GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Tấn Phát & Nguyễn Thành Phước
ĐỀ TÀI: Thiết kế hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn y tế tỉnh Long An định hướng đến 2030.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ TỈNH LONG AN
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Tỉnh nằm ở rìa phía Đông của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ở vị trí bản lề giữa
Đông và Tây
Nam Bộ. Đất Long An từ lâu đã có người
sinh sống. Tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (tức vùng
Đông Nam Bộ, vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế Việt Nam).Những
năm gần đây, tỉnh luôn nằm top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầu tư nước ngoài FDI.
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Là
tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ
kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam, nhất
là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng
phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nướcvà là đối tác đầu
tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng
bằng Sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4492.4
km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm
ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long song lại thuộc
Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động
lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc
gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa
khẩu Bình Hiệp (Mộc
Hóa) và Tho
Mo (Đức
Huệ)
1.1.2
Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2
-27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC,
tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC .
Lượng mưa hàng năm
biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả
năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía
Tây và Tây Nam.
Các huyện phía Đông
Nam gần biển có lượng mưa ít
nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với
cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân
cư.
Độ ẩm tương đối
trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 -
7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.7 -10.1oC.
Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70% .
Tỉnh Long An nằm
trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong
phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên
độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.Những khác biệt nổi bật
về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản
xuất nông
nghiệp.
1.1.3 Địa hình thổ nhưỡng
Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp
giữa Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía
Bắc và đông bắc tỉnh có một
số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Địa hình Long An bị
chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên
tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp
thành sông Vàm Cỏ,
kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy
qua Long An.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, bao gồm:
- Nhóm đất xám bạc màu: phân bố dọc
theo biên giới với Campuchia; bao gồm các huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá và
Vĩnh Hưng; cao từ 2 - 6 m so với mực nước biển. Nhóm đất này chiếm khoảng
21,20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất được khai thác tương đối sớm; có khả
năng trồng các loại lúa, mía, lạc. Do địa hình cao thấp khác nhau nên chịu tác
động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
- Nhóm đất phù sa ngọt: phân bố chủ yếu ở: Tân Thạnh,
Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hoá. Nhóm đất này chiếm
khoảng 17% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần
Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Nhóm đất này chiếm khoảng 1,26% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, nhưng thường bị nhiễm mặn
trong mùa khô, nên còn hạn chế trong sản xuất lương thực. Vùng nhiễm mặn nặng
thường trồng các loại dừa nước, sú, vẹt, đước....
- Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp
Mười, giữa 2 con sông Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây. Nhóm đất này chiếm khoảng 55,5%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất có hàm lượng độc tố (Cl-, Al3+,
Fe2+ và SO42-) cao, muốn trồng lúa phải
tiến hành cải tạo.
- Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố ở các
huyện phía Nam gần cửa sông Soài Rạp, chiếm khoảng 3,9% diện tích tự nhiên của
tỉnh, thường bị nhiễm mặn vào mùa khô.
- Nhóm đất than bùn: phân bố ở phía Nam huyện Đức
Huệ, giáp với huyện Thạnh Hoá, diện tích không đáng kể.
-Nhìn chung, đất đai của Long An vừa mang những nét
đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; vừa mang sắc thái riêng của
vùng đất chua, phèn, mặn; nên không hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh cần có những giải pháp riêng định hướng phát triển cho từng vùng.
1.2
Điều kiện kinh tế:
1.2.1 Nhận định chung
Long An nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, giáp thành phố Hồ Chí Minh, lại là cửa ngõ của vùng Tây Nam
Bộ, nên luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Những yếu tố
này góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh mạnh trong những năm
qua.
Trong 10 năm 1991 - 2000, tốc độ
tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh đạt 7,6%. Tổng sản phẩm trong tỉnh
(GDP) tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 9,4%. GDP bình quân đầu
người năm 2005 đạt 8,4 triệu VNĐ (tương đương 542 USD), bằng 83% cả nước, 102%
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, 40% vùng kinh tế trọng điểm.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Long An, năm 2007, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Long An đạt 13,5%, cao nhất so với các năm trước.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự
chuyển dịch tích cực, nhất là từ sau năm 1995 đến nay. Xu hướng chung là giảm dần
tỷ trọng khu vực I (Nông - Lâm - Ngư nghiệp) từ 55,3% xuống còn 50,9% năm 2000,
rồi 48,6% năm 2002; đồng thời tăng dần tỷ trọng khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng)
tương ứng trong thời gian trên là: 17,3 %, 21,5% và 23,7%. Tuy nhiên, tỷ trọng
của khu vực III (Thương mại - Dịch vụ) ít có sự thay đổi. Tỉnh đặt mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. (Địa lý các tỉnh, thành
phố Việt Nam, NXB Giáo dục, 2006, Tập 6, trang 383).
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch - Đầu
tư tỉnh, định hướng đến năm 2020, Long An cơ bản sẽ trở thành một tỉnh công
nghiệp phát triển (Công nghiệp - Xây dựng chiếm 50% GDP của tỉnh); GDP bình
quân đầu người đến năm 2010 đạt 19,2 triệu VNĐ/năm, phấn đấu đến năm 2020 đạt
100 triệu VNĐ/năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 25%/năm.
1.2.2 Tình hình phát triển
Trong vùng trọng điểm kinh tế
phía Nam, Long An có phần yếu thế hơn so với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, từ năm 2000, khi các khu vực này đã bắt đầu quá tải,
làn sóng đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tràn về tỉnh Long An. Tỉnh
đã nắm bắt thời cơ bằng nhiều chính sách ưu đãi, trở thành địa phương thu hút đầu
tư nước ngoài nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo thông tin từ tỉnh Long An,
bình quân 5 năm 2001 - 2005, ngành Công nghiệp - Xây dựng của tỉnh đạt tốc độ
tăng trưởng 17,0%/năm; giai đoạn 2006 - 2006, con số này là 18,9% (theo Sở Công
thương tỉnh). Cũng theo thông tin từ Website tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp
tháng 07-2010 của tỉnh ước tính là 1.427,4 tỷ VNĐ (giá cố định năm 1994), tăng
01,2% so với tháng 06-2010 và tăng 14,8% so với tháng 07-2009. Tính chung 7
tháng của năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính là 9.693,9 tỷ VNĐ,
tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Số lượng doanh nghiệp không ngừng
gia tăng qua các năm. Năm 2000, có khoảng 612 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,
thu hút 35.670 lao động; năm 2005, tỉnh có khoảng 1260 doanh nghiệp, thu hút
75.360 lao động; năm 2008, toàn tỉnh có khoảng 2.461 doanh nghiệp, thu hút
119.999 lao động. Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình quân hàng năm
là 19,0%; tốc độ tăng trưởng số lượng công nhân bình quân hàng năm là 16,4%. Tỷ
lệ tăng việc làm bình quân hàng năm là 1,6%/năm trong khi tỷ lệ tăng dân số là
0,7%/năm. (Thông tin từ Website Sở Công thương tỉnh Long An).
Công nghiệp nông thôn trên địa
bàn tỉnh phát triển khá mạnh mẽ, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo nên diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế
nông thôn. Theo báo điện tử Kinh tế Việt Nam (VEN), tính đến cuối năm 2009,
toàn tỉnh có khoảng 9.960 cơ sở công nghiệp nông thôn được phân bố đều khắp
trên địa bàn và bố trí đan xem trong khu dân cư. Lao động khu vực công nghiệp
nông thôn khoảng 30.000 người chiếm 24,5% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp.
Sau 5 năm thực hiện đề án khuyến công quốc gia do Chính phủ ban hành, giá trị sản
xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh liên tục tăng lên qua các năm: năm
2005 đạt 444 tỷ VNĐ, năm 2006 đạt 522,2 tỷ VNĐ, năm 2007 đạt 621 tỷ VNĐ, năm
2008 là 779,4 tỷ VNĐ đến năm 2009 đạt 832,2 tỷ VNĐ. Tính chung giai đoạn 2005 -
2009, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đạt mức tăng trưởng bình quân
15,8%/ năm
1.2.3 Các nhóm ngành kinh tế
* Nông
- Lâm - Ngư nghiệp
Phần lớn đất đai của Long An được tạo thành ở dạng
phù sa bồi lắng có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ. Với tính đa dạng về thổ nhưỡng, đất
đai của Long An thích hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây trồng khác nhau.
Nông - Lâm - Ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Giai
đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành bình quân đạt 6,0%/năm,
trong đó nông nghiệp tăng 4,2%/năm, lâm nghiệp tăng 5,9%/năm, ngư nghiệp tăng
20,2%/năm; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng bình quân là 13,4%/năm, năm 2005
đạt 150 triệu USD, bình quân 5 năm chiếm gần 42% tổng kim ngạch xuất khẩu trên
địa bàn.
Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
cũng có sự chuyển dịch đáng kể, nhiều mô hình sản xuất mới ra đời đem lại hiệu
quả cao. Từ năm 2005 đến 2009, tỉnh đã chuyển đổi gần 30.000 ha đất trồng lúa
kém hiệu quả sang cây trồng vật, nuôi khác bằng các mô hình như: tôm - lúa, lúa
- hoa màu, lúa- cá, cá - tôm, mô trồng cỏ nuôi bò sữa, mô hình nuôi cá trong ruộng
lúa đông xuân,... đã cho thu nhập tăng gấp 5 - 10 lần so với trồng lúa. (Báo điện
tử đảng Cộng sản Việt Nam).
·
Nông nghiệp
Nông nghiệp Long An từ lâu đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm như: gạo tài
nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, dưa hấu Long Trì, dứa (khóm hoặc thơm) Bến Lức,
đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừa.....Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp
chủ lực, Long An đã có các giống lúa OM, OMCS, IR, VNĐ... chất lượng cao phục vụ
xuất khẩu, nhưng sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói
chung vẫn thấp.
Những năm qua, với nhiều cố gắng, tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh
nông nghiệp gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu như vùng lúa
cao sản ở Đồng Tháp Mười, vùng lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, vùng mía
nguyên liệu, đậu phộng và bò sữa, vùng rau màu ở các huyện giáp thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng có những lợi thế nhất định, nhưng vẫn sản xuất
với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ tiêu dùng. Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi
cũng khá cao. Các nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm có quy mô
và công suất nhỏ, công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu dẫn đến khả năng cạnh tranh
kém.
Nông sản hàng hoá của tỉnh tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá nhưng
sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng chưa ổn định.
Mặc dù bước đầu đã hình thành được các vùng nông sản tập trung nhưng sản xuất
còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến.
·
Lâm Nghiệp:
Giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh tăng bình
quân khoảng 5,9%/năm. Rừng tập trung phát triển mạnh, bình quân mỗi năm trồng mới
khoảng 6.340 ha. Năm 2005, diện tích rừng của tỉnh đạt 68.748 ha, tăng 24.270
ha so với năm 2000. Tỷ lệ che phủ tính trên diện tích rừng và cây lâu năm tăng
từ 15,45% năm 2000 lên 20,53% năm 2005.
Những năm qua, tỉnh Long An đã được Chính phủ chọn để triển khai các dự án
trồng rừng dưới sự tài trợ và hợp tác của Tổ chức phát triển quốc tế JAICA (Nhật
Bản). Theo thông tin từ Website tỉnh, tính đến ngày 11-01-2010, toàn tỉnh có
trên 60.000 ha rừng tràm, phần lớn đang ở độ tuổi khai thác chế biến gỗ. Đây là
một trong những thuận lợi lớn về nguồn nguyên liệu cho dự án nhà máy chế biến
ván ép của tập đoàn lâm nghiệp Sumitomo (Nhật Bản). Dự án có công suất 250.000
m3 ván ép mỗi năm với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, sử dụng 20 ha đất tại
khu công nghiệp Phú An Thạnh ở huyện Bến Lức được xem là dự án lớn nhất trong
ngành chế biến và sản xuất ván ép tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11-2011.
·
Ngư Nghiệp:
Giai đoạn 2001 - 2005, ngành ngư nghiệp tỉnh Long An đạt tốc độ phát triển
khá cao, bình quân 20,2%/năm. Thủy sản phát triển mạnh, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành và cải thiện đời sống cư dân, tham gia xóa nghèo. Bên cạnh
hình thức nuôi quảng canh, đã xuất hiện nhiều mô hình thâm canh - bán công nghiệp
và công nghiệp đạt hiệu quả cao. Tỉnh đã thành công trong nuôi tôm sú vùng hạ
và đang từng bước phát triển tôm càng xanh và cá nước ngọt ở vùng Đồng Tháp Mười,
tạo ra hướng đi mới trong ngành ngư nghiệp.
Theo thông tin từ Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại thời
điểm 29-03-2010, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh là 2.381 ha. Tôm sú có tổng
diện tích thả nuôi là 2.049 ha: huyện Cần Đước 1.304 ha, huyện Cần Giuộc 231
ha, huyện Châu Thành 460 ha, huyện Tân Trụ 54,5 ha. Tôm thẻ chân trắng có tổng
diện tích thả nuôi đến thời điểm trên là 328 ha; trong đó, huyện Cần Đước 156
ha, huyện Cần Giuộc 159 ha, huyện Châu Thành 7,5 ha và huyện Tân Trụ 5,5 ha.
Tôm càng xanh có tổng diện tích thả nuôi khá ít, chỉ đạt 4 ha.
* Công nghiệp - Xây dựng
Trong vùng trọng điểm kinh tế
phía Nam, Long An có phần yếu thế hơn so với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, từ năm 2000, khi các khu vực này đã bắt đầu quá tải,
làn sóng đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tràn về tỉnh Long An. Tỉnh
đã nắm bắt thời cơ bằng nhiều chính sách ưu đãi, trở thành địa phương thu hút đầu
tư nước ngoài nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bình quân 5 năm 2001 - 2005,
ngành Công nghiệp - Xây dựng của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng 17,0%/năm; giai đoạn
2006 - 2010, con số này là 18,9% (theo Sở Công thương tỉnh). Giá trị sản xuất
công nghiệp tháng 07-2010 của tỉnh là 1.427,4 tỷ VNĐ (giá cố định năm 1994),
tăng 01,2% so với tháng 06-2010 và tăng 14,8% so với tháng 07-2009. Tính chung
7 tháng của năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính là 9.693,9 tỷ VNĐ,
tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Số lượng doanh nghiệp không ngừng
gia tăng qua các năm. Năm 2000, có khoảng 612 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,
thu hút 35.670 lao động; năm 2005, tỉnh có khoảng 1260 doanh nghiệp, thu hút
75.360 lao động; năm 2008, toàn tỉnh có khoảng 2.461 doanh nghiệp, thu hút
119.999 lao động. Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình quân hàng năm
là 19,0%; tốc độ tăng trưởng số lượng công nhân bình quân hàng năm là 16,4%. Tỷ
lệ tăng việc làm bình quân hàng năm là 1,6%/năm trong khi tỷ lệ tăng dân số là
0,7%/năm. (Thông tin từ Website Sở Công thương tỉnh Long An).
Công nghiệp nông thôn trên địa
bàn tỉnh phát triển khá mạnh mẽ, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo nên diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế
nông thôn. Theo báo điện tử Kinh tế Việt Nam (VEN), tính đến cuối năm 2009,
toàn tỉnh có khoảng 9.960 cơ sở công nghiệp nông thôn được phân bố đều khắp
trên địa bàn và bố trí đan xem trong khu dân cư. Lao động khu vực công nghiệp
nông thôn khoảng 30.000 người chiếm 24,5% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp.
Sau 5 năm thực hiện đề án khuyến công quốc gia do Chính phủ ban hành, giá trị sản
xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh liên tục tăng lên qua các năm: năm
2005 đạt 444 tỷ VNĐ, năm 2006 đạt 522,2 tỷ VNĐ, năm 2007 đạt 621 tỷ VNĐ, năm
2008 là 779,4 tỷ VNĐ đến năm 2009 đạt 832,2 tỷ VNĐ. Tính chung giai đoạn 2005 -
2009, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đạt mức tăng trưởng bình quân
15,8%/ năm.
* Thương mại - Dịch vụ
Trong giai đoạn 2001 - 2005,
ngành Thương mại - Dịch vụ của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 8,5%/năm.
Mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển rộng khắp, bước đầu
đảm bảo tương đối việc giao lưu hàng hoá. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình
quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng
năm tăng 19,8%, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt điều, sản phẩm may mặc,
vải...; kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm tăng 22,6%, sản phẩm nhập khẩu
chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp được
hình thành bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hoá với Campuchia
và các nước trong khu vực.
Thương mại nội địa tháng 07-2010
của tỉnh tăng 0,4% so với tháng trước. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tháng 07-2010 trên địa bàn tỉnh ước tính là 1.455 tỷ VNĐ,
tăng 0,4% so với tháng 06-2010 và tăng 26% so với tháng 07-2009; tính chung 7
tháng của năm 2010 ước tính là 10.282,7 tỷ VNĐ, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn tỉnh tháng 07-2010 ước tính là 130,1 triệu USD, tăng 01,5% so
với tháng 06-2010 và tăng 39,7% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của
năm 2010 là 764 triệu USD, tăng 39,8% so với 7 tháng năm 2009. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của 7 tháng năm 2010 bao gồm: gạo 221.790 tấn, tăng 29,9% so với 7
tháng năm 2009; hạt điều 8.749 tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm
may mặc 156,3 triệu USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2009; sản phẩm giày dép
148,9 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản chế biến
51,7 triệu USD, tăng 14,9% so với 7 tháng của năm 2009.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 07-2010
ước tính là 106 triệu USD, tăng 01,9% so với tháng 06-2010 và tăng 50,1% so với
tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 là 584,9 triệu USD, tăng 19% so
với 7 tháng năm 2009. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên phụ
liệu phục vụ sản xuất.
1.3 Điều kiện xã hội:
·
Dân cư:
Long An là tỉnh có quy mô dân số
trung bình ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo thông tin từ Tổng cục Thống
kê, năm 2009 dân số của tỉnh là 1.438.500 người, đứng thứ 5 khu vực, sau các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Long An là tỉnh đất rộng, người
thưa; mật độ dân cư trung bình năm 2009 của tỉnh là 320 người/km2, đứng thứ 11
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (cao hơn các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang), thấp hơn mật độ trung bình khu
vực (425 người/km2) (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Trên địa bàn tỉnh, dân cư phân
bố không đều. Phần lớn cư dân sinh sống ở khu vực phía Nam và Đông Nam với mật
độ trung bình khoảng 600 người/km2. Trong khi đó, khu vực Đồng Tháp Mười ở phía
Tây Bắc tỉnh dân cư rất thưa thớt, mật độ khoảng 150 người/km2. (Số liệu năm
2003, Địa lý Các tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Giáo dục năm 2006, Tập 6,
trang 378). Thành phố Tân An có mật độ cao nhất (1.049 người/km2); kế đến là
các huyện Cần Đước (742 người/km2), Cần Giuộc (736 người/km2), Châu Thành (658
người/km2); thấp nhất là các huyện Tân Hưng (79 người/km2), Thạnh Hoá (107 người/km2),
Vĩnh Hưng (108 người/km2). (Tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phhố Việt Nam,
NXB Bản đồ, 2004).
Phần lớn dân cư của tỉnh phân bố ở nông thôn. Tỷ lệ
dân thành thị thấp và tăng chậm. Năm 1995, tỷ lệ dân thành thị là 14,31%, năm
2003, tỷ lệ này là 16,75% (Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Giáo dục,
2006, Tập 6, trang 379). Dân thành thị tập trung ở nội ô thành phố Tân An và 15
thị trấn ở các huyện.
Cơ cấu dân số:
- Xét theo độ tuổi, Long An là tỉnh
có dân số trẻ. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 đăng trên Website tỉnh, số
trẻ em dưới 15 tuổi là 361.497, chiếm 23,78% dân số tỉnh; số người từ 15 đến 59
tuổi là 967.987, chiếm 67,4% dân số tỉnh.
- Xét theo giới tính, Long An có
dân số nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên, mức chênh lệch ngày càng thu hẹp. Theo kết
quả điều tra dân số năm 2009 đăng trên Website tỉnh, dân số nữ là 724.993, chiếm
50,48% dân số tỉnh; số nam là 711.073, chiếm tỷ lệ 49,52%.
- Xét về dân tộc, Long An là tỉnh
có nhiều dân tộc cùng cư trú, trong đó người Kinh chiếm số lượng áp đảo; kế đến
là người Hoa, người Khmer. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 đăng trên
Website tỉnh, dân tộc Kinh có 1.431.644 người, chiếm 99,69% dân số tỉnh; dân tộc
Hoa có 2.690 người, chiếm 0,18%; dân tộc Khmer có 1.195 người, chiếm 0,08%; còn
lại là các dân tộc khác.
- Xét về tôn giáo, đa số dân Long
An không theo tôn giáo, tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cũng có khá nhiều tôn giáo
như: Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành, Hoà Hảo... Theo kết quả điều tra
dân số năm 2009 đăng trên Website tỉnh, có đến 85,57% dân số không theo đạo,
8,71% người theo đạo Phật, 3,09% người theo đạo Cao Đài, 2,16% người theo Công
giáo.
Hệ
thống giáo dục của tỉnh Long An bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại
thời điểm 30-09-2009, tỉnh Long An có 419 trường học ở các cấp phổ thông, đứng
thứ 5 ở khu vựcĐồng bằng Sông Cửu Long. Tổng số học sinh phổ thông tại
thời điểm 31-12-2009 là 241.219 em, trong đó, cấp tiểu học là 117.835 em, cấp
trung học cơ sở là 81.524 em, cấp trung học phổ thông là 41.860 em. Tổng số
giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm 31-12-2009 là 12.215 người,
trong đó, giáo viên tiểu học là 5.346 người, giáo viên trung học cơ sở (THCS)
là 4.812 người, giáo viên trung học phổ thông (THPT) là 2.057 người.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống
kê, năm học 2008 - 2009, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của Long An đạt 86,13%, cao hơn
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (75,11%) và cả nước
(83,82%). Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 87,16%, thấp
hơn so với tỷ lộ bình quân của cả nước (92,57%).
Bậc giáo dục Đại học - Cao đẳng -
Trung học chuyên nghiệp có những bước phát triển tích cực. Tỉnh có 2 trường đại
học là: Đại học Tân Tạo và Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An.
·
Y tế
Tính đến ngày 05-11-2008, hệ thống
y tế của tỉnh bao gồm:
- 5 Bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện
Đa khoa Long An, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện
khu vực Mộc Hoá, Bệnh viện khu vực Đức Hoà.
- 11 Bệnh viện tuyến huyện: Châu
Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ, Thạnh Hoá, Tân
Thạnh, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
- 8 phòng khám khu vực: Gò Đen, Rạch
Kiến và Rạch Núi - huyện Cần Đước; Bình Phong Thạnh - huyện Mộc Hoá; thị trấn Đức
Hoà và Trung tâm Y tế Đức Hoà - huyện Đức Hoà, Hậu Thạnh Đông - huyện Tân Thạnh;
Trung tâm Y tế thành phố Tân An.
- Trạm Y tế: 183/188 xã, phường,
thị trấn (5 xã mới thành lập có hệ thống Y tế, nhưng chưa có cơ sở vật chất).
- Tổng số giường bệnh công lập:
1.535 giường.
- Tổng số cán bộ, công chức ngành
Y tế: 2.836 người (tiến sĩ: 1, thạc sĩ: 12, chuyên khoa 1: 81, chuyên khoa 2:
2, Đại học: 533).
- Tỷ lệ trạm Y tế xã có Bác sĩ:
76%.
- Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân: 20 Bác
sĩ/10.000 dân.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống
kê, năm 2009, tỉnh Long An có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế.
Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, và 190 trạm y tế phường
xã; tổng số giường bệnh là 2.807 giường, trong đó các bệnh viện có 1.980 giường,
phòng khám đa khoa khu vực có 95 giường, trạm y tế có 732 giường. Cũng theo
thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh có 611 bác sĩ, 795 y sĩ, 734 y
tá, 433 nữ hộ sinh, 49 dược sĩ cao cấp, 208 dược sĩ trung cấp và 45 dược tá.
2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
2.1 Tình hình chất thải rắn y tế
trong cả nước
_ Chất thải y tế nói chung, chất thải y tế nguy hại
nói riêng hiện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện
cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm: 1.361 cơ sở khám, chữa bệnh thuộc
các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân; 789 cơ
sở thuộc hệ dự phòng tuyến Trung ương, tỉnh và huyện; 77 cơ sở đào tạo y dược
tuyến Trung ương, tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã. Tổng
lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày,
trong đó có 47 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải được xử lý bằng những biện
pháp phù hợp. Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại các cơ sở khám, chữa bệnh
cần xử lý khoảng 125.000 m3/ngày chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc
hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế Bộ, ngành.
_ .
2.2
Hiện trạng quản lý CTR y tế tỉnh Long An
2.2.1 Hiện trạng về chất thải rắn y tế của tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An, hầu hết các
trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa đều đã và đang xây dựng hệ thống xử lý chất
thải y tế. Tuy vậy, điều bất cập lớn nhất là vẫn chưa có người chuyên nghiệp để
thực hiện công tác xử lý rác thải y tế.
Theo
số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở Y tế tỉnh Long An thời gian qua, dự án y tế
các tỉnh đồng bằng sông Cưu Long đã đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế hoàn chỉnh tại thị xã Tân An và
các huyện như Đức hòa, Bến Lức, Cần giuộc
Hiện dự
án chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cưu Long đang đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý chất thải y tế tại BVĐK huyện Đức Hòa với tổng vốn đầu tư
khoảng 3.500.000.000 đồng, BVĐK huyện Đức Hòa đang tiếp tục được nâng cấp từ
100 giường bệnh lên 250 giường bệnh, nên hệ thống xử lý rác thải y tế cũng được
nâng cấp nhằm bảo đảm ATVSMT, kinh phí đầu tư khoảng 13 tỉ đồng; BVĐK tỉnh nâng
cấp từ 400 giường bệnh lên 500 giường bệnh, thì hệ thống xử lý chất thải y tế
cũng phải nâng cấp khoảng 35 tỉ đồng.
2.2.2 Tổng quan
khối lượng, thành phần và tính chất chất thải
Theo báo cáo sở Y tế Long
An 7/2010, toàn tỉnh có 1535 giường bệnh, trong đó:
·
Bệnh viện các đô thị có
935 giường bệnh, chiếm 59,3%
·
Phòng khám, trạm y tế xã
có 645 giường, chiếm 40,8%
Tổng khối lượng CTR phát
sinh: 931 kg/ngày trong đó:
·
CTR sinh hoạt:
634kg/ngày, chiếm 69,5% khối lượng phát sinh
·
CTR y tế nguy hại:
279kg/ngày, chiếm 30,5% khối lượng phát sinh
Chỉ tiêu phát sinh CTR trung bình:
·
BV đa
khoa tỉnh: 0,63 kg/giường bệnh/ ngày
·
Tuyến huyện:
0,56 kg/giường bệnh/ ngày
2.2.3
Thu gom và vận chuyển CTR
Theo Thống kê của Sở Y tế tỉnh Long
An từ tháng 2 đến tháng 7/2010 đã thực hiện phân loại CTR tại các cơ sở y tế
chính trên địa bàn tỉnh, gồm có:
*Phân loại CTR
CTR y tế được phân loại thành 2 loại:
-
CTR
thông thường: gồm CTR sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân viên, bệnh
nhân, người thăm nuôi bệnh nhân.
-
CTR y tế
(chất thải nguy hại) :bao gồm bông băng, ống truyền dịch, kim tiêm, ống chích,
bình lọc máu,…đã qua sử dụng; các chất thải mang chất độc, chất phóng xạ và bệnh
phẩm (các phần loại bỏ từ cơ thể khi phẫu thuật, các xét nghiệm máu).
Đã thực hiện phân loại CTR ở hầu hết
các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện và trung tâm y tế tại thành phố Long An,
và một số nơi như: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh
Thu
gom, vận chuyển chất thải rắn
Thu gom, vận chuyển CTR bệnh viện được
thực hiện như sau:
-
Các cơ
sở y tế đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn được thu gom, vận chuyển theo đúng
quy chế quản lí CTR y tế, đốt tại 4 lò đốt theo 4 khu vực.
-
CTR
sinh hoạt bệnh viện được thu gom cùng với CTR sinh hoạt đô thị.
-
Nhiều
cơ sở y tế tuyến huyện chưa có dụng cụ chứa chất thải nguy hại theo cách thức
an toàn trước khi thu gom và chuyển đến nơi xử lý, thiếu phương tiện vận chuyển
nên chưa đảm bảo đúng quy định về thời gian lưu trữ chất thải (48 giờ) theo quy
chế quản lí chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành.
-
Đối với
các cơ sở y tế chưa thực hiện phân loại CTR tại nguồn, việc xử lí CTR y tế được
thu gom cùng với CTR sinh hoạt và chuyển tới bãi chôn lấp hoặc chôn lấp trong
khuôn viên bệnh viện.
Nhìn
chung, công tác thu gom, vận chuyển CTR, xử lý, quản lý CTR y tế ngày càng đi
vào ổn định và từng bước mở rộng hệ thống xử lý CTR y tế tại các huyện
2.2.4 Hệ
thống xử lí chất thải rắn y tế đang hiện hành của tỉnh
Hiện nay các cơ sở y tế đã thực hiện
quy chế quản lí chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/ QĐ-BYT
ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế. Trong đó bệnh viện đa khoa tỉnh và trung
tâm y tế huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi và Sa Thầy đã tiến hành phân loại rác y tế theo
quy định của bộ y tế và xử lí bằng 4 lò đốt rác.
CTR y tế tại tỉnh Long An được xử lí
bằng 2 phương pháp: Thiêu đốt và chôn lấp. Toàn tỉnh hiện có 4 lò đốt CTR y tế
đặt tại các bệnh viện như bảng 2.2.
Bảng 2.3: Hệ thống
lò đốt CTR y tế đang hiện hành của tỉnh Kon Tum
Bệnh
viện
|
Lò đốt
|
Công
suất
|
Bệnh
viện đa khoa tỉnh
|
Hoval
|
200
kg/ mẻ
|
Bệnh
viện huyện Đức Hòa
|
ST –
15
|
150
kg/ mẻ
|
Bệnh
viện huyện Bến Lức
|
FSI –
15
|
150
kg/ mẻ
|
Bệnh
viện huyện Cần Giuộc
|
VHI –
18B
|
120
kg/ mẻ
|
Nguồn: Sở Y tế Long
An số 1228/ BC-SYT- Long An ngày 6/7/2010, UBND các huyện 7/2010.
Trong 4 bệnh viện có lò đốt, CTR y tế
sau khi xử lí bằng phương pháp đốt còn lại lượng tro chiếm khoảng 10% thể tích
chất thải ban đầu. Lượng tro này được vận chuyển đến BCL chất thải rắn ở các đô
thị.
Đối với các bệnh viện tuyến huyện
chưa sử dụng lò đốt, CTR y tế phát sinh được xử lí bằng phương pháp chôn lấp tại
bãi rác địa phương hoặc các khu đất trống trong bệnh viện. Việc xử lí chất thải
không đúng quy định là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và là nguồn lây truyền
bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
2.2 Đề xuất
phương án quản lí CTR y tế cho tỉnh Long An
2.2.1 Phương án quản lí hiện hành của tỉnh
*Mô hình quản lí
CTR y tế tỉnh Long An
UBND
thành lập Ban chỉ đạo thống nhất hoạt động: Quy trình phân loại, vận chuyển, đốt,
chi phí xử lí CTR y tế tại các đơn vị; giúp việc cho Ban chỉ đạo có tổ công tác
gồm ba thành viên:
-
Các cơ sở y tế đều có Ban xử lí Chất thải y tế.
-
Các cơ sở y tế thực hiện phân loại CTR y tế với chất thải sinh hoạt, thu
gom, lưu trữ và chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên môi trương đô thị
thành phố Long An theo lịch thời gian đã quy định.
-
Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị thành phố Long An thực hiện
việc tiếp nhận CTR từ các cơ sở y tế, vận chuyển đến lò đốt cho bộ phận xử lí tại
bệnh viện hằng ngày, tiếp nhận tro sau khi đốt để chôn lấp.
-
Bộ phận lò đốt tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Long An, BVĐK huyện Đức
Hòa, BVĐK huyện Bến Lức, BV huyện Cần Giuộc thực hiện xử lí thiêu hủy CTR nguy
hại.
-
Hoạt động
vận chuyển CTR y tế được thực hiện dưới sự giám sát điều hành của ban chỉ đạo xử
lí CTR y tế dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp tham gia của các ngành
liên quan đã đảm bảo duy trì được các hoạt động phân loại, vận chuyển, xử lí đốt
CTR y tế tại địa phương.
2.3.2 Đề xuất
phương án quản lí CTR y tế cho tỉnh Long An
3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÍ KĨ THUẬT
CTR Y TẾ TỈNH KON TUM
3.1 Hệ thống phân loại CTR
y tế.
3.2 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR y tế.
3.3 Hệ thống xử lí CTR y tế.
3.4 Thiết kế bãi chôn lấp an toàn.
3.5 Tính toán kinh tế.
4.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1So
sánh phương án thiết kế với phương án đang hiện hành của tỉnh.
4.2Tính
khả thi của phương án thiết kế.
Đăng nhận xét