Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty Việt Nam kỹ nghệ xúc sán Vissan theo tiêu chuẩn ISO 14001 và đề xuất các giải pháp tương ứng.

GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH: Huỳnh Phúc Luân & Phùng Ngọc Lan Phương

Đề  tài: Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty Việt Nam kỹ nghệ xúc sán Vissan theo tiêu chuẩn ISO 14001 và đề xuất các giải pháp tương ứng.
Chương 1
 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN (VISSAN) 
1.1 Tổng quan.
Tên giao dịch nước ngoài: VISSAN LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: VISSAN
Tổng giám đốc: Văn Đức Mười
Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84 8) 5533 999 - 5533888 Fax: (84 8) 5533 939 Email:
vissan@hcm.fpt.vn
Website:
http://www.vissan.com.vn/
Công ty VISSAN là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, được xây dựng vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 18/5/1974.

Đến năm 2006, Công ty VISSAN được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản.
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt. Vào tháng 9/2005, Công ty Rau Quả Thành Phố được sáp nhập vào Công ty VISSAN tạo thêm ngành hàng mới: ngành rau-củ-quả.
Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh nghiệp SX-KD ngành súc sản và rau củ quả đứng đầu cả nước.
Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, Công ty VISSAN sẵn sàng hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để Sản xuất – Kinh doanh – Xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt và rau củ quả.

1.2 Lĩnh vực hoạt động.
Sản xuất và kinh doanh tại thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thịt với công suất 30.000 tấn/năm gồm thịt đông lạnh và các sản phẩm chế biến, sản phẩm đóng hộp từ thịt heo, trâu, bò gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản và rau củ quả.
- Sản xuất heo giống, heo hậu bị, heo thương phẩm, heo thịt và thức ăn gia súc.

1.3Năng lực sản xuất.
Với quy mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín bao gồm:
- Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò
- Ba dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400 con/ca (6giờ)
- Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6giờ)
- Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn, đáp ứng thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất 8.000 tấn/năm.
- Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất 5.000 tấn/năm theo thiết bị và công nghệ của Châu Âu.
- Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh có công suất 3.000 tấn/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhà máy chế biến thực phẩm Chi nhánh Hà Nội với công suất 3.000 tấn/năm tại Khu Công Nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
- Xí nghiệp Chăn Nuôi Gò Sao.
1.4 Mạng lưới kinh doanh.

- 12 Đơn vị Cửa Hàng, Trạm kinh doanh trực thuộc tại địa bàn các Quận trong Thành phố Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối quản lý trên 300 điểm bán.
- 20 Cửa Hàng Giới Thiệu Sản phẩm, Siêu Thị và trên 600 đại lý hàng chế biến tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh, Thành trên cả nước.
- Xí nghiệp Chế Biến và Kinh Doanh Thực Phẩm sản xuất và kinh doanh hàng thực phẩm chế biến truyền thống..
- Xí nghiệp Chế Biến Kinh Doanh Rau Củ Quả.
- Chi nhánh VISSAN tại Hà Nội sản xuất và kinh doanh tại thị trường phía Bắc.
- Chi nhánh VISSAN tại Đà Nẵng kinh doanh tại thị trường Miền Trung và Cao Nguyên.
- Văn phòng đại diện VISSAN tại Cộng Hòa Liên Bang Nga.
Chứng nhận chất lượng:

*    Chứng chỉ ISO/IEC 17025.
*    Chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
*    Chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.
*    Liên tục nhiều năm liền được Người Tiêu Dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” (liên tục từ năm 1997 đến nay) do Báo Đại Đoàn Kết tổ chức.
*    Là một trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước do Tạp chí Sàigòn Tiếp Thị điều tra công bố.
*    Hầu hết hơn 100 sản phẩm VISSAN đều đạt các cúp Vàng, Bạc, Huy Chương Hội chợ, Hội thi Thực phẩm.

1.5  Phương Thức Và Phương Châm Hoạt  Động Trong Những Năm Qua.
- Phương thức kinh doanh linh hoạt, tinh thần sẵn sàng hợp tác và quan tâm đến quyền lợi của đối tác kinh doanh.
- Công ty VISSAN là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp nhu cầu tiêu thụ thịt heo, trâu, bò và rau củ quả tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- VISSAN đã xây dựng được một mạng lưới hệ thống phân phối bao gồm: Chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng, các Cửa hàng Thực phẩm Quận, Cửa hàng Giới Thiệu Sản Phẩm, Siêu thị và đại lý phân phối rộng khắp cả nước.


Chương 2

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ ISO 14001


2.1. BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000.

2.1.1 Quá trình hình thành ISO 14000.

Bối cảnh lịch sử hình thành HTQLMT (Environmental Managemnet System-EMS)
Có hai tiến triển lịch sử quan trọng đối với sự ra đời của EMS, chúng xảy ra đồng thời và song song nhau:

Tiến triển về quản lý môi trường: Vào những năm đầu thập niên 60 người ta quan tâm nhiều đến môi trường nhưng chưa có xử lý ô nhiễm mà chỉ có ở mức pha loãng .Những năm 70-80 bắt đầu ban hành luật và quy chế tiếp cận xử lý cuối đường ống, phòng ngừa ô nhiễm ,giản thiểu chất thải trở nên phổ biến vào những năm cuối thập niên 1980 và đầu 1990( 1985: HTQLMT, 1990: sản xuất sạch hơn và 1995 ra đời các tiêu chuẩn BS 7750,ISO 14001, EMAS). Các vấn đề môi trường trở thành các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường ( ví dụ như xuất khẩu gỗ sang cộng đồng Châu Âu bị ngưng lại do các vấn đề phá rừng nhiệt đới hay xuất khẩu rau sang Singapore bị trả lại ( do có hàm lượng thuốc trừ sâu cao);ảnh hưởng đến chính sách ( sự đe dọa hủy bỏ chính sách ưu đãi của các quốc gia); và ảnh hưởng đến đầu tư ( các tổ chức tài trợ như ADB,WB,IMF…) yêu cầu phải thực hiện nghiên cứu môi trường đối với các dự án vay vốn .Các vấn đề môi trường trở thành yếu tố đánh giá rủi ro của dự án.
Tiến triển về tiêu chuẩn hóa :nhìn chung xảy ra độc lập với quản lý môi trường .
Các tổ chức khác có liên quan như :tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), Viện tiêu chuẩn quốc gia Anh (BSI), Viện tiêu chuẩn quốcngia MỸ (ANSI),.. đã được thành lập và phát triển.
Một số năm gần đây ở các nước phát riển và một số nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc… đã tự xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường ở nước mình, ví dụ như : Tiêu chuẩn của nước Anh-BS 7750, Liên hiệp Châu Âu (EU) thành lập ủy ban nhãn sinh thái vào năm 1992, và hình thành hệ thống kiểm toán và quảnly1 sinh thái (EMAS) năm 1993.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO với mong muốn hài hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các nước trên phạm vi thế giới , nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán quốc tế và đấy mạnh quá trình cải thiện bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp .Tháng 1/1993 tổ chức ISO đã thành lập ban kỹ thuật 207(TC.207) để xây dựng Bộ tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14000, chúng tương tự như bộ tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9000, đã dược phổ biến và thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới.
Phạm vi của TC 207 là tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các ông cụ và hệ thống quản lý môi trường , có nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn trong các lĩnh vực sau:
-Hệ thống quản lý môi trường (EMS- Environmental Management Systems)
-Kiểm toán môi trường(EA-Environmental Auditing)
-Đánh giá việc thực thi về môi trường (EPE- Environmental Performance Evaluation)
-Phân tích vòng đời (LCA- Life Cycle Analysis).
-Nhãn môi trường (EL- Environmental Label)
-Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS-Environmental Aspects of Product Standasds).
Năm 1996, bộ tiêu chẩun ISO 14000 dự thảo dầu tiên được ra đời, đây chưa phải là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường hoàn chỉnh .Sau vài chu kỳ soát xét , ISO đã đưa ra bộ tiêu chuẩn hoàn thiện cuối cùng , bộ tiêu chuẩn chính thức.
ISO 14000 làm một tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường .Là tiêu chuẩn đầu tiên cho phép những tổ chức trên toàn thế giới theo đuổi những nổ lực về môi trường và thưc hiện các biện pháp theo các tiêu chí được quốc tế chấp nhận.

2.1.2 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thành lập để xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Tương tự như bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào quản lý hơn là các hoạt động kỹ thuật .Do đó, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn ISO 9000. Ủy ban kỹ thuật 207 và 176( ban kỹ thuật xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 9000) đã cùng làm việc và sử dụng các bài học từ quá trình xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và xây dựng bộ ISO 14000 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn này.
ISO muốn tìm kiếm tiêu chuẩn mới tương tự về cấu trúc và triết lý để những nơi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình song song với bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Đây là ý tưởng rất phù hợp trong tương lai .Vì có thể sử dụng hai tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan tới HTQLMT (như ISO 14001 và ISO 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường .Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các công ty, khu vực hành chúnh hay tư nhân được liệt kê ở bảng sau:

Nhóm tiêu chuẩn
Tên gọi
Chủ đề
Nhóm tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường:
-quy định và hướng dẫn sử dụng
ISO 14004
Hệ thống quản lý môi trường:
-hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
ISO 14002
Hệ thống quản lý môi trường
-hướng dẫn đối với xí nghiệp vừa và nhỏ
Nhóm các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường
ISO 14010
Hướng dẫn kiểm toán môi trường-nguyên tác chung

ISO 14011
Hướng dẫn kiểm toán môi trường
-thủ tục quy định kiểm toán
-kiểm toán theo hệ thống quản lý môi trường
ISO 14012
Hướng dẫn kiểm toán môi trường
-các tiêu chuẩn về trình độ của các kiểm toán viên
ISO 14013
Quản lý các chương trình kiểm toán hệ thống môi trường
ISO 14014
Hướng dẫn xem xét lại môi trường
ISO 14015
Hướng dẫn đánh giá môi trường của tổ chức
Nhóm các tiêu chuẩn về cấp nhãn môi trường
ISO 14020
Nhãn môi trường và công bố
-nguyên tắc chung cho việc cấp nhãn môi trường
ISO 14021
Nhãn môi trường và công bố
-các yêu cầu về môi trường
ISO 14022
Nhãn môi trường:
-biểu tượng nhãn môi trường (nhãn loại II)
ISO 14023
Nhãn môi trường
- phương pháp luận kiểm tra và thẩm tra
ISO 14024
Nhãn môi trường
-hướng về nguyên tắc , thực tiễn và chỉ tiêu đối với chương trình chứng nhận (nhãn loại I)
-hường dẫn thủ tục chứng nhận
ISO 14025
Nhãn môi trường loại III
-nguyên tắc hướng dẫn thực hiện và thủ tục.

Đánh giá việc thực thi môi trường
ISO 14031
Quản lý môi trường –chỉ dẫn
ISO 14032
Quản lý môi trường
-thực thi môi trường của việc ứng dụng ISO 14031
Nhóm các tiêu chuẩn về đánh giá vòng đời
ISO 14040
Đánh giá vòng đời sản phẩm :
-nguyên lý và khuôn khổ
ISO 14041
Đánh giá vòng đời sản phẩm
-mục tiêu, phạm vi xác định và phân tích kiểm kê
ISO 14042
Đánh giá vòng đời sản phẩm
-đánh giá tác động vòng đời sản phẩm
ISO 14043
Đánh giá vòng đời sản phẩm- đánh giá việc cải tiến
ISO 14048
Đánh giá vòng đời sản phẩm
-biểu mẫu tài liệu đánh giá vòng đời sản phẩm
ISO 14049
Đánh giá vòng đời sản phẩm
-ví dụ về sự áp dụng của ISO 14041
Nhóm các tuêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa
ISO 14050
Quản lý môi trường-  Thuật ngữ và định nghĩa
ISO 14061
Thông tin giúp cho các cơ quan lâm nghiệp trong việc sử dụng hệ thống tiêu chuẩn 14001 và ISO 14004
ISO Guide 64:1997
Hướng dẫn cho việc xác định khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm

2.1.3 Mục tiêu áp dụng ISO 14000.

-Hỗ trợ bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm cân đối với nhu cầu kinh tế xã hội
-Xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu đối với HTQLMT
-Giải quyết mối quan tâm của phát triển bền vững ở các nước công nghiệp và đang phát triển.
-Cung cấp các cột móc chung đối với công nghiệp thương mại
-Cung cấp các phương pháp tiên phong trong tiếp cận các vấn đề môi trường.

2.1.4 Lý do áp dụng ISO 14000.

-Các yếu tố được quốc tế chấp nhận đối với một HTQLMT hữu hiệu( tinh giảm thủ tục ,hạn chế trùng lắp)
-Hệ thống này được xây dựng dễ dàng áp dụng phân tích tổng hợp hơ so với các hệ thống khác
-Hỗ trợ các yêu cầu môi trường(phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường tốt)
-Có tiềm năng giảm chi phí vận hành ( ví dụ như giảm chi phí bảo hiểm do giảm rủi ro, tăng cường tích lũy và lợi ích nội bộ).
-Tăng cường uy tín và tăng thị phần
-Tạo điều kiện hàng rào thương mại phi thuế quan ( tiêu chuẩn thúc đẩy hoạt động thương mại thong qua việc tăng cường tính hữu hiệu và đơn giản hóa các yêu cầu kiểm tra đối với sản phẩm nhưng đồng thời cũng gây trở ngại cho hoạt động thương mại toàn cầu qua các rào cản thương mại phi thuế quan)
-Khi vận dụng sẽ có tác động đến :thiết kế và sản xuất sản phẩm, lựa chọn nguyên liệu đầu vào , các loại dữ liệu môi trường thu thập, các phương tiện trao đổi dữ liệu khía cạnh môi trường nội bộ và đối với bên ngoài , do đó có tác động có lợi ích đến chất lượng môi trường xung quanh .

2.1.5 Nội dung Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
Thế nào là hệ thống quản lý môi trường
Hình 2.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường

-Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: “Là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức , các hoạt động lập kế hoạch , trách nhiệm , quy tắc , thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện , xem xét và duy trình chính sách môi trường”. Theo ISO ,HTQLMT có thể xây dưng chính sách môi trường,nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT .Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường , có thể chưa có HTQLMT, nhưng khi đã có HTQLMT thì chắc chắn là phải có chính sách môi trường.
-Theo định nghĩa này, việc thiết lập và áp dụngchi1nh sách môi trường là yếu tố tiên quyết của HTQLMT.Rõ rang là , bằng cách thực hiện HTQLMT, tổ chức có thể cải tiến liên tục kết quả hoạt động về môi trường của mình. Một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu có thể hỗ trợ các tổ chức trong việc điều khiển , đo lường và cải thiện những phương tiện liên quan tới môi trường trong các hoạt động của tổ chức .Nó có thể làm cho những yêu cầu bắt buộc và tự nguyện về môi trường được đáp ứng tốt hơn .Nó có thể hỗ trợ quá trình đổi mới của tổ chức một khi những tập quán quản lý môi trường đã được gắn liền với những hoat động tác nghiệp chung của tổ chức.
-Như vậy, HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của các tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới “cải tiến liên tục” , khẳng định trách nhiệm với công đồng, với xã hội , thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.

2.2.TIÊU CHUẨN ISO 14001

2.2.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004

2.2.1.1 Một số định nghĩa thông dụng

Khía cạnh môi trường (environmental aspect)
Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường
Chú thích :khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể gây tác động môi trường đáng kể.
Tác động môi trường(environmental impact)
Bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường, dù là có bất lợi hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường của tổ chức gây ra.
Mục tiêu môi trường(environmental objective)
Mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới.
Chính sách môi trường(environmental policy)
Ý định và phương hướng tổng thể liên quan đến kết quả hoạt động về môi trường của tổ chức và do lãnh đạo cấp cao đề ra.
Ghi chú: chính sách môi trường cung cấp khuôn khổ cho cáca hành động và cho việc đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.

2.2.2  Mục đích ISO 14001

Cung cấp cho tổ chức những yêu cầu cơ bản của HTQLMT hiệu quả, nhất là đối với công ty nhỏ, nghèo vốn hoặc đã có ISO 9000 rồi.

2.2.3.Lý do chứng nhận ISO 14001

ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện đối với các tổ chức .Để xây dựng một HTQLMT phù hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi những nỗ lực và chi phí. Các nỗ lữc và chi phí sẽ phụ thuộc vào thực trạng môi trường của tổ chức.Vậy tại sao một tổ chức mong muốn chứng nhận ISo 14001? Có một số câu trả lời cho câu hỏi này: áp lực từ pháp lý, áp lực từ khách hành thậm chí từ các công ty bảo hiểm , có thể la do nghĩa vụ pháp lý, có thể là động lực đạt được từ việc áp dụng hệ thống. Các lý do cho việc áp dụng HTQLMT có thể trình bày như sau:
-Dễ dàng hơn trong kinh doanh –một tiêu chuẩn quốc tế chung sẽ giảm rào cản về kinh doanh
-Đáp ứng với yêu cầu pháp luật-để chứng nhận HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu pháp luật và phải chứng minh tính hiệu quả của HTQLMT.
-Tăng lòng tin nếu một tổ chức được chứng nhận ISO 14001 và định kỳ được đánh giá bởi các cơ quan độc lập, các bên hữu quan tin tưởng rằng tổ chức rất quan tâm đến vấn đề môi trường.
-Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý :các tổ chức được chứng nhận ISO 14001 ít gặp phải những vấn đề môi trường hơn các tổ chức chưa được chứng nhận.
-Tiết kiệm :tổ chức sẽ tiết kiệm được nhiều hơn thong qua các nỗ lực giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm.
-Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn :các khách hang mong muốn kinh doanh với các rổ chức quan tâm đến việc tích cực về bảo vệ môi trường.
-Giảm áp lực về môi trường : khi các nhà hoạt động môi trường thấy rằng công ty không có các hoạt động bảo vệ môi trường , họ sẽ áp dụng các áp lực về luật lệ lên công ty và bên hữu quan .Kết quả là sẽ ảnh hường đến uy tín của công ty và côn gty sẽ chịu chi phí kiện tụng.
-Nâng cao hình ảnh của công ty :các tổ chức quan tâm đến chính sách và các hoạt động về môi trường sẽ chiếm được thiện ý của cộng đồng.
-Sẽ có nhiều cơ hội bảo hiểm với chi phí thấp hơn cho các sự cố ô nhiễm môi trường tiềm tàng đối với các tổ chức có thể chứng tỏ rằng hệ thống của mình có thể ngăn ngừa ô nhiễm thong qua việc đạt được chứng chỉ ISO 14001.
Với sự quan tâm đến môi trường ngày càng nhiều, việc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là mục đích sống còn của tổ chức. Một điều hiển nhiên là chỉ trong vài năm nữa, một HTQLMT có hiệu quả sẽ là vé vào cửa thị trường thương mại quốc tế. Nếu không có chứng chỉ đó, các tổ chức sẽ khó tồn tại trong thị trường cạnh tranh.

2.2.4. Lợi ích của ISO 14001

* Ngăn ngừa ô nhiễm
*Tiết kiệm chi phí đầu vào
*Chứng minh sự tuân thủ luật pháp
* Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài
* Gia tăng thị phần
*Xây dưng niềm tin cho các bên liên quan

2.2.5. Những rào cản của ISO 14001

Bên cạnh những lợi ích nói trên, còn có thể có những trở ngại, thậm chí bất lợi khi thực hiện ISO 14001
*Chi phí tăng
*Phát sinh những hàng rào thương mại phi thuế quan

2.2.6 . Những khó khăn khi thực hiện ISO 14001 ở các nước đang phát triển

*Thiếu thông tin và thiếu sự tham gia tích cực.
*Thiếu kiến thức và thiếu chuyên môn
*Thiếu cơ sở hạ tầng và sự tín nhiệm
*Thiếu quản lý
*Thiếu công nghệ
*Các chi phí liên quan
*Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.7 Những chiến lược đề xuất để tránh hàng rào thương mại

Để giảm bớt những khó khăn cho các nước phát triển, cần có một phương thức kép nhằm đạt được sự công nhận ủa ISO14001 và cần có các cơ quan chứng nhận có uy tín. Sự đóng góp của các nước phát triển là rất quan trọng để tránh những rào cản thương mại mà ISO14001 có thể tạo ra. Dưới đây xin đề xuất một vài biện pháp
* Áp dụng các tiêu chuẩn một cách có hệ thống
*Phát triển cơ sở hạ tầng
*Tăng cường thông tin và sự tham gia tích cực
*Nâng cao nhận thức và đào tạo
*Chuyển giao công nghệ
*Hỗ trợ thành phần kinh tế tư nhân


Chương 3

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI

 TRƯỜNG THEO ISO 14001 : 2004


Các bước thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường.

Hướng dẫn thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được chia làm 3 giai đoạn và 23 bước như sau:

GIAI ĐOẠN 1: CHÍNH SÁCH VÀ KẾ HOẠCH.

Bước 1. Đội hành động
Bước 2. Phạm vi của hệ thống quản lý
Bước 3. Những xem xét ban đầu
Bước 4. Chính sách môi trường
Bước 5. Những khía cạnh môi trường
Bước 6. Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
Bước 7. Mục tiêu, Chỉ tiêu và Chương trình môi trường

GIAI ĐOẠN 2: SỰ THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH.

Bước 8. Cơ cấu và trách nhiệm
Bước 9. Ghi nhận sự thi hành
Bước 10. Đào tạo, nhận thức và năng lực
Bước 11. Thông tin
Bước 12. Tài liệu hệ thống quản lý môi trường
Bước 13. Quản lý tài liệu
Bước 14. Quản lý hoạt động
Bước 15. Mua bán
Bước 16. Chuẩn bị đáp ứng tình trạng khẩn cấp

GIAI ĐOẠN 3: XEM XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ.

Bước 17. Giám sát và đo đạc
Bước 18. Sự hiệu chỉnh thiết bị đo đạc
Bước 19. Sự thi hành pháp lý
Bước 20. Sự không phù hợp và hoạt động phòng ngừa
Bước 21. Hồ sơ
Bước 22. Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường
Bước 23. Sự xem xét lại của cấp lãnh đạo.

3.1. GIAI ĐOẠN 1: CHÍNH SÁCH VÀ KẾ HOẠCH.

Bước 1. Thành lập đội hành động

Các bước thực hiện:
-       Ấn định nhân viên đã được đào tạo để thực hiện hệ thống quản lý môi trường(EMS).
-       Chuẩn bị kế hoạch thực hiện.
-       Hướng dẫn nhóm dự án tại những cuộc họp và xem xét lại.
-       Soạn thảo những quy trình thực hiện EMS.
-        
 Bước 2. Phạm vi của hệ thống quản lý

Xác định phạm vi của hệ thống môi trường bao gồm những hoạt động của tổ chức, những nhà cung cấp và khách hàng mà bạn có thể tác động.
Các bước thực hiện:
-       Ấn định nhân viên thiết lập và xem xét lại phạm vi của hệ thống quản lý môi trường.
-       Quyết định những hoạt động trong phạm vi của hệ thống.
-       Soạn thảo hệ thống phạm vi quản lý.
-       Xem xét lại và kiểm tra phạm vi của hệ thống quản lý môi trường.

 Bước 3. Những xem xét ban đầu về môi trường.

Thiết lập các chức danh về môi trường của tổ chức. Việc này không bắt buộc, không phải là yêu cầu của ISO 14001. Nó cung cấp ranh giới thông tin cho sự phát triển của EMS.
Các bước thực hiện:
-       Ấn định nhân viên thu thập và phân tích các thông tin ban đầu về môi trường.
-       Xác định luật môi trương thích hợp.
-       Xác định những tác động nghiêm trọng và những rủi ro về môi trường.
-       Đối chiếu giữa các quy trình và thực tế còn tồn tại so với những yêu cầu của ISO 14001.
-       Xem xét lại hiện trạng về môi trường hiện tại.

 Bước 4. Thiết lập Chính sách môi trường

Thiết lập một chính sách môi trường thích hợp cho quản lý môi trường.
Bao gồm những cam kết chính về bảo vệ môi trường.
Thông tin chính sách môi trường rộng rãi.
Các bước thực hiện:
-       Ấn định nhân viên soạn thảo và thông tin chính sách môi trường.
-       Soạn chính sách môi trường.
-       Kiểm tra sự phù hợp với những chính sách khác.
-       Thông tin chính sách môi trường đến mọi nhân viên.
-       Thiết kế chính sách môi trường thích hợp với cộng đồng.
-       Kiểm tra và xem lại chính sách môi trường.

 Bước 5 : Khía cạnh môi trường.

Xác định những yếu tố của hoạt động, sản phẩm của tổ chức liên quan mà có thể gây những tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Xem xét những yếu tố này khi đưa ra mục tiêu cải tiến.
Các bước thực hiện:
-       Ấn định nhân viên đã được huấn luyện để đánh giá và xác định các khía cạnh môi trường.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để xác định các khía cạnh môi trường và chọn lọc những khía cạnh nghiêm trọng.
-       Phác thảo và đưa ra những tài liệu đánh giá cũng như ghi nhận những khía cạnh môi trường.
-       Xác định những khía cạnh môi trường tác động trực tiếp.
-       Thu những thông tin và dữ kiện căn cứ vào những khía cạnh để có thể đánh giá được mức độ của chúng.
-       Quyết định những tác động và khía cạnh môi trường nghiêm trọng.
-       Ghi nhận những khía cạnh nghiêm trọng, những tác động và nhũng tính tóan đáng giá.
-       Xem xét lại và cập nhật thường xuyên những thông tin về khía cạnh và tác động môi trường.
-        
Bước 6 : Yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác.

Xác định những yêu cầu luật pháp và mã số tương ứng thích hợp và những khía cạnh và tác động môi trường của công ty.
Truy cập luật pháp, điều lệ và mã số luật.
Các bước thực hiện :
-       Đề cử nhân viên xác định và cung cấp những thông tin về luật cũn như mã số luật.
-       Soạn thảo hồ sơ quy trình quản lý để xác định và cung cấp thông tin và mã số luật.
-       Thiết kế và đưa ra hồ sơ để ghi chép thông tin pháp lý và những mã số luật.
-       Xác định và giải thích những yêu cầu pháp lý về môi trường và mã số luật quy ước.
-       Ghi nhận thông tin luật pháp và những điều chỉnh cũng như mã số luật quy ước.
-       Cung cấp những thông tin pháp lý truy cập và luật thích hợp cũng như mã số luật quy ước.
-        
Bước 7: Mục tiêu chỉ tiêu và chương trình:

Các bước thực hiện:
-       Đề cử nhân viên soạn thảo và xem xét lại mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
-       Soạn thảo  quy trình quản lý để đề ra và xem xét lại mục tiêu , chỉ tiêu môi trường.
-       Thiết kế và đưa ra tài liệu ghi nhận mục tiêu và chỉ tiêu .
-       Ấn hành những mục tiêu và chỉ tiêu thực tiễn để cải tiến môi trường .
-       Ghi nhận và thông tin mục tiêu và chỉ tiêu .
-       Xem xét lại và sửa chửa mục tiêu để thi hành theo những cam kết chính sách môi trường.
-       Ấn định nhân viên thiết lập và xem xét lại những chương trình quản lý môi trường .
-       Soạn thảo qui trình quản lý để xây dựng và xem xét lại những chương trình quản lý môi trường .
-       Thiết kế và đưa ra hồ sơ để chuẩn bị cho chương trình quản lý.
-       Đề cử nhân sự và nhân lực để thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu.
-       Soạn thảo và phân phối chương trình quản lý cho mỗi mục tiêu môi trường
-       Xem xét điều chỉnh một cách cân đối những chương trình để giám sát thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu.
-        
3.2   Giai đoạn  II: Thực hiện và điều hành.

Bước 8: Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.

Các bước thực hiện:
-       Đề cử nhân viên để xác định và thông tin về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để chỉ định trách nhiệm, nghĩa vụ và nguồn lực trong hệ thống quản lý môi trường.
-       Thiết kế và đưa ra một tài liệu tóm tắt những người có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt.
-       Xác định lại tất cả các nhân viên trong hệ thống quản lý môi trường.
-       Xác định và soạn thảo vai trò trách nhiệm và quyền hạn cho tất cả các nhân viên trong hệ thống quản lý môi trường.
-       Cử đại diện quản lý để phối hợp quản lý môi trường.

Bước 9: Báo cáo thi hành.

Ủy quyền cho đại diện quản lý để báo cáo tình hình hiện tại của hệ thống quản lý đến quản lý cao nhất.
Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên báo cáo tình trạng thực hiện của hệ thống quản lý môi trường đến quản lý cấp cao.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để báo cao tình hình thực hiện của hệ thống quản lý môi trường.
-       Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống quản lý môi trường đến quản lý cao nhất.
-        
Bước 10: Đào tạo, nhận thức và năng lực.

*    Xác định những nhu cầu đào tạo nhận thức về môi trường, đặc biệt cho những người chủ chốt mà có ảnh hưởng lớn.
*    Phải chắc rằng mọi nhân viên đều hiểu rõ về chính sách môi trường và vai trò của họ trong hệ thống quản lý môi trường.
*    Đào tạo những người chủ chốt trong việc bảo vệ môi trường.
Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch, hướng dẫn và ghi nhận việc đào tạo về môi trường.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để xác định nhu cầu đào tạo cũng như lập kế hoạch, hướng dẫn và đánh giá quy trình đào tạo.
-       Thiết kế và soạn tài liệu để chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo và ghi nhận việc đào tạo kết thúc.
-       Xác định nhu cầu của việc đào tạo, kiến thức, kỹ năng về môi trường.
-       Chuẩn bị kế hoạch để đạt được yêu cầu huấn luyện.
-       Kiểm soát và ghi nhận kết thúc đào tạo.
-        
Bước 11: Thông tin liên lạc.

*    Thiết lập việc thông tin nội bộ đối với các ấn bản môi trường.
*    Ghi nhận và đáp lại thông tin bên ngoài trên các ấn bản môi trường.
*    Xác định và soạn thảo cách thức thông tin rộng rãi về những tác động và nguy cơ môi trường nghiêm trọng.
Các bước thực hiện:
-       Ấn định nhân viên chịu trách nhiệm thông tin nội bộ và bên ngoài.
-       Soạn thảo một quy trình quản lý để hướng dẫn thông tin nội bộ và bên ngoài.
-       Thiết kế và đưa ra một văn bản ghi nhận thông tin bên ngoài.
-       Ghi nhận và thực hiện hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài.

Bước 12: Tài liệu.

Tạo ra một tài liệu mô tả những yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý môi trường.
Mô tả cách những yếu tố này tác động cùng nhau và liên kết với các tài liệu khác có liên quan.
Các bước thực hiện:
-       Đề cử nhân viên chuẩn bị, duy trì và xem xét lại tài liệu của hệ thống quản lý.
-       Soạn thảo một sổ tay môi trường.
-       Phân bố sổ tay môi trường.
-       Xem xét lại sổ tay môi trường.
Bước 13: Kiểm soát tài liệu.

Các bước thực hiện:
-       Cử người tạo, bổ sung và quản lý tài liệu.
-       Soạn thảo quy trình để tạo ra, bổ sung và quản lý tài liệu.
-       Thiết kế và đưa ra một tài liệu ghi nhận tình trạng hiện tại của tài liệu.
-       Phân phối những bản sao đã được quản lý.
-       Soạn thảo một bảng tóm tắt tình trạng hiện tại của những tài liệu được kiểm soát.
-       Phác thảo tài liệu được kiểm soát trong hệ thống quản lý môi trường phải chỉ rõ số bản ấn hành, ngày ấn hành, quyền hạn cũng như phân chia tài liệu theo lĩnh vực hoạt động…
-       Đặt bản sao tài liệu tại những khu vực cần thiết để mô tả sự quản lý.
-       Xem xét lại bảng tóm tắt khi thay đổi tài liệu được kiểm soát. Loại bỏ những tài liệu lỗi thời. Đánh dấu những tài liệu lỗi thời không sử dụng” TÀI LIỆU CŨ – KHÔNG SỬ DỤNG”.
-        
Bước 14: Quản lý hoạt động.

Các bước thực hiện:
-       Cử người đã được huấn luyện để kiểm soát các hoạt động liên quan đến khía cạnh môi trường.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để kiểm soát những khía cạnh môi trường của hoạt động.
-       Nhận biết và soạn thảo quy trình hoạt động.

Bước 15: Sự mua bán.

-       Các bước thực hiện:
-       Cử người kiểm soát những vấn đề liên quan đến sự phát thải trong môi trường trong quá trình mua bán.
-       Soạn thảo quy trình quản lý môi trường trong quá trình mua bán.
-       Thiết kế và lập ra tài liệu để kiểm soát chính sách môi trường và sự thực hiện của nhà cung cấp và nhà thầu.
-       Thông tin với nhà cung cấp và nhà thầu để đạt được sự cải tiến môi trường.
-        
Bước 16: Sự sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp.

Các bước thực hiện:
-       Cử người đã được huấn luyện lập kế hoạch về những tình trạng khẩn cấp và rủi ro, việc đáp ứng  và bảo vệ môi trường.
-       Soạn thảo Quy Trình Quản Lý để nhận biết và ứng phó các rủi ro và những tình trạng khẩn cấp.
-       Thiết kế và thiết lập tài liệu chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp.
-       Nhận biết những tình trạng khẩn cấp và tai nạn tiềm tàng, giảm nhẹ tác động môi trường.
-       Chuẩn bị và phân bố kế hoạch từng khu vực.
-       Soạn thảo và phân phối kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp.
-       Kiểm tra và xem xét lại những kế hoạch và quy trình đối phó trong những tình trạng khẩn cấp.

3.3  Giai đoạn 3: ĐÁNH GIÁ VÀ XEM XÉT.

Bước 17: Giám sát, đo lường và đánh giá sự tuân thủ.

Các bước thực hiện:
-       Cử nhân sự đã được huấn luyện và cung cấp nguồn lực để giám sát theo dõi và đo đạc những hoạt động chủ chốt.
-       Soạn thảo một quy trình quản lý để xác định, theo dõi và đo đạc những hoạt động chủ chốt.
-       Thiết kế và đưa ra một hồ sơ để ghi nhận những dữ kiện theo dõi và đo đạc.
-       Giám sát theo dõi và đo đạc cũng như ghi nhận những hoạt động chủ chốt.
Bước 18: Kiểm tra thiết bị theo dõi đo lường.

Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên đã được huấn luyện để kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị đo lường.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị đo lường.
-       Thiết kế và đưa ra tài liệu để ghi nhận sự kiểm tra và bảo dưỡng.
-       Chọn lọc, kiểm tra và giám sát thiết bị giám sát môi trường.
-       Ghi nhận và xem xét lại kết quả của sự kiểm tra và bảo dưỡng.

Bước 19: Sự thi hành pháp lý.

Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên đã được huấn luyện để đánh giá và sự thi hành luật môi trường.
-       Soạn quy trình quản lý để đánh giá sự thi hành luật môi trường.
-       Giám sát, ghi nhận và báo cáo sự thi hành luật môi trường.

Bước 20: Sự không phù hợp và những hành động khắc phục phòng ngừa.

Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên đã được huấn luyện kiểm soát sự không phù hợp và có những hoạt động ngăn ngừa.
-       Soạn thảo quy trình để quản lý để kiểm soát những hoạt động và sự không phù hợp.
-       Thiết kế và lập tài liệu để ghi nhận những hoạt động và sự không phù hợp.
-       Nhận biết và loại trừ những sự không phù hợp.
-       Ghi nhận tất cả những thay đổi và những hoạt động tương ứng gây ra sự không phù hợp.
-        
Bước 21: Hồ sơ.

Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên để nhận biết, lưu trữ và hủy bỏ những hồ sơ về môi trường.
-       Soạn thảo quy trình quản lý để nhận biết, lưu trữ và hủy bỏ hồ sơ.
-       Thiết kế và lập ra tài liệu để ghi nhận và sắp xếp lưu giữ.
-       Xác định và thiết kế những loại hồ sơ cho quản lý môi trường.
-       Tạo ra và lưu trữ hồ sơ từ những hoạt động của hệ thống quản lý.

Bước 22: Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường và đánh giá sơ bộ.

Các bước thực hiện:
-       Cử nhân viên đã được huấn luyện lập kế hoạch, quản lý và báo cáo kiểm toán môi trường.
-       Soạn quy trình quản lý để lập kế hoạch, hướng dẫn và báo cáo kiểm toán.
-       Thiết kế và đưa ra tài liệu để lập kế hoạch và lập hồ sơ kiểm toán môi trường.
-       Soạn kế hoạch kiểm toán định kỳ cho hệ thống quản lý.
-       Chuẩn bị những câu hỏi kiểm toán.
-       Chỉ đạo và ghi nhận kiểm toán hệ thống quản lý môi trường.

Bước 23: Xem xét của ban lãnh đạo.

Các bươc thực hiện:
-       Cử người xem xét lại hệ thông quản lý môi trường.
-       Soạn thảo một quy trình quản lý để xem xét lại hệ thống quản lý môi trường.
-       Thiết kế và đưa ra tài liệu để xem xét lại hệ thống quản lý môi trường.
-       Thu thập và báo cáo dữ liệu đến quản lý cao nhất để làm cơ sở căn bản cho việc xem xét lại của các cấp lãnh đạo…


Chương 4.

 XEM XÉT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14001 : 2004 ĐỐI VỚI CÔNG TY VISSAN.

4.1 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ISO 14001 : 2004 CỦA CÔNG TY VISSAN.

4.1.1Khả năng tài chính.

·      Công ty VISSAN là một công ty quốc doanh có quy mô lớn, với hơn 2000 công nhân viên làm việc 3 ca/ngày, thị trường tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu qua các nước khác: Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Nga…

·      Tình hình sản xuất của công ty phát triển rất tốt, sức mua của nghành thực phẩm có sự tăng trưởng mạnh.Nhờ đó doanh thu của công ty trong hai năm trở lại đây luôn vượt quá chỉ tiêu do Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn giao, trên 2000 tỷ đồng/năm.

·      Trong nhưng năm qua công ty đã thực hiện một số dự án nhằm cải tạo cung cấp mặt bằng, đầu tư chiều sâu tăng năng suất, phát triển sản phẩm trong khâu sản xuất và phát triển mạng lưới trong lưu thông:

-       Trong năm 2006 công ty đã đầu tư toàn bộ các thiết bị trong chế biến thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cững như đảm bảo chất lượng sản phẩm và đặc biệt đáp ứng nhu cầu cấp bách trong đợt phục vụ tết 2007. Các thiết bị đầu tư này rất quan trọng trong sản xuất các sản phẩm xúc xích tiệt trùng và đồ hộp như: máy chặt thịt đông lạnh, máy đóng gói màng co tự động lon đồ hộp, máy đóng gói xúc xích tiệt trùng tự động… Tổng mức đầu tư: 10,2 tỷ đồng.

-       Nâng cao trình độ kỹ thuật cải tiến công nghệ, tăng năng suất giảm giá thành, bao gồm các dự án đầu tư chiều sâu bổ sung cho các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có, tập trung cho sản phẩm chủ lực xúc xích tiệt trùng, sản phẩm đóng hộp, máy cấp đông nhanh… Trị giá 12,6 tỷ đồng.


-       Cơ sở vật chất kỹ thuật xử lý nước thải (5,6 tỷ đồng), nâng cấp kho lạnh (2,7 tỷ đồng), thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn (350 triệu đồng), các dự án quy hoạch lại mặt bằng sản xuất…Tổng giá trị đầu tư 62,7 tỷ đồng.

Với năng lực tài chính trên, công ty có đủ khả năng đáp ứng mọi phí tổn liên quan đến xây dựng và thực hiện HTQLMT theo ISO 14001.
4.1.2 Khả năng về nhân sự.
Một số cán bộ chủ chốt của công ty đã được áp dụng về cách thức áp dụng và duy trì sản xuất sạch hơn thông qua dự án trình diễn và hỗ trợ kỷ thuật của UNIDO tại TP. HCM. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đào tạo về nhận thức môi trường cho các cán bộ cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty trong quá trình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thuận lợi và dễ dàng hơn.
Do đó, nếu áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì công ty hoàn toàn có đủ nhân lực để thực hiện.
4.1.3 Cam kết của ban lãnh đạo
·                     Định hướng phát triển của công ty VISSAN
Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản – VISSAN  đã nổ lực không ngừng nhằm củng cố và phát triển nguồn nhân lực cũng như chinh sách sản xuất kinh doanh để tron thời gian tới trở thành công ty cung cấp các mặt hàng thực phẩm hàng đầu Việt Nam.
·  Chính sách của công ty VISSAN
Ban lãnh đạo cam kết cải tiến chương trình sản xuất sạch hơn đã thực hiện và tiến tới áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm bảo vệ môi trường. Thực hiện tiêu chí “thân thiện với môi trường ”  là ưu tiên hàng đầu trong sản xuất kinh doanh của công ty.

4.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.
4.2.1 Thiết lập chính sách môi trường.
Chính sách môi trường chưa được văn bản hóa và chưa có chính sách nào theo yêu cầu của ISO 14001. Mặc dù ban giám đốc và toàn thể nhân viên rất ý thức về các vấn đề môi trường thể hiện quyết tâm cao:
-       Tuân thủ các luật lệ quy định và yêu cầu pháp luật.
-       Cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm do công ty đã áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn.
Đề nghị:
Cần thiết lập thành văn bản chính sách môi trường của công ty như đã đề cập ở trên và chính sách môi trường cần phải được:
-       Phản ánh tốt hơn mục tiêu và tiêu chí của công ty.
-       Xây dựng cụ thể rõ ràng.
-       Kiểm soát các thành quả môi trường.
-       Phổ biến toàn công ty.
-       Phổ biến đến các thành viên đối tác (các nhà cung ứng và nhà thầu phụ).
-       Thông báo cho công chúng biết.
4.2.2 Nhận biết khía cạnh môi trường.
Trong quá trình hoạt động của công ty, công ty đã tạo ra những khía cạnh môi trường mà nó gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm nước, không khí, đất… Đồng thời sử dụng các loại nguyên vật liệu như: giấy, điện, nước, dầu… làm suy giảm tài nguyên. Tuy nhiên công ty đã nắm bắt được các tác động môi trường tiềm ẩn liên quan đến các hoạt động hàng ngày và đều được công ty xem xét thể hiện bằng những hành động thiết thực: xây dựng hệ thống xử lý nước thải, áp dụng chương trình giảm thiếu ô nhiễm, sản xuất sạch hơn cho khu vực giết mổ gia súc. Đối với chất thải rắn, công ty tiến hành phân loại, thu gom và được công ty môi trường đô thị đến đem đi xử lý.
4.2.3 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Có nhiều chứng cứ cho thấy công ty đã cập nhật các luật lệ và quy định về giấy phép xả thải, xử lý nước thải, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, thông số đo đạc các dữ liệu môi trường … cho thấy công ty đã quan tâm đến các yêu cầu của pháp luật trong nghành giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm và đã xem xét các yêu cầu bổ sung có thể. Tuy nhiên danh mục những luật lệ áp dụng chưa được xây dựng và việc nhận diện các vấn đề pháp lý cũng chưa được văn bản hóa trong quy trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Đề nghị: công ty cần xây dựng một thủ tục để nhận diện và tiếp cận các yêu cầu pháp luật và những quy định khác có liên quan.
4.2.4 Mục tiêu và chỉ tiêu.
Hiện nay chưa có văn bản nào xác định mục đích và mục tiêu môi trường của công ty.
Đề nghị:
Công ty cần xây dựng một tài liệu đề cập đến mục đích và mục tiêu môi trường.
4.2.5 Chương trình quản lý môi trường.
Chương trình quản lý môi trường của công ty chưa được xây dựng.
Đề nghị:
-       Thiết lập chương trình quản lý môi trường tổng thể cho công ty.
-       Chỉ định trách nhiệm cho từng cá nhân, phòng ban cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu tương ứng.
-       Quy định khung thời gian cho việc thực hiện từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc chương trình.
-       Chỉ rõ phương tiện và các công cụ hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
-       Chỉ rõ nguồn vốn cấp cho các hoạt động cụ thể của chương trình.
-       Để thực hiện được chương trình cần xác định được nhu cầu đào tạo.
4.2.6 Cơ cấu và trách nhiệm.
Sơ đồ tổ chức và thành phần ban chỉ đạo môi trường chưa được chỉ định chính thức.
Đề nghị: Cần phải xây dựng một quy trình để xác định các vấn đề sau:
-       Tên các nhân viên liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường hoặc giám sát thành quả của các nhiệm vụ này. Những người này phải có kỹ năng và trình độ chuyên môn để xác định các thử nghiệm và đo lường cũng như các kế hoạch và kiểm toán nội bộ.
-       Quy trình phải chỉ rõ, đặc biệt là công ty giám sát các thành quả môi trương như thế nào.
-       Hoặc có thể dựa vào hệ thống ISO 9001 sẵn có của công ty đã được văn bản hóa để có thể tích hợp với ISO 14001.

4.2.7 Đào tạo nhận thức và năng lực.
Công ty chưa có đào tạo chính thức về môi trường theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên công ty đã tiến hành hướng dẫn và huấn luyện cho nhân viên về vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy mỗi năm 1 – 2 lần.
Đề nghị: công ty phải có một quy trình thể hiện các khóa huấn luyện chuyên biệt nào cần tổ chức để đảm bảo nhân viên của mình có tay nghề cần thiết và nhận được sự đào tạo cần thiết trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4.2.8 Trao đổi thông tin.
Đối với nội bộ: công ty đã có nối mạng Internet và mạng Lan dựa trên mạng lưới ISO 9001 để trao đổi thông tin giữa các cấp. Tuy nhiên những thông tin môi trường chưa được hoạch định và kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Đối với thông tin bên ngoài: cách tiếp cận về vấn đề thông tin với công chúng chưa được giải thích và tóm lược lại trong một quy trình.
Đề nghị:
-       Quy trình này cần được đề cập đến các thắc mắc hoặc khiếu nại (nếu có) đến nay và được trả lời đầy đủ.
-       Đối với chính quyền sở tại công ty cũng cần phải thông báo vai trò kiểm soát của mình trong các tác vụ hằng ngày.
-       Về phương diện chiến lược, chính sách môi trường cần được dán trong cơ quan để lôi cuốn sự quan tâm chú ý của mọi người.
4.2.9 Tư liệu của HTQLMT.
 Các hoạt động của công ty đã tiến hành để đảm bảo hoạt động của mình không có những tác hại đối với môi trường, chưa được văn bản hóa.
Đề nghị: cần xây dựng một tài liệu mô tả EMS được tổ chức như thế nào và các yếu tố này liên kết với nhau ra sao.
4.2.10 Kiểm soát tài liệu.
 Vì tài liệu HTQLMT chưa được thiết lập nên công ty không thể kiểm soát tài liệu này.
Đề nghị: để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, cần viết một quy trình và thực hiện:
-       Xây dựng các bản quy chiếu giữa các tài liệu môi trường đã có và các quy trình đang được xây dựng.
-       Xây dựng quy trình và danh sách phân phối tài liệu.
-       Nếu có một tài liệu EMS được lưu trữ dưới dạng điện tử thì các tài liệu vi tính hóa này cần được tham chiếu và mã hóa và phải giới hạn số cán bộ được truy cập để duy trì trạng thái kiểm soát của các tài liệu này.
4.2.11 Kiểm soát điều hành.
Công ty chỉ có một số thủ tục kiểm soát quá trình vận hành của các thiết bị và quá trình sản xuất theo kế hoạch hằng năm. Tuy nhiên, cách thức công ty giám sát hữu hiệu các thành quả môi trường chưa được ghi thành văn bản.
Đề nghị: cần xây dựng một quy trình kiểm soát điều hành để mô tả:
-       Các trách nhiệm liên quan đến các tác động môi trường được mô tả ra sao.
-       Đào tạo chuyên biệt nào cần được thực hiện để đảm bảo kiểm soát hữu hiệu các hoạt động gây tác hại đến môi trường.
-       Các điều khoản môi trường có đề cập trong các hợp đồng cũng nên lưu ý đầy đủ.
-       Báo cáo thành quả môi trường được ghi nhận ra sao.
4.2.12 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp.
Hiện nay công ty đã có các biện pháp độc hại và phòng cháy chữa cháy để đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Các thiết bị đối phó với tình trạng khẩn cấp ở tình trạng tốt. Tuy nhiên các tài liệu này chưa được lập thành văn bản theo yêu cầu của ISO.
Đề nghị:
-       Công ty cần thiết lập các quy trình và duy trì các thủ tục nhằm xác định rõ và đáp ứng các sự cố tiềm ẩn và tình trạng khẩn cấp, nhằm đề phòng và giảm nhẹ các tác động môi trường mà chúng ta có thể gây ra.
-       Cần phân biệt rõ giữa biện pháp ngăn ngừa sự cố xảy ra và biện pháp ứng phó.
-       Tiêu chuẩn cũng đòi hỏi định kỳ thử nghiệm các thủ tục ứng phó trường hợp khẩn cấp nếu được.
4.2.13 Giám sát và đo lường.
 Đã có lưu trữ các chương trình đo đạc dữ liệu hằng năm và các dữ liệu căn bản.
Các công tác giám sát và đo lường hiện nay chưa được đề cập trong quy trình cũng như các thông số giám sát bổ sung định lượng hoặc bán định lượng cần được quan tâm, một khi các mục đích và mục tiêu môi trường cần được xác lập.
Đề nghị: Trên cơ sở trên, cần xây dựng một quy trình mô tả các hoạt động hằng ngày có tác động đáng kể đến môi trường được giám sát ra sao? Quy trình này phải:
-       Cung cấp chứng cứ khách quan rằng tất cả các chủ đích và mục tiêu bao gồm bởi các chương trình giám sát và các thủ tục có liên quan.
-       Giúp định kỳ đánh giá sự phù hợp với các quy trình bao gồm các hướng dẫn để điều chỉnh và bảo dưỡng các thiết bị đo lường.
4.2.14 Sự không phù hợp và biện pháp khắc phục phòng ngừa.
Quy trình này chưa có và cần được xây dựng.
Đề nghị mục tiêu của quy trình này là xác định xem:
-       Các sự việc không phù hợp được điều tra và xác định ra sao?
-       Nhất là chỉ định người có trách nhiệm để xử lý các sự việc không phù hợp như thế nào?
4.2.15 Hồ sơ.
Cho đến nay công ty chưa có một quy trình nào liên quan đến vấn đề nhận diện, lưu trữ và xử lý các hồ sơ môi trường. Vì vậy cần phải xây dựng hồ sơ môi trường này.
Đề nghị: có thể dung các tham chiếu cho các hồ sơ khác nhau. Các hồ sơ đánh giá và đo đạc để dễ báo cáo cần xác định các chỉ số môi trường quan trọng và kiểm chứng được.
4.2.16 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
Cũng giống như mọi hệ thống quản lý, đánh giá nôi bộ là yếu tố then chốt của HTQLMT.
Đề nghị: cần được xây dựng một quy trình đánh giá EMS và quy trình này phải đề cập đến các vấn đề như:
-       Chương trình đánh giá.
-       Phạm vi đánh giá.
-       Tần suất đánh giá.
-       Phương pháp đánh giá.
-       Khả năng trình độ của chuyên gia đánh giá.
-       Báo cáo đánh giá.
-       Theo dõi các hoạt động trên.
4.2.17 Xem xét của ban lãnh đạo.
Do hiện nay công ty mới áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn nên ban lãnh đạo của công ty chỉ xem xét lại tính hiệu quả  của chương trình sau thời gian áp dụng cũng như khả năng duy trì và cải tiến liên tục sản xuất sạch hơn. Còn ISO 14001, công ty chưa áp dụng nên quá trình xem xét của ban lãnh đạo chưa được thực hiện.
Đề nghị: quá trình xem xét lại hệ thống quản lý môi trường của ban lãnh đạo cần đề cập đến một số điểm sau:
-       Các chỉ tiêu, mục tiêu môi trường và kết quả hoạt động về môi trường.
-       Các phát hiện qua việc đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
-       Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường.
-       Đánh giá tính phù hợp của chính sách môi trường.
-       Xây dựng quá trình xem xét lại định kỳ của hệ thống quản lý môi trường.
Cần xem xét lại yêu cầu và quan điểm của bên tham gia

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY