GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH:Phạm Ngọc Hoan & Nguyễn Bá Thành
Đề tài: Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu chế biến
thủy sản Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
1.
Tên
đề tài thiết kế
Thiết kế hệ thống thoát
nước cho khu chế biến thủy sản Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.
Sinh
viên thực hiện
Phạm Ngọc Hoan – M097592
Nguyễn Bá Thành – M094123
3.
Mục
đích thiết kế
Thiết kế hệ thống thoát nước để vận
chuyển nhanh chóng các loại nước thải, nước mưa riêng biệt cho toàn khu, xậy dựng
trạm xử lý nước thải tập trung nhằm xử lý triệt để lượng nước thải từ các công
ty, cơ sở trong khu đạt chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.
4. Nội
dung thiết kế
4.1
Giới
thiệu về khu vực thiết kế và hiện trạng hệ thống trong khu vực
4.1.1
Giới
thiệu về lưu vực thiết kế
Vị
trí địa lý
Huyện Hoài Nhơn nằm ở
phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Tọa độ địa lý từ 108056' đến 1090 06'50" kinh độ Đông và 140 21' 20" đến 140 31'30" vĩ độ Bắc.
* Ranh giới hành chính:
- Phía bắc giáp huyện
Đức Phổ ( tỉnh Quảng Ngãi ).
- Phía nam giáp huyện
Phù Mỹ - (tỉnh Bình Định).
- Phía tây giáp huyện
Hoài Ân và An Lão.
- Phía đông giáp Biển
đông.
Khu
chế biến thủy sản Tam Quan Bắc nằm
trên địa bàn thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Địa hình:
Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu
hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình đồng bằng: Được bao
bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung
bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển
1m.
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi
nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là
100 m, cao nhất là 725m.
Nhìn chung, 2 dạng địa hình này
mang đặc điểm khác nhau, chi phối đến sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.
Khí hậu:
Theo tài liệu của trạm Khí tượng
thủy văn Hoài Nhơn, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 8,
bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120
mm/tháng, độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 -
40 ngày.
- Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 12,
bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517
mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ
gió mạnh, xoáy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt.
Thủy văn:
Có sông Lại Giang được hội tụ bởi
sông Kim Sơn (Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn
huyện Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm
ở phía Nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với
lượng nước đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ
chủ yếu nằm ở phía Bắc
Tài nguyên thủy sản:
Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 Km, có
2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong
đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu
cao.
Đặc điểm tình hình kinh
tế
Dân số - lao động:
- Theo niên giám thống
kế năm 2010, Hoài Nhơn có trên 206.000 người, mật độ trung bình 488,8 người/
km². Cơ cấu dân số : nam chiếm tỉ lệ 48,51%, nữ chiếm tỉ lệ 51,49%
- Số người trong độ tuổi
lao động tuổi chiếm 54% dân số, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao
động 52,8% dân số; số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động chiếm
5,4% dân số; Số lao động đang làm việc chiếm 52,3% dân số trong đó 71% làm việc
trong các ngành thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; nguồn lao động dự
trữ chiếm 5,9% dân số.
Cơ sở hạ tầng.
Trong những năm qua,
bằng các nguồn vốn huy động trong dân và vốn của Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh
hoạt, giáo dục, y tế, văn hóa.
- Cảng cá Tam Quan đang
được đầu tư xây dựng với ưu thế của cảng kín gió, tạo điều kiện tốt để tàu
thuyền neo đậu tránh trú bão, khai thác thủy sản, giao lưu, mua bán hàng hóa
trong và ngoài địa phương. Đã đầu tư xây dựng đê chắn sóng giảm cát, nạo vét
luồng tàu lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng giúp cho tàu thuyền ra vào Cảng thuận
lợi. UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng cảng biển Tam Quan với
qui mô gổm 03 bến tàu hàng tổng hợp cho tàu 3000 DWT neo cập. UBND huyện đang
kêu gọi đầu tư khu hậu cần nghề cá và Nhà máy chế biến hải sản Tam Quan Bắc.
Thủy lợi:
Hệ thống đập dâng nước
Lại Giang được đầu tư nâng cấp, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho trên
3.200 ha gieo trồng hàng năm. Toàn huyện có 18 hồ chứa nước lớn nhỏ, 26 đập
dâng nước, 01 đập ngăn mặn, 25 trạm bơm điện bảo đảm tưới cho trên 90% diện
tích gieo trồng cây hàng năm. Cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt trên 90% diện
tích.
Hệ thống kè chống xói lở
Sông Lại Giang đang được đầu tư xây dựng. Khi đưa vào sử dụng sẽ ngăn lũ cho
vùng ven sông thuộc các xã Hoài Đức, TT. Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Mỹ, Hoài
Hương, Hoài Hải.
Cấp nước:
Hoài Nhơn là một huyện
đồng bằng ven biển, do đó, một số xã có nguồn nước bị nhiễm mặn, phèn, nhất là
các xã ven biển thiếu nguồn nước ngọt để phục vụ sinh hoạt cho người dân trong
vùng. Vì vậy, trong những năm gần đây Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước ngọt (Trạm xử lý nước sạch hồ Mỹ Bình - Hoài Phú) cung cấp nước
sinh sạch cho dân xã Tam Quan Bắc và một số vùng khác thuộc các xã Hoài Hải,
Hoài Mỹ, Hoài Hương, Tam Quan Nam. Dự án cấp nước sạch cho 9 thị trấn tại tỉnh
Bình Định, đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2009, cung cấp
nước sinh hoạt cho 02 thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan và một số xã lân cận.
Các ngành kinh tế:
Mặc dù chịu ảnh hưởng
của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 của
huyện liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm địa phương (GDP)
tăng bình quân 10,26%/ năm; đến cuối năm 2011 đạt 1.368 tỷ đồng, tăng 12,5% so
với năm 2010; DGP bình quân đầu người đạt 17,3 triệu đồng/ người/năm; tổng sản
lượng lương thực đạt 90.600 tấn; tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn
130,7 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH : tỷ trọng Nông
– Lâm – Ngư nghiệp chiếm 39,4%, công nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm 60,6 %. Sự
nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đã thu được nhiệu thành quả quan trọng
nhất là lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản.
Ngư nghiệp:
Kinh tế biển là một
trong những tiềm năng thế mạnh của Hoài Nhơn. Với bờ biển dài 24 km, có hơn 350
ha mặt nước nuôi trồng thủy sản xuất khẩu (chủ yếu là tôm), năng suất tôm bình
quân đạt 6,25 tấn/ha.
Toàn huyện hiện có 2.382
tàu cá, tổng công suất trên 365.000 CV, tàu thuyền của Hoài Nhơn đã có mặt trên
khắp ngư trường trong cả nước, với phương tiện đánh bắt hiện đại, bình quân
hàng năm khai thác khoảng trên 40.000 tấn hải các loại trong đó có trên
5.000 tấn cá ngừ đại dương và các loại hải sản có giá trị khác.
Thực hiện Quyết định
48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xăng dầu cho tàu cá
khai thác hải sản trên các vùng biển xa, đến nay Nhà nước đã hỗ trợ cho ngư dân
Hoài Nhơn với sối tiền trên 100 tỷ đồng giúp ngư dân cải hoán, đóng mới tàu
thuyền đánh bắt hải sản hiệu quả hơn.
5. Thuyết minh hệ thống
5.1 Mô tả công nghệ xử lý nước thải và các máy móc thiết bị .
Hiện tại, khu chế biến thủy sản Tam Quan Bắc đã có hệ thống đường ống thu
gom nước thải và nước mưa riêng biệt cho toàn khu nhưng nước thải từ các
công ty, cơ sở thuộc khu chế biến thủy sản Tam Quan Bắc chưa được xử lý sơ
bộ thu gom tập trung xử lý mà xả thẳng ra sông làm ô nhiễm môi trường trầm
trọng, người dân sống xung quanh đã phản ảnh rất nhiều lần lên các cấp trong
nhiều năm nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.
Vì vậy, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung nhằm xử lý triệt để lượng
nước thải từ các công ty, cơ sở trong khu trước khi thải ra môi trường là cần
thiết và cấp bách hiện nay.
Song song với việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu, cần phải
yêu cầu mỗi công ty, cơ sở phải xử lý nước thải sơ bộ đạt tiêu chuẩn xả thải
của khu thủy sản tập trung đưa ra mới đưa về tạm xử lý tập trung.
5.2 Lưu lượng và chất lượng nước thải:
Lưu lượng
Công suất hệ thống : 300m³/ngày
Chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra:
Toàn bộ nước thải sau khi được xử lý sơ bộ từ các nhà máy được thu gom về hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Chât lượng nước thải trước và sau khi vào trạm xử lý
nước thải tập trung như bảng sau:
CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TRƯỚC VÀ SAU XỬ LÝ
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Nước thải trước xử lý
Theo tiêu chuẩn quy
định của Khu chế
biến thủy sản Tam
Quan Bắc
|
Nước sau xử lý
QCVN
40:2011/BTNMT,
cột B
|
1
|
Nhiệt độ
|
o
C
|
40
|
40
|
2
|
pH
|
-
|
5-9
|
5,5 - 9
|
3
|
BOD
|
mgO2/l
|
100
|
50
|
4
|
COD
|
mgO2/l
|
400
|
150
|
5
|
SS
|
mg/l
|
200
|
100
|
6
|
Asen
|
mg/l
|
0,5
|
0,1
|
7
|
Thủy ngân
|
mg/l
|
0,01
|
0,01
|
8
|
Chì
|
mg/l
|
1
|
0,5
|
9
|
Cadimi
|
mg/l
|
0,5
|
0,01
|
10
|
Sắt
|
mg/l
|
10
|
5
|
11
|
Tổng Nitơ
|
mg/l
|
60
|
40
|
12
|
Tổng Phốt pho
|
mg/l
|
8
|
6
|
13
|
Clorua
|
mg/l
|
1000
|
1000
|
14
|
Dầu mỡ khoáng
|
mg/l
|
10
|
10
|
15
|
Dầu động thực vật
|
mg/l
|
30
|
-
|
16
|
Coliform
|
MPN/100ml
|
-
|
5000
|
5.3 Điều kiện mặt bằng
Diện tích dành để bố trí hệ thống xử lý nước thải: Bao gồm diện tích bố trí các công
trình đơn vị, các máy móc thiết bị, nhà điều hành, đường nội bộ cho 2 giai đoạn.
Diện tích mặt bằng xây dựng Hệ thống xử lý nước thải (Xem chi tiết trong bản vẽ
mặt bằng)
Xây dựng nửa nổi, nửa chìm nhằm tạo mỹ quan cho khu vực; Máy móc thiết bị đặt
tại trạm xử lý (xây nhà điều hành cho trạm xử lý)
5.4 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý
Để xây dựng một hệ thống xử lý hoàn chỉnh, nhằm xử lý triệt để các thành phần ô
nhiễm trong nước thải và tránh quá trình phát sinh mùi hôi thối do thải trực tiếp ra
môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên khu vực, công nghệ hợp lý
áp dụng là sử dụng phương pháp sinh học hiếu khí dinh bám.
Hệ thống xử lý nước thải gồm nhiều công trình đơn vị hoạt động nhằm xử lý nước
thải thu gom từ nhiều nhà máy, lưu lượng, thành phần và nồng độ nước thải biến
động tùy vào từng thời điểm, do đó hệ thống phải đáp ứng được sự thay đổi thường
xuyên này.
Tự động hóa qui trình vận hành, phương pháp vận hành của hệ thống đơn giản, phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
Hạn chế thấp nhất các thao tác thủ công, thao tác đóng mở van, tắt mở động cơ nhằm
để tăng tuổi thọ thiết bị.
5.5
Quy trình xử lý nước thải
Toàn bộ nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp khác nhau sau khi xử lý sơ bộ đạt tiêu
chuẩn xả thải quy định của khu chế biến thủy sản Tam Quan Bắc theo hệ thống thoát
nước chung của khu được dẫn vào được dẫn vào hầm bơm nhằm tập trung lưu lượng
và ổn định dòng chảy. Trước bể thu gom có đặt rổ thu rác để loại các cặn bẩn có kích
thước lớn, các cặn bẩn này là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn đường ống hư hỏng
bơm.
Trong bể thu gom bố trí 02 bơm nước thải nhúng chìm bơm nước lên máy sàn rác
tinh để loại bỏ cặn bẩn có kích thước nhỏ tránh gây ảnh hưởng cho các công trình
đơn vị phía sau. Nước thải sau khi qua máy sàn rác tinh chảy vào bể điều hòa.
Bể điều hòa có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng và nồng độ. Tại đây không khí được
cung cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải và tạo điều kiện hiếu khí tránh hiện tượng
phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. Trong bể điều hòa bố trí 02 bơm nước thải nhúng chìm
để bơm nước lên bể trộn.
Tại bể trộn, các hóa chất xử lý (NaOH, P.A.C, Polymer) đuợc 03 bơm định lượng
hóa chất bơm vào, xáo trộn.
Sau khi ra khỏi bể trộn, nước thải được dẫn vào đáy bể phản ứng. Tại đây các bông
cặn lớn được hình thành do xảy ra phản ứng keo tụ. Sau đó hỗn hợp nước và bông
cặn sẽ chảy tràn qua bể lắng 1. Phần nước trong chảy tràn qua bể Aerotank. Các bông
cặn keo tụ tạo ra sẽ lắng xuống đáy bể và được bơm xả ra bể chứa bùn.
Tại bể Aerotank, không khí được cấp vào nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên
24/24h. Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được bổ sung định kỳ mỗi tuần từ bùn tuần
hoàn tại bể lắng 2. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm
cuối cùng là CO2 và H2O là giảm nồng độ bẩn trong nước thải.
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng 2. Trong bể lắng 2 nước di
chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển ngược từ dưới lên trên
chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Quá trình phản ứng xảy ra trong
ống trung tâm của bể lắng 2 tạo ra các bông cặn có kích thước lớn dể dàng lắng
xuống đáy bể. Đáy bể cấu tạo hình chóp để thu gom các cặn lắng. Cặn lắng phải
được xả ra mỗi ngày vào bể chứa bùn bằng bơm khí nén, thời gian xả bùn tùy theo
lượng bùn nhiều hay ít, có thể theo dõi nước xả cho đến khi không còn đặc hoặc hơi
trong là được, thông thường thời gian xả bùn khoảng 5 – 10 phút.
Nước thải sau khi qua lắng 2 được dẫn qua bể khử trùng với chất khử trùng javen.
Quá trình oxy hóa vi sinh gây bệnh xảy ra trong bể khử trùng. Javel là chất oxy hóa
mạnh sẽ oxy hoá màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng. Thời gian tiếp xúc
để loại bỏ vi sinh khoảng 20-40 phút.
Tại bể khử trùng, nước thải được bơm tới bồn lọc áp lực để loại bỏ phần cặn còn lại
và khử màu, khử mùi cho nước thải. Sau khi ra khỏi bồn lọc áp lực, nước thải sẽ
được xả ra nguồn tiếp nhận.
Sau một thời gian làm việc, tổn thất áp lực trong bể lọc áp lực sẽ tăng cao, do đó cần
phải tiến hành rửa ngược.
Bồn lọc áp lực là công trình đơn vị cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Nước
sau xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.
5.6 Rố thu rác
Nước thải từ các công ty, nhà máy chảy vào mạng lưới thoát nưóc thải và đưa đến
trạm xử lý. Nước thải được tiếp nhận, chảy qua rổ chắn có khe hỡ là 16mm. Rổ chắn
rác được sử dụng để giữ lại các chất rắn thô có kích thước > 16 mm ở trong nước
thải. Rổ chắn rác với hệ thống lấy rác bằng cơ khí được kiến nghị sử dụng. Nếu
không loại bỏ rác có thể gây tắc nghẽn đường ống, mương dẫn hoặc hư hỏng bơm.
Rác có thể được tập trung lại, đưa đến bãi rác hoặc sử dụng thiết bị nghiền rác sau đó
dẫn trở lại trước rổ chắn hoặc vào bể phân hủy bùn.
5.7 Bể thu gom
Vì lượng nước thải ra không liên tục và không đều nhau, do đó cần thiết phải xây
dựng bể thu gom nước thải. Bể thu gom có tác dụng tập trung nước thải, tạo thế năng
để bơm nước thải sang các công trình xử lý.
Thiết bị Bơm nước thải nhúng chìm : 2 bộ (P01 & P02)
5.8 Sàn rác tinh
Nước thải từ hầm bơm được bơm nước thải bơm lên sàn rác tinh. Sàn rác tinh được
sử dụng để giữ lại các chất rắn có kích thước nhỏ hơn ở trong nước thải mà rổ thu rác
không giữ lại được. Sàn rác tinh sử dụng loại lưới chắn rác có kích lỗ d = 2mm. Do
đó, sau khi qua sàn rác tinh, phần lớn các tạp chất, các phế phẩm rơi vãi có kích
thước lớn hơn 1mm trong nước thải đã được giữ lại. Cùng với việc giữ lại các tạp
chất, song chắn rác làm lượng BOD và COD giảm đi một phần đáng kể , đồng thời là
công trình xử lý sơ bộ để chuẩn bị điều kiện cho việc xử lý nước thải sau đó.
5.9
Bể điều hòa
Do tính chất của nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và phụ thuộc nhiều vào
loại nước thải của nhà máy, vì vậy cần thiết xây dựng Bể điều hòa.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ, làm giảm kích
thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng
quá tải.
5.10 Bể trộn và phản ứng
Bể trộn có tác dụng xáo trộn hóa chất xử lý với nước thải, tạo điều kiện thuận lợi để
các phản ứng xảy ra từ đó tạo ra các bông cặn có kích thước lớn giúp cho quá trình
lắng cặn đạt hiệu quả cao hơn. Ngăn phản ứng tạo điều kiện và thời gian để hóa chất
và nước thải tiếp xúc với nhau tạo các phản ứng thích hợp giúp cho các công trình xử
lý hoạt động hiệu quả.
5.11 Bể lắng 1
Có chức năng (1) lắng các bông cặn tạo ra trong quá trình keo tụ khi cho hóa chất
vào nước thải; (2) giảm tải trọng hữu cơ cho công trình xử lý phía sau. Bể lắng khi
vận hành tốt có thể loại bỏ 50-70% SS và 25-40% BOD5. Hai thông số thiết kế quan
trọng cho bể lắng là tải trọng bề mặt (32-45 m3/m3.ngày) và thời gian lưu nước (1,5-
2,5h). Bể lắng được thiết kế hình tròn (lắng ly tâm). Bùn lắng ở bể lắng còn gọi là
bùn tươi có tỉ trọng 1,03-1,05, hàm lượng bông cặn keo tụ tạo ra trong quá trình phản
ứng sẽ lắng xuống đáy bể và được xả ra bể thu bùn 1 mỗi ngày bằng van xả đáy.
Phần nước trong chảy tràn vào máng thu nước và dẫn qua bể Aerotank.
5.12 Bể sinh học hiếu khí
Bể có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể bùn hoạt
tính diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong
nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí
trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật
hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu
thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật
phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật
phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính dư. Hàm lượng bùn hoạt tính
nên duy trì ở nồng độ MLSS trong khoảng 2500 - 4000 mg/l. Do đó, tại bể Aerotank,
một phần bùn dư từ bể lắng đợt hai sẽ được dẫn vào để bảo đảm nồng độ bùn nhất
định trong bể.
5.13 Bể lắng 2
Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi
đến các công trình xử lý tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt
tính ra khỏi nước thải. Tại đây nước được đưa vào ống trung tâm đi xuống đáy bể và
đi ngược trở lên và được thu vào máng thu. Bùn sau khi lắng được thu vào hố thu cặn
nhờ trọng lượng bùn và độ nghiêng của đáy bể. Bùn lắng trong hố thu cặn của bể
lắng cũng được 1 bơm nhúng chìm trong bể bơm tuần hoàn về bể Aerotank hoặc xả
ra bể chứa bùn.
5.14 Bể khử trùng
Có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước thải. Chất khử trùng được dùng ở
đây là nước Javel có nồng độ khoảng 5%. Ngoài ra, bể khử trùng còn làm nhiệm vụ
cung cấp nước cho bơm hoạt động, bơm đẩy nước qua bồn lọc áp lực.
5.15 Bồn lọc áp lực
Bồn lọc áp lực có nhiệm vụ loại bỏ các cặn lơ lửng không lắng được. Vì sau khi qua
bể lắng, trong nước thải vẫn còn các chất lơ lửng tỷ trọng nhẹ không thể lắng được,
do đó cần phải sử dụng bồn lọc áp lực. Nước từ bể chứa được bơm vào bồn lọc áp
lực qua ống dẫn nước vào ở phía trên bồn. Trong bồn lọc áp lực có các lớp vật liệu
lọc như sỏi, cát thạch anh v.v… Khi nước thải đi qua các lớp vật liệu lọc, các cặn bã
lơ lửng sẽ được giữ lại trên bề mặt các lớp vật liệu. Phần nước ra khỏi bồn lọc áp lực
là phần nước đã xử lý sạch.
5.16 Bể chứa bùn
Phần bùn từ bể lắng 1 và bùn dư từ bể lắng 2 được bơm vào bể chứa bùn để xử lý. Bể
chứa bùn có tác dụng làm giảm độ ẩm của bùn và thể tích bùn. Bùn lắng tại bể chứa
bùn được xả ra sân phơi bùn.
5.17 Sân phơi bùn
Công dụng chính của sân phơi bùn là làm giảm thể tích và khối lượng của cặn để sử
dụng làm phân bón hoặc san nền.
5.18 Bơm nước thải
Bơm nước thải từ bể chứa đến các công trình phụ cận có cao trình cao hơn, lưu lượng
bơm được thiết kế theo giờ vận hành trung bình nhằm ổn định lưu lượng cho toàn hệ
thống.
Bơm nước thải là loại bơm chuyên dùng đặc biệt cho nước thải có tính ăn mòn cao,
cấu tạo cánh hở, chống ngẹt rác. Bơm nước thải có hiệu suất làm việc rất tốt, điện
năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ cao.
Bơm nước thải vận hành hoàn toàn tự động theo tín hiệu mực nước của các bể xử lý.
5.19 Thùng chứa hóa chất
Thùng chứa hóa chất thông thường được làm bằng nhựa để dựng các loại hóa chất
phục vụ cho quá trình xử lý như NaOH, Phèn, P.A.C, H2SO4, NaOCl, FeSO4…
Hóa chất đưa vào thùng pha loãng với nước theo liều lượng quy định và được khuấy
trộn đều nước khi bơm vào hệ thống bằng bơm định lượng hóa chất.
5.20 Bơm định lượng
hóa chất
Là bơm chuyên dụng có khả năng bơm được những loại hóa chất có tính ăn mòn rất
cao. Lưu lượng hóa chất được châm vào hệ thống rất chính xác và đảm bảo áp lực
vận hành.
Các bơm hóa chất vận hành tự động theo chế độ hoạt động bơm chính hoặc theo tín
hiệu điều khiển pH.
5.21 Hệ thống ống hóa chất
Vì đặc tính ăn mòn rất cao, áp lực lớn nên vật liệu ống dẫn hóa chất thường là nhựa
tổng hợp, Polypropylen hoặc PVC.
5.22 Hệ thống ống khí nén
Với yêu cầu áp lực khí nén cao nên toàn bộ hệ thống ống dẫn và van khí được lắp đặt
bằng Inox.
5.23 Hệ thống ống nước
thải và bùn
Để hạn chế việc ăn mòn hệ thống, đường ống dẫn nước thải, bùn và các linh kiện trên
đường ống được lắp đặt bằng nhựa PVC.
5.24 Hệ thống điện điều khiển
Nguồn điện sử dụng cho hệ thống có điện thế 380V, tần số 50Hz, 3 pha. Công suất
cấp điện được xác định dựa vào tất cả các thiết bị sẽ hoạt động đồng thời với công
suất tối đa. Trong trường hợp nguồn điện gặp sự cố sẽ có hệ thống bảo vệ hoạt động
tránh các hiện tượng hỏng hóc. Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải đều được tập trung
điều khiển tại tủ điện trung tâm. Tủ điện bao gồm các Aptomat, cầu chì, rơle, khởi
động từ, Bộ định thời gian, bộ biến dòng, các đồng hồ hiển thị điện thế, cường độ
dòng, đèn báo, chuông báo, nút dừng khẩn cấp…
Chế độ vận hành tủ điện đơn giản, được thực hiện theo hai chế độ chính là tự động
(Auto) và vận hành tay (Manu). Ở chế độ tự động người vận hành không cần thao tác
trên tủ điện trong suốt chu kỳ vận hành hệ thống.
5.25 Nhà điều hành
Là nơi tập trung các máy móc thiết bị chính, hệ thống điện điều khiển, hệ thống pha
trộn hóa chất. Nhà điều hành là khu trung tâm để quản lý, vận hành toàn bộ hệ thống.
6. Chi
phí vận hành
Gồm có chi phí điện năng, chi phí hóa chất, chi phí nhân công, chi phí dồng hồ
7. Nhận
xét kết quả, tài liệu tham khảo
Đăng nhận xét