Thiết kế hệ thống thoát nước cho bệnh viện đa khoa Tỉnh Trà Vinh.

GVHD : GVC. Ts Nguyễn Thị Phương Loan
SVTH:Trần Tấn Thồng & Phan Thị Hồng Nhung

Đề tài: Thiết kế hệ thống thoát nước cho bệnh viện 
đa khoa Tỉnh Trà Vinh.

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1  SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hoạt động của các bệnh viện ở nước ta hiện này đang được cải thiện hàng ngày cả về chất lẫn về lượng. Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn. Hơn nữa, với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa. Do đó, hiện này nhà nước đã đầu tư xây dựng,  cải  tạo  nâng  cấp  nhiều  bệnh  viện,  trạm  y  tế  khắp  cả  nước  nhằm  phục  vụ người dân được tốt hơn. Bên cạnh đó, ngày này có rất nhiều bệnh viện cỡ nhỏ và vừa do các tổ chức cá nhân xây dựng lên.

Tuy nhiên, song song với việc tăng cường khả năng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường.

Như chúng ta đa biết, chất thải y tế được xem là một trong những loại chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ngành liên quan, nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.

Ở nước ta, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban, ngành các cấp quan tâm. Tuy nhiên, đến này vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, quản lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển... Xử lý chưa đúng quy định, chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn các hệ thống XLNT của bệnh viện thì thiết kế sơ sài, không hiệu quả, chủ yếu “che mắt” các cơ quan có thẩm quyền hoặc không có hệ thống XLNT (Vietnamnet.vn 11/9/2004).

Với sự gia tăng ngày càng nhiều các loại chất thải, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại, cùng với sự quản lý còn nhiều bất cập như hiện này, sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư nghiêm trọng ở hiện tại và trong tương lai, nếu như ngay từ bay giờ chúng ta không có những biện pháp tích cực hơn.

Nước thải thường chứa nhiều tạp chất và vi sinh có bản chất khác nhau. Vì vậy, mục đích của xử lý nước thải là sao cho nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn đã đặt ra. Đặc trưng của nước thải bệnh viện tương tự như nước thải sinh hoạt. Nhưng có đặc điểm khác là nước thải bệnh viện có nhiều vi trùng gây bệnh, chất tẩy rửa và các hóa chất.

Đây cũng chính là vấn đề mà chúng em đang theo đuổi trong chương trình Thực tập tốt nghiệp tại trường đại học. Nguyện vọng được tìm hiểu, ghi nhận những vấn đề thực tiễn trong xây dựng, quản lý, sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế trong công tác vận hành hệ thống thoát nước (HTTN) của bệnh viện và học hỏi công nghệ tiên tiến,… là cách trau dồi kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong hành trang kiến thức và ứng dụng sau này.


1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Thu thập số liệu, dữ liệu phục vụ thực hiện khóa luận tốt nghiệp bao gồm:

+ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
+ Hiện trạng bệnh viện
+ Quy mô bệnh viện.
+ Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện.
+ Lưu lượng nước xả thải của bệnh viện.
+ Thành phần và đặc tính nước thải bệnh viện.
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế.
+ Trạm bơm nước thải.
+ Hệ thống xử lý nước thải.
+ Các phương án thiết kế về MLTN và nhà máy XLNT của các bệnh viện khác.

1.2.1 Nhiệm vụ thiết kế

Mạng lưới thoát nước: Mạng lưới thoát nước phải đảm bảo nước thải không bị ứ đọng và thoát nước liên tục trong mọi giờ. Thiết kế sao cho nước thải có thể dễ dàng chảy đến trạm xử lý nhất.

Xử lí nước thải: Nước sau khi sử dụng mang theo những thành phần gây ô nhiễm và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền nhiễm rất nguy hiểm cho người và động vật. Chính vì vậy, cần phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra để tránh việc xả bỏ bừa bãi của nước thải ra môi trường xung quanh.

1.2.2 Khối lượng công việc

Thu thập số liệu thiết kế ban đầu.

Phân tích số liệu thiết kế.

Tính toán lưu lượng tổng hợp và thành phần nước.

Vạch tuyến mạng lưới, xác định vị trí nhà máy xử lý nước và dây chuyền công nghệ xử lý nước.

Tính toán thuỷ lực đường ống và tính toán các công trình xử lý đơn vị.
+ Nhà máy xử lý nước.
+ Tính toán công trình đơn vị.

Mạng lưới
+ Tính toán lưu lượng cho từng đoạn ống
+ Tính toán thuỷ lực

Tính toán kinh tế xây dựng hệ thống thoát nước .

Lựa chọn phương án phù hợp.



Thực hiện các bản vẽ nhà máy xử lý nước thải
+ Mặt bằng
+ Mặt cắt dọc theo nước
+ Chi tiết các công trình đơn vị

1.2.3 Cơ sở tính toán

Các tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành về thoát nước và chất lượng nước sau xử lý

       + Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. - TCVN 5945-1995
       + QCVN 14: 2008/BTNMT (Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt)

Báo cáo được trình bày trong 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về bệnh viện đa khoa Trà Vinh
Chương 3: Tổng quan cơ sở lý thuyết
Chương 4: Tính toán thiết kế MLTN và đề xuất phương án
Chương 5: Tính toán thiết kế các phương án xử lí nước thỉa khu xlnt tập trung
Chương 6: Kết quả đạt được

 
Chương 2

TỔNG QUAN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI

2.1.1 Vị trí địa lí

Diện tích: 27.615 m2;
Phía Bắc: giáp đường Nguyễn Văn Trỗi lộ giới 9m;
Phía Nam: giáp đường Phạm Ngọc Thạch lộ giới 10m;
Phía Đông: giáp đường Đồng Khởi lộ giới 9m;
Phía Tây: giáp đường Điện Biên Phủ lộ giới 22m.

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ +2,00m (điểm K11) ÷ +2,73m (điểm K19) (Hệ cao độ Quốc gia)

Địa hình Trà Vinh mang tính chất của địa hình đồng bằng châu thổ ven biển, chịu ảnh hưởng bởi tác động giao thoa giữa sông và biển. Kết quả tác động này đã hình thành nên các vùng trũng xen với các giồng cát ven biển. Độ cao trung bình 1-3m, trong đó đại bộ phận có độ cao từ 0,4 - 1,0m (chiếm 60% diện tích toàn tỉnh).

Nhìn chung trong toàn tỉnh, các huyện phía bắc có địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện phía Nam. Dọc theo hai bờ sông thường có địa hình cao và thấp dần về phía nội đồng. Vùng nội đồng tương đối bằng phẳng, nhưng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong đó có những ô trũng cục bộ. Khu vực ven biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3m đến 5m.

 2.1.3 Khí hậu và thủy văn

·      Khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình năm: 260C.
+ Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.
+ Độ ẩm dao động từ 80 – 85%.
+ Chế độ mưa: hai mùa rõ rệt (mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa hằng năm).
+ Tổng lượng mưa trung bình hằng năm 1400 – 1600 mm

·      Thủy văn

+ Thủy triều tại Trà Vinh thuộc loại bán nhật triều không đều.
+ Tỉnh Trà Vinh có 3 sông lớn: sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Mang Thít với tổng chiều dài 578km. Ngoài ra còn có hàng trăm sông rạch nhỏ và nhiều kênh đào dẫn nước từ sông chính về đồng ruộng với chiều dài 1876 km.

+ Hệ thống thủy văn của tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển. Vùng biển Trà Vinh thuộc chế độ triều biển Đông, chủ yếu là bán nhật triều với biên độ dao động khá lớn, trung bình khoảng 3m.
+ Tình trạng nhiễm mặn của Trà Vinh tương đối nghiêm trọng. Hàng năm có khoảng 90% diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn với chiều dài xâm nhập mặn khoảng 30km tính từ biển vào.

2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

·      Kinh tế

+ Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh được thành lập từ 04/03/2010 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP 04/03/2010 của Chính Phủ
+ Diện tích đất tự nhiên 6.803,5 ha, dân số trung bình là 131.360 người
+ Nông nghiệp: phát triển theo hướng giảm nhóm ngành nông nghiệp-chăn nuôi, chú trọng phát triển ngành thủy sản
+ Công nghiệp: Chủ yếu là sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
+ Thương mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ và doanh thu từ dịch vụ đạt 2.455 tỷ đồng (2007), thu hút khoảng hơn 60.150 lượt khách tham quan

·      Xã hội

+ Cơ sở vật chất trường, lớp học được tăng cường, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao
+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân được nâng cao, chú trọng đầu tư hơn.

2.2 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

2.2.1 Quy mô và hiện trạng

·      Quy mô

Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh có qui mô 500 giường bệnh. Công suất 450 m3/ngđ.
Bao gồm các khoa - phòng:

Bảng 2.1 Danh sách các khoa – phòng bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

STT
Khoa – Phòng
STT
Khoa – Phòng
1
Khoa cấp cứu
7
Khu giải phẫu bệnh lý
2
Khoa sản
8
Nhà hậu cần
3
Khoa nội
9
Nhà xử lý rác
4
Khoa ngoại
10
Khu nhà bệnh nhân
5
Khoa nhi
11
Hội trường
6
Khoa truyền nhiễm
12
Căn tin
Nguồn: Cty CP, tư vấn và xây dựng Long Châu tổng hợp từ các nguồn tài liệu

·      Hiện trạng môi trường

Thông số đầu vào

Bảng 2.2 Thông số đầu vào

STT
Chất ô nhiễm
Đơn vị tính
Giá trị
1
BOD5
mg/L
400
2
COD
mg/L
450
3
SS
mg/L
300
4
Coliform
MPN/100ml
108
5
pH

7,6
Nguồn: Sở Y tế TP Trà Vinh, 2010

Hiện trạng Mạng lưới thoát nước:

+ Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải riêng biệt;
+ Nước mưa trên các sân trống sẽ chảy vào giếng thu nước mưa, từ đó cùng với nước mưa
trên mái được dẫn đến cống thoát nước mưa chung;
+ Nước thải sinh hoạt dẫn qua bể tự hoại rồi được dẫn đến khu XLNT tập trung
+ Nước thải lâm sàng, cận lâm sàng được thu gom và xử lí cục bộ trước khi dẫn đến khu XLNT tập trung.

Chương 3

TỔNG QUAN LÍ THUYẾT


3.1 NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI

3.1.1 Nguồn gốc

Nước thải bệnh viện là một trong số những nguồn gây ô nhiễm môi trườn nghiêm trọng và nguy hiểm

Nước thải bệnh viện có nguồn gốc từ: các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và từ các khoa – phòng bệnh viện

3.1.2 Thành phần và đặc tính nước thải

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải bệnh viện bao gồm:
+ Các chất hữu cơ, Nito (N), Photpho (P)
+ Các chất rắn lơ lửng, các vi sinh vật, vi khuẩn thải ra từ bệnh nhân
+ Các chất kháng sinh và dược chất
+ Các chất khử trùng
+ Các hóa chất, kim loại
+ Các chất tẩy rửa

3.2 Tổng quan về Mạng lưới thoát nước

Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.

Hệ thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau:
+ Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà;
+ Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà;
+ Trạm bơm và ống dẫn áp lực;
+ Công trình xử lý;
+ Cống và miệng xả nước vào nguồn.

Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà là hệ thống cống ngầm và mương lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm xử lý hay ra sông hồ.

Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà có thể là:
+ Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một nhà);
+ Mạng lưới thoát nước tiểu khu;
+ Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp;
+ Mạng lưới thoát nước đường phố (ngoài phố).

Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển NTSH chung hay riêng ta có thể phân loại HTTN như sau:
+ Hệ thống thoát nước chung;
+ Hệ thống thoát nước riêng;
+ Hệ thống thoát nước riêng một nửa;
+ Hệ thống thoát nước hỗn hợp.

Bảng 3.1 Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng của các loại Hệ thống thoát nước


Ưu điểm
Nhược điểm
Áp dụng
Hệ thống thoát nước chung
Đảm bảo tốt về mặt vệ sinh;
Chiều dài mạng lưới giảm 30 - 40% so với hệ thống riêng rẽ hoàn toàn;
Chi phí quản lý giảm 15 – 20% đối với nhà cao tầng, khu đô thị gần nguồn nước lớn.

Không thích hợp với khu nhà thấp tầng và phân tán;
Công tác quản lý, điều phối trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn;
Đường kính ống lớn, làm việc vào mùa khô lãng phí;
Tốn nhiều chi phí đầu tư xây dựng

Đô thị xây dựng nhà nhiều tầng;
Nguồn nước dòng chảy mạnh, cho phép xả nước mưa và nước mặt;
Số lượng bơm hạn chế và áp lực thấp;
Cường độ q20 < 80 l/s.ha.

Hệ thống thoát nước riêng
Kích thước đường ống nhỏ;
Có lợi hơn so với HTTN chung về mặt xây dựng và quản lý;
Chế độ làm việc của hệ thống ổn định;
Hiệu quả xử lý cao;
Giảm vốn đầu tư xây dựng ban đầu.

Nếu NTSX có chứa chất độc hại phải dẫn qua một HTTN riêng hoàn toàn.
Tồn tại hai hay nhiều mạng lưới trong đô thị;
Kém vệ sinh hơn HTTN chung.

Đô thị  lớn và tiện nghi, xí nghiệp, KCN;
Theo điều kiện địa hình phải xây dựng nhiều trạm bơm (> 3 trạm bơm) khu vực;
Cường độ mưa q20 > 80 l/s.ha;
Cần thiết phải xử lý sinh hóa nước mặt

Hệ thống thoát nước riêng một nửa
Mang ưu điểm của 2 HTTN riêng và chung

Chỉ phù hợp với những đô thị có dân số lớn hơn 50.000 người;
Nguồn nước trong đô thị ít, không có dòng chảy.

Những đô thị có dân số lớn hơn 50.000 người;
Đối với những nơi có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội;
Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước thải mang vào


Điều kiện chọn Hệ thống thoát nước phụ thuộc vào:
+ Tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống;
+ Điều kiện địa phương;
+ Tính kỹ thuật, kinh tế và yêu cầu vệ sinh môi trường.


Thiết lập sơ đồ Hệ thống thoát nước phụ thuộc vào:
+ Điều kiện địa hình;
+ Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn;
+ Mức độ phát triển của địa bàn quy hoạch (khu dân cư, khu công nghiệp,…) hiện tại và tương lai;
+ Vị trí đặt công trình xử lý và xả nước thải.

Tùy theo địa hình, sơ đồ tổng quát thoát nước có thể biểu diễn dưới dạng: sơ đồ thẳng góc, sơ đồ giao nhau, sơ đồ phân vùng, sơ đồ không tập trung,  sơ đồ tập trung.

Nguyên tắc vạch tuyến
+ Phải phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước (riêng, chung,…);
+ Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất, tốt nhất là tự chảy;
+ Phù hợp với điều kiện địa phương;
+ Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy hoạch (thành phố, KCN,…);
+ Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập trung lớn;
+ Không nên vạch tuyến MLTN giao nhau với các dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
+ Không nên vạch tuyến MLTN dưới lòng đường có mật độ giao thông cao;
+ Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến (sơ đồ phân khối, sơ đồ kiểu xuyên tâm),… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Cơ sở kĩ thuật quản lí
+ Nghiệm thu và kiểm tra các mạng lưới được xây dựng để đưa vào sử dụng, kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới xây dựng mạng lưới.
+ Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử dụng ở tất cả các công trình nối vào mạng lưới thoát nước.
+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật tất cả các công trình trên mạng lưới theo từng thời kỳ, kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa.
+ Tiến hành cọ rửa mạng lưới.
+ Loại trừ những trường hợp cống bị tắc.
+ Tiến hành sửa chữa kỹ thuật và sửa chữa lớn các công trình trên mạng lưới.
+ Thực hiện nguyên tắc về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn.

3.3 Tổng quan về Công nghệ Xử lí nước thải

3.3.1 Các phương pháp xử lí

+ Phương pháp cơ học
+ Phương pháp hóa học – hóa lí
+ Phương pháp sinh học

3.3.2 Các phương pháp xử lí cặn

+ Thiết bị hoặc bể cô đặc cặn
+ Bể ổn định cặn hiếu khí
+ Bể ổn định cặn yếm khí (bể metan)
+ Hồ cô đặc và ổn định yếm khí
+ Sân phơi bùn làm khô cặn
+ Làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…
+ Đốt cặn trong lò thiêu.

3.3.3 Các phương pháp khử trùng

Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
+ Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế

3.4 Các hệ thống thoát nước tại các bệnh viện khác

3.4.1 Bệnh viện 1

·      Ưu điểm
·      Nhược điểm

3.4.2 Bệnh viện 2

·      Ưu điểm
·      Nhược điểm

3.4.3 Bệnh viện 3

·      Ưu điểm
·      Nhược điểm

Chương 4

TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
 & ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN


Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước bệnh viện Trà Vinh

·      Lựa chọn phương án thiết kế;
·      Tính toán mạng lưới thoát nước mưa;
·      Tính toán diện tích tiểu khu;
·      Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước thải;
·      Lựa chọn phương án.
·      Tính toán kinh tế


Chương 5

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở 
KHU XLNT TẬP TRUNG


Tính toán thiết kế khu xử lý nước thải tập trung
Tính toán trạm bơm nước thải
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải theo phương án 1
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải theo phương án 2
 Tính toán kinh tế  



Chương 6

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

5.1 CỦNG CỐ KIẾN THỨC


5.2 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG



 5.3 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

+ Ứng dụng công nghệ tiên tiến sẵn có




Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY