Nghiên cứu tái sử dụng bùn từ hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh.

GVHD : GVC. Ts Nguyễn Thị Phương Loan
SVTH: Nguyễn Thị Thúy & Nguyễn Thị Sao 


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG BÙN TRONG HỆ THỐNGTHOÁT NƯỚC THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tình hình xử lý bùn trong hệ thống thoát nước chung
Lâu nay, người ta chỉ chú ý tới việc xử lý các loại rác thải, mà quên mất rằng, bùn thải cũng thuộc một dạng “rác thải” cần phải xử lý .TP. HCM là địa phương có khối lượng bùn thải lớn nhất nước. Tuy nhiên, để xử lý bùn thải vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự có hướng giải quyết cụ thể.
Từ 2008, UBND TP.HCM đã giao cho Công ty Thoát nước Đô thị chuẩn bị dự án đầu tư “Xây dựng trạm tiếp nhận, chế biến và xử lý bùn Đa Phước, công suất: 3.000m³/ngày đêm” rộng 42,05ha tại Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (Bình Chánh). Báo cáo dự án đầu tư đã hoàn thành và chuyển sang Sở TN&MT xem xét từ năm 2009, nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà yếu tố quan trọng nhất là dơn vị này chưa có nguồn vốn đầu tư.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với công tác xử lý bùn thải là  hiện nay là TP.HCM không dự trù bất cứ khoản kinh phí nào để xử lý các bùn thải phát sinh từ dịnh vụ công (bùn thải từ hệ thống thoát nước và bùn thải hoạt động nạo vét kênh rạch). Vì vậy, bùn thải các loại trên thường thường được đổ tự do ở những khu vực thích hợp để có chi phí thấp nhất mà không xử lý. Theo ước tính của Sở TN&MT, chi phí xử lý các loại bùn trên khoảng 300.000 đồng/tấn và trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm.
Ông Nguyễn Trung Việt– Trưởng phòng quản lý chất thải rắn (Sở TN&MT TP.HCM) cho biết: Sở TN&MT đang kêu gọi đầu tư từ các nguồn tài chính khác nhau với mục tiêu xã hội hóa hoạt động xử lý bùn thải. Phương án đầu tư thích hợp nhất là BOO (Xây dựng - Vận hành - Sở hữu) và thành phố sẽ trả chi phí xử lý (vốn đầu tư và chi phí vận hành) cho chủ đầu tư với các loại bùn thải từ các công trình công cộng. Chi phí xử lý các loại bùn khác do chủ nguồn thải chi trả theo nguyên tắc “người hưởng dịch vụ phải trả tiền cung cấp dịch vụ”.
Bùn hầm cầu được thu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng  và được xử lý bằng phương pháp cơ học kết hợp sinh học hiếu khí (tự nhiên) và sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tại nhà máy xử lý bùn Hòa Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (Bình Chánh). Ngoài ra, bùn thải từ các khu xử lý nước thải tập trung có các thành phần độc hại cũng được xử lý theo phương pháp riêng và tương đối triệt để.
 Đối với bùn thải từ nạo vét kênh rạch, cống rãnh, trước đây được công ty Thoát nước  Đô thị và các công ty Dịch vụ công ích của các quận huyện thu gom vận chuyển về bãi rác Đông Thạnh (quận 12). Tuy nhiên, từ khi bãi chôn lấp Đông Thạnh đóng cửa, lượng bùn thải khổng lồ này không có chỗ đổ xác định.
 Đối với bùn thải của các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, Ông Nguyễn Trung Việt  cho biết:  Bùn thải từ các trạm, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập được vận chuyển đến các bãi chôn lấp vệ sinh, các địa điểm “không xác định” hoặc được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí, sản phẩm được sử dụng để chế biến phân hữu cơ. Tuy nhiên công nghệ chế biến phân hữu cơ của Nhật Bản áp dụng tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng ( huyện Bình Chánh) chưa hoàn thiện, gây mùi hôi thối nặng nề đến môi trường xung quanh.  Hiện tại, Nhà máy Bình Hưng đang “lưu giữ” 4.000 tấn  bùn thải và mỗi ngày lại phát sinh thêm 40 tấn, ngày đêm gây ô nhiễm trực tiếp đến các khu dân cư xung quanh.
Mỗi ngày, TP.HCM phát sinh lượng bùn thải các loại tổng cộng khoảng 3.000 - 4.000m³/ngày (tương đương 5.000 - 6.000 tấn/ngày. Nguồn bùn  chủ yếu từ  từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị, bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bùn thải từ các hoạt động nạo vét kênh rạch định kỳ, bùn  hầm cầu, bùn thải từ các trạm, nhà máy xử lý nước cấp, bùn thải từ các công trường xây dựng…
   Trong khi đó, theo quy hoạch, trong tương lai gần, TP.HCM sẽ có thêm 7 - 9 nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các lưu vực khác nhau với công suất mỗi nhà máy xử lý dao động từ 100.000m³/ngày đêm đến 500.000m³/ngày đêm.  Đồng thời, TPHCM còn có hàng ngàn trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư mới, chung cư các loại, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, phòng khám…) với công suất từ vài m³/ngày đêm đến vài trăm (ngàn) m3/ngày đêm….trở thành một áp lực rất lớn đối với TP.HCM.
1.2 Sự cần thiết của đề tài
      Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chì Minh nói riêng, các vấn đề về bùn lắng (bùn đáy) trên các kênh rạch thành phố lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu nghiêm túc. Liên quan đến bùn lắng kênh rạch, chỉ có hoạt động nạo vét mang tính định kỳ, nhưng khối lượng nạo vét nhìn chung còn rất hạn chế và chưa có hiệu quả.
    Nhiều nơi, bùn được nạo vét đổ ngay lên hai bên bờ kênh, qua vài trận mưa, bùn lại trở về kênh rạch như cũ…Và chỉ trừ khi có chủ trương nạo vét với qui mô lớn phục vụ cho cải tạo và phát triển đô thị, với các dự án đầu tư của nước ngoài, chúng ta mới quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường bức xúc trong các hoạt động nạo vét, vận chuyển và đổ bùn ở qui mô lớn.
    Trong lúc thành phố đang chuẩn bị cho các Dự án nạo vét kênh rạch với qui mô lớn, việc nghiên cứu xác định thành phần và tính chất cảu bùn lắng trên các hệ thống kênh rạch;
Một chuyên viên môi trường cho biết, TPHCM đã có kế hoạch đầu tư rất bài bản các loại nhà máy XLNT như Nhà máy XLNT Bình Hưng (công suất 141.000m3/ngày), Nhà máy XLNT Bình    các tác động đối với môi trường và cộng đồng do các hoạt động nạo vét, vận chuyển và đổ bùn; vị trí thích hợp cho việc đổ bùn cũng như các nghiên cứu thực hiện về xử lý và tận dụng bùn lắng là một đòi hỏi bức xức.
      Chính vì thế chúng ta cần một công nghệ hay phương pháp tái sử dụng bùn thải mà không phải xử lý bùn ,điều đó sẽ làm giảm chi phí đầu tư xử lý bùn thải mà mang lại nhiều hiệu quả và lợi nhuận
1.3 Hiện trạng quản lý bùn thải ở TPHCM
1.3.1      Qúa trình hình thành:
Ø  Với sự lắng động và trầm tích lâu đời các vật chất ô nhiễm có trong nước thải đô thị của hệ thống kênh rạch – cống rãnh, sự vứt rác bừa bãi xuống dòng kênh, sự lôi cuốn đất, cát, trên đường phố theo nước mưa xuống các kênh rạch kèm theo ảnh hưởng của triều cường đã dẫn đến sự bồi lắng các kênh rạch và các vật chất trầm tích dưới đáy kênh.
 Ø  Ngoài ra còn có bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chứa nhiều thành phần ô nhiễm và được xả thải vào môi trường ngày càng nhiều cả về lượng và thành phần.
 Ø  Ước tính mỗi ngày các thành phố lớn ở Việt Nam thải ra hơn 600 tấn bùn từ cống rãnh, kênh rạch, nhà máy xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp (KCN), nhà máy nước, nhà máy luyện kim.
 Ø  Lượng bùn thải ra quá nhiều song vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp chủ yếu là chôn lấp, gây mùi hôi thối cho khu vực xung quanh vừa tốn kém, lại vừa bỏ phí những thành phần hữu ích trong đó.
1.3.2      Khối lượng và tính chất bùn thải;
*    Khối lượng bùn thải từ hoạt động duy tu nạo vét hàng ngày ước tính khoảng 360.000 tấn/năm. Và thay đổi từ thấp nhất là 500 tấn/ngày (mùa mưa), lên đến cao điểm là 1.800 tấn/ngày (mùa khô).
*    Bùn kênh rạch có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể tận dụng cho mục đích nông nghiệp
*    Bùn cống rãnh sau tách luôn được khối lượng vô cơ nhiều hơn so với bùn từ kênh rạch, vì thế cần có phương pháp phân tách, thu hồi và tái sử dụng thành phần vô vơ trong bùn thải.
*    Bùn thải từ các kênh rạch đều chứa kim loại nặng nhưng điều nằm trong giới hạn cho phép khi sử dụng cho mục đích nông nghiệp
      à Ngoại trừ nồng độ Zn, Cr, Ni, Cu, của mẫu bùn tại một số kênh rạch bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp nên nông độ vượt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 7209:2002.

Bảng 1: Một số kết quả phân tích mẫu bùn
Vị trí
Lớp bùn
T-N
(mg/l)
T-P
(mg/l)
Mn
(mg/l)
As
(mg/l)
Hg
(mg/l)
Pb
(mg/l)
Bùn kênh rạch







Cầu Giồng Ông Tổ
Mặt
1.590
908
45.75
0.31
0.15
64.5
Sâu 1m
49
136
62.50
0.36
0.19
88.6
Giao thông SG và kênh Nhiêu Lộ - Thị Nghè

Mặt
1.896
6.170
84.75
0.36
0.18
88.0
Sâu 1m
41
2.123
84.00
0.25
0.09
33.4
Cầu Thị Nghè
Mặt
12.221
2.634
67.50
0.37
0.20
96.3
Sâu 1m
3.700
405
8.75
0.22
0.08
31.4
Cầu Kiệu
Mặt
11.253
3.236
41.25
0.26
0.11
40.5
Sâu 1m
3.468
1.620
43.50
0.31
0.15
64.5
Bùn trong hệ thống cống







Võ Văn Ngân (Q.TĐ)

1.230
773
9.75
0.064
0.009
0.02
Lũy Bán Bích (Q.TB)

1.570
248
14.00
0.099
0.041
0.16
Trương Quốc Dung (Q.PN)

1.165
3.653
23.00
0.082
0.024
0.12
Phan Đăng Lưu (Q.BT)

1.091
2.841
Vết
0.078
0.021
0.10
Tôn Đản (Q.4)

1.510
3.432
31.75
0.085
0.037
0.12
 
1.4     Cơ sở nghiên cứu:

1.4.1Qúa trình kỵ khí

Phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí:
                     Vi sinh vật
Chất hữu cơ  -------------> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới

Quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn :

Giai đoạn 1 : Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
Giai đoạn 2 : Acid hóa.
Giai đoạn 3 : Acetate hóa.
Giai đoạn 4 : Methane hóa.
        
 1.4.2 Qúa trình hiếu khí
Quá trình phân hủy sinh học hiếu khí bao gồm ba giai đoạn như sau:
+ Oxy hóa chất hữu cơ:
                         
                        enzyme
CxHyOz + O2    -----------> CO2 + H2O + DH + Tổng hợp tế bào mới
                                 enzyme
CxHyOz + NH3 + O2 -----------> CO2 + H20 + C5H7NO2 - DH + Phân hủy nội bào
                                  enzyme
C5H7NO2 + 5O2     ------------> 5CO2 + 2H2O + NH3  DH

2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu tận dụng bùn lắng ở kênh rạch, cống rảnh để tái sử dụng với mục đích làm vật liệu xây dụng và cải tạo đất.
2.2 Nội dung nghiên cứu
_ Thu thập, khảo sát bổ sung hiện trạng hệ thống thoát nước Thành  Phố.
_ Thu thập các sô liệu và đánh giá nhận xét về hiện trạng môi trường, chế độ thủy văn, dòng chảy, đặc điểm địa hình và khả năng thoát nước của hế thống kênh rạch nội thành của thành phố
_ Thu thập các số liệu đã có về số lượng và chất lượng bùn, đáng giá nhận xét.
_ Khảo sát và xây dựng bản đồ lấy mẫu bùn trên hệ thống kênh rạch.
_ Thực hiện lấy mẫu  và xét nghiệm thành phần, tính chất của bùn trên hệ thống kênh rạch theo kế hoạch lấy mẫu đã được thống nhất.
_ Phân loại, đánh giá nhận xét về chất lượng bùn. So sánh với các tiêu chuẩn liên quan và đưa ra các phương pháp xử lý bùn trong hệ thống kênh rạch cỗng rãnh.
_ Thiết lập mô hình thí nghiệm và qui trình thí nghiệm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
-      Phương pháp thu thập tài liệu:
 ü  Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu.
 ü  Tổng hợp các kết quả nghiên cứu.

-      Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
 ü  Vận hành trên mô hình thực nghiệm.
ü  Theo dõi, quan sát, ghi nhận hiện tượng.

-      Phương pháp phân tích:
 ü  Toàn bộ nội dung lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường được tiến hành theo đúng các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.
 ü  Và tiêu chuẩn quốc tế  (theo Standard methods).

-      Phương pháp xử lý số liệu:
 ü  Dùng phần mềm tin học vẽ đồ thị và các biểu đồ liên quan để đánh giá hiệu suất của quá trình nghiên cứu.

-      Phương pháp so sánh:
 ü  So sánh các thông số đo đạc, phân tích được của mẫu bùn thải đầu vào và đầu ra với tiêu chuẩn  hiện hành.

2.4 Các bước thực hiện luận văn
-      Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết liên quan trực tiếp tới đề tài.
-      Xác định hướng nghiên cứu
-      Thiết lập, lắp đặt mô hình nghiên cứu.
-      Vận hành mô hình thực nghiệm, quan sát hiện tượng trong quá trình nghiên cứu, lấy mẫu để phân tích và tích lũy số liệu.
-      Phân tích các chỉ tiêu, các số liệu.
-      Đánh giá hiệu quả xử lý của quá trình nghiên cứu.
-      Hệ thống các tài liệu các thông tin thu được.
3. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Kết quả của đề tài là những dẫn liệu khoa học thực tế cho thấy cái nhìn đúng hơn về tác dụng của quá trình sinh học kỵ khí, keo tụ tạo bông và oxy hóa nâng cao trong xử lý nước thải dệt nhuộm.
Kết quả của đề tài này có thể mở rộng ra hướng nghiên cứu nhiều quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như oxy hoá nâng cao bằng hệ Fenton/UV, hệ ozone….với các phương pháp sinh học và phương pháp keo tụ tạo bông.
Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, kết quả của quá trình nghiên cứu có thể làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn.
4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
          MỞ ĐẦU
1.         Sự cần thiết của đề tài.
2.         Mục tiêu nghiên cứu.
3.         Nội dung nghiên cứu.
4.         Phương pháp nghiên cứu.
5.         Sản phẩn của đề tài.
CHƯƠNG 1:    GIỚI THIỆU CHUNG
1.1       Đặt vấn đề.                                                                                                           
1.2       Mục đích và nội dung của đề tài.
1.3       Giới hạn của đề tài.
CHƯƠNG 2:    TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1       Tổng quan về hiện trạng hệ thống thoát nước Thành  Phố
2.2       Hiện trạng bùn kênh rạch cống rỗng của thành phố.
2.3       Hiện trạng công nghệ xử lý bùn thải trong nước và ngoài nước.
CHƯƠNG 3:    CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1       Tình hình nước thải phát sinh.                                                                            
3.2       Tình hình ô nhiễm
3.3       Thành phần và khối lượng bùn thải phát sinh.
CHƯƠNG 4:    MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1           Mô hình nghiên cứu.
4.2           Quy trình thí nghiệm.
4.3           Phương pháp phân tích.

      CHƯƠNG 5:         KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1       Đánh giá hiệu quả xử lý bùn lắng kênh rạch bằng cách phương pháp xử lý khác nhau.
5.2       Đánh giá hiệu quả thử nghiệm độc tính của bùn lắng kênh rạch thành phố
           5.3        Đề xuất phương án công nghệ.
CHƯƠNG 6:    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1       Kết luận.                                                                                                              
6.2       Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Phụ lục các số liệu phân tích, bảng biểu.
2. Phụ lục thông số của các thiết bị.
3. Phụ lục hình ảnh.

5. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

TT
NỘI DUNG
THỜI GIAN
1
Khảo sát, thu thập thông tin về mạng lưới thoát nước Tp. Hồ Chí Minh

12/2012–07/1/2012
2
Lấy mẫu và phân tích xác định thành phần.

15/12/2012–01/2012
3
Lập mô hình thí nghiệm

12/2012
4
Vận hành mô hình thí nghiệm

25/12/2012–04/2013
5
Tổng hợp số liệu, viết báo cáo

03/2013–15/6/2013


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY