Nghiên cứu xử lý nitơ và phosphat từ nước thải tinh bột sắn sau xử lý sinh học (hồ cigar và hồ tuỳ tiện ) với sử dụng ba loại thực vật: cỏ vetiser, cói

GVHD : GVC. Ts Nguyễn Thị Phương Loan
SVTH: Lâm Thị Thu Hồng & Nguyễn Tuyết Ngân




Đề tài: Nghiên cứu xử lý nitơ và phosphat từ nước thải tinh bột sắn sau xử lý sinh học 
(hồ cigar và hồ tuỳ tiện ) với sử dụng ba loại thực vật: cỏ vetiser, cói 

Chương 1
      TỔNG QUAN

1.1 TỐNG QUAN VỀ PHÁT SINH NƯỚC THẢI TỪ CHẾ BIẾN CAO SU
Nước thải cao su phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn chính thải ra liên tục trong thời gian sản xuất gồm:

-       Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ cốm: bao gồm nước thải từ các mương đánh đông, máy cắt, ép...thường mang các hóa chất hòa tan trong nó như tác nhân bảo quản, amoniac, axit formic hoặc axit axetic, các chất hữu cơ, các hạt mủ chưa kịp đông….

-       Nước thải từ phân xưởng mủ tạp: bao gồm nước thải bể ngâm mủ tạp, nước thải từ máy cán, cắt...chứa các chất rắn như bụi đất, rác, các chất bẩn khác bám dính trên mủ khi thu gom về nhà máy. Ngoài ra còn có nước thải từ vệ sinh và xúc rửa xe bồn nhưng chỉ được thải gián đoạn khi xúc rửa xe.

1.2 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI CAO SU

Như vậy nước thải sản xuất chủ yếu có tính chất như sau: Lưu lượng cao, độ pH thấp, hàm lượng chất lơ lửng cao, trong đó mủ cao su ở dạng hạt nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong nước thải của phân xưởng mủ tạp có chứa nhiều cặn đất. Tải lượng và hàm lượng chất hữu cơ cao. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải cao su thể hiện cụ thể ở bảng sau. 

Trong quá trình sử lý nước thải cao su thì việc sử lý sinh học (Hồ tùy tiện) thường được các hộ dân thực hiện vì đơn giản, mô hình nhỏ, giá thành rẻ. Đây là phương pháp phổ biến nhất tại Việt Nam, được bà con nông dân áp dụng khá thành công

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LỲ NITO VÀ PHOSPHAT

Trong công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học người ta sử dụng chủ yếu bằng công nghệ vi sinh, công nghệ thảm thực vật và công nghệ hóa học:

Công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh:

- Xử lý nước thải dựa vào khả năng sống & hoạt động của vi sinh vật có khả năng phân hóa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy.

- Thường được sử dụng trong các bể sinh học như bể aroten, …

Công nghệ xử lý nươc thải bằng thảm thực vật:

- Xử lý dựa vào cơ chế hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước của thực vật.

-N, P  là loại dinh dưỡng cần thiết cho 1 số loại thực vật như: lục bình, cỏ vetiver, bèo tấm và một số loại thực vật thùy sinh khác.
+Thuận lợi: tốn kém ít, lượng N, P sau khi được sử dụng thì nguồn nước vẫn trong, bảo đảm nguồn nước và cả vi sinh vật có lợi, không cần nhiều vào trình độ. Rất thích hợp ứng dụng tại Việt Nam thực vật Việt Nam đa dạng và phong phú đặc biệt là thực vật thủy sinh.
+Khó khăn: tốn nhiều công sức.

Công nghệ xử lý bằng hóa học:
-Có thể dùng Ca2+ hoặc Mg2+ để khử hàm lượng N, P trong nước thải. Xử lý nước thải phân chuồng tại các khu trang trại. Hiệu quả xử lý của Mg2+ tốt hơn Ca2+ rất nhiều. Có thể tận dụng nước "cót" (nước thải ra trong quá trình sản xuất muối ăn) để xử lý N.

+Thuận lợi: khi xử lý bằng phương pháp hóa học thì hiệu quả thu được là vô cùng lớn, tốc độ xử lý nhanh, không để lại nhiều bùn.
+Khó khăn: giá thành cao, đòi hòi người sử dụng phải có trình độ nhất định, liều lượng tính toán phải chính xác, người nông dân khó lòng khi sử dụng.

1.4 TỔNG QUAN VỀ SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở VN
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi cho sự đa dạng và phong phú của thảm thực vật.

Theo số liệu đã thống kê thì thực vật việt nam có 1035 loài thuộc 599 chi, 161 họ thực vật có mạch thuộc ngành dương xỉ, hạt trần, hạt kín. Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta chiếm 21,4% số loài cả nước (138/644). Ngành hạt trần chiếm 17,5% số loài cả nước (11/63).

Ngành Hạt kín chiếm vị trí quan trọng nhất là thành phần loài, trữ lượng gỗ giá trị kinh tế và sử dụng nó. Nó chiếm 9% số loài ở đây (887/9812) gồm lớp Hai lá mầm chiếm 7,6% và Một lá mầm chiếm 1,4%.

Nhờ sự đa dạng thực vật nên tiềm năng sử dụng thảm thực vật trong việc xử lý nước thải của Việt Nam rất lớn.

1.4.1 TỔNG QUAN VỀ CỎ VETIVER VÀ BÈO TẤM
a. Cỏ vetiver

·      Nguồn gốc
Có hai loài cỏ Vetiver phổ biến đã được trồng để bảo vệ đất là V. zizanioides và Vetiveria nigritana. Tuy nhiên, loài V. zizanioides phân bố trong vùng ẩm, trong khi loài V. nigritana hiện diện ở những vùng khô hơn. Có hai kiểu gen của loài Vetiveria zizanioides đã và đang được sử dụng:

- Kiểu gen Bắc Ấn Độ: Là loại cỏ hoang dại và được gieo trồng bằng hạt.

- Kiểu gen Nam Ấn Độ: Là loại cỏ có khả năng tạo màu cho đất thấp và là loài bất thụ.

Hình thái và đặc điểm sinh lý :

Cỏ Vetiver không có thân ngầm, nhưng bộ rễ đồ sộ của nó phát triển rất nhanh, không bò lan, trong một số điều kiện, ngay trong năm đầu tiên rễ đã ăn sâu tới 3-4m. Nhờ đó nó có khả năng chịu hạn đặc biệt và giúp hạn chế xói mòn đất ngay cả khi có dòng nước xiết chảy qua.

Phần thân trên mặt đất của cỏ Vetiver mọc thẳng đứng, rất cứng và chắc.

Khi trồng đủ dày, cỏ sẽ mọc sát với nhau tạo thành một hàng rào kín, giúp nó chịu được dòng nước chảy xiết, hạn chế xói mòn đất và phân tán nước mặt chảy tràn rất hiệu quả.

Cỏ vetiver không lây lan như cỏ dại, trồng trọt bằng hình thức tách cây con.

Cỏ Vetiver chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như hạn hán, ngập úng
và khoảng dao động nhiệt độ rất rộng, từ -220C đến 550C.

Cỏ Vetiver có khả năng phục hồi rất nhanh sau khi bị tác hại bởi khô hạn,
sương giá, ngập mặn và những điều kiện bất lợi khác .

Cỏ Vetiver có thể thích nghi được với rất nhiều loại đất có độ pH dao động
từ 3,3 đến 12,5 mà không cần đến biện pháp cải tạo đất nào.
Cỏ Vetiver có khả năng chống chịu rất cao đối với các loại thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ v.v.

* Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ rất cao các chất hòa tan trong nước như Nitơ
(N), Phốtpho (P) và các nguyên tố kim loại nặng có trong nước bị ô nhiễm.

• Nó có thể mọc tốt trên nhiều loại đất như đất chua, đất kiềm, đất mặn và đất
chứa nhiều Na, Mg, Al, Mn hoặc các kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb,
Hg, Se và Zn.

v Những đặc tính đặc biệt giúp cỏ Vetiver có khả năng kiểm soát ô nhiễm

- Dễ dàng hấp thu những dưỡng chất hòa tan và kim loại nặng trong nguồn nước ô nhiễm.

- Chịu được mức độ ô nhiễm cao.

- Chịu được hóa chất diệt cây cỏ và côn trùng.

- Khi được trồng gần nhau, những lá cỏ vetiver sẽ tạo thành luống dày đặc, ở những vùng nước sâu và dòng chảy mạnh, chúng tạo sức cản, làm giảm vận tốc chảy, chống được hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

- Chống lại côn trùng, dịch bệnh và hỏa hoạn. Cỏ vetiver không làm ổ cho côn trùng và dịch bệnh, cũng không làm nơi cư trú cho những loài côn trùng có thể tấn công hệ thực vật lân cận.

- Những nghiên cứu về cặn lắng đọng và dòng chảy ở khu vực nhiệt đới ở Queensland chỉ ra rằng, nhìn chung, hơn 95% lượng ni-tơ và phốt-pho dần mất đi trong các dòng chảy qua từng giai đoạn. Do đó, chìa khóa trong việc kiểm soát ô nhiễm bởi hóa chất nông nghiệp là giữ chúng lại ở đầu nguồn. Cỏ Vetiver được đánh giá là giải pháp hiệu quả với chi phí thấp trong việc giữ lại và loại bỏ những tạp chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu (chứa 90% Chlopyrifos). Thí dụ như ở Trung Quốc, những hàng rào cỏ Vetiver là công cụ hữu hiệu để kiểm soát hiện tượng tập trung dưỡng chất cho đất nông nghiệp, đặc biệt là về ni-tơ và phốt-pho, khi chúng được cuốn đi theo các dòng chảy.

- Cỏ vetiver được áp dụng thành công trên hơn 100 quốc gia nhằm mục đích bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

- Theo giáo sư Paul Trương, Giám đốc và đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu cỏ vetiver quốc tế, nhờ có bộ rễ phát triển sâu và dày đặc, hệ cỏ vetiver có khả năng hấp thu các độc tố trong nước và đất như kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật... Do vậy, có thể sử dụng hệ cỏ vetiver để xử lý các vùng đất và nước bị ô nhiễm.
Số nhiễm sắc thể gốc ở các giống cỏ Vetiver là x = 10 và 2n = 20 (2x)
Ở Việt Nam, trong quyển “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1992 ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm.
Paul Trương (1999) cho rằng nó bắt nguồn từ Nam Ấn Độ và thuộc loại Monto, có một loại cỏ địa phương cũng được gọi là cỏ Hương bài, cùng tên phân loại là Vetiveria zizanioides L. được tìm thấy ở Miền Trung, quanh vùng Pleiku và Ban Mê Thuột, nó tự nhân giống để tồn tại bằng hạt của mình, vì vậy chắc chắn loại cỏ này không bắt nguồn từ Nam Ấn Độ như loại Monto.
Ngoài ra, dựa vào hình dạng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của bộ rễ, một số nhà khoa học đã đặt tên theo địa phương gồm ba giống như sau:
-       Giống Đồng Nai có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng của cỏ Vetiver.

-       Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, hình dạng giống như giống Đồng Nai nhưng rễ không có mùi thơm.

-       Giống Daklak có hoa tím, hạt lép không nảy mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng như giống Đồng Nai.

b. Một số đặc tính nông học của cỏ Vetiver (V.  zizanioides L.)     
Thân: Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ. Cỏ Vetiver mọc thành bụi dày đặc. Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng. Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5-2m. Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất mạnh.
Mắt: Nhẵn nhụi không lông nằm tiếp giáp giữa các thân cọng cỏ, lồi ra; từ đó tạo ra rễ khi cỏ Vetiver được chôn vùi vào đất.
Lá: Phiến lá hẹp, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, dọc theo rìa lá có răng cưa bén.
Rễ: Rễ là phần hữu dụng và quan trọng nhất. Đa số cỏ dại có rễ dạng sợi, trãi dài ra từ phần thân cỏ trên mặt đất và cặm vào đất theo hướng ngang, còn rễ cặm đứng vào đất không mọc sâu. Ngược lại, cỏ Vetiver không có căn hành, không bò lan, thân rễ đan xen nhau và có thể phát triển rất nhanh. Do đó, hệ thống rễ cỏ vetiver không mọc trãi rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ cấp hoặc rễ dạng sợi. Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu 3-4m,  rộng đến 2,5m sau hai năm trồng. Rễ của loài Vetiveria zizanioides có chứa tinh dầu, chất lượng tốt nhất 18 tháng sau khi trồng với lượng tinh dầu 2-2,5% trọng lượng khô.     
Cơ quan sinh sản: Loài Vetiveria zizanioides được dùng phổ biến vì có đặc điểm không tạo hạt, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính nên không thể mọc tràn lan như một loại cỏ dại khác.
Cỏ Vetiver là cây lưỡng tính, có gié hoa lưỡng tính. Các gié hoa có phân hoá giới tính như lưỡng tính, đực hoặc bất thụ có ở cùng trên một cây.

c. Đặc tính sinh thái
Phân bố địa lý: Trên thế giới, cỏ Vetiver đã được dùng rộng rãi để chống xói mòn đất. Tại Nam Ấn Độ, gần thành phố Mysora, nông dân đã trồng cỏ Vetiveria nigratana làm băng cây xanh từ khoảng 200 năm nay cũng như nông dân ở Kano, Nigeria cũng đã trồng cỏ Vetiver hàng thế kỷ nay. Từ giữa thập niên 80, công nghệ cỏ Vetiver đã được giới thiệu đến hơn 100 nước và hiện nay có hàng trăm hecta đất được áp dụng công nghệ băng cỏ Vetiver ở 147 nước, trong đó có 106 nước sử dụng với mục đích bảo vệ đất và nước.
Theo nhiều tài liệu, cỏ Vetiver hiện được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, như Châu Phi nhiệt đới (Ethiopia, Nigeria...), Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan...), Châu Úc, Trung và Nam Mỹ (Colombia...).
Trong tự nhiên, cỏ Vetiver có ở vùng đồng trũng và dọc bờ suối; còn hiện nay, cỏ Vetiver được trồng rộng rãi làm băng cây xanh để bảo vệ đất và nước ở các vị trí như: bờ sông, bờ đê, bờ ao và hồ chứa nước, dọc theo các kinh tưới hoặc tiêu nước, đập nước, các vịnh nước, các đường nước và mương cắt nước; khu vực chu vi của một công trình, các sườn đất dốc, dọc các xa lộ, cũng như ở các vùng mỏ...
Khí hậu: Cỏ Vetiver phát triển được ở mức nhiệt độ trung bình là 18-250C, nhiệt độ tháng lạnh nhất trung bình là 50C, nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối là -150C. Khi mặt đất đóng băng, cỏ sẽ chết. Nhiệt độ mùa hè nóng 250C sẽ kích thích cỏ phát triển nhanh, sự sinh trưởng thông thường bắt đầu ở nhiệt độ hơn 120C. Cỏ Vetiver có sức chịu đựng đối với sự biến động khí hậu cực kỳ lớn như hạn hán kéo dài, lũ lụt, ngập úng. Khả năng chịu ngập úng kéo dài đến 45 ngày ở luồng nước sâu 0,6 Vetiver là loại cỏ được biết đến với công dụng giữ đất và hạn chế lũ lụt, do nạn phá rừng tại Việt Nam ngày càng tăng thì đây hiện là biện pháp tốt nhất có thể sử dụng trong thời diểm hiện tại.

Cỏ vetiver là loại thực vật sống được cả môi trường nước ngọt, mặn và phèn. Do bộ vetiver là loại thực vật có bộ rể ghim sâu khoảng 200cm, do đó việc hút nước ngầm là nguồn vận chuyển dinh dưỡng chính. Viêc trồng vetiver sẽ hạn chế công chăm sóc và sức đề kháng của loại cỏ này là khá cao, ít bị nhiễm bệnh. Ngoài việc giữ đất tránh xói mòn, một số loại cỏ họ hàng của vetiver còn được làm cỏ trải ở các sân vận động bóng đá, do có hệ đệm là bộ rễ dày, giá thành lên là khá cao (Cỏ Bermuda là loại cỏ sống trên cát, có kết cấu rể hình chân chim, dài đến 30cm khi phát triển hoàn thiện, đảm bảo không bị bong tróc trong quá trình sử dụng . Lá cỏ mịn, không cản bóng lăn, khả năng chịu va đập lớn, sinh trưởng và phát triển nhanh, chi phí chăm sóc và bảo dưỡng cao.)
Ưu việt của cỏ Vetiver

Ưu điểm chủ yếu của việc áp dụng cỏ Vetiver là thay bê tông, chính là tiết kiệm
kinh phí xây dựng và giảm phí bảo dưỡng dài hạn.

Cỏ Vetiver được trồng thí điểm trực tiếp tại các khu vực đê ngăn lũ và ngăn mặn, chóng xói mòn.

Khử N,P trong nước khá tốt, được áp dụng trong các mô hình chăn nuôi rùa ở xã Bình Phước, ngoài việc khử nước, vetiver còn khử mùi hôi giúp các nông trại hạn chế ô nhiễm (lục bình được áp dụng trong các trang trại nuôi heo).

Ngoài yếu tố khử N, P trong nước, Vetiver còn mang lại nét mỹ quang. Thân cỏ xanh, mềm  mượt, khá đẹp.

1.4.2 Bèo tấm

a. Nguồn gốc
Từ năm 1876 người ta đã ngờ rằng nhóm này có quan hệ với họ Araceae nhưng trước khi phát sinh loài phân tử ra đời thì người ta khó có thể kiểm tra giả thuyết này. Các nghiên cứu bắt đầu từ năm 1995 đã xác nhận vị trí của nó trong họ Araceae và phần lớn các nhà hệ thống học kể từ đó đã coi chúng là một phần của họ này.
b. Phân họ bèo tấm
Phân họ Bèo tấm (danh pháp khoa học: Lemnoideae) là một trong phân họ Ráy (Araceae). Các phân loại trước thế kỷ 21 có xu hướng phân loại nhóm này như một họ tách biệt với danh pháp Lemnaceae.
c. Đặc điểm.
Các loài thực vật này rất đơn giản, chúng thiếu thân hoặc lá, nhưng bao gồm cấu trúc nhỏ giống như lưỡi lam trôi nổi trên hoặc chỉ ngay dưới bề mặt nước, có hoặc không có các rễ con đơn giản. Sự sinh sản của chúng diễn ra chủ yếu là vô tính, nhờ nảy chồi, nhưng thỉnh thoảng thì hoa, bao gồm 2 nhị hoa và một nhụy hoa (đôi khi gọi nó là cụm hoa gồm 3 hoa đơn tính) cũng được sinh ra. Quả là loại túi nhỏ, một cái túi chứa không khí và hạt, nhằm mục đích có thể nổi được. Hoa của chi Wolffia là nhỏ nhất trong thế giới các loài hoa, nó chỉ dài 0,3 mm.
Bèo tấm là nguồn thức ăn quan trọng cho các loại chim nước, cũng như được người sử dụng, ở một vài nơi trong khu vực Đông Nam Á dưới tên gọi khai-nam?. Một số loài bèo tấm được nuôi trồng trong các bể cảnh nước ngọt và ao hồ và chúng phát triển khá nhanh, mặc dù trong các ao hồ lớn có thể là rất khó loại trừ một khi chúng đã có mặt. Bèo tấm có vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng dư thừa các chất dinh dưỡng dạng khoág chất dư thừa trong các ao hồ bằng biện pháp sinh học do chúng phát triển nhanh và hấp thụ phần lớn các chất này, cụ thể là các nitrat và phốtphát. Nó cũng làm giảm tỷ lệ bay hơi của nước.
  
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Dựa vào đặt thù của cỏ vetiver là bộ rể dài ghim sâu, do đó các thành phần dinh dưỡng chủ yếu sẽ được tập trung tại rễ, và rễ là bộ phận hấp thụ vận chuyển các chất dinh dưỡng. Do đó ta sẽ tăng hàm lượng Auxin giúp vetiver chủ yếu phát triển bộ rễ nhằm tập trung vào vấn dề là hút N, P nhằm khử nước (Auxin chất kích thích rể sinh học).

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PP nghiên cứu: sử dụng phương pháp sinh học.

a.Vetiver
Vetiver là loại cỏ cạn nhưng có khả năng sống sát các bờ kênh và chịu được lực, do vậy cỏ vetiver sẻ được thuần thành giống cỏ bán cạn trong 1 tuần đầu. Sau đó đưa vào môi trường bán cạn để tăng tốc độ hấp thu N, P.
Phương pháp thuần giống vetiver từ cạn thành bán cạn:
-Nhằm giúp cỏ thích nghi nhanh với môi trường ngập nước, tăng hiệu suất khử N,P
-Cỏ vetiver mẫu sẽ sống trong môi trường cạn 100%
-Sau 2 ngày chăm sóc ta sẽ bắt đầu tăng độ ẩm đất.
Ngày thứ nhất: Cho mẫu vào 1 lọ đất đáy bịt kín không cho thoát nước.
Ngày thứ hai: tưới sương giúp cây lấy lại sức.
Ngày thứ 3 tăng hàm lượng ẩm cho đất khoảng 10%.
Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7: lần lượt tăng độ ẩm 8%, 6%.. đến khi mực nước ngập qua rễ mà cây vẫn khỏe là dã thuần giống thành công.
Ước tính: do cỏ vetiver có sức chống chọi và thích nghi tốt(có thể song trong môi trường nước 100%, nếu có thời gian ươm ), do đó việc thuần giống khá nhanh chóng và dễ dàng.
Đặc điểm chung sau khi thành bán cạn: lá mỏng và sáng hơn, thân xốp, sử dụng nhiều dinh dưỡng từ nước hơn.
Sau khi cỏ vetiver thành bán cạn, ta sẽ đưa cỏ vetiver vào một hồ nhỏ chứa nước thải cao su sau khi đã xử lý sinh học. Sau đó dùng nước thải làm dinh dưỡng và là nguồn tưới cho cây, lượng nước thoát ra sau khi tưới cho cây sẽ được bộ rể vetiver hút bớt một phần N, P. Sau 2 tuần lượng N, P sẽ giảm đi đáng kể.
Mô hình thí nghiệm:
Thực hành trên 1 bể nhỏ: dài 60cm, rộng 30cm, cao 30cm.
Bể chia ra làm 3 phần:
-       Phần 1: chứa đất sạch (đã châm auxin kích thích rễ) và các ống thông để nước sau khi được tưới chảy qua hộp lọc phần 2, và về bể nước thải phần 3.
-       Phần 2:  hộp lọc chia ra làm 3 lớp: lớp 1 là nham thạch (lọc thô), lớp 2 là sỏi nhỏ (lọc thô), lớp 3 các suối (lọc mịn).
-       Phần 3: là nơi chứa nước thải (sẽ dược đo liên tục N, P), có cả máy bơm để bơm nước tưới cây.
-       Hàng tuần sẽ dùng lượng nước do cây sử dụng để kiểm tra hàm lượng N,P. Thực hiên việc này sẽ giúp chúng ta biết hiệu suất khử N,P của cỏ vetiver

b   b. Bèo tấm:
     Bèo tấm thường được ta thấy ở các ao hồ nước tù, chất dinh dưỡng cho bèo hầu hết là các chất đơn giản như N,P. tốc độ phát triển của bèo khi song trong moi trường nhiều N,P là rất nhanh đồng nghĩa quá trình này sẽ đòi hỏi việc hấp thụ nhanh. Đây được xem là cách khử N,P đơn giản va hiệu quả cao. Ngoài ra chúng còn có khả năng hút một lượng lớn kẽm, phân giải Cyanua, các kim loại nặng đồng thời phân giải và đồng hóa các chất bẩn trong nước
     Lưu ý: khi nuôi bèo, do bèo là loài sống trong nước yên, dòng chảy nhỏ hoặc không cần dòng chảy. Nếu dòng chảy lớn sẻ khiến bèo không phát triển và han chế việc hấp thụ N,P
Mô hình thí nghiệm:
Thực hành trên 1 bể nhỏ: dài 60cm, rộng 30cm, cao 30cm.
-       Thả bèo tấm vào nguồn nước thải chừa N,P
Sau 7 ngày đo lại hàm lượng N,P trong nước, tiến hành liên tục trong nhiều tuần. Thực hiên việc này sẽ giúp chúng ta biết hiệu suất khử N,P của bèo tấm
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY