công trình thiết kế hầu hết đều thiết kế với một đơn nguyên thiếu công trình dự phòng sẽ gây khó khăn trong quá trình xảy ra sự cố khi vận hành như bể lắng, bể keo tụ tạo bông.

Vấn đề phát sinh là mùi từ nước thải ảnh hưởng tới các công ty xung quanh và cả nhân viên trong nhà máy vì nhà máy chưa có biện pháp giảm thiểu hay hệ thống xử lý khí thải.

Hệ thống đèn trên các bể còn thiếu gây khó khăn cho việc vận hành hay giải quyết sự cố vào ban đêm.



Chương 4

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP


4.1 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI

Qua số liệu khảo sát tính toán thực tế về số lượng nước sinh hoạt và lượng nước thải sản xuất của các doanh nghiệp, kết hợp số liệu về diện tích, tính chất sản xuất và sản phẩm và theo Tiêu chuẩn của bộ xây dựng ban hành theo từng ngành nghề cụ thể. Tiêu chuẩn nước thải được tính bằng 80% tiêu chuẩn nước cấp cung cấp cho các doanh nghiệp. Lưu lượng nước thải đầu vào dùng cho thiết kế giai đoạn 2:

-     Lưu lượng trung bình ngày: 10.000 m3/ngày;
-     Lưu lượng giờ lớn nhất       :  125 m3/h;
-     Lưu lượng giờ trung bình    :    83 m3/h.

4.2 THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI XỬ LÝ

Thành phần nước thải của KCN Trảng Bàng được trình bày trong Bảng 4.1 với chất lượng nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Bảng 4.1 Thành phần nước thải của KCN Trảng Bàng

TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
Giá trị C
(cột A QCVN 40:2011/BTNMT)
Giá trị Cmax
(cột A QCVN 40:2011/BTNMT)
1
Màu ở pH = 7
Co-Pt
100
50
50
2
Nhiệt độ
0C
40
40
40
3
pH
-
5.5 - 9
6 - 9
6 - 9
4
BOD5 (20oC)
mg/l
300
30
27
5
COD
mg/l
400
75
67,5
6
Chất rắn lơ lửng SS
mg/l
200
50
45
7
Asenic
mg/l
0,1
50
45
8
Cd
mg/l
0,01
0,05
0,045
9
Pb
mg/l
0,5
0,1
0,09
10
Clo
mg/l
2
1
0,9
11
Cr (VI)
mg/l
0,1
0,05
0,045
12
Cr (III)
mg/l
1
0,2
0,18
13
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
5
4,5
14
Dầu động thực vật
mg/l
20
-
-
15
Cu
mg/l
2
2
1,8
16
Zn
mg/l
3
3
2,7
17
Mn
mg/l
1
0,5
0,45
18
Ni
mg/l
0,5
0,2
0,18
19
P hữu cơ
mg/l
1
-
-
20
P tổng
mg/l
6
4
3,6
21
Fe
mg/l
5
1
0,9
22
Tetracloetylen
mg/l
0,1
-
-
23
Sn
mg/l
1
10
9
24
Hg
mg/l
0,01
0,005
0,0045
25
N tổng
mg/l
70
20
18
26
Tricloetylen
mg/l
0,1
-
-
27
NH3
mg/l
10
-
-
28
Flo
mg/l
10
5
4,5
29
Phenol
mg/l
0,5
5
4,5
30
Lưu huỳnh
mg/l
0,5
5
4,5
31
Cyanua
mg/l
0,1
0,07
0,063
32
Coliform
MPN/100 ml
5.000
3.000
3.000
33
Tổng hoạt độ phóng xạ a
mg/l
0,1
0,1
0,1
34
Tổng hoạt độ phóng xạ b
mg/l
1
1
1

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

-     Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước tiếp nhận;
-     C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định (theo cột 4 Bảng 2.7);
-     Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải, ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương,… Đối với nguồn tiếp nhận là rạch Trảng Chừa, khi không có số liệu về lưu lượng dòng chảy áp dụng Kq = 0,9 (Điều 2.3.3, QCVN 40:2011/BTNMT);
-     Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải, ứng với lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải. Theo Bảng 4 Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf, với F = 10.000 (m3/24h) suy ra hệ số Kf = 1.

àCmax = C x 0,9 x 1 (mg/L).

Lưu ý: chỉ áp dụng Cmax = C (không áp hệ số Kq và Kf) đối với thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform,… (Điều 2.1.2, QCVN 40:2011/BTNMT).

4.3 TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC

4.3.1 Lựa chọn phương án thiết kế mạng lưới thoát nước

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn,…) và tính kinh tế, kỹ thuật cũng như yêu cầu vệ sinh môi trường của KCN Trảng Bàng, tiến hành phân tích, so sánh và lựa chọn HTTN và sơ đồ thoát nước.

So  sánh các ưu và nhược điểm cũng như điều kiện áp dụng hệ HTTN và sơ đồ thoát nước đã trình bày ở Chương 3, từ đó lựa chọn phương án thiết kế mạng lưới thoát nước cho KCN Trảng Bàng.

4.3.2 Tính toán mạng lưới thoát nước thải

Tính toán mạng lưới thoát nước thải gồm:

-     Lựa chọn phương pháp nối cống;
-     Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải;
-     Xác định lưu lượng tính toán của từng đoạn ống;
-     Tính toán thủy lực cho từng đoạn cống;
-     Thiết kế các công trình trên mạng lưới thoát nước thải.

4.3.3 Tính toán mạng lưới thoát nước mưa

Tính toán mạng lưới thoát nước mưa gồm:

-     Lựa chọn phương pháp nối cống;
-     Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa;
-     Xác định lưu lượng tính toán của từng đoạn ống;
-     Tính toán thủy lực cho từng đoạn cống;
-     Thiết kế các công trình trên mạng lưới thoát nước mưa.

4.3.4 Quản lý mạng lưới thoát nước

Kiểm tra mạng lưới thoát nước

Việc kiểm tra nhằm bảo đảm mạng lưới thoát nước làm việc bình thường. Công tác kiểm tra gồm:

-     Kiểm tra bên ngoài nhằm: xem xét tình hình làm việc của mạng lưới qua các giếng: nước có chảy không, cặn lắng một mặt dày là bao nhiêu, phát hiện chỗ sạt lỡ dọc đường ống và phát hiện nhánh thoát nước nối vào mạng lưới không hợp lý.
-     Kiểm tra kỹ thuật nhằm: xác định hư hỏng của đường ống và công trình: độ dốc, độ đầy của nước trong ống, mức độ cặn lắng, đặc tính nước thải (nhiệt độ, thành phần).

Làm sạch, thông tắc đường ống thoát nước

-     Làm sạch thường xuyên (làm sạch định kỳ) gồm 2 phương pháp làm sạch: phương pháp thủy lực và phương pháp cơ học;
-     Thông tắc để tránh các sự cố.

Sửa chữa mạng lưới thoát nước

Trong khi kiểm tra hoặc tẩy rửa phát hiện phải sửa chữa kịp thời để tránh các hư hỏng to. Sửa chữa mạng lưới thoát nước gồm:

-     Sửa chữa thường xuyên: (1) sửa chữa giếng (thay nắp, thang sắt bị gỉ, thành bị lún) và (2) sửa chữa thiết bị diuke;
-     Sửa chữa lớn: (1) thay thế toàn bộ mới và mở rộng giếng, (2) thay mới hoàn toàn một đoạn ống và (3) sửa chữa hoặc thay mới các thiết bị, công trình trên mạng lưới.




4.4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4.4.1 Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải

Dựa vào các thông số trình bày trong Bảng 4.1, ta thấy các chỉ tiêu cần xử lý tại nhà máy XLNT gồm: độ màu, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), chì, cadimi, crom (VI), crom (III), sắt, thủy ngân, mangan, tổng nitơ, tổng photpho, clo dư, flo, cyanua, amoni (tính theo N), dầu mỡ khoáng và coliform.

Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải công nghiệp là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch và có thể đưa nước thải sau khi xử lý vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng vào mục đích khác nhau. Các công đoạn xử lý thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải công nghiệp gồm: xử lý cơ học, xử lý hóa học, xử lý sinh học, khử trùng và xử lý bùn cặn. Kết hợp với ưu và nhược điểm của các phương pháp xử lý nước thải để đưa ra sơ đồ công nghệ xứ lý nước thải.

4.4.2 Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải

Tính toán các công trình xử lý nước thải đơn vị theo các phương án đã đề xuất bằng kiến thức đã học.

4.4.3 Quản lý công trình xử lý nước thải và khắc phục sự cố

Hệ thống xử lý nước thải có thể chấp nhận một cú sốc ở một mức độ nào đó mà không có tác động có hại đến hệ thống, nhưng nó không thể chịu được một chuỗi sốc một cách liên tục.

Trong quá trình vận hành nhiều yếu tố có thể thay đổi mà người vận hành không thể lường trước hoặc thậm chí không điều khiển được nhưng ngay sau khí phát hiện ra sự thay đổi bất thường đó người vận hành có thể bù lại bằng cách điều chỉnh các thông số vận hành.

Nếu hệ thống trở nên bị đảo lộn, trước khi thực hiện bất kỳ một thay đổi nào là kiểm tra số liệu vận hành của hệ thống. Những thay đổi trong hệ thống gồm:

-     Sự thay đổi lưu lượng và nồng độ dòng vào;
-     Sự thay đổi nhiệt độ;
-     Sự thay đổi trong phương thức lấy mẫu.

Sau khi xác định được nguyên nhân của sự thay đổi đó thì khó khăn của người vận hành là tiến hành hay không việc thay đổi các thống số vận hành và thay đổi thông số nào trước. Do đó, đây là lúc người vận hành hệ thống phải hiểu thấu đáo về công việc của mình mới đưa ra quyết định đúng đắn. Khi phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường thì những thay đổi nhỏ có thể cải thiện chất lượng nước đầu ra một cách nhanh chóng.

4.5 TÍNH TOÁN KINH TẾ

Sau khi đã tính toán thiết kế cho mỗi phương án, cần thiết tính toán kinh tế để tiện việc so sánh và lựa chọn phương án tối ưu nhất sau này.



Chương 5

SO SÁNH CÔNG NGHỆ, CHI PHÍ
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU


5.1 SO SÁNH CÔNG NGHỆ

Từ các công nghệ đề xuất và tính toán thiết kế cho KCN Trảng Bàng, ta so sánh ưu và nhược điểm cho mỗi phương án công nghệ.

5.2 SO SÁNH CHI PHÍ

Từ phần tính toán kinh tế cho các phương án đề xuất và tính toán thiết kế cho KCN Trảng Bàng, tiến hành  so sánh chi phí xây dựng và chi phí vận hành cho mỗi phương án.

5.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Từ các công nghệ đã đưa ra và qua tính toán chi phí, ta lựa chọn phương án tối ưu nhất về hiệu quả và kinh tế làm phương án thiết kế hệ thống thoát nước cho KCN Trảng Bàng.

Nội dung của Chương 4 và Chương 5 sẽ được trình bày chi tiết trong Khóa luận.






[1] Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh năm 2004.
[2] Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh năm 2004.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY