Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp Lộc An, tỉnh Bình Dương, công suất 2500 m3/ngđ.

GVHD : GVC. Ts Huỳnh Ngọc Phương Mai
SVTH: Lê Minh Hải & Phạm Quốc Việt

 ĐỀ TÀI: Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp Lộc An, tỉnh Bình Dương, công suất 2500 m3/ngđ.

1.1.1       Vị trí địa lý

Ø  Cách Tp.HCM 17km theo cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây;
Ø   Cách Thành phố Biên Hòa 25km
Ø  Địa giới hành chính huyện Long Thành: Đông giáp huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ; Tây giáp huyện Nhơn Trạch  Thành phố Hồ Chí Minh; Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Bắc giáp thành phố Biên Hoà.

1.1.2   Điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnhBình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước . Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng NaiĐồng Nai có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
Khí hậu
- Mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.
- Có 2 mùa - mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC - 27,2ºC.
Thủy văn
- Sông Lá Buông chảy qua huyện Long Thành  có nguồn từ suối Đá Bàn trên cao nguyên An Lộc (Long Khánh) ở độ cao hơn 200 m, và vùng rừng núi thuộc nông trường Ông Quế. Ở thượng nguồn hai suối Gia Dách và suối Cam hợp với nhau thành suối Nhạn, xuôi về trung lưu suối Nhạn được suối Sấu và suối Cải Hao nhập vào trở thành sông Nhạn tại khu vực xã An Viễn. Ở hạ lưu sau khi nhập với rạch Bến Gỗ ở Long Hưng chảy qua ấp Phước Chân nhập vào sông Đồng Nai ở ngã ba Láng Lùn, xã Tam Phước. Đoạn từ An Viễn về đến cửa sông có tên là Lá Buông hay thường gọi là sông Buông.
 - Dòng chính của sông có chiều dài từ nguồn đến cửa sông là 52 km, chảy theo hướng cơ bản từ Đông sang Tây, với diện tích lưu vực: khoảng 264 km2, trải dài trong miền  đón gió mùa Tây Nam, lượng mưa phong phú, trung bình 1800 mm/năm, độ dốc bình quân 5,3‰, hàng năm cung cấp cho sông Đồng Nai một lượng nước: 0,23 x 109 m3. Mođun dòng chảy bình quân năm M = 28,3 l/s/km2thường hay xảy ra lũ quét ở khu vực trung và thượng nguồn, còn khu vực ở hạnguồn gần cửa sông lại hay bị ngập úng mỗi khi có mưa lớn, nhất là vào những kỳ có triều cường...
 1.1.3   Đặc điểm kinh tế - xã hội
 a)     Kinh tế
 Một năm nhìn lại, kinh tế trên địa bàn huyện Long Thành phát triển ổn định với mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 14,62% so cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người 34,53 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng 59,52%; dịch vụ 32,85%; nông - lâm - ngư nghiệp 7,63%; tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm đạt 673,371 tỷ đồng, tăng 63,14% so cùng kỳ năm 2011.
 Bên cạnh đó, tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng trưởng ổn định; trong năm có 800 hộ cá thể kinh doanh mới với tổng vốn đăng ký kinh doanh 170 tỷ đồng, thành lập mới 2 hợp tác xã và 4 tổ hợp tác. Các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển trong năm qua đã tạo ra một lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, góp phần hình thành môi trường kinh doanh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng, hợp lý hơn và đảm bảo đúng định hướng.
  Có thể thấy, thành công từ bước chuyển mình đã cho thấy hiệu quả của những quyết sách của Đảng bộ tỉnh và huyện Long Thành trong việc thu hút và phát huy nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua chương trình vốn kích cầu và các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư.

b)     Văn hóa – xã hội

 Hiện huyện Long Thành đã trở thành vị trí đắc địa của tỉnh Đồng Nai và đang có điều kiện để phát triển kinh tế thuận lợi hơn. Cùng theo hướng phát triển công nghiệp hóa của tỉnh, đến nay trên địa bàn huyện có 1.300 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư 7.402 tỷ đồng và gần 182 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3.124 triệu USD. Bên cạnh việc phát triển kinh tế của huyện, các vấn đề an sinh xã hội luôn được Đảng bộ huyện Long Thành quan tâm chỉ đạo thực hiện khá tốt. Ngoài ra, công tác giảm nghèo, chăm sóc người có công với cách mạng luôn được huyện chú trọng thực hiện tốt.

5 năm qua, huyện đã dành kinh phí hàng chục tỷ đồng để chăm lo cho các gia đình thương binh, liệt sĩ. Đầu năm 2011 toàn huyện có 1489/44.777 hộ nghèo (chiếm 3,30%), đến cuối năm 2011 có 982 hộ thoát nghèo, hiện toàn huyện hộ nghèo chiếm 2,2%. Để có thể giúp các hộ nghèo trên địa bàn giảm bớt khó khăn, UBMTTQ huyện Long Thành còn phối hợp với các đoàn thể thực hiện nhiều chương trình như: giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi, xây nhà tình thương. Không chỉ chăm lo về đời sống vật chất, UBMTTQ huyện còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị y tế thực hiện khám và phát thuốc cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

II. Tổng quan về cơ sở lý thuyết

1.2.1   Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước thải

-         Nước thải bao gồm nước mưa và nước thải sản xuất.
-         Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
-         Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein
-         Ngoài ra còn có các chất hữu cơ tổng hợp: chất hoạt tính bề mặt điển hình như chất tẩy rửa.
-          Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: các axit, bazơ, dầu, khoáng,1 số kim loại…

1.2.2   Tổng quan về mạng lưới thoát nước

v Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.
v Hệ thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau:
-         Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà máy
-         Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà máy
-         Trạm bơm và ống dẫn áp lực
-          Công trình xử lý
-         Cống và miệng xả nước vào nguồn.
v   Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà máy.
-         Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà máy là hệ thống cống ngầm và mương lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm xử lý hay ra sông hồ.
-         Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà máy có thể là:
-         Mạng lưới thoát nước sân nhà máy (cho một nhà máy)
-         Mạng lưới thoát nước trên đường đi, xây dựng dọc theo các đường đi và thu nhận nước mưa
v Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển NTSH chung hay riêng ta có thể phân loại HTTN như sau:
-     Hệ thống thoát nước chung;
-     Hệ thống thoát nước riêng;
-     Hệ thống thoát nước riêng một nửa;
-     Hệ thống thoát nước hỗn hợp.
v Các điều kiện tiếp nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước
-         Không được xả NTSH và NTSX vào mạng lưới thoát nước mưa;
-         NTSX chỉ được phép xả vào mạng lưới HTTN riêng hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như:
-         Không chứa những chất ăn mòn;
-         Không chứa những chất dễ tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành hỗn hợp dễ gây nổ, cháy;
-         Nhiệt độ không vượt quá 400C;
-         Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải;
-         Hỗn hợp NTSH và NTSX phải đảm bảo giá trị pH = 6,5 – 8,5.
-         Các loại rác, thức ăn trong gia đình chỉ được xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3 – 5 mm, và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác: 8 nước.
v Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước
-         Phải phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước (riêng, chung,…);
-         Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất, tốt nhất là tự chảy;
-         Phù hợp với điều kiện địa phương;
-         Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy hoạch (thành phố, KCN,…);
-         Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập trung lớn;
-         Không nên vạch tuyến MLTN giao nhau với các dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
-         Không nên vạch tuyến MLTN dưới lòng đường có mật độ giao thông cao;
-         Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến (sơ đồ phân khối, sơ đồ kiểu xuyên tâm),… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.
v Cơ sở kỹ thuật quản lý mạng lưới thoát nước
-         Nghiệm thu và kiểm tra các mạng lưới được xây dựng để đưa vào sử dụng, kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới xây dựng mạng lưới.
-         Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử dụng ở tất cả các công trình nối vào mạng lưới thoát nước.
-         Kiểm tra tình trạng kỹ thuật tất cả các công trình trên mạng lưới theo từng thời kỳ, kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa.
-         Tiến hành cọ rửa mạng lưới.
-         Loại trừ những trường hợp cống bị tắc.
-         Tiến hành sửa chữa kỹ thuật và sửa chữa lớn các công trình trên mạng lưới.
-         Thực hiện nguyên tắc về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn.

1.2.3   Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải

v Các phương pháp xử lý nước thải
-         Phương pháp cơ học.
-         Phương pháp hóa học và hóa-lý.
-         Phương pháp sinh học.
v Các phương pháp khử trùng nước thải
-         Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
-         Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.
v Các phương pháp xử lý cặn trong nước thải
-         Thiết bị hoặc bể cô đặc cặn
-         Bể ổn định cặn hiếu khí
-         Bể ổn định cặn yếm khí (bể metan)
-         Hồ cô đặc và ổn định yếm khí
-         Sân phơi bùn làm khô cặn
-         Làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…
-         Đốt cặn trong lò thiêu.
III. Nhiệm vụ thiết kế
1.3.1       Yêu cầu thiết kế
- Thoát nước: Mạng lưới thoát nước phải đảm bảo nước thải không bị ứ đọng và thoát nước liên tục trong mọi giờ. Thiết kế sao cho nước thải có thể dễ dàng chảy đến trạm xử lý mà ít tốn bơm nhất.
- Nước thải: Nước sau khi sử dụng mang theo những thành phần gây ô nhiễm và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền nhiễm rất nguy hiểm cho người và động vật. Chính vì vậy, cần phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra để tránh việc xả bỏ bừa bãi của nước thải ra môi trường xung quanh.
1.3.2   Nội dung thiết kế
- Thu thập số liệu thiết kế ban đầu.
- Phân tích số liệu thiết kế.
- Tính toán lưu lượng tổng hợp và thành phần nước.
- Vạch tuyến mạng lưới, xác định vị trí nhà máy xử lý nước và dây chuyền công nghệ xử lý nước.
- Tính toán thuỷ lực đường ống và tính toán các công trình xử lý đơn vị.
-         Nhà máy xử lý nước.      
-         Tính toán công trình đơn vị.


1.3.3   Tính toán thiết kế
1.3.4   Lựa chọn phương án
v Phương án 1 :

Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý cao, dây chuyền công nghệ tương đối đơn giản.
- Ít gây ô nhiễm môi trường trong việc xử lý bùn.
- Bùn sinh ra dễ tách nước.
- Ít tiêu  tốn năng lượng trong vận hành.
Nhược điểm:
- Đảm bảo phân phối đều nước và khí trong bể để đạt được hiệu quả xử lý.
- Chi phí đầu tư ban đầu cũng như vận hành cao cho việc xử lý bùn.

v Phương án 2:

Ưu điểm:
 - Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm được chi phí bổ sung dinh dưỡng.
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí metan.

Nhược điểm: 
- Tốn năng lượng cho việc vận hành các máy quay đĩa sinh học.
- Đảm bảo việc phân phối đều nước trong bể chứa đĩa sinh học để đạt được hiệu quả xử lý cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu cũng như vận hành cao cho việc xử lý bùn.


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY