Thiết kế hệ thống thoát nước cho Cụm công nghiệp Nhị Xuân, TPHCM, công suất 1000 m3/ngđ.

GVHD : GVC. Ts Huỳnh Ngọc Phương Mai
SVTH: Mai Ngọc Thái & Nguyễn Phát Hoài



Đề tài: Thiết kế hệ thống thoát nước cho Cụm công nghiệp Nhị Xuân, TPHCM, công suất 1000 m3/ngđ.






Do tính chất đa dạng của các ngành nghề, loại hình sản xuất cùng với hoạt động của đội ngũ công nhân viên tại tất cả các nhà máy, xí nghiệp trong KCN nên khối lượng và đặc tính của chất thải sinh ra từ KCN cần được quản lý chặt chẽ.
Việc xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung cho KCN sẽ đem lại cho môi trường khu vực những giá trị to lớn về Kinh tế-Xã hội và Môi trường.
Việc xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất trong KCN sẽ làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những vấn đề ô nhiễm, nguy cơ độc hại và những rủi ro đến môi trường tự nhiên và môi trường làm việc của công nhân viên của toàn bộ KCN, góp phần làm đẹp cảnh quan và tác động có lợi đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc của công nhân viên. Đây là một trong những biện pháp khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp.
Qua đó, dự án góp phần thúc đẩy giáo dục ý thức, nâng cao hiểu biết về bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho mọi người tại địa phương.


Thu thập số liệu, tài liệu và những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho việc hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp.
Học hỏi và trao dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc thiết kế, lựa chọn các thông số tối ưu và phân tích phương án công nghệ khác nhau,… Nhằm nắm bắt được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế trong việc xây dựng và công tác vận hành đối với HTTN cho bất kỳ một KCN. Đồng thời, đây còn là cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thật sự với những đòi hỏi về kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin và rèn luyện tính kỷ luật,…


Thu thập số liệu, dữ liệu phục vụ thực hiện khóa luận tốt nghiệp bao gồm:

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Hiện trạng sử dụng đất trong KCN.
Các loại hình cơ sở sản xuất chính trong KCN.
Diện tích quy hoạch của toàn KCN và diện tích dùng cho sản xuất công nghiệp.
Lưu lượng nước cấp cho KCN.
Lưu lượng nước xả thải của KCN.
Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Xác định nguồn nước cấp, nguồn xả thải chính của KCN và nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế.
Trạm bơm nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải.
Bản đồ quy hoạch mặt bằng, cao trình tự nhiên của KCN.
Các phương án thiết kế về MLTN và nhà máy XLNT của các KCN khác.

1.3.1 Nhiệm vụ thiết kế

Thoát nước: Mạng lưới thoát nước phải đảm bảo nước thải không bị ứ đọng và thoát nước liên tục trong mọi giờ. Thiết kế sao cho nước thải có thể dễ dàng chảy đến trạm xử lý mà ít tốn bơm nhất.

Nước thải: Nước sau khi sử dụng mang theo những thành phần gây ô nhiễm và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền nhiễm rất nguy hiểm cho người và động vật. Chính vì vậy, cần phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra để tránh việc xả bỏ bừa bãi của nước thải ra môi trường xung quanh.

1.3.2 Nội dung thiết kế

Thu thập số liệu thiết kế ban đầu.
Phân tích số liệu thiết kế.
Tính toán lưu lượng tổng hợp và thành phần nước.
Vạch tuyến mạng lưới, xác định vị trí nhà máy xử lý nước và dây chuyền công nghệ xử lý nước.
Tính toán thuỷ lực đường ống và tính toán các công trình xử lý đơn vị.
-Nhà máy xử lý nước.
-Tính toán công trình đơn vị.
Mạng lưới
 Tính toán lưu lượng cho từng đoạn ống
 Tính toán thuỷ lực
Thực hiện các bản vẽ nhà máy xử lý nước
  Mặt bằng
  Mặt cắt dọc theo nước
  Chi tiết các công trình đơn vị
Tính toán kinh tế xây dựng hệ thống thoát nước .
Lựa chọn phương án phù hợp.

1.3.3 Cơ sở tính toán

Các tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành về thoát nước và chất lượng nước sau xử lý

       + Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. - TCVN 5945-1995
       + QCVN 14: 2008/BTNMT (Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt)
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Nhị Xuân.

Báo cáo được trình bày trong 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về KCN Nhị Xuân
Chương 3: Tổng quan cơ sở lý thuyết
Chương 4: Tính toán thiết kế MLTN và nhà máy XLNT KCN Nhị Xuân
Chương 5: Thiết kế hoàn thiện và tối ưu hóa chi phí đầu tư HTTN cho KCN


2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

2.1.1 vị trí địa lý 

KCN Nhị Xuân (giai đoạn 2) nằm ở xã Xuân Thới Sơn Hóc Môn TPHCM với diện tích rộng hơn 210ha.

Dự án này bao gồm hai vị trí:

Vị trí thứ nhất có diện tích 11ha, nằm ở phía Bắc kênh AH12 và cụm công nghiệp Nhị Xuân (giai đoạn 1), phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Bứa (tỉnh lộ 9), phía Đông giáp khu dân cư (giai đoạn 1) và phía Tây giáp kênh KT1 (ranh giữa TP.HCM và Long An), khu này dành để phát triển nhà ở chuyên gia và nhân viên văn phòng.

Vị trí thứ hai có diện tích 199,96ha, phía Bắc giáp khu đô thị Tây Bắc, phía Nam giáp cụm công nghiệp Nhị Xuân (giai đoạn 1), phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu và kênh An Hạ. Khu này sẽ bố cục làm 2 khu (khu sản xuất 167,69ha và khu nhà ở 32,27ha).
                                        
Có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, cao độ từ 3-4m và dốc dần về phía Tây Bắc.
Đồng thời Huyện đã nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông phục vụ cho việc lưu thông và vận chuyển cho các KCN.
Hệ thống giao thông sẽ phát triển trục chính có lộ giới 40m nối xuyên suốt cụm công nghiệp từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2.
Các điểm nhấn của đô thị chủ yếu dọc theo tuyến đường này, được thiết kế khép lại mở ra với các cụm công trình công cộng và công viên. 
Ngoài ra, xây dựng các tuyến đường chính liên khu vực lộ giới 20-30m, các tuyến đường khu vực lộ giới 16-20m, các trục đường nội bộ khu dân cư lộ giới 12-14m.
Các trục giao thông nối ra lộ chính dự kiến sẽ được thiết kế cây xanh có chọn lọc để thu hút điểm nhìn về phía trong.

Thổ nhưỡng của khu vực được cấu tạo bởi 6 lớp đất:

lớp đất 1 gồm đất bột và lớp đất mịn.
Lớp đất 2 gồm đất sét lẩn cát.
Lớp đất 3 gồm sét pha cát lẫn sỏi sạn.
Lớp đất 4 gồm sét và nhiều cát.
Lớp đất 5 cát mịn đến vừa lẫn bột và ít sạn.
Lớp đất 6 sét lẫn bọt, ít cát.


Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC-27oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, giữa các ngày lớn. Độ ẩm dao động từ 75 – 85%.
Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt (mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 12).
Hệ thống song ngòi xung quanh KCN dầy đặc gồm: Kênh AH12, kênh KT1 ranh giữa TPHCM và Long An, chế độ thủy văn của các con sông hoạt động thay đổi theo mùa.


Huyện Hóc Môn với diện tích 10918 km2 , dân số 254.598 người (2006), mật độ dân số 2.332 người/km2.
Cơ cấu kinh tế của Huyện có sự chuyển dịch trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ.
Huyện đã mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều khu công nghiệp, nhiều cụm dân cư,trong đó có khu công nghiệp Nhị Xuân (giai đoạn 2).
Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 sẽ giữ vững cơ cấu này. Dự báo đến năm 2010 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm chỉ còn dưới 10% trong tổng giá trị sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.
Huyện đã mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều khu dân cư và khu Công nghiệp. Nhiều cụm dân cư mới đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: cụm dân cư của công ty Việt Tân, công ty Hoàng Hải, công ty Đại Hải, DNTN Anh Toàn, Công ty Thịnh Hưng Phú, Công ty xây dựng và Phát triển Nhà Gò Môn, cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn đang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhiều cụm dân cư và cụm công nghiệp đang được lập dự án đầu tư.
Huyện đã nâng cấp nhiều đường giao thông chính, xây dựng nhiều trường học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và đời sống người dân.

2.2.1 Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Khu ở sẽ được bố trí thành 2 khu:

Khu 1 giáp với khu dân cư giai đoạn 1, chủ yếu là nhà ở giành cho chuyên gia và nhân viên văn phòng, mô hình tại đây chủ yếu là biệt thự, có sân vườn, dân số trong khu khoảng 4.000 người.
Khu 2 được bố trí ở phái Bắc khu đất, giáp ranh với khu dân cư của Khu đô thị Tây Bắc, chủ yếu dành cho công nhân có nhu cầu về chỗ ở và là nơi ở, sinh hoạt cho học viên là người sau cai, tái hòa nhập công đồng tham gia lao động sản xuất trực tiếp tại cụm công nghiệp.

Nhà chung cư dành cho công nhân nằm phía Nam, dân số 5.000 người và khu nhà thấp tầng dành cho công nhân viên phía Bắc, cũng có khoảng 5.000 người.

Khu dân cư được cách ly với khu công nghiệp bằng một công viên vui chơi giải trí rộng 7,8ha phía Tây Nam.

Các công trình công cộng phịc vụ  cho khu dân cư khá phong phú bao gồm: Trường THCS, trường mầm non, Nhà văn hóa, Chợ…

Đất dân dụng 98,32ha (đất ở 18,35ha, đất công trình công cộng 14,39ha, đất công viên cây xanh 27,34ha, đất giao thông 38,15ha). Đất ngoài dân dụng 112,64ha ( đất công nghiệp - kho tàng 101,67ha, đất đầu mối-hạ tầng kỹ thuật 3,14ha, kênh rạch 2,6ha).

Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cụ thế: dân số dự kiến 14.000 người, lực lượng lao đông dự kiến 20.000 người. Mật độ xây dựng tùy theo khu vực sẽ từ 30-60%, tầng cao xây dựng từ 1-5 tầng.

2.2.2 Mục đích thành lập KCN

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường điều kiện thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất vào cụm công nghiệp Nhị Xuân.
Giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, tái hòa nhập công đồng và các đối tượng xã hội khác mà thành phố sẽ giao cho lực lượng Thanh niên xung phong tiếp nhận quản lý trong thời gian tới.
Ngoài ra, cụm Công nghiệp Nhị Xuân cũng sẽ đáp ứng việc tiếp nhận các lực lượng lao động khác như những khu công nghiệp khác.

2.2.3 Những ngành nghề định hướng phát triển 

Bao gồm các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và đặc trưng đối tượng công nhân kết hợp giữa học viên và người sau cai, người tái hòa nhập cộng đồng và công nhân lành nghề.
Danh mục ngành nghề đầu tư vào cụm công nghiệp Nhị Xuân gồm: May mặc, dệt (không nhuộm), Da, giày (không thuộc da), Nhựa, cao su (không chế biến mủ), Điện máy, điện công nghiệp, Sản xuất đồ gỗ, Dược phẩm…


Dự án đang trong quá trình quy hoạch, hiện tại chưa có  hệ thống MLTN và XLNT vẫn còn là bãi đất trống.


  

3.1 TỔNG QUAN VỀ MLTN

3.1.1 Khái niệm MLTN


3.1.2 Phân loại và đặc điểm HTTN


HTTN chung: là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (NTSH, NTSX, Nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến các công trình xử lý.




HTTN riêng: là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt dùng để: vận chuyển nước bẩn nhiều (NTSH, NTSX) xả vào hệ thống xử lý và vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa, NTSX ít nhiễm bẩn) xả thẳng vào nguồn nhận.




HTTN hỗn hợp: là sự kết hợp của các loại hệ thống trên, Thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng, khi xây dựng và cải tạo HTTN trong các thành phố lớn (dân số > 100.000 người) có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.

3.1.3 Các nguyên tắc vạch tuyến MLTN

3.1.4 Lựa chọn  HTTN





3.1.5 Cơ sở kỹ thuật quản lý MLTN








3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XLNT

3.2.1 Các phương pháp xử lý nước thải


Phương pháp cơ học: các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là: song chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể điều hòa, khuấy trộn, lắng, lắng cao tốc, tuyển nổi, lọc, bay hơi và tách khí,…


Phương pháp hóa học và hóa lý: Thường được ứng dụng để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao. Phương pháp này được áp dụng ở giai đoạn tiền xử lý.


Phương pháp sinh học: sử dụng các loại vi sinh phân giải các chất hưu cơ có trong nước thai trong điều kiện hiếu khí và kị khí.



3.2.2 Các phương pháp khử trùng nước thải



3.2.3 Các phương pháp xư lý bùn



Mục đích: giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau.






3.3 CÁC HTTN TẠI CÁC KCN KHÁC

3.3.1 Các công trình trong nhà máy XLNT


3.3.2 Các công trình trong MLTN


3.4 LƯU LƯỢNG, THÀNH PHẦN, ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI

3.4.1 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải 





3.4.2 Thành phần và đặc tính nước thải


Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn do chứa nhiều vi trùng và các chất thải khác. Nếu không được xử lý trước khi xả thải vào các nguồn nước công cộng, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nước thải trước khi thải vào sông, hồ (nguồn nước) cần phải được xử lý thích đáng. Mức độ xử lý phụ thuộc vào nồng độ bẩn của nước thải, khả năng pha loăng giữa nước thải với nước nguồn và các yêu cầu về mặt vệ sinh, khả năng "tự làm sạch của nguồn nước".







4.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MLTN                                                    


Phân tích, lựa chọn hệ thống thoát nước tùy thuộc vào thành phần, đặc tính nước thải và điều kiện của KCN.



4.2 Tính toán thiết kế nhà máy XLNT



Bảng 1 Thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN Nhị Xuân

4









5.1 CỦNG CỐ KIẾN THỨC


5.2 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

5.3 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM



Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY