GVHD : GVC. TS Trần Thị Mỹ Diệu
SVTH:Trần Văn Sơn & Nguyễn Thị Tuyết Nhung
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG II
I. GIỚI THIỆU TỔNG
QUAN VỀ KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG II
1. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG II
Địa chỉ: Phường Bình Chiểu, Quận
Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tổng diện tích: 61,75 ha.
Chính thức hoạt động: 2001.
KCX cách trung tâm thành phố 15
km, phía đông bắc giáp khu dân cư dọc liên tỉnh lộ 43, Phía đông Nam giáp đường
Nam khu chế xuất, phía Tây Bắc và Tây Nam giáp đường Ngô Chí Quốc.
Đất xây dựng công trình công
nghiệp, chế xuất có diện tích lên tới 44,01 ha chiếm 71,27% , bố trí xây dựng
các công trình nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, kho, bãi. Khu vực xí nghiệp công
nghiệp và khu vực xí nghiệp chế xuất được tách biệt với nhau bởi hệ thống tường
rào và có kiểm soát của hải quan.
Đất xây dựng công trình kho, bãi:
0,26 ha chiếm 0,42%
Đất xây dựng trung tâm điều hành,
dịch vụ: 2,08 ha chiếm 3,37%
Đất xây dựng công trình đấu mối
hạ tầng kỹ thuật: 1,24 ha chiếm 2,01%
Đất xây dựng đường giao thông:
8,2 ha chiếm 13, 28%
Đất trồng cây xanh: 4,18 ha,
chiếm 6,77%
Đất xây dựng công trình nhà ở cho
chuyên gia và nơi lưu trú cho công nhân: 1,78 ha chiếm 2,88%.
Công ty liên doanh Sepzone Linh Trung đã bắt đầu khai thác khu chế xuất
Linh Trung II vào tháng 5 năm 2000. Khu II cách khu I khoảng 7 km, ở đây quy
hoạch thành một nửa là KCX và một nửa là KCN.
Đến nay khu Linh Trung II có 42 nhà đầu tư đến thuê đất và nhà xưởng tiêu
chuẩn, với tổng vốn đầu tư hơn 85 triệu, đã cho thuê lấp đầy diện tích, 42 nhà
đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 19 triệu
USD tạo cơ hội việc làm cho 17000 lao động. Sáu tháng đầu năm 2005, kim ngạch
xuất khẩu đạt 59,63 triệu USD. So với khu I, khu II cung cấp nhiều nhà xưởng
tiêu chuẩn xây sẵn cho nhà đầu tư hơn.
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TP.HCM
2.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22'– 106054' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Với
tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận
và 5 huyện với 322 phường - xã, thị trấn.
2.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Thành
phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng
sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông
sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
Vùng
cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông
bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình
10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình
(quận 9).
Vùng
thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và
các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới
1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng
trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ,
một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ
cao trung bình 5-10m.
Về
thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao
động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó
thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động
không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu
vực nội thành.
Mực
nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng
10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông
nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến
đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của
nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
2.3 Tình hình kinh tế, xã hội
Trong
quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm
kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về
quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp
và 44% dự án đầu
tư nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7.123.340 người (theo kết
quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93
người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người
chiếm 51,9%.
3. CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT TRONG
KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG II
Khu chế xuất bao gồm các cơ sở công nghiệp thông thường, sạch, không gây ô
nhiễm môi trường như: cơ khí, điện – điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất
khẩu, chế biến, vật liệu xây dựng...
Bảng 1. Các công ty
trong khu chế xuất Linh Trung II
STT
|
TÊN CÔNG TY
|
LOẠI HÌNH SẢN XUẤT
|
1
|
TNHH An Thái
|
Suất ăn công nghiệp
|
2
|
TNHH Build Up
|
Móc áo
|
3
|
TNHH Chung Va
|
Bao bì nhựa
|
4
|
TNHH D.I Limited
|
Đồ trang sức
|
5
|
TNHH DID
|
Linh kiện điện tử
|
6
|
TNHH Đại Nhân Hòa
|
Vận Chuyển CTR
|
7
|
TNHH E – Max
|
Linh kiện điện thoại
|
8
|
TNHH E – Won
|
Thêu
|
9
|
TNHH Kỹ Thuật Môi Trường
Fongtech
|
Thiết bị bảo vệ môi trường
|
10
|
TNHH CN Freetrend A
|
Giày và phụ kiện giày
|
11
|
TNHH Glentruan
|
Sản phẩm và linh kiện trang trí
nội thất
|
12
|
TNHH Goonam Vina
|
Cửa thép
|
13
|
TNHH Greystones Data System VN
|
Thiết bị điện tử, tin học
|
14
|
TNHH Guangken
|
Cao su tổng hợp
|
15
|
TNHH Iwasaki Electric VN
|
Dây điện
|
16
|
TNHH May Mặc Kin Hồng
|
Hàng may mặc
|
17
|
TNHH Logitem
|
Vận chuyển hàng hóa
|
18
|
TNHH Meinan
|
Dây điện đấu nối dùng trong CN
|
19
|
TNHH Miwon
|
Đóng gói bột ngọt, bột nêm
|
20
|
TNHH Bao Bì Giấy New Toyo
|
Giấy
|
21
|
TNHH Sản Xuất Bao Bì Packamex
|
Bao bì carton
|
22
|
TNHH Puratos
|
Đóng gói phụ gia, chế biến thực
phẩm
|
23
|
TNHH Quint Major Industrial
|
Hàng may mặc công nghiệp
|
24
|
TNHH Ricco
|
Đồ gỗ trang trí nội thất
|
25
|
TNHH Sade Vina Decollectage
|
Linh, phụ kiện viễn thông, ĐT
chính xác
|
26
|
TNHH Saigon Precision
|
Sản phẩm cơ khí chính xác
|
27
|
TNHH Saigon Metal
|
Linh kiện cơ khí cắt gọt chính
xác
|
28
|
TNHH Sap Vina
|
In trên vải, hàng may mặc
|
29
|
TNHH Sprinta
|
Hàng may mặc
|
30
|
TNHH Super Art
|
Hàng may mặc
|
31
|
TNHH Đài Phát
|
Dây thắng xe
|
32
|
TNHH Quốc Tế Tessinn
|
Dao công nghiệp
|
33
|
TNHH Theodore Alexander
|
Đồ gỗ trang trí nội thất
|
34
|
TNHH VDH Safes SG
|
Két sắt
|
35
|
TNHH Đá Xây Dựng Việt Nam
|
Các loại Đá Granite, đá hoa
cương
|
36
|
TNHH Vina Wood
|
Đồ gỗ trang trí nội thất
|
37
|
TNHH Wang Lih
|
Băng keo các loại
|
38
|
TNHH Yesum Vina
|
Hàng may mặc
|
39
|
TNHH YouYou Wings
|
Đồ gỗ trang trí nội thất
|
40
|
TNHH 99 Vina
|
Sản xuất, gia công hàng thêu
|
II. CÁC CƠ SỞ
LÝ THUYẾT PHỤC VỤ VIỆC THIẾT KẾ
Bảng 2. Tiêu chuẩn nước thải quy định của KCX Linh
Trung II
STT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Cột I
|
Cột II
|
|
Giá trị giới hạn
|
Tiêu chuẩn
|
Giá trị giới hạn
|
|||
1
|
Nhiệt độ
|
0C
|
45
|
B
|
40
|
2
|
pH
|
_
|
5-9
|
B
|
5,5-9
|
3
|
Màu
|
Co - Pt
|
50
|
B
|
70
|
4
|
BOD5 (
20oC)
|
mg/l
|
500
|
B
|
50
|
5
|
COD
|
mg/l
|
800
|
B
|
100
|
6
|
SS
|
mg/l
|
300
|
B
|
100
|
7
|
Arsen
|
mg/l
|
0,1
|
B
|
0,1
|
8
|
Cd
|
mg/l
|
0,02
|
B
|
0,02
|
9
|
Pb
|
mg/l
|
0,5
|
B
|
0,5
|
10
|
Chlorine
|
mg/l
|
5
|
B
|
2
|
11
|
Cr(VI)
|
mg/l
|
0,1
|
B
|
0,1
|
12
|
Cr(III)
|
mg/l
|
1
|
B
|
1
|
13
|
Dầu động thực vật
|
mg/l
|
30
|
B
|
20
|
14
|
Dầu mỡ khoáng
|
mg/l
|
5
|
B
|
5
|
15
|
Cu
|
mg/l
|
1
|
B
|
1
|
16
|
Zn
|
mg/l
|
2
|
B
|
3
|
17
|
Mn
|
mg/l
|
1
|
B
|
1
|
18
|
Ni
|
mg/l
|
1
|
B
|
0,5
|
19
|
P hữu cơ
|
mg/l
|
0,5
|
B
|
0,5
|
20
|
P tổng
|
mg/l
|
6
|
B
|
6
|
21
|
Fe tổng
|
mg/l
|
5
|
B
|
5
|
22
|
Tetracloetylen
|
mg/l
|
0,1
|
B
|
0,1
|
23
|
Sn
|
mg/l
|
1
|
B
|
1
|
24
|
Hg
|
mg/l
|
0,005
|
B
|
0,01
|
25
|
N tổng
|
mg/l
|
60
|
B
|
30
|
26
|
Tricloetylen
|
mg/l
|
0,3
|
B
|
0,3
|
27
|
Amoniac
|
mg/l
|
10
|
B
|
10
|
28
|
Flo
|
mg/l
|
5
|
B
|
10
|
29
|
Phenol
|
mg/l
|
0,05
|
B
|
0,05
|
30
|
S
|
mg/l
|
0,5
|
B
|
0,5
|
31
|
CN
|
mg/l
|
0,1
|
B
|
0,1
|
32
|
Coliform
|
MNP/100ml
|
10000
|
B
|
5000
|
33
|
Tổng hoạt độ phóng
xạ a
|
Bg/l
|
0,1
|
B
|
0,1
|
34
|
Tổng hoạt độ phóng
xạ b
|
Bg/l
|
1
|
B
|
1
|
Ghi chú:
Cột I : Giới hạn xả nước thải của doanh nghiệp đang hoạt động
Cột II : Giới hạn xả thải nước thải NMXLNT tập trung KCX Linh Trung II
Bộ tiêu chuẩn Xả thải nước thải trên được xây dựng dựa trên Bộ Tiêu Chuẩn
QCVN 24:2009/BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường.
III. TỔNG
QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1 Phương
pháp cơ học
Để tách các hạt lơ
lửng ra khỏi nước thải,thường người
ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ. Việc
lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích
thước hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng
nước thải và mức độ
làm sạch
cần thiết.
Phương
pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất
không hoà tan có trong nước thải
và giảm BOD đến 30%.
Để tăng
hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể
dùng biện pháp làm thoáng sơ
bộ…Hiệu
quả xử lý có thể lên tới 75% chất lơ lửng
và 40%÷ 50% BOD.
Quá trình xử lý cơ
học hay còn gọi
là quá trình tiền xử lý thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của qui trình
xử lý.Tùy vào kích thước, tính chất hóa lí,hàm lượng
cặn lơ lửng, lưu lượng
nước thải và mức độ làm sạch
cần thiết mà ta sử dụng một
trongcác quá trình sau: lọc
qua song chắn ráchoặc
lướichắn rác, lắng dưới tác dụng
của lực li tâm,trọng trường
và lọc.Các
công trình xử lý: song chắn rác, bể
lắng cát, bể tách dầu,
bể lắng (đợt1),lọc…
Ưu điểm: đơn giản,
chi phí thấp, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao.
Bảng 3. Các công trình xử
lý cơ học
Công trình
|
Áp dụng
|
Song
chắn rác
|
Tách
các chất rắn thô và có thể
lắng.
|
Lưới chắn rác
|
Tách
các chất rắn có kích thước
nhỏ hơn.
|
Nghiền
rác
|
Nghiền
các chất rắn thô đến
kích thước nhỏ hơn, đồng
nhất.
|
Bể
điều hòa
|
Điều
hòa lưu lượng và nồng độ (tải trọng BOD,SS)
|
Khuấy trộn
|
Khuấy trộn
hóa chấtvàchất khí
với nước thải, giữ cặn lắng
ở trạng thái
lơ lửng.
|
Tạo
bông
|
Giúp
cho việc tậphợp các hạt cặn
nhỏ thành các hạt cặn
lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực.
|
Lắng
|
Tách
các cặn lắng và nén bùn.
|
Tuyển
nổi
|
Tách
các hạt cặn nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng
xấp xỉ tỷ
trọng của nước, hoặc sử
dụng để nén bùn sinh học.
|
Lọc
|
Tách
các hạt cặn còn lại
sau xử lý sinh học, hóa
học.
|
Màng
lọc
|
Tương
tự như quá trình lọc. Tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định.
|
Vận
chuyển khí
|
Bổ
sung và tách khí.
|
3.2 Phương
pháp hoá học
Dựa vào các phản ứng
hóa học giữa các chất ô nhiễm và hóa
chất thêm vào.
Các phương pháp xử lý hóa học gồm có:
oxy hóa khử, trung hòa - kết tủa hoặc
phản ứng phân hủy các chất độ chại.
Bảng 4. Áp dụng các quá trình hoá học
trong xử lý nước thải (Metcalf&Eddy,1991)
Quá trình
|
Áp dụng
|
Trung
hoà
|
Đưa pH của
nước thải về khoảng 6,5–8,5 thích
hợp cho công đoạn xử lý tiếp theo.
|
Kết
tủa
|
Tách
phospho và nâng cao hiệu quả
của việc tách cặn lơ
lửng ở bể lắng đợt 1.
|
Hấpphụ
|
Tách các chất
hữu cơ không được xử
lý bằng phương pháp
hoá học
thông thường hoặc bằng
phương pháp sinh học. Nó cũng được sử dụng để tách kim
loại nặng, khử Chlorine của nước thải
trước
khi xả vào nguồn.
|
Khử
trùng bằng Chlorine
|
Phá
huỷ chọn lọc các vi sinh vật
gây bệnh. Chlorine là loại
hoá chất được
sử dụng rộng rãi nhất.
|
Khử
chlorine
|
Tách
lượng chlor dư còn lại sau quá trình chlor hoá.
|
Khử
trùng bằng
ClO2/BrCl2/Ozone/UV
|
Phá
huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
|
Ưuđiểm: hiệu quả xử
lý cao, thường được dùng trong các hệ thống xử lý nước khép
kín.
Nhược điểm: chi phí vận hành cao, không
thích hợp cho các hệ thống xử lý
nước thải có
quy
mô lớn.
3.3 Phương
pháp hoá lý
Áp dụng
các quá trình vật lý và hóa học để đưa
vào nước thải chất phản ứng
nào đó để gây tác động
đến các chất ô nhiễm nhằm biến
đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn
hoặc chất hòa tan nhưng không độc
hại hoặc không gây ô nhiễm
môi trường.
Các phương pháp hóa lý bao gồm: keo tụ, tạo bông, tuyển nổi,
trao đổi
ion, đông tụ, hấp phụ, thấm
lọc ngược và siêu lọc…
Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc
lập hoặc xử lý cùng với các phương
pháp cơ học, hóa học, sinh học.
3.4 Phương pháp sinh học
Xử lý bằng phương
pháp sinh học là việc sử dụng khả năng sống
và hoạt động của vi sinh vật để khoáng
hoá các chất bẩn hữu cơ trong
nước thải thành các chất vô
cơ, các chất khí đơn giản và nước.
Các vi sinh vật sử dụng một số hợp chất hữu
cơ và một số khoáng chất
làm nguồn dinh dưỡng
và tạo
ra năng lượng. Trong quá trình
dinh dưỡng chúng nhận được các chất
làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng
và sinh sản nên khối lượng
sinh khối được tăng lên.
Phương pháp sinh
học thường được sử dụng để làm
sạch hoàn toàn các loại nước
thải có chứa các chất hữu
cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương
pháp này thường dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải
bằng các quá trình đã trình bày ở phần
trên. Đối với các chất vô cơ chứa
trong nước thải thì phương pháp
này dùng
để khử sulfide, muối amoni,
nitrate
– tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn
toàn. Sản phẩm cuối cùng
của quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí CO2,
N2, nước, ion sulfate, sinhkhối....
IV. SỰ CỐ TRONG HỆ
THỐNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
4.1 Phương án kiểm tra bất kỳ
khi có sự cố
Khi phát hiện màu, mùi và một số
chỉ tiêu có dấu hiệu khác thường tại bể thu nước thải đầu vào (pH giảm, độ dẫn
điện tăng, chỉ tiêu kim loại nặng tăng) hoặc các thông số hoạt động của bể SBR
thay đổi (bùn lắng kém, màu sắc thay đổi, MLSS giảm, DO quá cao hay quá thấp,
chỉ số đầu ra cao, . . .) thì phải tiến hành kiểm tra.
Trình tự kiểm tra:
ü
Xác định nguyên nhân gây ra những dấu hiệu bất
thường (màu, mùi).
ü
Phân tích một số chỉ tiêu nghi ngờ trong phòng
thí nghiệm bằng các thiết bị đo pH, độ dẫn điện, máy Hach, . . .
ü
Khoanh vùng các nhà máy, kiểm tra các hố ga
chính của từng khu vực, kiểm tra các hố ga của nhà máy nghi ngờ theo đặc thù
nước thải của từng nhà máy.
Thời gian kiểm tra bất kì trong
ngày.
4.2 Các giải pháp cho từng
trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp
pH đầu vào nhỏ hơn hay bằng 6 thì
phải tiến hành bổ sung thêm NaOH tại bể cân bằng để nâng pH lên 7 hoặc dự trữ
tại bể để pha loãng bớt.
pH đầu vào lớn
hơn hay bằng 9 thì cần phải pha loãng tại bể cân bằng hoặc phải bổ sung thêm
acid để giảm pH xuống 7.
Nếu chỉ tiêu độ
dẫn điện cao trên 1mS/cm và màu, mùi nước có những dấu hiệu bất thường thì phải
tiến hành cho ngưng nước đầu vào và phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng
nghi ngờ.
Khi nhà máy có
nước thải vượt tiêu chuẩn, sau khi kiểm tra, Sepzone Linh Trung sẽ lập biên bản
yêu cầu phải có biện pháp xử lý trong vòng 30 ngày, nếu tái phạm lần thứ 3 sẽ
không cho đưa nước thải vào hệ thống xử lý nước thải của toàn khu.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
v Kết luận
Ưu điểm:
Ø Nhà máy xử lý nước thải
hoạt động với công suất lớn, hiệu quả xử lý cao, tạo uy tín lớn thúc đẩy sự
phát triển của khu chế xuất Linh Trung
Ø Quy trình xử lý của nhà
máy khá hoàn chỉnh vì được điều khiển hoàn toàn tự động nhờ vào việc sử dụng
máy điều khiển khả năng lập trình PLC ở nhà máy xử lý nước thải, đồng thời có
thể điều chỉnh vận hành bằng tay khi sửa chữa.
Ø Thực hiện đầy đủ công
tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.
Ø Nước thải đầu ra luôn đạt
tiêu chuẩn theo đúng quy định.
Nhược điểm:
Ø Công tác kiểm tra kiểm soát cũng như mức phạt
cho các hành vi vi phạm vẫn chưa cao dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp xã
nước thải công nghiệp vào hệ thống thoát nước mưa hay xã vào hệ thống xử lý nước
thải tập trung của toàn khu mà vẫn chưa qua xử lý cục bộ làm gây ảnh hưởng đến
chất lượng nước đầu ra
v Kiến nghị
Ø Nên xây dựng một bể nuôi
cấy vi sinh riêng để không ảnh hưởng đến quá trình xử lý khi gặp sự cố
Ø Cần đặt các đầu đo pH,
DO tự động ở bể thu gom, bể SBR để có phương án giải quyết kịp thời khi đặc
tính đầu vào nước thải thay đổi
Ø Nên trang bị máy phát điện
để hoạt động của hệ thống không bị gián đoạn khi cúp điện.
Ø Cần xây dựng thêm bể chứa
bùn vì hàm lượng bùn trong bể SBR tương đối lớn ảnh hưởng. đến hiệu quả xử lý.
Ø Cần nâng cao ý thức
trách nhiệm trong việc xử lý nước thải cục bộ tại mỗi xí nghiệp. Tuyên dương những
xí nghiệp chấp hành tốt cũng như nghiêm khắc xử phạt những xí nghiệp xả trộm nước
thải vào hệ thống cống chung.
Đăng nhận xét