GVHD : GVC. Ts Huỳnh Ngọc Phương Mai
SVTH: Trần Thanh Duy & Trần Duy Tiến
1. VỊ TRÍ ĐỊA
LÝ
- Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 15 km;
- Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 25 km;
- Cách cảng Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh 15 km;
- Có
diện tích thuộc giai đoạn 2 là 597 ha.
2. CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
- Tổng diện tích: 311,4 ha (giai đoạn 1) và 597 ha (giai đoạn 2)
- Tỷ lệ đất lấp đầy: 91,61% (giai đoạn 1) và 6% (giai đoạn 2)
- Diện tích đất sẵng sàng cho thuê: 19,43 ha (giai đoạn 1) và 24,9 ha (giai đoạn
2)
- Giao thông: Đường giao thông nội bộ hoàn chỉnh, cao nền 1,8m so với độ chuẩn quốc
gia và hệ số nén chặt k = 0,85
- Xử lý nước thải: công suất hiện tại là 3000 m3 /ngày, hiện đang xây dựng
module 2 với công suất 6000 m3 / ngày
3. Quá trình hoạt động và phát triển
- Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước chính
thức được thành lập vào tháng 6/2007 từ một bộ phận trực thuộc dự án KCN Hiệp
Phước của Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận.
- KCN Hiệp Phước có tổng diện tích quy hoạch là
2.000 ha, được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 – 311,4ha (đã được chuyển đổi thành
công ty Cổ phần Khu Công nghiệp hiệp Phước)
Giai đoạn 2 – 597ha
Giai đoạn 3 – hơn 1.000ha
4. KHÁI NIỆM
VÀ CÁC BỘ PHẬN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
- Hệ
thống thoát nước là một tập hợp những công trình, thiết bị nhằm thu gom, vận
chuyển và xử lý nước thải đạt thieu trước khi xả ra nguồn.
- Hệ
thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau:
+ Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà;
+ Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà;
+ Trạm bơm và ống dẫn áp lực;
+ Công trình xử lý;
+ Cống và miệng xả nước vào nguồn.
5. KHÁI NIỆM MẠNG
LƯỚI THOÁT NƯỚC BÊN NGOÀI NHÀ
- Mạng
lưới thoát nước bên ngoài nhà là hệ thống cống ngầm và mương lộ thiên dùng để dẫn
nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm xử lý hay ra sông hồ.
- Mạng
lưới thoát nước bên ngoài nhà có thể là:
+ Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một
nhà);
+ Mạng lưới thoát nước tiểu khu, nhận tất
cả nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới đường phố;
+ Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp
công nghiệp;
+ Mạng lưới thoát nước đường phố (ngoài phố),
xây dựng dọc theo các đường phố và thu nhận nước thải từ các mạng lưới trong
nhà, tiểu khu, thường dẫn nước bằng tự chảy.
6. PHÂN LOẠI
VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
- Hệ
thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật
để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển NTSH chung hay riêng ta có thể
phân loại HTTN như sau:
+ Hệ thống thoát nước chung.
+Hệ thống thoát nước riêng.
+ Hệ thống thoát nước riêng một nửa.
+ Hệ thống thoát nước hỗn hợp.
7. HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CHUNG
- HTTN chung là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (NTSH, NTSX, Nước
mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến các công trình xử lý.
8. HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC RIÊNG
-
Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt dùng để: vận chuyển nước bẩn
nhiều (NTSH, NTSX) xả vào hệ thống xử lý và vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước
mưa, NTSX ít nhiễm bẩn) xả thẳng vào nguồn nhận.
9. HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC RIÊNG MỘT NỬA
- Là hệ
thống có nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của HTTN chung và riêng;
+ Gồm hai hệ thống: (1) thoát NTSH và
NTSX; (2) thoát nước mưa;
+ Sử dụng công trình giếng thu nước mưa để
thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn;
+ Phạm vi áp dụng:
ü Đô thị có dân số > 50.000 người;
ü Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy;
ü Những nơi có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội;
ü Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước
thải mang vào.
10. HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC HỖN HỢP
- HTTN hỗn hợp là sự kết hợp của các loại hệ
thống trên;
- Thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng,
khi xây dựng và cải tạo HTTN trong các thành phố lớn (dân số > 100.000 người)
có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.
11.
LỰA CHỌN HỆ THỐNGTHOÁT NƯỚC
- Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước
phụ thuộc vào:
+ Tính
chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống;
+ Điều
kiện địa phương;
+ Tính kỹ
thuật, kinh tế và yêu cầu vệ sinh môi trường.
12.
THIẾT LẬP SƠ ĐỒ
- HỆ THỐNGTHOÁT NƯỚC
+ Phụ
thuộc vào nhiều yếu tố:
ü Điều kiện địa hình;
ü Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy
văn;
ü Mức độ phát triển của địa bàn quy hoạch (khu
dân cư, khu công nghiệp,…) hiện tại và tương lai;
ü Vị trí đặt công trình xử lý và xả nước thải.
ü
+ Tùy
theo địa hình, sơ đồ tổng quát thoát nước có thể biểu diễn dưới dạng: sơ đồ thẳng góc, sơ đồ giao nhau, sơ đồ phân vùng, sơ đồ không tập trung, sơ đồ tập trung.
13.
CÁC ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀO MLTN
- Không được xả NTSH và NTSX vào mạng lưới
thoát nước mưa;
- NTSX chỉ được phép xả vào mạng lưới HTTN
riêng hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công
trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như:
+ Không
chứa những chất ăn mòn;
+ Không
chứa những chất dễ tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành hỗn hợp dễ gây nổ,
cháy;
+ Nhiệt
độ không vượt quá 400C;
+ Không
chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải;
- Hỗn hợp NTSH và NTSX phải đảm bảo giá trị
pH = 6,5 – 8,5.
- Các loại rác, thức ăn trong gia đình chỉ được
xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3 – 5 mm, và
pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác: 8 nước.
14.
CÁC NGUYÊN TẮC VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
- Phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước
(riêng, chung,…);
- Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất,
tốt nhất là tự chảy;
- Phù hợp với điều kiện địa phương;
- Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy
hoạch (thành phố, KCN,…);
- Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập
trung lớn;
- Không nên vạch tuyến MLTN giao nhau với các
dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
- Không nên vạch tuyến MLTN dưới lòng đường
có mật độ giao thông cao;
- Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên
tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến (sơ đồ phân khối,
sơ đồ kiểu xuyên tâm),… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.
15.
CƠ SỞ KỸ THUẬT QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
- Nghiệm thu và kiểm tra các mạng lưới được
xây dựng để đưa vào sử dụng, kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới
xây dựng mạng lưới.
- Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử
dụng ở tất cả các công trình nối vào mạng lưới thoát nước.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật tất cả các
công trình trên mạng lưới theo từng thời kỳ, kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng
và sửa chữa.
- Tiến hành cọ rửa mạng lưới.
- Loại trừ những trường hợp cống bị tắc.
- Tiến hành sửa chữa kỹ thuật và sửa chữa lớn
các công trình trên mạng lưới.
- Thực hiện nguyên tắc về bảo hộ lao động và
kỹ thuật an toàn.
16.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
17. CÁC PHƯƠNG
PHÁP KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI
- Khử
trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi
trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
- Có
thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần
cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.
18. CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ CẶN TRONG NƯỚC THẢI
- Thiết
bị hoặc bể cô đặc cặn
- Bể ổn
định cặn hiếu khí
- Bể ổn
định cặn yếm khí (bể metan)
- Hồ
cô đặc và ổn định yếm khí
- Sân
phơi bùn làm khô cặn
- Làm
khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…
- Đốt
cặn trong lò thiêu.
- Giảm
thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục
đích khác nhau.
19. TÀI LIỆU
THAM KHẢO
- Bộ
Tài Nguyên Môi Trường, (2009), QCVN 24:2009/BTNMT – Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc
Gia Về Nước Thải Công Nghiệp, Hà Nội.
- TS.
Nguyễn Trung Việt – TS. Trần Thị Mỹ Diệu, (2005), Giáo Trình Môn Học Mạng Lưới
Thoát Nước, khoa Công Nghệ Quản Lý Môi Trường, ĐH Văn Lang.
- PGS.
PTS Hoàng Huệ và cộng sự, (2010), Mạng Lưới Thoát Nước, Hà Nội: Nhà Xuất
Bản Xây Dựng.
- Lâm
Minh Triết – Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, (2010), Xử Lý Nước Thải
Đô Thị & Công Nghiệp – Tính Toán Thiết Kế Công Trình, TP. Hồ Chí Minh:
Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Đăng nhận xét