GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết & Đặng Bích Thủy
Đề tài :Thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Biên Hòa theo hướng tái chế, tái sử dụng đến năm 2030.
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị
trí địa lí
Thành phố Biên Hòa ( TP Biên Hòa) nằm ở phía Tây của tỉnh
Đồng Nai. Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu,
phía nam giáp huyện Long
Thành, phía Đông giáp huyện Trảng
Bom, phía Tây giáp thị xã Dĩ
An, Tân
Uyên, tỉnh Bình
Dương và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh.
TP Biên Hòa có 26
đơn vị hành chính gồm 23 phường: Trung
Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết
Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu
Hòa, Tân Vạn, An Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình
và 3 xã: Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An.
TP Biên Hòa nằm ở hai
phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng
Tàu 90 Km ( theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên là 264,08
km2 chiếm
2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.1.2
Yếu tố
tự nhiên
a.
Khí hậu
TP.Biên
Hòa thuộc có
khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
b.
Gió
Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa
là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa
mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.
c.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1.600 – 2.700
mm, nhưng chênh lệch lớn theo mùa.
Mùa mưa chiếm 84 - 88% tổng
lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 và tháng 9
Mùa khô lượng mưa thường chỉ
chiếm 4% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng
2.
d.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng
năm 260- 270C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 80 -
100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có nơi có thể
xuống đến 160 - 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
có nơi có thể lên đến 390C. Số ngày nắng dồi dào, tổng số giờ nắng
trong năm trung bình có 2.200 - 2.600 giờ. Trong 5 năm gần đây nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh vẫn có xu hướng
tăng từ 0,1 - 0,3oC/năm (
tổng giá trị
tăng là 0,4oC/5 năm), trong đó riêng tại khu vực Tp. Biên Hòa có mức
tăng cao nhất tới 0,7oC.
e.
Độ ẩm
Độ ẩm trung bình của thành phố năm 2010 là
81%.
f.
Địa chất
Các
loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9 % diện tích tự nhiên. Các loại đất hình thành trên phù
sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông
Đồng Nai có chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây
lương thực, hoa màu, rau quả.
g.
Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây
Bắc.
1.2
ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - XÃ HỘI
Thành
phố Biên Hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là trung tâm kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội của tỉnh.
1.2.1 Dân cư
Năm 2005, dân số TP Biên Hòa là
541.495 người với mật độ dân số 3.500,97 người/km2
Thống kê năm 2011, dân số thành phố khoảng 800.000 dân, mật độ dân
số là 3.030 người/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số
dân di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Dân cư
thành phố Biên Hòa từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập trung ở đây
rất đông và khó kiểm soát. Thành phần dân cư thành phố Biên Hòa phần lớn là
người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường
Thanh Bình.. Số người có tôn giáo là rất lớn, chủ yếu là 4 tôn giáo ( Phật
giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác; trong đó đạo
Thiên Chúa giáo tập trung đông ở các phường, xã ( Tân Mai, Hố Nai, Tân Tiến,
Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, An Hòa,...). Hiện
nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam.
1.2.2
Kinh tế
v Công nghiệp
Thành Phố Biên Hòa hiện có 5 khu công nghiệp được Chính
phủ phê duyệt đã đi vào hoạt
động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.:
- Khu công nghiệp Biên
Hòa 1 ( Chuẩn bị chuyển thành Khu Trung Tâm
Hành Chính - Thương Mại Biên Hòa)
- Khu công nghiệp Biên
Hòa 2
- Khu công nghiệp Amata
- Khu công nghiệp Tam
Phước
- Khu công nghiệp Loteco
Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn
một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ như:
- Cụm công nghiệp
gốm sứ Tân Hạnh
- Vùng thủ công mĩ
nghệ đá Bửu Long
- Vùng sản xuất gốm
Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa
- Khu công nghiệp
Hố Nai
- Cụm công nghiệp Gỗ Tân Hòa
Một số ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển nhanh
và đúng hướng như : Ngành chế biến nông sản thực phẩm và khai thác khoáng sản,
sản xuất VLXD…Các ngành công nghiệp có bước phát triển đáng kể nhất là các
ngành công nghiệp có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như giày da, may
mặc, dệt, máy móc thiết bị, điện, điện tử, hoá chất v.v
v . Nông, lâm, ngư nghiệp
Thành phố có những hợp tác xã
cung cấp rau xanh cho thị trường thành phố và lân cận. Về lâm nghiệp, thành phố
chỉ có một vài xã, phường vùng ven phát triển lâm nghiệp vì thế mà cơ câu kinh
tế nông, lâm nghiệp chỉ chiếm chưa tới 0,5%. Về thủy sản, thành phố cũng còn
một vài phường xã ven sông có bè cá.
Do tốc độ đô thị hóa cao, nên
hiện thành phố hầu như không còn trồng cây lương thực ( lúa, bắp, khoai mì). Và
do vấn đề về môi trường nên thành phố hầu như đã cấm chăn nuôi gia súc trên
toàn địa bàn.
v Thương mại – dịch vụ
Thành phố hiện có khá nhiều trung
tâm thương mại lớn nhỏ và hệ thống cảng giao thương tại chợ Biên Hòa. Các trung
tâm thương mại và siêu thị như:
- Chợ-Trung Tâm Thương Mại Biên Hòa
- Chợ-Trung Tâm Thương Mại Tân Hiệp
- Siêu thị Metro Biên Hòa
- Siêu thị Co-op mart Biên Hòa
- Siêu thị Vinatex mart Biên Hòa
- Siêu thị BigC Đồng Nai
- Siêu thị Điện Máy Sài Gòn Nguyễn Kim Biên Hòa
- Siêu thị Điện Máy Phan Khang
- Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn
- Siêu thị Lotte Mart ( đang xây
dựng, cách cổng KCN Amata 120m về hướng TP. HCM)
Về Du lịch, hiện tại thành phố có
nhiều điểm tham quan du lịch, giải trí khá hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiệm
chưa có đề án phát triển du lịch nên trong nhiều năm qua thành phố chưa thu hút
được nhiều du khách.
1.2.3
PHONG TỤC
TẬP QUÁN
Truyền thống văn hóa tâm linh của người dân thành phố là rất
lớn và cụ thể hiện nay thành phố có đến cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ và lâu đời
được người dân đến rất đông. Nhiều ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử
như:
- Chùa Long Thiền ( xây dựng năm 1664) - P. Bửu Hòa
- Chùa Đại Giác (
xây dựng năm 1665) - X. Hiệp Hòa
- Chùa Bửu Phong ( xây dựng năm 1679) - P. Bửu Long
- Chùa Ông ( xây dựng năm 1684) - X. Hiệp Hòa
- Chùa Long Ẩn - P. Bửu Long
Các lễ hội văn hóa
của thành phố:
- Lễ Bắn Pháo Hoa
vào Giao Thừa hằng năm tại Văn Miếu Trấn Biên hay Quảng trường tỉnh Đồng Nai.
- Lễ Hội Đua thuyền
rồng vào đêm Mùng 4 tết ÂL trên sông Đồng Nai đoạn trước Đình Tân Lân.
- Lễ Hội Đền Hùng
Biên Hòa vào Mùng 10 tháng 3 ÂL hằng năm tại Đền Hùng - Biên Hòa ( P. Bình Đa)
- Lễ Hội Kỳ Yên,
Nginh đón Đức Ông Trần Thượng Xuyên vào Mùng 10 tháng 10 ÂL tại Đình Tân
Lân.
- Các lễ Rước, Sắc Phong Thành Hoàn các làng xã của thành phố
Biên Hòa vào các ngày trong năm.
1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG
LAI
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện các dự án
Khu Dân Cư tại các phường, xã ( Bửu Long, Quang Vinh, An Bình, Long Bình,
Long Bình Tân, Trảng Dài, Tân Phong, Hóa An, Tam Phước, An Hòa); phát triển và
cải tạo cảnh quan, khuyến khích phát triển xã Hiệp Hòa ( Cù Lao Phố); phát triển hệ thống đường sá nối
thành phố Biên Hòa với Cù Lao Hiệp Hòa; tập trung phát triển công nghiệp và
dịch vu, giảm tỉ trọng nông-lâm nghiệp; hoàn thiện về mặt kiến trúc và cảnh
quan đô thị. Nhanh chóng đầu tư, cải tạo và xây dựng Khu Công Nghiệp Biên Hòa I
thành Khu Trung Tâm Hành Chính - Thương Mại Biên Hòa. Đến năm 2020, trở thành
Thành Phố đô thị
loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Chương 2
ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
2.1 NGUỒN PHÁT SINH, KHỐI LƯỢNG, THÀNH
PHẦN
CTR sinh hoạt đô thị bao gồm CTR phát sinh từ hoạt
động sinh hoạt của các hộ gia đình, từ hoạt động của các khu thương mại, công sở, trường học, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và
các chợ. Theo báo cáo của các huyện trong tỉnh và tổng hợp từ tài liệu của Sở
TNMT, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 500
tấn/ngày, lượng chất thải rắn được thu gom là 470 tấn/ngày. Trong đó, CTR phát sinh từ TP. Biên Hòa chiếm 36% tổng lượng
CTRSH phát sinh trong toàn tỉnh.
Kết quả theo dõi về thành phần CTR tại TP. Biên Hòa cho thấy thành phần chất thải nguồn gốc hữu cơ
chiếm tỷ lệ khá cao (từ 70-80%), với độ ẩm dao động từ 50-80% và thành phần chất hữu cơ thay đổi theo mùa và thường
chiếm tỷ lệ lớn hơn vào mùa trái cây. Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải sinh
hoạt của một số huyện trong tỉnh được thống kê tại bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần CTR sinh hoạt
tại Tp. Biên Hòa
Thành phần
|
Tỉ lệ (%)
|
Thực phẩm
|
78
|
Giấy
|
8
|
Carton
|
3
|
Nhựa
|
4
|
Vải
|
1
|
Cao su
|
1
|
Da
|
1
|
Rác vườn
|
2
|
Gỗ
|
2
|
Tổng cộng
|
100
|
Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu, 2011.
Ngoài ra còn có một loại chất thải nếu không được xử
lí thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là mỹ quan thành phố đó là
chất thải từ quá trình xây dựng. Chất thải rắn xây dựng bao gồm đất đá, gạch,
bê tông vỡ… phát sinh từ các hoạt động xây dựng như:
-
Dỡ bỏ, sửa chữa,
cải tạo các công trình xây dựng cũ như nhà ở, cơ quan văn phòng…
-
Đất đá, cây xanh…
phát sinh từ hoạt động đào móng, san lấp, chuẩn bị mặt bằng xây dựng các công
trình.
-
Nguyên vật liệu
rơi vãi, hư hỏng... trong quá trình thi công, xây dựng, vận chuyển, mua bán.
Hiện nay chất thải xây dựng
thường được tận dụng để san lấp mặt bằng, đổ nền xây dựng. Hoạt động này cũng
chỉ là tự phát do các chủ xây dựng tự thực hiện vận chuyển bằng các xe tải nhỏ
hoặc lớn từ địa điểm xây dựng công trình. Tỉ lệ rác thải xây dựng chiếm khoảng
từ 12 - 15% khối lượng CTR sinh hoạt (tùy địa bàn, nguồn thống kê VCC, 2009;
DANIDA).
2.2 HIỆN TRẠNG THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN
Tỷ lệ thu gom CTRSH tại các huyện, thành phố trong
tỉnh đạt trung bình từ 53-92% ( hình 2.2). Tỷ lệ thu gom
tại các khu vực đô thị của các huyện đạt 20-100%, tại các đô thị, còn tại khu
vực nông thôn và các xã tỷ lệ thu gom không đều giữa các huyện 19,6-100%, riêng
tại huyện Cẩm Mỹ tỷ lệ thu gom CTR tại khu vực nông thôn là 0%.
Công tác thu gom CTR
sinh hoạt tại các huyện và các xã trong huyện thực hiện chưa đồng đều. Có những
huyện, tỷ lệ thu gom ở đô thị rất cao như Trảng Bom, Tp. Biên Hòa, huyện Nhơn
Trạch, bên cạnh đó một số huyện tỷ lệ thu gom thấp như Cẩm Mỹ, Định Quán.
Tại huyện Vĩnh Cửu, tỷ
lệ thu gom trung bình toàn huyện đạt mức 75,3% nhưng chủ yếu được thực hiện tại
các khu vực phía Nam của huyện, còn phần phía Bắc huyện (các xã Mã Đàm, Phú Lý,
Hiếu Liêm) việc thu gom vẫn chưa được thực hiện tốt. Tại huyện Cẩm Mỹ tỷ lệ thu
gom CTR tại khu vực đô thị đạt 100% trong khi đó tại khu vực nông thôn lại chưa
có hoạt động thu gom và xử lý CTR nên tỷ lệ thu gom đạt 0%.
Bảng 2.2 Hiện trạng trang thiết bị thu gom CTR sinh hoạt Tp. Biên Hòa
Thành phố
|
Trang
thiết bị thu gom
|
TP. Biên Hòa
|
2 xe ben 8 tấn; 1 xe ben 4 tấn
|
17 xe chuyên dụng ép rác
|
|
2 xe cẩu thùng rác
|
|
20 xe Daihatsu
|
|
105 xe đẩy tay
|
Nguồn: Đánh giá hiện trạng môi trường và kế hoạch hành động
bảo vệ môi trường đến năm 2020 của các huyện, thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai năm
2008.
Bên cạnh đó, các phương tiện chuyên dụng để thu gom
rác (xe ép rác, xe đẩy v.v) tại các huyện còn thiếu do vậy việc thu gom rác
thải sinh hoạt vẫn chưa đạt hiệu quả cao đặc biệt tại vùng sâu vùng xa và vùng
nông thôn.
Tại một số huyện như Thống Nhất, Định Quán các
phương tiện thu gom, vận chuyển rác chủ yếu là các xe tự chế (công nông, xe máy
xới, xe kéo tay v.v ) vì thế không đảm bảo được vệ sinh trong quá trình vận
chuyển rác và đây còn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm và mất vệ sinh
trên các tuyến đường vận chuyển.
2.3 HIỆN
TRẠNG XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN Tp.BIÊN HÒA
CTR sinh hoạt trong tỉnh được xử lý chủ
yếu bằng phương pháp chôn lấp, thứ yếu bằng phương pháp sản xuất phân compost và
tái chế ở những khu vực không chính thức hoặc được nhân dân tự xử lý bằng cách
đốt.
Theo thống kê, hiện tại trên toàn thành
phố có 01 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh là BCL Trảng Dài thuộc phường Trảng Dài
Tp. Biên Hòa
Bảng 2.3 Hiện trạng bãi chôn
lấp Trảng Dài thuộc Phường Trảng Dài Tp. Biên Hòa
Tên
BCL
|
Diện
tích
|
Hiện trạng và công nghệ xử lý
|
Đánh
giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
|
Bãi rác Trảng Dài
|
15 ha (dự kiến đóng cửa sau năm 2015).
|
Chôn lấp hợp vệ sinh. Có nhà máy nước rỉ rác.
Có nhà máy chế biến phân compost
|
Bãi chôn
lấp được thiết kế hợp vệ sinh có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và
xử lý nước rác, có lớp lót đáy bãi tránh ảnh hưởng của nước rỉ rác xuống nước
ngầm.
|
Nguồn: Đánh giá hiện trạng môi trường và kế hoạch hành động
bảo vệ môi trường đến năm 2020 của các huyện, thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai năm
2008.
2.4 HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG
Phần lớn hoạt
động tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt là tự phát. Người dân tự phân loại thủy tinh, kim loại, nhựa và đưa
đến các cơ sở tái chế tự phát, thức ăn thừa thì làm thức ăn cho gia súc, gia
cầm, cá...
Vì thế, tại một số
nơi trong tỉnh đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ tuy nhiên việc
xây dựng mới chỉ được thực hiện rải rác tại Tp. Biên Hòa.
Tại bãi rác Trảng Dài (Tp. Biên Hòa), hiện tại
Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh đã đầu tư nhà máy xử lý rác thải thành
phân hữu cơ với công suất 400 tấn rác/ngày.
Chương 3
THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÍ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA THEO HƯỚNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ
3.1 CÁC PHƯƠNG ÁN
Theo phương án 1, rác được thu gom theo chu kì và được
phân loại tại trạm trung chuyển. Rác phân làm 2 loại: rác phân hủy và rác không
phân hủy. Rác phân hủy được đưa tới bãi chôn lấp vì có lợi cho quá trình phân
hủy do tất cả rác đều phân hủy tốt và không có lẫn các chất khác, hơn nữa có
thể cải tạo và sử dụng lại ô chôn lấp cho đợt rác sau khi lớp rác trước đã phân
hủy hết. Rác không phân hủy được chia làm 2 phần: rác có thể tái chế dùng để
bán cho các cơ sở tái chế và rác không thể tái chế áp dụng phương pháp đốt,
dùng phương pháp này có thể thu được nhiệt lượng của rác trong khi đốt.
Theo
phương án 2, rác được phân loại ngay tại nguồn thành 2 phần: rác phân hủy và
rác không phân hủy. Phần rác phân hủy được thu gom và đưa đến nhà máy sản xuất
phân compost . Phần còn lại tiệp tục được phân loại tại trạm trung chuyển, rác
có thể tái chế bán cho các cơ sở tái chế, rác không thể tái chế được đưa ra bãi
chôn lấp.
Theo phương án 3, rác được
phân loại tại trạm trung chuyển thành 2 phần, rác có thể tái chế đem bán cho
các cơ sở tái chế, rác không thể tái chế đem chôn hết trong bãi chôn lấp.
3.2 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM TỪNG PHƯƠNG ÁN
v Phương án 1:
· Ưu điểm:
- Thu gom đơn giản
- Thu hồi được vật liệu có thể
tái chế
- Thu
được nhiệt lượng từ quá trình đốt
-
Thu được năng lượng từ khí bãi chôn lấp
· Nhược điểm: Tốn tiền
cho công tác phân loại rác tại trạm trung chuyển
v Phương án 2:
· Ưu điểm:
- Các công đoạn xử lí phía sau
hiệu quả
-
Vừa xử lí được rác vừa thu được lợi nhuận từ việc sản xuất compost
-
Thu hồi được vật liệu có thể tái chế
· Nhược điểm: Công
tác thu gom phức tạp
v Phương án 3:
· Ưu điểm:
- Công tác thu gom và phân loại
đơn giản
- Thu gom được vật liệu có thể
tái chế
· Nhược điểm: Tốc độ
phân hủy của rác trong bãi chôn lấp lâu do rác lẫn nhiều tạp chất
3.3 TÍNH TOÁN KINH TẾ TỪNG PHƯƠNG ÁN
3.3.1 Tính toán chi phí xây dựng
3.3.2 Tính toán chi phí vận hành
3.3.3 Tính toán
chi phí bảo dưỡng
3.4 LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU NHẤT
Đăng nhận xét