GVHD : GVC. TS Phạm Thị Anh
SVTH: Thái Trần Nhân Ái & Vũ Thị Vân
Đề tài: Phân tích thực trạng vấn đề môi trường làng nghề chế biến thủy sản ở Vũng Tàu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bên cạnh những ngành kinh tế quan trọng như: công nghiệp,
du lịch và các ngành dịch vụ,…Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020 được Chính Phủ
phê duyệt tại Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg với mục tiêu là: "Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành Tỉnh công nghiệp, mạnh về
kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, là một trung tâm
công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và của cả nước..."
Tiềm năng khai thác và chế biến thuỷ sản của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu là rất lớn. Theo số liệu của phòng Quản lý thuỷ sản sở NN&PTNN tỉnh
BR-VT thì vùng biển của tỉnh có nguồn thuỷ sản rất đa dạng, gồm 660 loài cá, 35
loài tôm, 23 loài mực,... cho phép mỗi năm khai thác khoảng 250.000 tấn. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão,
có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu, nhiều cảng và bến cá phục vụ
cho hoạt động khai thác thuỷ sản của trong tỉnh và cả khu vực
đông nam bộ.
Ngoài ra tỉnh BR-VT còn có 9.572 ha mặt nước có thể phát triển
việc nuôi trồng các loại thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá
trị kinh tế cao. Nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã tạo điều kiện thuận lợi
cho nghề chế biến thuỷ sản phát triển; Đây là nghề truyền thống của tỉnh, với
nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tính đến
nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 172 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chế
biến thuỷ sản với tổng công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, nhiều doanh nghiệp
đã thực hiện đầu tư nâng cấp nhà xưởng trang thiết bị, mở rộng phát triển sản
xuất. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh hiện đã có mặt trên 50 nước, góp phần
giải quyết hơn 9.000 lao động có việc làm ổn định.
Tuy vậy, các cơ sở nhà máy chế biến thuỷ sản
nói trên, phần lớn được phát triển vào giai đoạn từ năm
1995- 2000, khi gặp điều kiện thị trường thuận lợi, hàng loạt nhà máy chế biến
đã xây dựng tại phường 11, phường 12, khu vực Bến Đình thuộc TP. Vũng Tàu đã
tạo nên những khu chế biến tự phát và những khu chế biến này hầu hết không có
hạ tầng xử lý chất thải. Một số nhà máy phát triển trong thời gian gần đây tại
xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) đang lộ rõ đối nghịch với định hướng phát triển du
lịch của địa phương; Riêng cụm các nhà máy, cơ sở chế biến thuỷ sản Tân Hải
(huyện Tân Thành), do xây dựng dựng tự phát, không có có hạ tầng xử lý chất
thải và thiếu sự quản lý về môi trường nên khu chế biến này trong thời gian qua
đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nguyên
nhân của tình trạng này là do hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa
hình thành được khu công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung, việc quy hoạch xây
dựng các khu vực cụ thể, dành riêng cho các nhà máy chế biến thuỷ sản từ trước
đến nay chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, do tính đặc
thù của các nhà máy chế biến thuỷ sản là phải gắn với cảng cá, khu nuôi trồng
thuỷ sản để chủ động nguồn nguyên liệu, giảm chi phí vận chuyển. Đồng thời, các
nhà máy chế biến thuỷ sản còn phải gắn với nguồn lao động truyền thống của mỗi
địa phương, tránh được nạn khan hiếm lao động khi vào mùa vụ.
Việc nghiên cứu một cách khoa học và tổng quát, đưa ra
những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình chế biến thuỷ sản là
nhu cầu cấp thiết của tỉnh BR-VT nhằm kịp thời giải quyết việc
các cơ sở sản xuất đang rải rác trong khu dân cư đô thị, trong các khu vực đang
bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạo dựng một mô hình chế biến thuỷ sản
chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường; thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp có cơ hội mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, với công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật
hiện đại, chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO 9000. Tạo ra những sản phẩm tinh chế cao cấp, chất lượng
cao, tăng giá trị cho loại hình thuỷ sản xuất khẩu. Góp phần vào sự tăng trưởng
ngành thuỷ sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu một cách ổn định và bền vững.
1.2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận: Dùng
phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích các hiện trạng, các số liệu điều
tra qua các năm, sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, làm nổi
bật các vấn đề môi trường của ngành chế biến thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh.
Tìm hiểu quy mô sản xuất, loại hình
chế biến cũng như cân bằng vật chất;
Lập phiếu điều tra tìm
hiểu các giai đoạn và quy trình chế biến biến thủy sản đang áp dụng hiện nay;
Xác
định các vấn đề ô nhiễm môi trường do chế biến thủy sản, xác định biên giới hệ thống môi trường
cho quy trình chế biến thủy sản:
-
Ô nhiễm môi trường do nước thải của cơ sở sản xuất
sinh ra trong quá trình chế biến và vệ sinh thiết bị;
-
Ô nhiễm môi trường do sản phẩm thừa trong quá trình chế
biến;
-
Ô nhiễm môi trường do khí
thải và mùi trong chế biến.
Áp dụng các quy
định Việt Nam hiện hành về chất lượng nước thải, khí thải sau khi chế biến thủy
sản.
Đánh giá các mức độ ô nhiễm và tải trọng chất thải;
-
Đưa ra biện pháp giảm thiểu:
- Đối với các cơ quan quản lý trung ương;
- Đối với
các cơ quan quản lý địa phương;
- Đối với các cơ sở chế biến thủy sản.
So sánh các vấn đề môi trường, kỹ
thuật, kinh tế trong quy trình chế biến thủy sản theo quy mô sản xuất và loại
hình chế biến. Tìm kiếm quy mô nào tốt nhất về kinh tế - kỹ thuật – môi trường
đảm bảo sự ổn định và bền vững lâu dài.
1.3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
-
Các
thông tư, quyết định, nghị định, văn bản luật về môi trường cho các doanh
nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
-
Số
liệu thống kê thuộc niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp;
-
Số
liệu điều tra, khảo sát. Các số liệu có giá trị trong phân tích, đánh giá thực
trạng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu…;
-
Số
liệu từ các báo cáo giám sát, ĐTM,… do nhà máy chế biến thủy sảncung cấp;
-
Các
bài báo, phân tích trên các tờ báo, tạp chí đáng tin cậy làm nguồn tài liệu
tham khảo trong quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp giảm
thiểu cho nhà máy…
Báo cáo được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về ngành chế biến
thủy sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương
3: Phân tích các vấn đề
môi trường do chế biến thủy sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương
4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ
BIẾN THỦY SẢN Ở BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1.1 Điều kiện tự
nhiên
Vị trí địa lý
Bà Rịa -
Vũng Tàu là 1 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Lãnh thổ
của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo.
Bà Rịa -
Vũng Tàu có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở
phía Tây, 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình Thuận ở phía
Đông, Nam và Tây Nam là biển Đông.
Chiều dài
bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa. Bà Rịa - Vũng Tàu
có 5 huyện, trong đó có 1 huyện đảo, 1 thành phố, 1 thị xã. Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố
Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 4 huyện trên đất liền : Châu Đức. Tân
Thành, Xuyên Mộc và Long Đất nằm ở kinh độ 107'05" Đông, vĩ độ 10'50"
Bắc. Huyện Côn Đảo nằm ở kinh độ 106'35" Đông, vĩ độ 8'42" Bắc có 66
km bờ biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2
Bà Rịa -
Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới
đường sông, đường biển thuận lợi.
Các đường
quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu
chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả
nước và quốc tế.
Địa hình
Địa hình toàn vùng có xu hướng dốc từ
đất liền ra biển. Tuy nhiên ở sát biển vẫn có núi cao. Núi có độ cao cao nhất
chỉ khoảng 500m. Phần đất liền (96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao
nguyên Di Linh - vùng ĐNB, độ nghiêng từ Tây Bấc xuống Đông Nam, giáp biển
Đông.
Quần đảo Côn Đảo (Huyện Côn Đảo) chiếm
4% diện tích tự nhiên cửa tỉnh; gồm 16 hòn đảo, trong đó có hòn đảo Côn Sơn lớn
nhất, rộng 57,5 km2; cách Vũng Tàu 180 km (97 hải lý), cách TP Hồ Chí Minh khoảng
230 km và cửa sông Hậu 83 km.
Toàn tỉnh có hơn 3/4 đồi núi, thung
lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao từ 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều
vụng, vịnh, mũi, bán đảo với nhiều cảnh quan đẹp (Bán đảo Long Sơn, bán đảo
Vũng Tàu, vịnh Gành Rái, Kỳ Vân, mũi Hồ Tràm, vv,.....). Độ cao trên 400-500 m có núi Ong
Trịnh, núi Chúa, Thánh Ong (Côn Đảo). Địa hình của tỉnh tập trung vào 4 loại đặc
trưng: đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi và thềm lục địa.
Khí hậu
Bà Rịa -
Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc
vùng duyên hải Nam bộ (NB), gần xích đạo, nền nhiệt cao,
ít phân hoá theo mùa. Tuy vậy khí hậu trong tỉnh cũng hình thành 2 mùa rõ rệt:
mùa khô gần 5 tháng (tháng 12-tháng 4); mùa mưa gần 7 tháng (tháng 5/tháng
II); trong mùa mưa, lượng mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa
năm đạt cao nhất 2.333 mm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 6, 7 (đất liền) và
2.728 mm, tháng 10 (Công Đảo). Tổng số ngày m¬ưa khoảng 1 20- 140 ngày/năm. Ngoài
Côn Đảo có lượng mưa trung bình năm cao hơn trong đất liền (2.207 mm so với 1
.528 mm). Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 –
2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm.
Nhiệt độ
trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm
không lớn.
Nhiệt độ trung bình năm trong đất liền
là 270C, cao hơn ở Côn Đảo (26,90C); nhiệt độ thấp nhất
hàng năm cũng cao hơn (180C) . Độ ẩm trong đất liền trung bình
năm khoảng 82%; ở Côn Đảo thấp hơn (80%) và thấp nhất có thể đến 48%. Độ bốc
hơi trung bình năm thấp hơn lượng mưa.
Có nhiều loại gió hoạt động, đổi chiều
theo mùa. Gió thịnh hành là gió Đông Bấc, có tần suất 30-50% vào mùa Đông, và
gió mùa Tây Nam có tần suất 60 - 70% vào mùa Hè. Tốc độ gió không cao, cực đại
không vợt quá 30 m/s. Dông nhiều, tháng cao nhất là tháng 5 (có 20 ngày dông).
ít bão. Nhìn chung, khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu mát mẻ, rất phù hợp với du
lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều,
cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng.
Thổ nhưỡng
Với diện tích 197.515 ha, theo độ phì của
đất, có thể chia đất đai Bà Rịa - Vũng Tàu ra làm 4 loại chính: Đất rất tốt, là
loại đất có độ phì rất cao chiếm 19,60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù
sa và đất xám; Đất tốt chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 26,40%; còn lại tới
39,60% là đất xấu bị nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn trơ sỏi đá.
Đánh giá
các loại đất của Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản xuất
nông – lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong
cả nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng. Điều
này cho phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh.
Ngoài ra,
còn một tỷ trọng lớn đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đất
cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn…
Biển
Biển của tỉnh
thuộc vùng biển Đông Nam bộ; có điểm mốc từ xã Bình Châu đến giáp Cần Giờ TPHCM
và hòn đảo xa nhất thuộc Côn Đảo; bởi vậy có đầy đủ đặc tính của biển Đông Nam
bộ (ĐNB).
Diện tích vùng
đặc quyền kinh tế của biển ĐNB khoảng 297.000 km2, gấp trên 150 lần ( 150,37
lần) diện tích tự nhiên phần đất liền và hải đảo của tỉnh ( 1.975 , 1 5 km2 -
NGTK tỉnh BRVT năm 2001). Độ sâu 50 m nước cách bờ 40-60 hải lý. Nền đáy bằng
phẳng, ít dốc; chất đáy phổ biến là bùn, cát, vỏ sò, trong đó đáy bùn chiếm
khoảng 50% diện tích. Tỉnh có 106 km chiều dài bờ biển (từ xã Bình Châu đến
giáp Cần Giờ) và trên 110 km đờng bờ ven đảo. Có 6 cửa lượng lạch. Có một quần
đảo Côn Sơn ở ngoài khơi (l đơn vị huyện). Có vùng rạn khoảng 7,5 km2. Biển
ĐNB nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng chế độ khí tượng hải
văn, thiên về khí hậu xích đạo. Nhiệt độ trung bình của nước biển dao động 27,6
- 29,8('C, luôn cao hơn nhiệt độ không khí 1,5 - 3 độ; nồng độ muối trung bình
31 - 34%o (ppt) và có sự khác biệt theo mùa, vùng và tầng nước; đặc biệt sự
khác biệt tập trung ở vùng nước cửa sông giữa mùa ma và mùa khô chênh lệch 5 -
8%o.
Vùng biển chịu
ảnh hưởng chủ yếu của 2 loại gió mùa Đông Bắc và TâyNam theo mùa rõ rệt,
cường độ gió không cao, ít có bão xây ra (tần suất 4,2%/năm), hàng năm cho phép
các tàu thuyền đánh cá hoạt động khoảng 250 ngày. Tuy nhiên, vùng biến này có
nhiều dông nhất trong năm, trung bình 100 - 140 ngày dông/năm. Khi có bão xây
ra thường đi kèm hiện tượng nước biển dâng cao 2 - 3 m, có hại tới các công
trình ven biển. Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều
3 - 4 m; ảnh hưởng của thủy triều sâu vào đất liền 170 km đối với hệ thống sông
Đồng Nai. Trong vùng biển có các vùng nước trồi, nước chìm, hình thành 5 bãi cá
chính (Bắc Cù Lao Thu, Nam Cù Lao Thu, Côn Sơn, Cửa Sông Cửu Long, Ngư
trường cá nối Vũng Tàu - Phan Thiết). Có 4 bãi tôm (Cù Lao Thu, Nam Vũng Tàu,
cửa sông Cửu Long, Đông Nam mũi Cà Mau). Có 3 bãi mực, mực tập trung cao ở biển
Phan Thiết và Vũng Tàu - côn Đảo.
Nguồn lợi thủy sản
Nguồn lợi giáp
xác: ở vùng biển Việt Nam đã bất gặp 225 loài tôm thuộc 68 giống của 21 họ tôm
biển khác nhau, trong đó, họ tôm he có số lượng loài đông nhất: 77 loài chiếm
34,22%. Biển Đông Nam bộ là nơi có nguồn lợi tôm lớn nhất
Việt Nam, tập trung nhiều loài tôm có giá trị kinh tế cao. Năng suất tôm ở
các mẻ lới đã có xu thế suy giảm, nhất là sau năm 1979 đến nay.
Động vật chân
đầu Cephalopoda (mực): Biển Việt Nam có 53 loài động vật chân đầu,
riêng vùng biển Đông Nam bộ chiếm 40 loài. Những loài có giá trị kinh
tế là mực Ống và mực Nang các loại.
Lớp hai vỏ (Bivalvia):
Biển Việt Nam xác định được 13 họ với 26 loài 2 mảnh vỏ trong đó
có các loại có sản lượng khá lớn và có giá trị kinh tế cao như Trai Ngọc,
Nghêu, Sò, Điệp....
Khu hệ hải sản
của vùng biển quan hệ với phức hệ nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của phức hệ đại dương
và xích đạo nên thành phần loài cá, tôm, mực, đặc sản thể hiện khá đa dạng và
phong phú.
Cá đã điều tra được 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ,
trong đó họ cá mối [mối vạch, mối thường] và họ cá khế [chủ yếu là cá nục]
chiếm tỷ trọng cao về giống loại và cơ cấu sản lượng. Những loài có sản lượng
trên 1% tổng sản lượng theo thống kê nhiều năm có tới 11 họ .
Tôm đã xác định được 35 loài thuộc 2 họ tôm he
[Penaeidae] có 7 giống và họ tôm vỗ scyllarirdael có 2 giống. Trong số 35 loài
tôm kể trên, số loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu chiếm đến 50%. Nhiều loài
cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao, tập trung ở khu vực thềm các đảo và ven bờ.
Trong vùng biển
Nam bộ (ĐNB và Tây Nam bộ) có 6 bãi cá; 5 bãi tôm; 3 bãi mực tốt nhất Việt Nam.
Sáu bãi cá chính có tên là: Côn Sơn, cửa sông Tiền - sông Hậu, cù lao Thu, ngư trường
cá nổi, ngư trường biển Tây. Có 5 bãi tôm chính là: Cù Lao Thu, Nam Vũng Tàu,
cửa sông Cửu Long, Đông Nam mũi Cà Mau, bãi tôm thuộc biển Tây.
Nguồn lợi thủy
sản trong vùng nội đồng chủ yếu có ở các thủy vực sông, suối và một số láng
trũng ngập nước trong mùa mưa. Tổng diện tích các loại mặt nước này không lớn;
bởi vậy năng suất sinh học không cao. Các hồ thủy lợi đều có "chủ quản lý
"; hầu hết các hồ có điều kiện nuôi cá đều đã được sử dụng, do đó sản
lượng thủy sản thu hoạch được từ nó không thuộc diện khai thác tự nhiên mà
thuộc về "vùng nước khoanh giữ hoặc có nuôi thủy sản".Theo các chuỗi
số liệu tổng hợp, năm 1990 có sản lượng cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 580 tấn và
giảm xuống còn khoảng 300 tấn trong TK 1996-2002. Sản lượng khai thác được chủ
yếu các loại cá tôm nhỏ phục vụ cho tiêu dùng nội địa và cải thiện bữa ăn.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư
Dân cư có tổng số là 719.000 người, trong đó dân ở thành phố, thị trấn là
271.549 người.
-
Mật độ trung bình: 349,8 người/km2, riêng Vũng Tàu là 912,5 người/km2;
-
Dân tộc: Chủ yếu là người Việt, ngoài ra có các dân tộc khác như Hoa, Châu
Ro, Mường, Tày;
-
Lực lượng lao động: Chiếm 51,56% số dân.
Giáo dục
- Mạng lưới
trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng
khắp;
-
Xây được một số trường đạt chuẩn
quốc gia, cải thiện một bước
đáng kể hệ thống cơ sở giáo dục;
-
Đội ngũ cán bộ quản lý được tập
trung đào tạo và nâng chuẩn;
-
Giáo viên ở các cấp học cơ bản đã
được chuẩn hóa, khiến chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt,
học sinh giỏi ngày càng tăng.
Y tế
- Sự ổn định và
phát triển về mạng lưới tổ chức - nhân sự. Nền tảng cho việc tổ chức thực hiện
thành công các nhiệm vụ chuyên môn;
- Chất lượng
các dịch vụ khám chữa bệnh và thực hiện y đức ở các tuyến được nâng cao;
- Hoàn tất
dự án phát triển chuyên khoa sâu cho hai bệnh viện Tỉn;
- Đội ngũ
công tác đào tạo thông qua giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng và cán bộ
giảng viên trường trung học y tế và bám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo 5
năm đã được phê duyệt;
- Thông
qua cơ chế đấu thầu thuốc cung cấp cho tất cả các đơn vị trong toàn ngành, giá
thuốc và danh mục thuốc đã được kiểm soát chặt chẽ, tạo sự an tâm cho người bệnh.
Kinh tế - xã hội
Bà Rịa
Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh
trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Các mỏ dầu có giá trị thương mại
lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại
Hùng, Rạng Đông. Xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của
Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bà Rịa
Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch,
cả
GDP bình
quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt 5.872 đô la Mỹ
(tăng 2,28 lần so với năm 2005)
Quy hoạch phát triển
- Tập trung
thực các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển
kinh tế;
- Thực hiện
tốt các nhiệm vụ về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và bảo đảm an sinh xã hội;
- Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, quản lý đất đai;
- Chú trọng
công tác quốc phòng, an ninh; thanh tra, khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng,
công tác cải cách hành chính.
2.2 HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.2.1 Vị trí, vai trò của ngành chế biến thủy sản ở Vũng
Tàu
Tính đến năm 2001 tỉnh Bà Rịa-vũng Tàu
có 7 đơn vị hành chính cấp Huyện, Thị, TP: Thành Phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa,
các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc, Côn Đảo (Huyện Đảo). Có 69
đơn vị cấp xã, phường: 48 xã và 21 phường. Hiện tại Trung tâm hành chính của Tỉnh
đặt tại TP Vũng Tàu; theo Quy hoạch sẽ chuyển về TX Bà Rịa trước năm 2005.
Tổng diện tích tự nhiên 1 .975, 15 Km2; dân số
trung bình 841.543 người; mật độ dân số 426, 1 người/km2. Huyện Xuyên Mộc có
diện tích lớn nhất 642,2 km2, huyện Côn Đảo có diện tích nhỏ nhất 75,2 Km2 và
cũng có dân số và mật độ dân số nhỏ nhất (4.267 người, 56,8 người/kmz). Dân số
và mật độ dân số lớn nhất là TP Vũng Tàu (224.018 người, 1.598,2 người/km2).
Tỷ lệ phát triển dân số năm 2001 là 14,74%o. Dân số
trong độ tuổi lao động 505.258 người, tập trung nhiều nhất ở TP Vũng Tàu
(145.757 người) và ít nhất ờ huyện Côn Đảo (3.129 người). Lao động đang làm
việc trong khu vực Nhà nớc của thủy sản là 290 người (256 Nam và 34
nữ)
Giá trị tăng thêm theo giá cố định năm 1994
(GCĐ'94) của Thủy sản (cha kể lĩnh vực chế biến thủy sản tính trong công
nghiệp chế biên) 414.338 triệu đ/25.090.217 triệu người của toàn tỉnh chiếm
1,65% kể cả dầu khí. Nếu không kể dầu khí chiếm 1 1,43% tỷ trọng của tỉnh BRVT
(3.626.191 triệu đ) và chiếm 42,84% trong nhóm nông nghiệp (967.129 triệu đ).
Trong nội bộ ngành thủy sản (cha kể chế biến &
tiêu thụ) giá trị sản xuất tính theo giá cố định 1994: từ 648.930 triệu đ/năm
1997 tăng lên 942.235 triệu đ/năm 2001 [Nguồn 11 tơng ứng chia theo các lĩnh
vực sản xuất dịch vụ nh sau: Nuôi trồng thủy sản từ 9.875 triệu ờ tăng Lên
18.935 triệu ờ, chiếm 2,01% tổng giá trị sản xuất. Đánh bắt thủy sản từ 638.606
triệu ờ tăng lên 921.744 triệu ờ, chiếm 97,83% tổng giá trị sản xuất. Các hoạt
động dịch vụ từ 449 triệu ờ lên 1 .556 triệu ờ, chiếm 0,17% tổng giá trị sản
xuất . Chỉ số phát triển của năm 200 1 so với năm 1 996 (theo
GCĐ ' 94) là 1 3 1 .92% . Tốc độ phát triển bình quân/năm là
5,06%. Năm 2001-2002: Tỷ trọng Khai thác 97,89% , trong đó QDĐC Công Đảo l,30%;
Nuôi trồng thủy sản l,95%; Các hoạt động dịch vụ 0,17%.
Năm 2001 [Nguồn 11 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
trực tiếp của tỉnh 46,3 triệu USD chiếm 40,08% tổng kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh (là 15,53 triệu USD). Thực tế ngành thủy sản tỉnh xuất được 66,05 triệu
USD/2001 và 96,80 triệu Usd/năm 2002 (Nguồn: BC Sở Thủy sản BRVT).
2.2.2 Hiện trạng sự
phát triển của ngành chế biến thủy sản
Vùng nguyên
liệu cung cấp chủ yếu vẫn là trong tỉnh như Phước Tỉnh, Vũng Tàu... Ngoài ra
còn có một số tỉnh khác cung cấp theo yêu cầu như Bình Thuận, Kiên Giang,
Khánh Hòa... Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản không có trạm thu mua
mà chỉ mua qua trung gian nậu vựa.
Ước tính sản
lượng nguyên liệu thủy sản có thể đưa vào cho hoạt động chế biến thủy sản trên
địa bàn tỉnh khoảng 25-30% tổng sản lượng thủy hải sản của tỉnh, trong đó cá
chiếm tỉ trọng TB khoảng 78%, tôm chiếm khoảng 8%, thủy sản khác 14%. Năm 2002 ớc
khoảng 45.800 tấn, trong đó chủ yếu vẫn là Cá. So với một số tỉnh thuộc ĐBSCL
thì tỉ lệ này là cao do sản phẩm thủy sản chế biến ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu
là sản phẩm từ Cá khai thác, nuôi trồng còn rất ít. Cá từ khai thác rất lớn
nhưng lượng cá có chất lượng không cao do kỹ thuật bảo quản lạc hậu và ngư
trường đánh bắt khá xa.
Năng lực sản
xuất: Thiết bị công nghệ Bà Rịa Vũng Tàu đa phần thiết bị đã cũ, một số doanh
nghiệp đã có sự thay đổi về công nghệ hiện đại trong những năm gần đây tuy
nhiên chưa có sự đầu tư đồng bộ thống nhất. Có các thiết bị đông lạnh đông
lạnh Block, Đông gió, Đông LQF, trong đó tỉ lệ thiết bị đông IQF (2
dây chuyền) chiếm tỉ trọng thấp nhất khoảng 7,4% tổng công suất cấp đông, công
suất đông gió khoảng 7 %, trong khi đó công suất đông Block chiếm tỉ trong khá
cao 68,55% tổng công suất đông lạnh và 79% về số lượng máy (cao hơn
cả nước). ở thành phố Vũng Tàu có 51 doanh nghiệp với công suất 55.806 tấn/năm,
bình quân công suất là 1.094,24 tấn cho một nhà máy (có 17 DNCBNN), tổng lao
động là 8.597 người, bình quân lao động là 168,57 người cho một doanh nghiệp.
Qui mô các doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình.
Chế biến bột cá
ở tỉnh đã có một số nhà máy hiện đại có qui mô công suất lớn. Ngoài ra một số
doanh nghiệp còn lại có công suất nhỏ tập trung chủ yếu ở các huyện tập trung
nguồn nguyên liệu. Theo thống kê năm 2002 tỉnh có 12 doanh nghiệp chế biến bột
cá, trong đó Huyện Long Đất có 4 cơ sở CB Bột cá, Huyện Tân Thành có 3 cơ sở,
thành phố Vũng Tàu 4 cơ sở , Huyện Xuyên Mộc 1 cơ sở.
Phần thủy sản
còn lại sau khi đã dùng chế biến xuất khẩu sẽ đa vào chế biến và tiêu thụ nội
địa. Lượng thủy sản này thường chiếm tỉ trọng lớn nhưng chất lượng không cao và
thường có giá trị kinh tế không cao.
Ngoài việc tận
dụng nguồn nguyên liệu tại tỉnh, hàng năm còn sử dụng hải sản của các tàu tỉnh
bạn đến cặp cảng bán sản phẩm và nhận dịch vụ từ tỉnh. Sản lượng nhập tỉnh dao
động trong khoảng 4.622 tấn/năm 1997, 18.869 tấn/năm 2000 và 11.984 tấn/năm
2002. Lượng thủy sản nhập tỉnh bình quân trong khoảng 10-20% tổng nhu cầu
nguyên liệu CBTSNĐ.
2.3.3 Phân bố cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu
Theo số liệu
điều tra của Sở thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2002, trên toàn tỉnh có 162 cơ
sở sản xuất và kinh doanh hàng thủy sản. Trong đó hình thức Doanh nghiệp tư
nhân là 87 chủ yếu phân bố tập trung ở Vũng Tàu ( 40 cơ sở) và Long Đất (34 cơ
sở ). Hình thức Công ty cổ phần là 14, chủ yếu là Vũng Tàu (8 Cty), Tân Thành
(3 Cty) , Long Đất (2 Cty). Hình thức Cty TNHH có 60 Cty, trong đó thành phố VT
có 33 cơ sở, H. Long đất có 9 cơ sở, TX. Bà Rịa 6 cơ sở.
Theo thống kê
đến năm 2002 toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 24 nhà máy chế biến thủy sản đông
lạnh thuộc doanh nghiệp nhà nước và 136 doanh nghiệp chế biến thủy sản ngoài
quốc doanh. Tổng công suất thiết kế khoảng 63.600 tấn năm. Hầu hết các nhà máy
chủ yếu tập trung ở thành phố Vũng Tàu (trong đó có 17 Doanh nghiệp Nhà nước).
Số còn lại tập trung ở H. Long Đất, TX. Bà Rịa. Cơ sở sản xuất nước mắm trên
địa bàn là 1 1 cơ sở với tổng công suất khoảng 16 triệu lít/năm. Ngoài ra còn
một lượng lớn nước mắm được sản xuất trong dân ở dạng hộ gia đình thì chưa có
số liệu thống kê.
Chế biến thủy
sản khô có công suất thiết kế là 11 .000 tấn/năm với sự tham gia của 22 cơ sở
sản xuất. Chế biến bột cá và thức ăn gia súc hiện có 6 cơ sở tính đến tháng 5
năm 2002 với công suất thiết kế khoảng 44.000 tấn/năm.
2.2.4 Các tác động
của hoạt động chế biến thủy sản đến môi trường
Số lượng nhà máy
chế biến tại Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu
chuẩn HACCP, ISO, GMP ... còn thấp. Một số đơn vị đã đạt tiêu
chuẩn khi xuất hàng vào các thị trường Mỹ và EU, các đơn vị còn lại khi tham
gia xuất hàng thường phải theo hình thức ủy thác. Một số nhà máy mới được xây
dựng và trang bị trang thiết bị công nghệ tiên tiến đã đảm bảo các tiêu chuẩn. Tuy
nhiên hiện nay có một số nhà máy cũ cần phải cải tạo và nâng
cấp nhưng chưa thể thực hiện được do đang chuẩn bị cho kế hoạch di dời
ra khỏi thành phố Vũng Tàu.
Lực lượng cán
bộ đã qua đào tạo về quản lý chất lượng sản phẩm tuy nhiên việc tổ chức thực
hiện vào thực tế vẫn chưa đồng bộ và chỉ diễn tiến ở một số doanh nghiệp có
qui mô lớn.
Về quản lý môi
trường theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 của các doanh nghiệp hầu như
chưa có. Các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc đầu tư cho hệ thống xử lý
nước thải, nhưng chưa đồng bộ và hoàn thiện. Chương trình đào tạo và áp dụng
"sản xuất sạch hơn" trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản được
phổ biến và đang thực hiện ở một số doanh nghiệp. Môi trường là vấn đề mà các
doanh nghiệp phải chú trọng, các doanh nghiệp phải lồng ghép việc giảm thải các
chất ảnh hưởng đến môi trường ngay trong từng công đoạn của qui trình sản xuất theo
việc thực hiện sản xuất sạch hơn.
Chương 3
PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở
VŨNG TÀU
3.1 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
ĐÔNG LẠNH
Nhìn chung, công
nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh ứng với các nguyên liệu, sản phẩm khác nhau
thì có các công nghệ sản xuất khác nhau.
3.2 NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản trong đó khoảng 220 nhà
máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất
200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh
so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm.
Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ công nghiệp
chế biến thuỷ sản là: nước thải, chất thải rắn và khí thải. Trong đó chủ yếu là
nước thải và chất thải rắn do có thải lượng lớn và thành phần ô nhiễm hữu cơ
cao, dễ chuyển hoá trong điều kiện tự nhiên tạo nên nhiều yếu tố bất lợi cho
môi trường.
3.2.1 Chất thải rắn
Đặc điểm chung cho hầu hết các dạng công nghệ chế
biến thuỷ sản là tổn hao nguyên liệu khá lớn do tỷ lệ phần không sử dụng được
(đầu, xương, vây, vẩy, nội tạng,…) cho chế biến lớn. Vì vậy đã tạo ra một lượng
lớn các phế liệu thuỷ sản từ quá trình sản xuất.
Đặc điểm chung của chất thải rắn: Phế thải từ các
nguyên liệu thuỷ sản có thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ như protein,
lipit, hydratcacbon,… Ngoài ra còn chứa các thành phần khoáng vô cơ, vi lượng
và nước. Các vụn phế liệu thuỷ sản dễ bị phân huỷ bởi nhiều loại vi sinh vật
làm phát sinh các hơi khí có mùi khó chịu, độc hại như Metan, Amoniac, Indol,
Scatol,... gây ô nhiễm môi trường không khí và bất lợi cho sức khoẻ con người.
Số liệu điều tra năm 2002 cho thấy tổng lượng chất thải rắn (đầu, xương,
da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm trong đó lượng phát thải đối
với các mặt hàng sản phẩm khác nhau thì khác nhau, cụ thể như được trình bày ở
bảng 2.7.
Bảng 3.1 Lượng chất thải rắn trung bình cho một
tấn sản phẩm thuỷ sản
Sản phẩm
|
Đơn vị
|
Lượng phát thải
|
Tôm nõn đông lạnh
|
Tấn
|
0,75
|
Cá Fillet đông lạnh
|
Tấn
|
0,6
|
Nhuyễn thể chân đầu
|
Tấn
|
0,45
|
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh
|
Tấn
|
> 4
|
Nước mắm bã chượp
|
Tấn
|
0,3
|
(Nguồn: Bộ Thuỷ sản (2003), Báo cáo hiện trạng môi trường
ngành thuỷ sản VN 2002)
Tình hình quản
lý chất thải rắn hiện tại về cơ bản không là vấn đề đáng lo ngại đối với công
nghiệp chế biến thuỷ sản nhưng vẫn cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ,
toàn diện để duy trì công tác ngăn ngừa, kiểm soát và sử dụng có hiệu quả nguồn
phế liệu thuỷ sản.
3.2.2 Khí thải, tiếng ồn
-
Mùi hôi tanh: Được tạo ra từ quá trình phân giải, phân huỷ
các thành phần hữu cơ của nguyên liệu, phế liệu thuỷ sản. Mùi tanh của nguyên
liệu tồn tại trong suốt quá trình chế biến, tập trung ở các bộ phận tiếp nhận
và xử lý sơ chế sản phẩm, khu vực chứa phế liệu, các phương tiện thu gom chất
thải…
-
Hơi Chlorine: Tạo thành trong quá trình
sử dụng nước sạch có pha hoá chất Chlorine để khử trùng nguyên liệu, thiết bị,
dụng cụ chế biến, nhà xưởng,…
-
Tác nhân lạnh rò rỉ: Có thể có vì trong
nhà máy chế biến thuỷ sản sử dụng nhiều thiết bị lạnh để cấp đông, bảo quản, sản
xuất nước đá. Khi đó các hơi độc chủ yếu là NH3, CFC.
-
Điều kiện vi khí hậu : Môi trường làm
việc của người lao động tại phần lớn các xí nghiệp CBTS thường có độ ẩm cao do
sử dụng nhiều nước cho các công đoạn chế biến và khả năng thông thoáng bị hạn
chế do yêu cầu cách ly để đảm bảo các điều kiện vệ sinh thực phẩm. Tùy theo loại
hình công nghệ chế đảmn, môi trường vùng làm việc có thể có những chênh lệch lớn
về nhiệt độ so với ngoài trời gây bất lợi cho sức khoẻ người lao động.
-
Tiếng ồn: Phát sinh từ thiết bị động lực
như máy phát điện, máy lạnh, máy cưa,…Mức độ ô nhiễm nói chung không lớn, mang
tính chất cục bộ.
3.2.3 Nước thải
Hầu hết các
loại hình công nghệ CBTS đều có nhu cầu sử dụng nước khá lớn cho nhiều công đoạn:
chế biến, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm. Do vậy đã tạo ra một lượng lớn nước
thải trong quá trình sản xuất. Lượng chất thải lỏng
trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất. Mức ô nhiễm của nước thải
từ các nhà máy chế biến tuỳ thuộc vào loại mặt hàng chủ yếu mà nhà máy đó sản
xuất.
Theo quy mô
và cơ cấu sản phẩm, lượng nước thải từ chế biến thuỷ sản đông lạnh lớn hơn rất
nhiều so với các nhóm sản phẩm khác, chiếm tới 61,2% tổng lượng thải và có đủ
thành phần tính chất đặc trưng cho nước thải của ngành chế biến thuỷ sản [16]
Nguồn phát sinh
Nước thải sản
xuất trong chế biến thuỷ sản chiếm khoảng 85 – 90% tổng lượng nước thải và chủ
yếu được tạo ra từ các quá trình sau:
-
Nước rửa
trong công đoạn xử sơ chế, chế biến, hoàn tất sản phẩm.
-
Nước vệ sinh
nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ.
-
Từ các thiết
bị công nghệ như: nước giải nhiệt, nước ngưng.
Tuỳ thuộc vào
loại hình và trình độ công nghệ chế biến, đặc tính nguyên liệu và yêu cầu về chất
lượng sản phẩm mà nước thải từ các nguồn phát sinh có sự khác biệt về thành phần,
tính chất, lưu lượng cũng như chế độ thải nước. Nước thải từ chế biến sản phẩm
đông lạnh, sản phẩm ăn liền, đồ hộp được tạo ra gần như liên tục từ hầu hết các
công đoạn sản xuất, trong đó chủ yếu là từ xử lý nguyên liệu và chế biến sản phẩm;
Nước thải từ chế biến đồ khô phần lớn tập trung ở khâu xử lý nguyên liệu; Chế
biến nước mắm và bột cá, ngoài công đoạn rửa nguyên liệu còn tạo ra nhiều nước
thải xả theo đợt từ vệ sinh định kỳ thiết bị máy móc. Riêng đối với sản xuất bột
cá, còn phát sinh một lượng nước thải có hàm lượng hữu cơ rất cao từ công đoạn
ép cá.
Nước thải
sinh hoạt tại các cơ sở chế biến thuỷ sản thường chiếm từ 10 – 15% tổng lượng
nước thải, được phát sinh ra từ quá trình phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, tắm, rửa,
vệ sinh… của người lao động.
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế
biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ làm tăng mức độ ô
nhiễm môi trường trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải
chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng
pha lỏng và tự làm sạch nước với lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần
chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung
quanh. Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của ngành
đem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững bảo vệ sức khoẻ nhân dân, người
lao động và những người sản xuất ra nguyên liệu cho nhà máy thì bản thân các xí
nghiệp phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp
nhận đạt tiêu chuẩn môi trường quy định. Mô hình cụm CN chế biến thủy sản
sẽ hình thành hệ thống xử lý chất thải tập trung cho tất cả các doanh
nghiệp chuyên ngành, đồng thời kiểm soát được nguồn thải, pháp triển
bền vững ngành chế biến thủy sản.
Chương 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 LẬP PHIẾU KHẢO SÁT
Đối tượng: các nhà máy/ cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Tham quan 3 - 5 nhà máy/ cơ sở chế biến thủy sản thu thập thông tin, số liệu,
tài liệu, và xem xét các hoạt động, tìm hiểu quy trình chế biến, quy trình xử
lí nước thải, khì thải, chất thải rắn, vệ sinh thiết bị, lưu trữ và bảo quản sản
phẩm trong các công đoạn chế biến sản phẩm của nhà máy/ cơ sở.
Nội dung: Phỏng vấn và phát các phiếu điều tra/questionare cho các công
nhân viên tại cơ sở/ nhà máy khảo sát. Các câu hỏi trên phiếu khảo sát phải thể
hiện đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cách tốt nhất cho đề tài.
Thời gian thực hiện: có thể gửi phiếu xuống công ty trước vài ngày khi tiến
hành khảo sát trực tiếp nhà máy/ cơ sở hoặc trong quá trình đi tham quan nhà
máy tiến hành hỏi các câu hỏi theo mẫu của bản khảo sát.
4.2 ĐẶT CÂU HỎI – PHỎNG VẤN
-
Phỏng vấn cán bộ Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để có thông tin liên quan đến các nhà
máy/ cơ sở phục vụ cho quá trình làm đề tài;
-
Phỏng vấn các nhà máy/ cơ sở chế biến
thủy sản, tối thiểu 3 cơ sở với nội dung câu hỏi theo phiếu phỏng vấn các cơ sở
may mặc đã chuẩn bị trước;
-
Phỏng vấn người điều hành/ quản lý hoặc
chịu trách nhiệm các khâu trong nhà máy để có thông tin về số liệu, quá trình chế
biến hay sản phẩm tạo thành…;
-
Phỏng vấn người công nhân trong nhà máy/
cơ sở để tìm hiểu rõ về quy trình sản xuất, kinh nghiệm trong các khâu chế biến,…
4.3
THAM KHẢO TÀI LIỆU
Tham khảo
tài tiệu trên internet về quy trình chế biến thủy sản và xử lí nước thải, chất
thải.
Đọc các
bài sách báo, nghiên cứu cũng như các giáo trình, tư liệu liên quan đến đề tài để
bổ sung kiến thức, đồng thời tìm hiểu thêm các phương pháp thực hiện đề tài:
-
Thu thập những thông tin tài liệu tổng
quan về ngành thủy sản ở Vũng Tàu, hiện trạng vấn đềmôi trường của ngành;
-
Thu thập thông tin về 3 nhà máy/ cơ sở
chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu mà nhóm thực hiện đề tài như quy
mô sản xuất, công suất, nguyên liệu đầu vào, đầu ra, quy trình chế biến, hiện
trạng ô nhiễm, tình hình nước thải, chất thải, khí thải và xử lí;
-
Thu thập tài liệu liên quan về xử lí nước
thải, khí thải, chất thải ngành chế biến thủy sản và quá trình áp dụng sản xuất
sạch hơn vào sản xuất.
4.4
PHÂN TÍCH XỬ LÍ SỐ LIỆU
Phương pháp phân tích hệ thống:
-
Phân tích hoạt động, khía cạnh, tác động…;
-
Phân tích công đoạn tác động nhất tới
môi trường;
-
Phân tích nguyên nhân - hậu quả ;
-
Phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và đe dọa bên trong và bên ngoài tác động tới sản xuất của nhà máy.
Phương pháp thống kê và xử lí số liệu:
-
Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lí
các số liệu về tình hình sử dụng nguyên liệu và lượng chất thải ra các chỉ tiêu
ô nhiễm;
-
So sánh quy mô, laoị hình chế biến, nguyên
liệu đầu vào và ra, thành phần, mức độ ô nhiễm của nước thải, khí thải, chất thải
đầu ra và các biện pháp xử lí nước thải, khí thải, chất thải ở các nhà máy/ cơ
sở chế biến ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như trên thế giới.
Nhìn chung từ những thông tin thu thập
được sau khi khảo sát, tiến hành:
- Tổng hợp lại số liệu thu thập được;
- Kiểm tra lại tính chính xác;
- Phân tích số liệu;
- Lập bảng thống kê;
- Lập biểu đồ so sánh.
Đăng nhận xét