Thiết kế hệ thống thoát nước cho KCN Mỹ Phước.


SVTH: NGUYỄN TUẤN DUY & NGUYỄN THANH PHƯƠNG
GVHD: TS.GVC. TRẦN THỊ MỸ DIỆU


Đề tài: Thiết kế hệ thống thoát nước cho Khu công nghiệp 

Mỹ phước – Huyện Bến Cát – Tỉnh Bình Dương.


1.TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lí
- Vị trí địa lý: Xã Thới Hòa, Xã Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

+ Nằm trong khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng tàu, Long An, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai), cách TP. Hồ Chí Minh 45 Km và thị xã Thủ Dầu Một 14 Km về phía Bắc, KCN MP có một vị trí địa lý tiện lợi với các ưu điểm:

+ Mỹ Phước cận với cảng biển, sân bay quốc tế, các trung tâm dịch vụ thương mại tại Tp. Hồ Chí Minh (60 phút đi xe), cách Tân Cảng 32 km, cụm cảng Sài Gòn, VICT, ICD Phước Long 42 Km và cách sân bay Tân Sân Nhất 42 Km.

+ Tiếp giáp với Quốc lộ 13 đã được nâng cấp và mở rộng 06 làn xe là tuyến đường huyết mạch giao thông chính nối liền với các Tỉnh lân cận cũng như tỏa đi các trục giao thông chính của cả nước.


+ Nằm tại giao điểm của 02 đơn vị hành chánh quan trọng của Tỉnh Bình Dương: Thị xã Thủ Dầu Một và Huyện Bến Cát (Bán kính 14 Km). Đặc điểm dân cư có khoảng 200.000 người ở tuổi lao động và có từ 5000 – 7.000 học sinh tốt nghiệp PTTH hàng năm. Ban Quản Lý KCN đảm bảo giới thiệu, cung cấp cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty có thể tuyển dụng một lực lượng lao động tốt nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.



1.1.2 Khí hậu – thủy văn

-Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

-Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần.

-Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000 mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3 mm.

-Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.

1.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng

Mỹ Phước có đặc điểm điều kiện đất nền cứng (Không cần gia cố nền móng), độ cao 30-35 m với mực nước biển sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm khoảng 30% chi phi xây dựng.

1.2 Cơ sở hạ tầng
1.2.1 Hệ thống đường giao thông.

+ Hệ thống giao thông được thiết kế đặc biệt với những mảng xanh rộng 50 m ngăn cách giữa khu công nghiệp và khu dân cư.


+ Hệ thống đường nội bộ khu công nghiệp phân tách với đường nội bộ khu dân cư.


1.2.2 Đô thị, dịch vụ

Ngoài các tiện ích chính phục vụ cho hoạt động tại khu công nghiệp như điện, nước, viễn thông, môi trường. Khu công nghiệp Mỹ Phước còn đảm bảo các tiện ích khác nhằm phục vụ cho đời sống của cán bộ và công nhân viên làm việc tại đây. Bao gồm: Trung tâm thương mại , trạm y tế, trường học, giao thông, trung tâm thể thao, nhà liên kế…
+ Đường nội bộ: Toàn bộ hệ thống đường nội bộ rộng 25m (Mặt nhựa rộng 15 m và mỗi bên hành lang rộng 5 m) với tải trọng chịu lực tới 40 -60 tấn/01 xe tải.
Điện: điện lưới quốc gia cung cấp từ 02 tuyến Tân Định-Mỹ Phước và Bến Cát-Mỹ Phước (22KV) cung cấp tới ranh giới các lô đất. Công xuất trạm: 126 MVA (Giai đoạn 1), 200 MVA (Giai đoạn 2) & 500 MVA (Giai đoạn 3)
+ Nước : nước sạch được xử lý theo tiêu chuẩn WHO công suất 12,000 m3/ngày (Giai đoạn I), phát triển 30,000 m3 /ngày (Giai đoạn II) và 120,000 m3/ngày (Giai đoạn III)  cung cấp tới ranh giới các lô đất.
+ Bưu chính viễn thông: đường dây điện thoại lắp đặt sẳn tới ranh giới các lô đất và cung cấp đầy đủ theo nhu cầu khách hàng, không giới hạn số lượng. Hệ thống cáp quang có thể nối kết với các ứng dụng viễn thông băng tầng rộng (ADSL) và hệ thống kênh thuê riêng (Lease Line)
+ Nhà máy xử lý nước thải (Xử lý từ loại B sang A) với công xuất 8,000 m3 /ngày/đêm. Phòng cháy chửa cháy: Đội phòng cháy chửa cháy chuyên nghiệp tại khu công nghiệp. Hệ thống vòi cung cấp nước dọc các trục đường nội bộ. Lực lượng bảo vệ KCN 24/24 được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và chống bạo động.

1.2.3 Vốn đầu tư.

-Tổng vốn đầu tư CSHT được duyệt: 223.700 triệu VNĐ.

-Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 201.300 triệu VNĐ, đạt 90 %.

-San lắp mặt bằng, giải tỏa, đền bù: 70.967 triệu VNĐ, đạt 91 %.

-Giao thông: 32.977 triệu VNĐ, đạt 115 %.

-Cấp điện: 3.578 triệu VNĐ, đạt 156 %.

-Thoát nước mưa: 14.507 triệu VNĐ, đạt 128 %.

-Cấp nước: 5.286 triệu VNĐ, đạt 143 %.

-Cây xanh: 8.635 triệu VNĐ, đạt 202 %.

-Xử lý nước thải: 59.285 triệu VNĐ, đạt 171 %.

-Chi phí khác: 6.066 triệu VNĐ, đạt 10 %.

-Thu hút đầu tư: Đã cho thuê đất: 236/267ha, đạt tỉ lệ: 88%.

1.3 Hiện trạng khu công nghiệp

1.3.1 Quá trình hoạt đông và phát triển

Khu công nghiệp Mỹ Phước được thành lập vào ngày 12/06/2002, tọa lạc ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, một trong các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của cả nước.
Nằm trên tuyến giao thông chính (quốc lộ 13) thuộc huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, khu công nghiệp Mỹ Phước (bao gồm Mỹ Phước 1,2,3, Thới Hòa – Mỹ Phước 4, Bàu Bàng – Mỹ Phước 5) có tổng diện tích 6.200 ha (3.000 ha đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ 3.200 ha). Đây là khu công nghiệp kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được xây dựng theo hướng chú trọng đến bảo vệ môi trường, tạo ra công viên công nghiệp xanh, sạch theo mô hình thành phố công nghiệp, đô thị hiện đại nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững ở phía Bắc tỉnh Bình Dương.

1.3.2 Các ngành nghề sản xuất, hoạt động chính.

Hiện nay, khu công nghiệp Mỹ Phước đã triển khai đến giai đoạn 5 và đã thu hút 380 dự án đầu tư của 24 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn ước tính đạt gần 2,8 tỉ USD. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ đầu tư cao ở khu công nghiệp Mỹ Phước là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, may mặc, các ngành công nghiệp phụ trợ,…

1.3.3 Hiện trạng mạng lưới thoát nước và xử lí nước thải

-Hệ thống cấp thoát nước tại khu công nghiệp được đầu tư hoàn chỉnh với hệ thống ống đường kính từ d=27 đến d=800 tạo thành mạch vòng cấp nước khép kín toàn khu, dẫn thẳng đến từng nhà máy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ áp lực và lưu lượng với công suất cung cấp nước khoảng 80.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra khu công nghiệp còn có Trạm bơm tăng áp, 2 bồn chứa ở mỗi khu và gần 300 họng cứu hỏa..

-Hệ thống xử lí nước thải: nhà máy xử lí nước thải tập trung đang hoạt động gồm 2 module với tổng công suất 8000 m3/ngđ, tiếp nhận xử lí nước thải sinh hoạt và sản xuất cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu. Nước thải sau xử lí đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột A (kf=0.9; kq=0.9) được thải ra sông Thị Tính…

2.TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP

2.1 Tổng quan về nước thải của khu công nghiệp

2.1.1 Nguồn gốc lưu lượng nước thải

-Nước thải công nghiệp là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc loại hình công nghiệp.
-Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
-Có hai loại nước thải công nghiệp: nước thải công nghiệp quy ước sạch và loại nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ.
-Hầu hết tất cả nước thải của các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp đều được xử lí sơ bộ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B trước khi đưa vào nhà máy xử lí nước thải tập trung để tiếp tục xử lí đạt tiêu chuẩn loại A trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

2.1.2 Thành phần đặc tính nước thải

Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ ( N,P…), vô cơ và vi sinh vật.
Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm khoảng 40-60%), hydrat cacbon (25-50%), các chất béo, dầu mỡ (10%).
Ngoài ra còn có các chất hữu cơ tổng hợp: chất hoạt tính bề mặt điển hình như chất tẩy rửa.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các axit, bazơ, dầu, khoáng…

2.2 Tổng quan về mạng lưới thoát nước

2.2.1 khái niệm và các bộ phận hệ thống thoát nước

- Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn.

- Hệ thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau: Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà; Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà; Trạm bơm và ống dẫn áp lực; Công trình xử lý; Cống và miệng xả nước vào nguồn.

2.2.2 Phân loại và đặc điểm hệ thống thoát nước.

- Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển nước thải sinh hoạt chung hay riêng ta có thể phân loại hệ thống thoát nước như sau:

- Hệ thống thoát nước chung: hệ thống thoát nước chung là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến các công trình xử lý.
+Ưu điêm: Đảm bảo tốt về mặt vệ sinh; Chiều dài mạng lưới giảm 30% - 40% so với hệ thống riêng rẽ hoàn toàn; Chi phí quản lý giảm 15 – 20% đối với nhà cao tầng, khu đô thị gần nguồn nước lớn.
+Nhược điểm: Không thích hợp với khu nhà thấp tầng và phân tán; Công tác quản lý, điều phối trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn; Đường kính ống lớn, làm việc vào mùa khô lãng phí; Tốn nhiều chi phí đầu tư xây dựng.

+Áp dụng: Đô thị xây dựng nhà nhiều tầng; Nguồn nước dòng chảy mạnh, cho phép xả nước mưa và nước mặt; Số lượng bơm hạn chế và áp lực thấp; Cường độ q20 < 80 l/s.ha.

-Hệ thống thoát nước riêng: Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt dùng để: vận chuyển nước bẩn nhiều (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) xả vào hệ thống xử lý và vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa nước thải sản xuất ít nhiễm bẩn) xả thẳng vào nguồn nhận.

+Ưu điểm: Kích thước đường ống nhỏ; Có lợi hơn so với hệ thống thoát nước chung về mặt xây dựng và quản lý; Chế độ làm việc của hệ thống ổn định; Hiệu quả xử lý cao; Giảm vốn đầu tư xây dựng ban đầu.

+Nhược điểm: Nếu nước thải sản xuất có chứa chất độc hại phải dẫn qua một hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Tồn tại hai hay nhiều mạng lưới trong đô thị; Kém vệ sinh hơn hệ thống thoát nước chung.

+Áp dụng: Đô thị lớn và tiện nghi, xí nghiệp, khu công nghiệp; Theo điều kiện địa hình phải xây dựng nhiều trạm bơm (> 3 trạm bơm) khu vực; Cường độ mưa q20 > 80 l/s.ha; Cần thiết phải xử lý sinh hóa nước mặt.

-Hệ thống thoát nước riêng một nửa;
+Là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của hệ thống thoát nước chung và riêng;

+Gồm hai hệ thống:  thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất;  thoát nước mưa.

+Sử dụng công trình giếng thu nước mưa để thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn;

+Phạm vi áp dụng: Đô thị có dân số > 50.000 người; Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy; Những nơi có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội; Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước thải mang vào.

-Hệ thống thoát nước hỗn hợp.
+ Hệ thống thoát nước hỗn hợp là sự kết hợp của các loại hệ thống trên; thường dùng cho việc cải tạo, mở rộng hệ thống sẵn có.
+Thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng, khi xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước trong các thành phố lớn (dân số > 100.000 người) có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.

2.2.3 Lựa chọn, thiết lập sơ đồ hệ thống thoát nước
-Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào: Tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống; Điều kiện địa phương; Tính kỹ thuật, kinh tế và yêu cầu vệ sinh môi trường
-Thiết lập sơ đồ hệ thống thoát nước
+ Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện địa hình; Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn; Mức độ phát triển của địa bàn quy hoạch (khu dân cư, khu công nghiệp,…) hiện tại và tương lai; Vị trí đặt công trình xử lý và xả nước thải.
+ Tùy theo địa hình, sơ đồ tổng quát thoát nước có thể biểu diễn dưới dạng: sơ đồ thẳng góc, sơ đồ giao nhau, sơ đồ phân vùng, sơ đồ không tập trung, sơ đồ tập trung…

2.2.4        Điều kiện tiếp nhận nước thải

- Khả năng tiếp thu nhận các loại nước thải khác nhau vào mạng lưới của hệ thống thoát nước riêng hoặc chung được xác định bởi thành phần nhiễm bẩn và lợi ích của việc xử lí chung có tính đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và vệ sinh.

- Nước thải sản xuất chỉ được phép xả vào mạng lưới hệ thống thoát nước riêng hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như:
+Không chứa những chất ăn mòn;
+Không chứa những chất dễ tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành hỗn hợp dễ gây nổ, cháy;
+Nhiệt độ không vượt quá 400C;
+Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải;
+Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phải đảm bảo giá trị pH = 6,5 – 8,5.
-Các loại rác, thức ăn trong gia đình chỉ được xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3 – 5 mm, và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác: 8 nước.

2.2.5 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước.

-Nguyên tắc vạch tuyến:
+Phải phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước (riêng, chung,…);
+Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất, tốt nhất là tự chảy;
+Phù hợp với điều kiện địa phương;
+Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy hoạch (thành phố, khu công nghiệp,…);
+Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập trung lớn: khu công nghiệp, nhà máy…

-Trình tự vạch tuyến:
+Chia diện tích thoát nước thành các lưu vực
+Xác đinh vị trí trạm xử lí
+Vạch tuyến cống góp chính
+Vạch tuyến ống thoát nước lưu vực
+Vạch tuyến ống thoát nước đường phố.
-Một vài điểm lưu ý khi vạch tuyến:
+ Không nên vạch tuyến mạng lưới thoát nước giao nhau với các dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
+Không nên vạch tuyến mạng lưới thoát nước dưới lòng đường có mật độ giao thông cao;
+Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến (sơ đồ phân khối, sơ đồ kiểu xuyên tâm),… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.

2.2.5        Cơ sở kĩ thuật, quản lí mạng lưới thoát nước.

Để mạng lưới thoát nước làm việc được bình thường, đạt hiệu quả kinh tế, cần có tổ chức quản lý nhằm khai thác và kinh doanh tốt. Nhiệm vụ của tổ chức quản lí bao gồm:
-Nghiệm thu và kiểm tra các mạng lưới được xây dựng để đưa vào sử dụng, kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới xây dựng mạng lưới.
-Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử dụng ở tất cả các công trình nối vào mạng lưới thoát nước.
-Kiểm tra tình trạng kỹ thuật tất cả các công trình trên mạng lưới theo từng thời kỳ, kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa.
-Tiến hành cọ rửa mạng lưới.
-Loại trừ những trường hợp cống bị tắc.
-Tiến hành sửa chữa kỹ thuật và sửa chữa lớn các công trình trên mạng lưới.
-Thực hiện nguyên tắc về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn
Tất cả các biện pháp này được thực hiện do một tổ chức thực hiện do một tổ chức quản lý đảm nhiệm (như công ty, phòng, ban…) Trong tổ chức do có đầy đủ nhân viên phục vụ, các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, vật liệu…

2.3      Tổng quan về xử lí nước thải

Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lí bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lí nước thải được chia thành các phương pháp dưới đây:

2.3.1 Phương pháp xử lí nước thải

Phương pháp cơ học: trong phương pháp này các lực vật lí như trọng trường, ly tâm được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. phương pháp xử lí lí học thường đơn giản, rẻ tiền có hiệu quả xử lí chất lơ lửng cao.

Phương pháp hóa học – hóa lí: phương pháp này sử dụng các phản ứng hóa học để xử lí nước thải. các công trình xử lí hóa học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học. Mặc dù có hiệu quả cao, nhưng phương pháp xử lí hóa học thường đắt tiền và đặc biệt thường tạo thành các sản phẩm phụ độc hại.

Phương pháp sinh học: với việc phân tích và kiểm soát môi trường thích hợp, hầu hết các loại nước thải đều có thể xử lí bằng phương pháp sinh học. Mục đích xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học là keo tụ và tách các loại keo không lắng và ổn định (phân hủy) các chất hữu cơ nhờ sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí hoặc kị khí. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học thường là các chất khí, các chất vô cơ và tế bào mới….

2.3.2 Phương pháp khử trùng nước thải

Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.

2.3.3 Phương pháp xử lí cặn trong nước thải.

Các thiết bị dùng để xử lí bao gồm: bể cô đặc cặn, bể ổn định cặn hiếu khí, bể ổn định cặn yếm khí (bể metan), hồ cô đặc và ổn định yếm khí, sân phơi bùn làm khô cặn, làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải, thiết bị lọc khung bản…

3.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP

3.1 Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước
Các bước thực hiện:
-Xác định lưu lượng nước thải
-Phân tích, lựa chọn hệ thống thoát nước.
-Tính toán các công trình thuộc mạng lưới thoát nước
-Tính toán kinh tế, tối ưu hóa chi phí
-Nguyên lí vận hành và bảo trì

3.2 Tính toán thiết kế các công trình xử lí nước thải.
Các bước thực hiện:
-Xác định lương lượng, thành phần và đặc tính nước thải.
-Phân tích lựa chọn công nghệ xử lí nước thải
-Tính toán các công trình xử lí nước thải
-Tính toán kinh tế, tối ưu hóa chi phí
-Nguyên lí vận hành và bảo trì

4.HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ ĐẦU TƯ

4.1 Hoàn thiện thiết kế hệ thống thoát nước
- Hoàn thiện tính toán các công trình: trong mạng lưới thoát nước và các công trình xử lí nước thải. Kiểm tra lại các kết quả tính toán để cho kết quả chính xác nhất.
- Hoàn thiện bản vẽ chi tiết các công trình: các bản vẽ phải được hoàn thiện một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác, để phục vụ cho việc thi công thực tế sau này.

4.2 Rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm
- Khả năng giao tiếp, tính kỉ luật: học hỏi được khả năng giao tiếp và tính kỉ luật trong quá trình tiếp xúc và làm việc thực tế với các cán bộ, công nhân viên chức và các nhà quản lí của khu công nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại: tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào việc xử lí nước thải, để nâng cao hiệu quả xử lí, nâng cao hiệu quả làm việc…
- Bảo trì, khắc phục sự cố: qua quá trình thực tập có thể học hỏi thêm một số kĩ năng cần thiết khi vận hành, bảo trì, khắc phục sự cố cho một công trình, sử dụng làm kinh nghiệm và phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp sau này…



Share this article :

+ nhận xét + 2 nhận xét

lúc 18:49 23 tháng 12, 2012

ủa tao sống ở BD nhỏ giờ đâu có nghe huyện Bàu Cát ta, Bến cát thì có

lúc 01:44 14 tháng 11, 2016

bài viết hay lắm. cảm ơn bạn nhé
---------------------------------maybaogocu-----------------------------------------------
Bán máy bào gỗ đã qua sử dụng tốt nhất tại tphcm

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY