Thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà máy Đông Dược Long An đến năm 2015

GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH: Lê Trang Hoài Nam & Nguyễn Thị Thu Trang
Đề tài: Thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà máy 
Đông Dược Long An đến năm 2015




LỜI MỞ ĐẦU

Thông tin là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của các ngành kinh tế. Thông tin cung cấp cho ta một lượng kiến thức vô tận và được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, có thể là lời nói, văn bản, sơ đồ, mô hình…Dù được phát ra dưới bất kì hình thức nào thì mục tiêu của thông tin là cung cấp kiến thức, hiểu biết, dữ liệu, thông báo, báo cáo… chỉ ra nội dung trao đổi giữa con người và môi trường để dễ dàng hơn cho sự thích nghi của con người. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, thông tin cần được sắp xếp, liên kết, truyền đạt, diễn giải một cách có hệ thống để tạo được hiệu quả tối đa. Vì thế, hệ thống thông tin ra đời. Và được xem như một công cụ hữu ích, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Đối với sinh viên chuyên ngành môi trường, hệ thống thông tin sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin đặc biệt là thông tin môi trường, phục vụ cho các đề các tài nghiên cứu khoa học hay đề tài tốt nghiệp của họ.

Để tìm hiểu kĩ hơn về những lợi ích đã nêu trên, nhóm xin được phép trình bày một ví dụ về hệ thống thông tin phục vụ đề tài thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà máy Đông Dược, tỉnh Long An với nội dung chính bao gồm phần sơ đồ hệ thống và phần thông tin. Dưới đây là phần sơ đồ hệ thống, phần thông tin sẽ được trình bày rõ trong các chương kế tiếp.

Để phục vụ đề tài thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà máy Đông Dược Long An, cần phải biết được các thông tin cơ bản về nhà máy Đông Dược, các cơ sở dữ liệu, tài liệu lý thuyết, thực tế về hệ thống thoát nước đã nghiên cứu, áp dụng đối với các nhà máy, các khu vực khác; để từ đó đề xuất các phương án thiết kế phù hợp với hiện trạng của nhà máy; đánh giá kết quả, tính khả thi của đề tài dựa trên hiệu quả, chi phí thực hiện. Từ những thông tin cơ bản này, ta sẽ định hướng được các thông tin chi tiết thuộc phạm vi của thông tin cơ bản để hoàn thành đề tài một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Phần 1
 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐÔNG DƯỢC

1.1  GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ĐÔNG DƯỢC TỈNH LONG AN

Tên nhà máy:  Nhà máy Đông Dược Long An
Cơ quan chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm VACOPHARM
Địa chỉ:  Xã Khánh Hậu, Thị Xã Tân An, Tỉnh Long An

1.1.1      Vị trí nhà máy

·      Cách Tp.HCM 45km, rất thuận lợi về mặt giao thông.
·      Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Long An.
·      Là đầu mối giao thương quan trọng với các tỉnh miền Tây Nam Bộ

1.1.2      Điều kiện tự nhiên
Khí Hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Nhiệt độ:
Trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.

 
Lượng mưa: 
Hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.



 Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm là 80 - 82 %.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ
2-4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp

1.1.3      Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế
Nhìn chung tình hình sản xuất và phát triển nông nghiệp khá tốt, công nghiệp và thương mại – dịch vụ vẫn đạt kết quả khá trong điều kiện hết sức khó khăn; các lĩnh vực văn hóa giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và an sinh xã hội được bảo đảm. Cụ thể là:
Về nông nghiệp: 

Nhìn chung, tình hình sâu bệnh phát sinh trên cây trồng ở mức độ nhẹ - trung bình nên diện tích gieo trồng, sản lượng thu hoạch và năng suất lúa đều tăng so với cùng kỳ, như Lúa Đông xuân 2011/2012: đã thu hoạch 261.066 ha, đạt 102,8% kế hoạch, bằng 103,2% so cùng kỳ, năng suất khô đạt 61,2 tạ/ha,tăng 2,69 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 1.596.494 tấn, tăng 110.524 tấn so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lúa mùa và Đông Xuân 2011/2012 là 1.632.846 tấn, đạt 62,8% kế hoạch. Lúa Hè thu 2012: đã gieo sạ 202.736 ha, đạt 92,2% kế hoạch và bằng 107% so cùng kỳ, hiện lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Tình hình cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu sinh trưởng và phát triển tốt như đậu phộng: diện tích trồng ước đạt 1.025 ha, đạt 95% kế hoạch, bằng 128% so cùng kỳ; cây đay: diện tích trồng 1.174 ha, đạt 34%  kế hoạch, bằng 39% so cùng kỳ; cây bắp: đã trồng 430 ha, đạt 86% kế hoạch, bằng 140,5% so cùng kỳ; dưa hấu: diện tích trồng 527 ha, đạt 25% kế hoạch, bằng 56,8% so cùng kỳ; khoai mỡ: diện tích trồng 3.173 ha, đạt 96,5% kế hoạch, bằng 95% so cùng kỳ, đã thu hoạch 587 ha, năng suất ước 100 tạ/ha, sản lượng ước 5.870 tấn; rau màu: trồng được 2.916 ha, đạt 70% kế hoạch, bằng 86% so cùng kỳ; cây mè trồng được 411 ha, đạt 46% kế hoạch, đã thu hoạch 263 ha, năng suất ước đạt 8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 210 tấn. Mía niên vụ 2011/2012:diện tích trồng 13.524 ha, đạt 104% kế hoạch, bằng 107,5% so cùng kỳ; đã thu hoạch xong 13.524 ha, năng suất ước 671 tạ/ha, sản lượng ước 907.339 tấn, tăng 44.400 tấn so cùng kỳ. Đối với mía niên vụ 2012/2013: diện tích trồng là 13.068 ha, đạt 96,4% cùng kỳ.

Về tình hình nuôi trồng thủy sản:

 Tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh đến nay là 2.587,7 ha, đạt 42,4% kế hoạch, bằng 66,5% so cùng kỳ;đã thu hoạch 669,6 ha, sản lượng thu hoạch ước 1.337,6 tấn. Nuôi cua:diện tích thả nuôi cua lột là 7 ha, đạt 7% kế hoạch và bằng 54% so cùng kỳ, tập trung tại huyện Cần Giuộc; diện tích nuôi cua thương phẩm là 04 ha. 

Nuôi thủy sản nước ngọt:

 Toàn tỉnh thả nuôi được 1.336,10 ha, đạt 26,07% kế hoạch. Trong đó, nuôi cá nước ngọt diện tích là 1.325,90 ha, đạt 26,52% kế hoạch; nuôi tôm càng xanh diện tích là 10,20 ha, đạt 8,16% kế hoạch và tăng 5,20 ha so cùng kỳ, tập trung tại huyện Tân Trụ và Mộc Hóa.

Về sản xuất công nghiệp:

   Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2011 còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của kinh tế trong nước và trên thế giới. Nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh như: nhiên liệu, năng lượng, vốn, lãi suất, tỷ giá,… cùng với nguồn lao động có tay nghề bị thiếu hụt và thị trường đầu ra không ổn định đã tác động đến kết quả sản xuất công nghiệp. Chỉ số phát triển công nghiệp tháng 5 ước tăng 1,42% so với tháng trước và tăng 14,26% so cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 14,74% so cùng kỳ.
   Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 (giá so sánh 2010) ước đạt 5.870,1 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 16,1% so cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng là 27.965,2 tỷ đồng, tăng 14,8% so cùng kỳ.

Về thương mại – dịch vụ:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 5 đạt 2.364,6 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 29,2% so cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng là 11.677,7 tỷ đồng, đạt 41,0% kế hoạch, tăng 22,5% so cùng kỳ.
Tình hình xuất nhập khẩu đạt khá và tăng so cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu: đạt 180,8 triệu USD, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 27,8% so cùng kỳ. Lũy kế, 5 tháng là 823,7 triệu USD, đạt 33,9% kế hoạch, tăng 24,8% so cùng kỳ; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (gạo, hàng may mặc, thủy sản...) đều tăng so cùng kỳ. Nhập khẩu: đạt 150,5 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước và tăng 13,7% so cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng là 671,4 triệu USD, đạt 35,2% kế hoạch, tăng 21,5% so cùng kỳ. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Chỉ số giá tiêu dùng: 

Tháng 5/2012 của tỉnh đã tăng nhẹ trở lại so với tháng trước (sau hai tháng 2 và 3 giảm phát) với mức tăng 0,32% và tăng 1,25% so với tháng 12/2011, nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm tăng thấp là do giá lương thực giảm 10,31% và thực phẩm giảm 0,62%. Đây là một bất lợi cho nông dân khi giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm liên tục giảm giá vì Long An là địa phương có cơ cấu nông nghiệp còn ở mức cao. Bình quân 5 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 13,04% so cùng kỳ.

Về đầu tư trong và ngoài nước:

·      Trong nước

 Trong tháng, thành lập mới 48 doanh nghiệp với tổng số vốn là 412,9 tỷ đồng, đã giải thể 01 doanh nghiệp với số vốn là 3,5 tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm đến nay đã có 250 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn là 984,6 tỷ đồng, bằng 57,7% về số doanh nghiệp và 19,3% số vốn so cùng kỳ. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 5.917 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 107.725,6 tỷ đồng.
Trong tháng, không có dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư, từ đầu năm đến nay cấp mới 11 dự án với tổng vốn đầu tư là 943tỷ đồng; lũy kế đến nay tổng số dự án đầu tư trong nước đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 469 dự án, tổng số vốn đăng ký 71.480 tỷ đồng (đa số là các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản).

·      Ngoài nước

Trong tháng cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 09 dự án với tổng vốn đăng ký là 14,95 triệu USD; lũy kế từ đầu năm đến nay có 28 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 28,6 triệu USD, bằng 77,8% về số dự án và 63,6% về số vốn so với cùng kỳ. Lũy kế đến thời điểm báo cáo là 435 dự án với tổng vốn đăng ký 3.481,4 triệu USD (kể cả vốn đăng ký và bổ sung). Hiện nay, có 170 dự án đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 39% tổng số dự án đăng ký, tổng vốn thực hiện đến nay khoảng 1.427 triệu USD, đạt 41% so với tổng vốn đăng ký.

Về tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp:

Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 30 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.903 ha trong đó có 17 khu công nghiệp đi vào hoạt động trong tổng số 19 khu đã được thành lập với tổng diện tích 5.753,27 ha (tỷ lệ lấp đầy khoảng 40,43%). Lũy kế đến nay, các Khu công nghiệp đã thu hút được 667 dự án đầu tư, thuê lại 1.161,19 ha đất và 25,62 ha nhà xưởng, trong đó có 206 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn1.475,250 triệu USD và 461 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 24.355,1 tỷ đồng
Hiện có 40 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích đất quy hoạch là 4.234 ha. Trong đó: có 17 CCN đã có quyết định thành lập; 31 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; 9 CCN đã đi vào hoạt động, tổng diện tích là 746 ha, thu hút được 186 doanh nghiệp đăng ký thuê đất với diện tích 351,48 ha trên tổng số 451,48 ha đất công nghiệp có thể cho thuê; có 128 doanh nghiệp thuê đất trong CCN đã đi vào hoạt động, thu hút khoảng 14.292 lao động; tỷ lệ lấp đầy của 09 CCN khoảng 77,85%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh còn tồn tại nhiều bất ổn: một số lĩnh vực đạt còn thấp, nhất là thu hút đầu tư đã chậm lại, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, tiến độ thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp, khu đô thị dân cư, tái định cư còn rất chậm, rất ít nhà máy cơ sở sản xuất được xây dựng mới hoặc mỡ rộng, tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ thấp hơn so với cùng kỳ; giá thu mua lúa không ổn định, giá thành sản xuất khá cao cũng gây ra không ít khó khăn cho người nông dân, thu ngân sách đạt còn thấp, năm nay chính phủ giao kế hoạch trễ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch XDCB./.


Điều kiện xã hội
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chuyển biến tốt, nhiều nơi đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống văn hoá của người dân, kiềm chế tệ nạn xã hội, môi trường xã hội lành mạnh hơn. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc 16 xã, phường, thị trấn đăng ký đạt chuẩn văn hoá năm 2012. Về xây dựng huyện điểm điển hình văn hoá Cần Đước: tiếp tục kiểm tra, duy trì, củng cố 12/31 tiêu chí đã đạt được và thực hiện các giải pháp để phấn đấu đạt thêm 8 tiêu chí vào cuối năm. Các huyện, thành phố thực hiện quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm văn hoá thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.
 Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc-eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc và nhà trăm gian tại Cần Đước. Long An có tất cả 187 những địa danh như vậy, trong số đó có rất nhiều nơi có kiểu dáng và kiến trúc độc đáo.

 Các lễ hội là một phần trong văn hóa và đời sống xã hội của Long An như: Kỳ Yên, lễ hội cầu mưa và Tòng Phóng. Du khách sẽ hết sức thú vị với mô hình du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, nghe đờn ca tài tử cải lương – một loại hình dân ca đặc sắc của Nam bộ mà Long An là chiếc nôi của dòng dân ca này.

  Đất Long An an lành, người Long An mến khách, thế Long An vững chắc, lực Long An dồi dào. Tất cả đều sẵn sàng cho sự thành công của bạn.

 Nhưng Long An có thể dành cho bạn nhiều hơn thế: môi trường hấp dẫn, thân thiện, nhiều khu công nghiệp và rất nhiều cơ hội đầu tư khác đang chờ bạn
Về lao động, thương binh và xã hội:

Thực hiện tốt các chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội như: trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí 69,3 tỷ đồng; thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hỗ trợ nhà ở, tín dụng cho người nghèo, hỗ trợ khám chữa bệnh, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; cho vay sinh viên, học sinh, tổ chức chúc thọ, tặng quà cho người cao tuổi. Triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 3,9 tỷ đồng (đạt 130 % kế hoạch) xây dựng 101 căn nhà tình nghĩa;  hỗ trợ 21.144 hộ nghèo về tiền điện, với kinh phí 5,7 tỷ đồng.

1.2  HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
1.2.1 Quy trình sản xuất
1.2.2      Hiện trạng thoát nước tại nhà máy

Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa bằng mương hở được xây dựng vào năm 2004. Nước mưa từ khu vực nhà máy có lẫn rác thải, cát và các chất rắn lơ lửng, được tách rác bằng các lưới chắn rác đặt ở các hố ga trước khi thải ra môi trường.
Toàn bộ nước mưa của nhà máy được xả ra sông Vàm Cỏ Đông

Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt từ nhà tắm, nhà bếp được dẫn chung với đường cống thoát nước thải sản xuất.
Nước thải từ nhà vệ sinh được dẫn vào đường ống riêng đến bể tự hoại nằm trong khu vực nhà máy.

1.2.3      Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy
Nước thải từ quá trình tạo chân không ,làm mát thiết bị, máy móc được thải trực tiếp vào đường cống thoát nước, thải ra sông.
Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt được dẫn lên công trình xử lý.

Bảng 1.1 Các thông số đầu vào hệ thống xử lý nước thải

Thông số
Đơn vị
Nước thải đầu vào
Lưu lượng
m3/ngày.đêm
2800
Nhiệt độ
oC
28-38
pH

5-8
BOD5
mg/l
1200
COD
mg/l
1600
SS
mg/l
350
Photphat
mg/l
15
Tổng Nitơ
mg/l
20
Dầu mỡ
mg/l
24

2.   CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG
Chất thải rắn sinh hoạt: rác thực phẩm từ nhà ăn; giấy, vỏ lon, chai nhựa từ khu văn phòng, nhà nghỉ công nhân…
Chất thải rắn sản xuất: Xác trái nhàu, tro than, bùn vôi, bùn lọc…
Mùi hôi: từ quá trình xử lý nước thải.
Tiếng ồn: từ các xe vận chuyển, quy trình vận hành máy móc, thiết bị.


Phần 2
CƠ SỞ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

2.1  Cơ sở lý thuyết:

·      Tài liệu chuyên ngành mạng lưới thoát nước
·      Tài liệu chuyên ngành xử lý nước thải
·      Tiêu chuẩn xả thải (5945:2005)
·      Tiêu chuẩn xây dựng (TCVN 51:2008)
·      Đánh giá tác động môi trường nhà máy Đông Dược Long An
·      Đề tài, khóa luận liên quan đến hệ thống xử lý nước thải các khu công nghiệp, nhà máy; hệ thống xử lý nước thải nhà máy Đông dược

2.2  Cở sở thực tế
Hiện trạng hệ thống thoát nước của nhà máy Đông Dược
v Địa điểm: Xã Khánh Hậu, Thị Xã Tân An, Thị Xã Tân An
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm VACOPHARM
v Nội dung:
·      Mặt bằng tổng thể nhà máy.
·      Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất.
·      Thành phần nước thải.
·      Lưu lượng nước thải.
·      Nguồn xả thải.
·      Mạng lưới thoát nước, các công trình trên mạng lưới.
·      Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý.
·      Chất lượng nước sau xử lý.
·      Ưu, nhược điểm của hệ thống thoát nước.

Phần 3

 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC NHÀ MÁY ĐÔNG DƯỢC


3.1  NGUỒN PHÁT SINH, LUU LƯỢNG NƯỚC THẢI, THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI, NGUỒN TIẾP NHẬN

3.1.1 Nguồn phát sinh

Trong công nghệ sản xuất  Đông dược từ nước ép trái nhàu sử dụng một lượng nước rất lớn, với các mục đích khác nhau, tạo ra lượng nước thải rất lớn ở các công đoạn như: quá trình rửa nguyên liệu, ngâm ủ nguyên liệu, chiết lọc nước nhàu, rửa thiết bị, nước thải sinh hoạt của công nhân,…

3.1.2  Lưu lượng nước thải

v Nước thải sản xuất
Nước thải từ khâu rửa nguyên liệu
Nước thải từ khâu chiết, lọc
Nước thải từ các khâu kiểm nghiệm, phòng hóa nghiệm
Nước thải từ khâu vệ sinh các thiết bị ly tâm
Nước thải từ khâu vệ sinh các thiết bị lọc
Nước thả từ khu hóa chế (giặt vải lọc)

v Nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải sinh hoạt tối đa giờ:
Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân: Qcn =
Lưu lượng nước thải từ nhà tắm: Qtắm = N qtắm

Trong đó:
NCN : số lượng công nhân làm việc trong 1 ca (người)
qsh : tiêu chuẩn thoát nước (l/người)
qtắm : tiêu chuẩn dùng nước tắm của công nhân trong các xí nghiệp công nghiệp (l/người)
n : số ca làm việc
Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt: Qsh = Qcn + Qtắm
Tổng lưu lượng nước thải cuả nhà máy: Q = Qsh + Qsx




3.1.3 Thành phần nước thải, nguồn tiếp nhận

Như đã trình bày ở trên, thành phần nước thải của nhà máy sản xuất Đông dược từ trái nhàu chứa hàm lượng các chất hữu cơ, chất lơ lửng cao cũng như chứa nhiều Nitơ, Photpho, Licgin,…
Nguồn tiếp nhận nước thải của nhà máy là sông Mê Kông, do đó nước thải sau khi xử lý cần yêu cầu đạt chuẩn loại B theo TCVN 5945-2005

3.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC

3.2.1 Phương án 1: Hệ thống thoát nước chung

Hệ thống mà tất cả các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa) được xả chung vào mạng lưới thoát nước và dẫn đến công trình xử lý.

Ưu điểm

Đảm bảo tố nhất về mặt vệ sinh vì toàn bộ nước thải đều được xử lý trước khi xả ra nguồn.
Chiều dài mạng lưới giảm 30-40% so với hệ thống thoát nước riêng rẽ hoàn toàn.
Chi phí quản lý giamr15-20% đối với những khu xây dựng nhà cao tầng, đô thị gần nguồn nước lớn.

Nhược điểm

Do lượng nước mưa chảy tới trạm bơm, trạm xử lý không điều hòa nên việc quản lý, điều phối trạm bơm và trạm xử lý trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn.
Đường kính ống lớn, mùa khô làm việc lãng phí, sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả.
Vốn xây dựng bỏ ra cùng lúc quá lớn.

3.2.2 Phương án 2: Hệ thống thoát nước riêng

Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt dùng để:
Vận chuyển nước bẩn nhiều (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất), xả vào hệ thống xử lý.
Vận chuyển nước bẩn ít hơn (nước mưa, nước thải quy ước sạch), xả thẳng ra nguồn.

Ưu điểm

Chỉ phải bơm và vận chuyển một lượng nước thải bé hơn do đó kích thước đường ống nhỏ.
Hiệu quả sử dụng cao.
Vốn xây dựng có thể chia làm từng đợt.

Nhược điểm

Tổng chiều dài mạng lưới lớn.
Chi phí đầu tư lớn.
Hao phí vào mùa khô do lượng nước mưa không nhiều.

3.2.3 Phương án 3: Hệ thống thoát nước nửa riêng

Đây là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục nhược điểm của hệ hống thoát nước riêng và chung. Hệ thống thoát nước nửa riêng gồm hai hệ thống: hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất, hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống này thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn bằng cách xây dựng giếng thu nước mưa.

3.2.4 Phương án 4: Hệ thống thoát nước hỗn hợp

Hệ thống thoát nước hỗn hợp là sự kết hợp các loại hệ thống đã nêu trên, thường dùng cho việc cải tạo, mở rộng hệ thống sẵn có.

3.2.5 Lựa chọn phương án

Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào:
·      Tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống
·      Điều kiện nơi thiết kế
·      Tính kinh tế, kĩ thuật và yêu cầu vệ sinh môi trường

3.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.3.1 Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy Đông dược LA

Công nghệ xử lý nước thải cho các nhà máy nói chung và nhà máy Đông dược nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

·      Lưu lượng và đặc trưng của nước thải
·      Yêu cầu nước thải sau xử lý
·      Diện tích và vị trí đát đai sử dụng để xây dựng
·      Điều kiện kinh tế và kĩ thuật

3.3.2 Đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải

·      Xác định thành phần nước thải vượt quá tiêu chuẩn xả thải cho phép.
·      Xác định các phương pháp xử lý thành phần vượt tiêu chuẩn: xử lý hóa lý, sinh học…
·      Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp xử lý
·      Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý
·      Mô tả, thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý.

*    Phương pháp cơ học
·      Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường người ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết.
·      Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% chất lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD.
·      Ưu điểm: đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao.

*    Phương pháp hoá học
·      Dựa vào các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào.
·      Các phương pháp xử lý hóa học gồm có: oxy hóa khử, trung hòa - kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại.
·      Ưu điểm: Hiệu quả xử lý cao, thường được dùng trong các hệ thống xử lý nước khép kín.
·      Nhược điểm: Chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải có quy mô lớn.

*    Phương pháp hoá – lý
·      Áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động đến các chất ô nhiễm nhằm biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
·      Các phương pháp hóa lý bao gồm : keo tụ, tạo bông, tuyển nổi, trao đổi ion, đông tụ, hấp phụ, thấm lọc ngược và siêu lọc…
·      Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học.

*    Phương pháp sinh học
·      Xử lý bằng phương pháp sinh học là việc sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để khoáng hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Các vi sinh vật sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các chất làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên khối lượng sinh khối được tăng lên.

*    Bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten
·      Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là các chất hữu cơ chưa phải  là dạng hòa tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy xử lý nước thải ở Aeroten được gọi là quá trình xử lý với sinh vật lơ lửng của quần thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bùn hoạt tính.

*    Ưu, nhược điểm của công nghệ

v Ưu điểm:
Ø  Đảm bảo đầu ra nước thải đạt chuẩn
Ø  Dễ quản lý vận hành.
Ø  Tiết kiệm kinh tế theo thời gian
Ø  Có thể kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.

v Nhược điểm:
Ø  Chi phí đầu tư ban đầu cao
Ø  Tốn diện tích xây dựng

3.4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI

3.4.1 Tính toán mạng lưới thoát nước thải sản xuất và sinh hoạt

·      Vạch tuyến mạng lưới thoát nước: dựa vào mặt bằng nhà máy, vị trí nguồn phát sinh nước thải và các nguyên tắc vạch tuyến
·      Tính toán lưu lượng cho các tuyến cống: tuyến cống nhánh, tuyến cống chính.
·      Tính toán thủy lực cho từng đoạn ống: đường kính cống, độ dốc thủy lực, độ đầy, vận tốc dòng chảy theo TCVN 51:2008
·      Tính toán độ sâu đặt cống.
·      Tính toán thiết kế các bể xử lý nước thải
·      Tính toán các thong số cần thiết cho từng thiết bị

3.4.2 Tính toán mạng lưới thoát nước mưa

·      Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa
·      Xác định lưu lượng mưa tính toán: chu kì mưa, cường độ mưa, thời gian mưa, hệ số dòng chảy, hệ số mưa, lưu lượng mưa.
·      Tính toán diện tích các tiểu khu
·      Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa: tuyến cống nhánh, tuyến cống chính.
·      Tính toán thủy lực cho từng đoạn ống: đường kính cống, độ dốc thủy lực, độ đầy, vận tốc dòng chảy theo TCVN 51:2008


3.5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.5.1 Tính toán lưu lượng thiết kế

·      Hệ số không điều hòa (theo TCVN 51:2008)
·      Lưu lượng trung bình giờ
·      Lưu lượng trung bình giây
·      Lưu lượng giờ lớn nhất
·      Lưu lượng giây lớn nhất
·      Lưu lượng giờ nhỏ nhất
·      Lưu lượng giây nhỏ nhất

3.5.2 Tính toán các công trình đơn vị

·      Mục đích, nhiệm vụ của công trình.
·      Mô tả công trình.
·      Các thông số tính toán.

3.6 TÍNH TOÁN KINH TẾ

3.6.1 Tính toán kinh tế mạng lưới thoát nước

·      Tính toán kinh tế phần đường ống: đường kính, chiều dài, vật liệu làm ống, đơn giá.
·      Tính toán kinh tế phần giếng thăm: đường kính, chiều dài, chiều sâu, bề dày, vật liệu làm giếng, số lượng giếng, đơn giá.
·      Tính toán khối lượng xây dựng đào đắp để xây dựng mạng lưới: giá thành cho 1m3 đào đắp, thể tích khối đất cần đào đắp.

3.6.2 Tính toán kinh tế công trình xử lý nước thải

·      Tính toán kinh tế các công trình xử lý: hạng mục công trình, thể tích, số lượng, đơn giá.
·      Tính toán kinh tế phần máy móc, thiết bị: loại máy móc, số lượng, đơn giá.
·      Tổng chi phí đầu tư.
·      Chi phí khấu hao.

3.6.3 Chi phí quản lý và vận hành

ü  Chi phí điện năng
ü  Chi phí hóa chất
ü  Chi phí nhân công
ü  Tổng chi phí
ü  Giá thành xử lý 1m3 nước thải.

Phần 4

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


4.1 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

·      Chất lượng nước đầu ra
·      Chi phí xử lý 1m3 nước thải
·      Yêu cầu về diện tích xây dựng
·      Yêu cầu đối với công nhân vận hành
·      Yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị
·      Phương án giải quyết khi có sự cố

4.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

·      Thiết kế hệ thống thoát nước tối ưu cho nhà máy Đông Dược Long An
·      Hoàn thành khối lượng công việc cho đề tài tốt nghiệp.
·      Rèn luyện, trau dồi khả năng thu thập, đọc hiểu tài liệu.
·      Củng cố kiến thức chuyên ngành.
·      Học hỏi kinh nghiệm thực tế trong quá trình thiết kế, vận hành hệ thống thoát nước.
·      Tăng khả năng giao tiếp, xử lý tình huống.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY