Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương.

GVHD: TS. PHẠM THỊ ANH
SVTH: NGUYỄN TRẦN THU HIỀN & NGUYỄN THỊ THÙY LINH

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương.

Chương 1

TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI BÌNH DƯƠNG
  
1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bình Dương

1.1.1 Vị trí địa lý

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' vĩ độ Bắc, 1060 45' - 107°67'30" kinh độ Đông, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Diện tích tự nhiên 2.681,01 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). 
Tổng diện tích: 269.554 ha

Đất ở: 5.845 ha

Đất nông nghiệp: 215.476 ha

Đất lâm nghiệp: 12.791 ha
Đất chuyên dùng: 22.563 ha
Đất chưa sử dụng: 12.879 ha

 Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc 2 – 50 và độ chịu nén 2 kg/cm². Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.

Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.

Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1800 mm – 2000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Tất cả đã tạo cho Bình Dương có một tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú.

1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Dân số:
Dân số của tỉnh Bình Dương là 1.481.550 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2.
Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2010 thì dân số Bình Dương là 1.619.900 người và mật độ dân số là 601 người/km².
Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là mm người Hoangười Khơ Me.
Bình Dương cũng là tỉnh sở hữu 2 thị xã có dân số đông nhất nước, trong đó có 1 thị xã là Dĩ An có 100% phường, không có xã (Dĩ An). Bình Dương có 1 thành phố loại 2 là Thủ Dầu Một, thị xã là Dĩ An và Thuận An, 4 huyện là Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên và Phú Giáo (với 91 xã/phường/thị trấn).

b) Kinh tế:
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.

Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. 

c) Văn hóa – xã hội

Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử. Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Bình Dương có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

1.2 Hiện trạng chăn nuôi tỉnh Bình Dương

1.2.1 Diện tích trong chăn nuôi

Theo thống kê của Sở Khoa học Công Nghệ tỉnh Bình Dương năm 2009: trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 1.600 trang trại, tổng diện tích đất sử dụng của trang trại trên 18.000 ha, tập trung chủ yếu ở 4 huyện phía bắc của tỉnh gồm: Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo. Trong đó, chỉ riêng huyện Phú Giáo có trên 500 trang trại chiếm gần 1/3 số lượng trang trại trong tỉnh, kế đến là huyện Dầu Tiếng trên 400 trang trại, số còn lại được phân bổ ở các huyện Bến Cát và Tân Uyên

Ở Bình Dương, loại hình sản xuất của trang trại tập trung chủ yếu là trang trại trồng trọt nông nghiệp với 1330 trang trại, chuyên chăn nuôi với trên 200 trang trại, còn lại là trang trại nuôi trồng thủy sản, kinh doanh tổng hợp … Tổng diện tích sử dụng của trang trại trên 18.000 ha, trong đó chủ yếu là diện tích trồng cây cao su chiếm gần 15.000 ha (80%), diện tích còn lại là phục vụ cho trang trại nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và cây trồng khác. Bình quân 1 trang trại sử dụng 11 ha, trong đó có khoảng 900 trang trại có quy mô từ 5 - 10 ha (55%), 455 trang trại có quy mô 10 - 30 ha (28%). Đặc biệt có trang trại có quy mô diện tích lên hàng trăm ha.

Quy mô đàn gia súc, gia cầm trong các trang trại ngày càng tăng, tổng đàn trâu bò khoảng 1.000 con, chủ yếu là bò sữa; tổng đàn heo gần 50.000 con; tổng đàn gia cầm gần 700.000 con, chủ yếu là gà công nghiệp. Tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại là trên 2.200 tỷ đồng, đa số các trang trại có vốn đầu tư từ 300 đến 600 triệu, cá biệt có 1 số trang trại đầu tư lên đến gần 10 tỷ đồng.

Bảng 1.1 Số lượng trang trại chăn nuôi trong vùng Đông Nam Bộ

Tỉnh
Trang trại chăn nuôi
Năm 2010
Năm 2011
Bình Phước
144
88
Tây Ninh
244
37
Bình Dương
426
341
Đồng Nai
1.581
1.177
Bà Rịa – Vũng Tàu
351
120
TP. Hồ Chí Minh
20
88
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011.

Trong đó số lượng trang trại chăn nuôi lợn là 217 trang trại, chăn nuôi gia cầm hơn 200 trang trại. Bình Dương là một trong các tỉnh có số lượng đàn bò sữa lớn nhất cả nước với số lượng 2.351 con bò sữa.

1.2.2 Sản lượng chăn nuôi

Trên thế giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% trong nông nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Việt Nam là một trong các cường quốc về chăn nuôi heo của thế giới: số đầu heo hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ  67,1 triệu, ba Brazin 37 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ 5 là Đức 26,8 triệu con heo. Về chăn nuôi gà số một là Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới. Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con Vịt.

Về sản lượng thịt trâu Việt Nam đứng vị trí thứ 5 của thế giới với 105,5 tấn/năm. Về thịt heo Việt Nam với 2,55 triệu tấn đứng vị trí thứ 6 của thế giới. Bình Dương là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi lớn của cả nước với số lượng trang trại hùng hậu. Sản lượng thịt và các sản phẩm chăn nuôi của Bình Dương hiện đang cung cấp và đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho khu vực Đông Nam Bộ.

Bảng 1.2 Sản lượng các sản phẩm trong chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương

Sản lượng
2001
2002
2003
2004
2005
Thịt bò (tấn)
1.061
1.143
1.204
1.328
1.373
Sữa bò (tấn)
5.442
6.105
7.250
8.587
8.532
Thịt heo hơi (tấn)
16.121
18.935
21.151
25.165
29.187
Thịt gia cầm (tấn)
2.850
3.212
3.425
2.456
2.502
Trứng gia cầm (1000 quả)
21.594
24.050
26.086
19.364
19.455
Nguồn: Tổng cục chăn nuôi, 2011.

1.2.3 Tình hình chăn nuôi

a) Phân loại các quy mô chăn nuôi

Theo quy mô nhỏ lẻ, phân tán: Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô chăn nuôi dao động từ 1-20 con ; chủ yếu được xây dựng gần nhà với diện tích hẹp. Thức ăn tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ (làm đậu, nấu rượu, …); con giống chủ yếu là giống lai có tỷ lệ máu nội cao (F1: nội x ngoại); năng suất chăn nuôi thấp.

Chăn nuôi quy mô vừa kiểu nông hộ phân tán: Phương thức chăn nuôi này phát triển mạnh trong những năm gần đây, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10 - 30 heo nái hoặc 10 – 50 heo thịt có mặt thường xuyên. Chuồng trại đã được xây dựng kiên cố hơn, diện tích khá hơn, được xây dựng gần nhà ở trong khu dân cư hoặc xây dựng riêng biệt (đối với các khu đa canh chuyển đổi). Ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn. Chất lượng con giống khá hơn chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu ngoại trở lên. Công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ.

Theo quyết định số 21/2012/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương về tiêu chí xác định các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm của Bình Dương
Đối với heo:
-   Quy mô lớn: 200 – 500 con nái, 1000 – 2000 heo thịt.
-      Quy mô vừa: 30 – 100 con nái, 500 – 1000 heo thịt.
-      Quy mô nhỏ: 10 – 30 con nái, 100 – 300 heo thịt

Đối với gia cầm: quy mô nông hộ là từ 2.000 con trở xuống.
Đối với các gia súc lớn như trâu, bò có quy mô nông hộ là đàn từ 20 con trở xuống.
Đối với dê có quy mô nông hộ là đàn từ 50 con trở xuống

Theo quy mô công nghiệp

Chăn nuôi công nghiệp là quá trình chăn nuôi gia súc tập trung với mật độ cao, số lượng lớn gia súc, gia cầm hay vật nuôi theo một quy trình khép kín, quay vòng nhanh. Trong quy trình này thường có mặt một số lượng lớn động vật cùng một kiểu gen và được nuôi theo một mục đích như nuôi  chuyên lấy thịt hay nuôi gà chuyên lấy trứng, nuôi  chuyên thịt hay nuôi bò chuyên sữa… Chăn nuôi công nghiệp thường gắn với các trang trại thâm canh, cơ giới hóa và được gọi là các “trang trại nhà máy” nơi mà một trang trại hoạt động như một nhà máy và hoàn toàn là một lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp hay Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Vị trí của các trang trại này thường đặt tại các vùng đồng quê, trên các cánh đồng hay đồng cỏ rộng rãi. Các sản phẩm chính của ngành công nghiệp này là thịt, sữa  trứng cung cấp cho con người.

Chăn nuôi tập trung kiểu trang trại: Quy mô từ 50 - 600 heo nái hoặc 100 -1500 heo thịt có mặt thường xuyên. Hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu. Các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và hệ thống sưởi ấm, hệ thống máng ăn, máng uống tự động,… đã đựơc áp dụng; năng suất chăn nuôi cao, sản lượng đồng đều, chất lượng tốt

Bảng 1.3 Cơ cấu đàn heo trong trại chuyên nuôi heo nái (đơn vị)

Loại heo
So với đàn heo thường xuyên có mặt (%)
So với đàn heo có mặt cả năm (%)
Tổng đàn heo
100
100
Heo nái cơ bản
68,2 – 68,4
61,0 – 61,2
Heo nái kiểm định
17,0 – 17,1
15,1 – 15,3
Heo nái hậu bị
10,2 – 10,4
19,0 – 19,1
Đực giống làm việc
2,3 – 2,8
2,0 – 2,5
Đực giống hậu bị
1,0 – 1,1
1,9 – 2,0

Bảng 1.4 Cơ cấu đàn heo trong chăn nuôi heo thịt có nuôi tự túc con giống

Loại heo
So với đàn heo thường xuyên có mặt (%)
So với đàn heo có mặt cả năm (%)
Tổng đàn heo
100
100
Heo nái sinh sản
13 - 14
10 – 11
Heo nái cơ bản
9,5 – 10
6,2 – 6,5
Heo nái kiểm định
2,2 – 2,5
1,5 – 1,6
Heo nái hậu bị
2,0 - 2,1
1,4 – 1,5
Đực giống làm việc
0,3 – 0,4
0,2 – 0,3
Đực giống hậu bị
0,2 – 0,3
0,1 – 0,2
Heo thịt
86 - 87
89 - 90
Heo thịt nhỏ
25 – 26
26 - 27
Heo thịt lớn
61
63

Cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm với quy mô có mặt thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
Cơ sở chăn nuôi gia cầm sinh sản với quy mô có mặt thường xuyên từ 1.000 con trở lên.
Tại khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có quy mô không nhỏ hơn 30.000 con, trong đó mỗi hộ có quy mô tối thiểu 4.000 con thương phẩm hoặc 2.000 con sinh sản.[1]

b) Mô hình trang trại lạnh trong chăn nuôi ở Bình Dương

Chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài hoàn toàn, một đầu có hệ thống nhiều quạt hút lớn đường kính 1,4m đến 1,5m, một đầu hệ thống làm mát từ nước. Khi hệ thống quạt hút giảm nhiệt độ bên trong không theo yêu cầu, bộ cảm ứng bên trong tự động bật hệ thống làm mát cho gà sẽ hoạt động. Gà được nuôi trong chuồng kín, nhiệt độ ổn định theo từng độ tuổi. Nhiệt độ trong chuồng nuôi được điều chỉnh giảm dần theo độ tuổi của gà. Lúc gà mới thả vào chuồng thì nhiệt độ 34°C đến 35°C, khi gà lớn dần thì nhiệt độ cũng được điều chỉnh giảm dần còn 25°C đến 26°C. 

Với nhiệt độ này đàn gà thịt phát triển mạnh và tăng cân nhanh, đạt tiêu chuẩn nuôi. Ngoài hệ thống làm mát, hệ thống cho ăn, cung cấp nước uống cho đàn gà cũng tự động hoàn toàn. Với hình thức chăn nuôi khép kín nên các trại lạnh có ưu điểm hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài và giảm nhân công lao động. Theo tính toán của nhiều chủ trang trại thì việc đầu tư trại lạnh giúp hạn chế khả năng nhiễm bệnh, chỉ tính riêng ưu thế này đã giúp giảm đi hàng chục triệu đồng chi phí cho thuốc và vacxin phòng dịch cho gia súc, gia cầm trong mỗi lứa nuôi.
Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 427 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó phân bố chủ yếu tại các huyện phía Bắc. Chỉ tính riêng trên địa bàn Huyện Phú Giáo hiện có hơn 100 trang trại chăn nuôi quy lớn, trong đó gần 30% là trang trại đầu tư theo kiểu trại lạnh.

Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình trang trại lạnh và trang trại hở là vốn đầu tư lớn, khoảng 1 tỉ đồng/trại, trong khi đó xây trại hở chỉ 200 triệu đến 300 triệu đồng. Trong đó, trang trại lạnh phải đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố, xây bằng bêtông, khung thép, hệ thống máy lạnh làm mát không khí, hệ thống cho ăn tự động, máy phát điện dự phòng. Chỉ tính riêng hệ thống này chiếm tới 70% đến 80% vốn đầu tư của trang trại.

Đổi lại, trang trại lạnh tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức cho người nuôi. Cụ thể, nuôi gà lạnh không tốn công rửa chuồng như trại hở. Do có hệ thống cho ăn tự động nên năng suất lao động của công nhân rất cao. Nếu nuôi gà hở, mỗi công nhân chỉ có thể nuôi được 30.000 con gà thì nuôi gà lạnh có thể nuôi trên 100.000 con. Ngoài ra, do xây dựng kiên cố nên thời gian sử dụng trại gà lạnh khá lâu, có thể lên tới 10 năm, trong khi trại gà hở chỉ sử dụng được 2 năm đến 3 năm là phải làm lại.[2]

Ngoài ra tại hầu hết các trại chăn nuôi gia súc đều chủ động được nguồn heo giống nên chi phí đầu tư cho đàn gia súc không cao. Hiện tại dù giá heo hơi đang giảm mạnh, người chăn nuôi nhỏ lẻ đang lo lắng thì tại các trại lạnh, sau khi hoạch toán chi phí chủ trại vẫn đang lãi hơn 400.000 đồng/tạ heo. Thực tế này một lần nữa cho thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ trang trại lạnh.
c) Một số quy trình công nghệ trong chăn nuôi

Quy trình công nghệ chăn nuôi gà lấy trứng: Lên kế hoạch và nhận gà con  giai đoạn úm gà (tuần 1 – tuần 3)  giai đoạn hậu bị (tuần 4 – tuần 24)  giai đoạn sản xuất (tuần 25 – tuần 65)  giai đoạn bán thành phẩm (thịt hoặc trứng).
Trong giai đoạn úm gà: Chuồng úm phải ở nơi tránh mưa tạt gió lùa. Khung sườn có thể bằng gỗ, xung quanh ốp vỉ tre hay lưới thép, cũng có thể dùng mê bồ cao 0,4m vây tròn lại, xung quanh và trên nắp che bọc bằng giấy hoặc nylon để giữ ấm, dùng đèn điện 75 – 100W sưởi ấm cho gà con. Nên dự phòng thêm than củi, lò than và đèn dầu phòng những ngày cúp điện. Trong giai đoạn này gà con phải được tiêm đầy đủ vaccin theo đúng quy định kỹ thuật.
Giai đoạn sản xuất: Chuồng gà phải được cất trên khu đất cao ráo, thoáng mát. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều. Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp là 08 con/m2 khi nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền. Sàn chuồng làm bằng lưới mắt cáo hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh. Nền tráng xi măng hoặc nền đất, có trải trấu dày 5–10cm. Độ ẩm trong chuồng nên duy trì 60 – 70%. Tổng thời gian chiếu sáng cho gà thịt từ 1 ngày đến 4 tuần khoàng 20-24 giờ và 10-18 giờ cho gà từ 5 tuần đến xuất bán.
Quy trình công nghệ chăn nuôi heo thịt: Heo giống  nuôi dưỡng  thành phẩm  xuất chuồng.

Thời gian nuôi heo thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những tiêu chuẩn khác nhau. Kỹ thuật này áp dụng nuôi các giống heo ngoại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Hampshire hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên, áp dụng cho các trại chăn nuôi trung, có trình độ thâm canh cao.

Giai đoạn 1: Heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Đây là giai đoạn heo hình thành khung xương, hệ thần kinh, trong giai đoạn này người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần ăn 17 – 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3.100 – 3.250 Kcal.

Giai đoạn 2: Heo được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các thớ cơ, mô liên kết nên heo phát triển theo bề ngang, mâp ra. Trong giai đoạn người chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần protein thô từ 14 – 16%, giá trị khẩu phần có từ 3.000 – 3.100 kcal

Quy trình công nghệ chăn nuôi heo lấy giống: Heo nái  phối giống  heo nái đẻ  heo sữa  heo nái đẻ  heo sữa  heo giống sản xuất.

Heo nái giống được nuôi cho đến thời gian động đực thì được cho phối giống. Heo nái sau phối giống nếu thành công sẽ mang thai khoảng 105-115 ngày, trước ngày sinh 1 tuần chúng được chuyển lên trại nái đẻ, tại đây heo được chăm sóc cẩn thận để chờ sinh.

Quy trình chính: heo nái sau cai sữa tùy theo thể trọng (ốm, mập) mà thức ăn biến động từ 3 – 4 kg/con/ngày. Khi heo nái mang thai cơ bản cho ăn 2,2kg/con.ngày. Sau khi sinh con, tuỳ thể trạng của heo nái và số heo con, mức biến động từ 5 – 7 kg (2,5 kg/nái+0,35 kg/heo con). Về nuôi dưỡng heo nái có mang: thường sau khi phối giống 21 ngày, nếu heo nái không lên giống có nghĩa là heo nái đã có chửa. Thời gian mang thai từ 113 - 115 ngày (trung bình 114 ngày). Tháng đầu sau khi phối giống, hạn chế tối đa mọi tác động có thể gây sẩy thai (gây sợ hãi, đánh đập, di chuyển....). Cho heo ăn ngày 3 lần theo đúng loại thức ăn và định mức đã hướng dẫn. Trước khi đẻ 14 ngày, tiêm phòng Vaccin, Ecoli và tiêm ADE. Trước khi đẻ 7 ngày chuyển về chuồng đẻ (chuồng đẻ đã được vệ sinh sát trùng sạch sẽ và không có gió lùa). Trước khi heo đẻ 2-3 ngày cần giảm lượng thức ăn xuống.

Sau khi sinh, heo con được nuôi chung với heo mẹ trong lồng ấm để ngăn ngừa heo con bị viêm hô hấp, sau thời gian 10-20 ngày, heo mẹ được chuyển sang trại khác, heo con được vận chuyển sang khu hậu bị. Heo nái chửa khác sẽ được chuyển tới và quy trình này được tái lập như trên. Thời gian khai thác một heo nái khoảng 4 năm. 

1.2.4 Các vấn đề môi trường

a) Ô nhiễm môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực

Điểm đặc trưng của chất thải chăn nuôi là có thành phần giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nitơ dưới dạng N – NH4 và photpho, lưu huỳnh cao, có mùi hôi đặc trưng khi phát tán ra gây ô nhiễm môi trường khí xung quanh. Ngoài ra chất thải chăn nuôi còn chứa lượng lớn các loại vi sinh vật gây bệnh cho gia súc, gia cầm mà còn lây lan sang người như Samonella, Leptospira, Clostridium, Bacillus, Fasciolosis, Buski, Brucella… Nếu như không được xử lý triệt để hoặc sử dụng hợp lý trong việc tưới bón cho cây trồng mà xả thải trực tiếp thì nguồn nước thải sau xử lý kỵ khí sẽ là nguồn gây ra ô nhiễm đáng kể đối với quá trình thủy lực trên dòng chảy.

Nước thải có chứa một lượng lớn ammonim chưa qua xử lý nếu xả thải ra các nguồn tiếp nhận sẽ gây tác động xấu đến môi trường nước:
-       Ammonium có độc tính nên có thể gây chết các loài thủy sinh.
-      Ammonium sẽ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn oxy hoàn tan (DO), ảnh hưởng đến các hoạt động sống của các loài thủy sinh vật
-      Ammonium trong môi trường nước có thể kích thích sự phát triển tảo gây ra hiện tượng phú dưỡng, phá vỡ chuỗi thức ăn ổn định của các hệ sinh thái thủy vực, gây ô nhiễm nước (tạo ra mùi tanh) và làm bồi cạn thủy vực.

Trong thực tế, những quy định hiện hành chưa đề cập đến quá trình tái sử dụng chất thải chăn nuôi trong nông nghiệp. Nhiều hộ chăn nuôi sử dụng chất thải gia súc như nguồn phân bón cho cây trồng hoặc chất thải trực tiếp xuống ao nuôi cá mà thiếu kiến thức về sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong ao nuôi. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn khi chăn nuôi tập trung sẽ cho ra một lượng chất thải lớn trong một khu vực diện tích nhỏ. Kết quả là việc sử dụng chất thải mang tính địa phương sẽ dẫn đến sự cung cấp mức chất dinh dưỡng cho cây trồng và ao cá và việc quá mức này làm ô nhiễm nguồn nước. Nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến việc sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi trong công nghiệp.

Bảng 1.5 Khối lượng phân và nước tiểu thải ra hằng ngày của một số loại heo

Loại heo
Phân (kg/ngày)
Nước tiểu (kg/ngày)
Heo dưới 10 kg
0,5 – 1
0,3 – 0,7
Heo từ 15 – 45 kg
1 – 3
0,7 – 2
Heo từ 45 – 100 kg
3 – 5
2 – 4

Bảng 1.6 Hàm lượng các chất trong phân và nước tiểu của heo từ 70 – 100 kg

TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng (trong phân)
Hàm lượng (trong nước tiểu)
1
pH

6,47 – 6,95
6,77 – 8,19
2
Vật chất khô
g/kg
213 - 342
30,9 – 35,9
3
N – NH4
g/kg
0,66 – 0,76
0,13 – 0,40
4
Tổng nitơ
g/kg
7,32 – 7,99
4,90 – 6,63
5
Cacbonat
g/kg
32,5 – 43,3
8,5 – 16,3
6
Các acid béo mạch ngắn
g/kg
0,23 – 2,11
0,11 – 0,19
7
Tổng photpho
%
1,8 – 2,2
0,05

Bảng 1.7 Vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải chăn nuôi heo

TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Nồng độ
1
Escherichia coli
MPN/100 ml
1,5 x 106 – 6,8 x 108
2
Steptococcus faecalis
MPN/100 ml
3 x102 – 3,5 x103
3
Clostridium ferfringens
MPN/100 ml
50 – 1,6 x 102

Nhìn chung, thành phần nước thải chăn nuôi heo gồm:

-       Protit, acid amin, chất béo, Hydratcacbon và các dẫn xuất, hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm khoảng 70 – 80%. Còn lại là chất vô cơ gồm cát, đất, muối Urea, Ammonium, muối Clorua, Sulfate…
-       Nitơ và photpho: trong khẩu phần ăn của heo chứa hàm lượng N, P cao. Tuy nhiên, khả năng của heo vẫn hấp thu được một phần, phần còn lại được thải ra dưới dạng chất rắn (phân) và chất chất bài tiết (nước tiểu). Điều này làm cho hàm lượng N, P trong phân và nước tiểu của heo cao. Trong đó, N trong nước thải chăn nuôi heo tồn tại chủ yếu dưới dạng Urê.

-       Vi sinh vật gây bệnh hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi heo dao động đáng kể tùy thuộc khối lượng nước dùng để vệ sinh chuồng trại, có hoặc không thu gom phân trước khi tắm heo, rửa chuồng. Tùy vào từng cơ sở chăn nuôi mà thành phần chất thải có khác nhau, nhưng thường thì nước thải chăn nuôi heo có hàm lượng chất hữu cơ khá cao.

Chất thải từ hệ thống chăn nuôi tập trung đang gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn được xử lý chỉ chiếm chưa đầy một nửa, số còn lại được thải trực tiếp ra môi trường. Có thể tham khảo báo cáo của dự án Susane do Viện Chăn nuôi thực hiện năm 2006 về sự phân bố chất thải vật nuôi ở Việt Nam như sau:
 Còn đối với chất thải lỏng, có tới 60% được thải trực tiếp ra đất hoặc nguồn nước, 12% là thải trực tiếp vào ao cá, chỉ 25% được sử dụng làm hầm biogas.

b) Ô nhiễm môi trường đất

Do sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi của hộ gia đình thiếu quy hoạch khiến một số vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một số chủ trang trại lớn cũng chưa đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và nước thải mà thải trực tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang trại mặc dù đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng chưa đảm bảo đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để. Chất thải chăn nuôi vẫn bị rò rỉ ra đất dẫn đến nguy cơ ô nhiễm đất và mạch nước ngầm nông xung quanh. Sự ô nhiễm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Chỉ tính riêng năm 2009, lượng chất thải từ chăn nuôi khoảng 75 – 80 triệu tấn, nhưng chỉ 40% trong số này được xử lý, còn lại xả trực tiếp ra môi trường. Nguyên nhân của thực trạng trên là do sản xuất nông nghiệp nước ta quá nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình hay trang trại hộ gia đình. Nhà nước đang quan tâm đến chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, chưa có đầy đủ quy định và công nghệ cho việc xử lý chất thải nhằm bảo đảm an toàn với môi trường.

c) Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh

Chất thải chăn nuôi heo là một trong những loại chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, là nguồn chất thải không an toàn do hàm chứa chất hữu cơ, nhiều chất xơ và hàm lượng cao các hợp chất nitơ, photpho, lưu huỳnh cao tạo ra mùi hôi rất khó chịu cho môi trường không khí xung quanh.

Hiện tượng chuồng gia súc, gia cầm nằm ngày cạnh khuôn viên nhà ở, chen chúc trong khu dân cư không phải là điều hiếm gặp ở đây vì chăn nuôi hộ gia đình là các người dân tận dụng các sản phẩm thức ăn dư thừa hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ cần một gia đình nuôi 5 – 200 con heo không vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải không hợp lý thì môi trường gánh chịu: không khí bị ô nhiễm và nguy hiểm hơn là việc lây truyền dịch bệnh rất nhanh. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn rất hạn chế.

Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi của trái đất do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khí CO2 sinh ra, 37% khí metan (CH4) và 655 oxit nito (N2O). Những chất thải khí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu và làm trái đất nóng lên.

Theo dự báo nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong nửa đầu của thế kỷ này. Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao không chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm có nguồn gố động vật mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với môi trường và xã hội khi sản xuất những sản phẩm đó.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1 Sản xuất sạch hơn

2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Lợi ích của sản xuất sạch hơn
2.2 Xử lý chất thải
2.2.1 Xử lý phân thải

Quá trình phân hủy hiếu khí (sản xuất compost): là quá trình oxy hóa sinh học tỏa nhiệt, trong đó vật liệu hữu cơ bị phân hủy bởi các quần thể vi sinh vật trong môi trường ẩm, thiếu khí và hiếu khí. Trong các quá trình này vật liệu hữu cơ bị phân hủy được sẽ chịu sự biến đổi hóa học và vật lý học để trở thành mùn ổn định.
Vi sinh vật
Chất hữu cơ + O2 + Dinh dưỡng                                         Tế bào mới + chất hữu cơ khó phâ
                                                             phân hủy
+ CO2 + H2O + NH3 + SO42- + … + Nhiệt

Các yếu tố ảnh hưởng: (1) Tỉ lệ C/N (giá trị tối ưu 25 – 30); (2) Độ ẩm (giá trị tối ưu là 50 – 60%); (3) Nhiệt độ (giá trị tối ưu là 55 – 6500C); (4) pH (giá trị tối ưu là 6,5 – 8); (5) Cấp khí oxy (đảo trộn, thổi khí cưỡng bức, thổi khí thụ động,…); (6) Vi sinh vật; (7) Cấu trúc chất thải.

Ưu điểm:                        

-       Là quá đơn giản, vốn đầu tư không lớn
-       Ổn định chất thải.
-       Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh (do nhiệt độ trong quá trình làm compost rất cao) nên ít ảnh hưởng đến môi trường hơn so với quá trình phân hủy kỵ khí.
-       Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất.
-       Làm khô bùn.
-       Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng.

Nhược điểm:

-       Cần nhiều năng lượng cho quá trình vận hành và duy trì sự ổn định hệ thống.
-       Hàm lượng chất dinh dưỡng trong compost không thỏa mãn yêu cầu.
-       Quá trình chế biến compost tạo mùi hôi NH3 nếu vận hành không tốt.
-       Hầu hết các nhà nông vẫn thích sử dụng phân hóa học vì rẻ tiền, dễ sử dụng và tăng năng suất cây trồng một cách nhanh chóng.
-       Do đặc tính của chất hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều theo thời gian, khí hậu và phương pháp thực hiện, nên tính chất của sản phẩm cũng khác nhau. Bản chất vật liệu chế biến compost thường làm cho sự phân bố nhiệt độ trong đống phân không đồng đều, do đó khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm compost cũng không hoàn toàn.

Quá trình phân hủy kỵ khí (thu hồi khí biogas)

Phân hủy kỵ khí là quá trình phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong môi trường không có oxy ở điều kiện mesophilic (30-40oC) hoặc thermophilic (50-65oC). Sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí là khí sinh học, có thể sử dụng như một nguồn năng lượng và bùn đã được ổn định, có thể sử dụng như một nguồn bổ xung dinh dưỡng cho cây trồng.

Sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí là CH4, CO2 và một số sản phẩm trung gian như: acid dễ phân hủy sinh học, alcohol và mùn.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí xảy ra theo phản ứng:

Chất hữu cơ + Dinh dưỡng + H2O                          CH4 + CO2 + NH3 + H2S +Nhiệt + tế bào mới

Các yếu tố ảnh hưởng:

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí

Các yếu tố ảnh hưởng
Đơn vị
Khoảng thích hợp
Nhiệt độ
oC
30 – 35 và 50 – 55
pH
-
6,6-8
Độ ẩm
%
>50
Redox potential
mV
<-330
Độ kiềm
mgCaCO3/l
>2000
Muối
g/kgTLK
<20
Ammonium
g/l
<1-2,5
Hydrogen sulphide
mmol,% thể tích
<3, <1
Sulphide
Mg/l
<100-400
Acid hữu cơ
Mg/l
<15000
Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu, 2012

Ưu điểm:

-       Giá thành vận hành thấp.
-       Khí CH4 sinh ra có thể dùng làm nguồn năng lượng.
-       Có thể sử dụng bùn đã được ổn định như là một nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.

Nhược điểm:

-       Là quá trình phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật đặc biêt, vốn đầu tư cao.
-       Phải đầu tư thêm hệ thống thu khí và máy phát điện chuyên biệt sử dụng bằng metan, các sản phẩm sinh ra nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và phát thải khí nhà kính
-       Sản phẩm bùn ướt phải xử lý tiếp tục trước khi loại bỏ.
-       Vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại do nhiệt độ phân hủy thấp.
-       Khí sinh ra có mùi hôi.

2.2.2 Xử lý nước thải

Hầm biogas là sử dụng các thiết bị xử lý kỵ khí như bể lên men tạo khí biogas kiểu Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam hoặc dùng túi nhựa PE. Phương pháp xử lý kỵ khí nước thải chăn nuôi heo hộ gia đình với số heo không nhiều dưới 100 con. Trong những năm vừa qua, công nghệ loại này phát triển chủ yếu là loại hầm kiểu dạng xây gạch nắp vòm. Thể tích hầm dao động từ 5 đến 50 m3. Do đó chương trình phát triển được nước ngoài (Hà Lan) tài trợ (1 – 1,5 triệu/ hầm) đã được phát triển trên nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó có khu vực Đông Nam Bộ

Túi biogas bằng nhựa HDPE: Các công nghệ biogas đã nêu chỉ thích hợp cho các cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ và vừa với số lượng chất thải ít. Ở các cơ sở sản xuất lớn, chăn nuôi tập trung công nghiệp quanh thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận đã sử dụng túi nhựa dẻo như HPDE làm bạt phủ để thu biogas và xử lý chất thải làm giảm ô nhiễm môi trường.

Các phương pháp xử lý nitơ trong nước thải chăn nuôi: việc ứng dụng các phương pháp sinh học kỵ khí để xử lý nước thải chăn nuôi heo là một giải pháp phù hợp và hiệu quả. Trong quá trình sinh học kỵ khí có sự tham gia của các nhóm vi khuẩn phân hủy các hợp chất cao phân tử như protein, lipit… để tạo thành các hợp chất có phân tử lượng nhỏ hơn và cuối cùng là hình thành khí metan và cacbonic. Tuy nhiên, quá trình này làm cho nước thải sau xử lý có một lượng lớn rất ammonium.

Phương pháp hóa lý: bao gồm nhóm phương pháp hóa học (khử bằng clo, keo tụ hóa học, hấp phụ than hoạt tính, trao đổi ion) và phương pháp vật lý (lọc, đuổi khí, điện ly, thẩm thấu ngược)
Các quá trình hóa lý thường được áp dụng rất hạn chế. Lý do là vì các quá trình hóa lý thường có công suất xử lý hay quy mô hệ thống xử lý nhỏ, cũng có nhiều khó khăn khi vận hành và duy trì hệ thống và trên hết đó là tốn kém.

Phương pháp hệ thực vật thủy sinh: ngoài khả năng hấp thu các hợp chất nitơ của thực vật thủy sinh trong các ao hồ là loại nổi trên mặt nước như: bèo hoa dâu, bèo tấm, rau muống, lục bình và các loại tảo… Một số rong rêu có rễ bám trong bùn, thân lá nằm trong nước. Trong một số vùng nước nông hoặc ven bờ gồm lau, sậy, sú vẹt… Là những nhóm thực vật có thể dùng trong xử lý nước thải. Tác dụng xử lý nitơ và photpho ở hệ thực vật này là hấp thu, đồng thời có sự tương tác lẫn nhau của hệ vi sinh vật trong môi trường. Sử dụng hệ thực vật thủy sinh để xử lý nước thải là kỹ thuật xử lý giá thành thấp, nhưng cần diện tích tương đối chỉ thích hợp cho những vùng nông thôn.

Phương pháp đồng hóa: do nitơ là một chất dinh dưỡng nên các vi sinh vật có mặt trong hệ thống xử lý sẽ đồng hóa ammonium và chuyển hóa chúng thành sinh khối tế bào. Thành phần tế bào vi khuẩn ước tính chiếm khoảng 50% prtein và hàm lượng nito trong protein khoảng 16%. Do đó để tổng hợp 1g sinh khối vi khuẩn cần khoảng 0,08g ammonium.

Phương pháp nitrat hóa – khử nitrat: các hệ thống xử lý nitơ truyền thống dựa trên sự kết hợp 2 giai đoạn nitrat hóa và khử nitrat. Quá trình nitrat hóa có thể xảy ra nếu nitơ tồn tại dưới dạng nitơ của muối ammonium. Quá trình nitrat hóa được thực hiện với sự tham gia của các vi khuẩn nitrat hóa. Hiện nay, vi khuẩn nitrat hóa có rất nhiều tên gọi dựa vào nguồn cacbon và năng lượng tiêu thụ

Phương pháp nitrit hóa và Anammox: trong các công trình xử lý nước thải, các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và thiết bị xử lý. Theo quan điểm từ trước đến nay, chúng ta được cho vào hai môi trường khác nhau ở 2 thiết bị phản ứng khác nhau để thực hiện tố vai trò của chúng. Nhưng gần đây, các nhà công nghệ sinh học môi trường đã “ ghép đôi” thành công 2 loại vi khuẩn hiếu khí – kỵ khí và điều này là một bước đột phá quan trọng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghệ sinh học nói chung và kỹ thuật môi trường nói riêng.
Để kết hợp quá trình nitrit hóa/ anammox, có 2 cách thực hiện. Cách thứ nhất là sử dụng 2 thiết bị nối tiếp nhau trong đó thiết bị phản ứng đầu tiên là nơi diễn ra quá trình nitrit hóa và thiết bị thứ hai là thực hiện quá trình Anammox. Cách này được gọi là quá trình kết hợp nitrit hóa/ Anammox hai bậc. Với cấu hình hệ thống xử lý thế này, có thể kiểm soát độc lập hai quá trình sinh học xảy ra trong hai thiết bị phản ứng đó. Nhưng cách này cần phải có diện tích mặt bằng lớn hơn. Cách thứ hai là áp dụng hệ thống chỉ duy nhất một thiết bị phản ứng trong đó hai quá trình nitrit hóa và quá trình Anammox cùng hiện hữu. Ưu điểm của cách này vừa tiết kiệm năng lượng sục khí, vừa ít tốn mặt bằng. Nhưng vấn đề của cách này là khó kiểm soát các thông số điều kiện vận hành để đảm bảo điều kiện hoạt động tối ưu của hai quá trình.

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Tìm kiếm tài liệu về các cơ sở chăn nuôi ở Bình Dương

3.1.1 Các hộ chăn nuôi cá thể

Tại Bình Dương có hơn 400 trang trại chăn nuôi cá thể với quy mô nhỏ khoảng từ  với các loại vật nuôi chủ yếu là heo, gà tập trung chủ yếu ở các huyện Bến Cát, Phú Giáo và thị xã Dĩ An. Các trang trại chăn nuôi sử dụng chủ yếu là hệ thống trang trại lạnh để giảm thiểu mùi hôi và các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tìm hiểu qua internet và các nghiên cứu trước đây trong ngành chăn nuôi về:
-       Cách phân loại quy mô của đàn vật nuôi.
-       Có bao nhiêu cơ sở chăn nuôi ở Bình Dương, loại hình chăn nuôi.
-       Địa chỉ của các cơ sở chăn nuôi, số lượng đàn, mô hình chăn nuôi mà hộ chăn nuôi đang áp dụng.

3.1.2 Các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi lớn

Cũng như các hộ chăn nuôi cá thể cần phải tìm hiểu những thông tin liên quan đến chăn nuôi Bình Dương:

-       Số lượng các công ty và doanh nghiệp hoạt động chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương.
-       Địa chỉ các công ty và doanh nghiệp, quy mô số lượng đàn vật nuôi.
-       Mô hình chăn nuôi mà công ty và doanh nghiệp áp dụng

3.2 Khảo sát các cơ sở chăn nuôi, phỏng vấn và thu thập số liệu

Thực hiện phiếu câu hỏi để khảo sát và phỏng vấn các cơ sở chăn nuôi về các vấn đề sau

3.2.1 Quy trình công nghệ của các cơ sở chăn nuôi

-       Khảo sát, tìm hiểu về số lượng đàn vật nuôi hiện có của cơ sở đó.
-       Quy trình chăn nuôi của cở sở, đây là loại hình chăn nuôi gì (nuôi để lấy thịt, lấy trứng hay lấy giống), xem xét từng khâu trong các quá trình.
-       Sản phẩm và công suất sản phẩm hiện tại của cơ sở chăn nuôi.

3.2.2 Hóa chất và thức ăn

-       Lượng thức ăn của vật nuôi trong một ngày, một tháng hoặc một năm
-       Số lượng hóa chất, vaccin cơ sở sử dụng.
-       Số lượng những hóa chất hay các lò đốt để tiêu hủy xác vật nuôi chết
-       Lượng nước thải và nước cấp cơ sở sử dụng.

3.2.3 Mức độ tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường

-       Công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng lý đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường.
-       Xem xét, tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải, công suất nước thải, phí nước thải.
-       Các hình thức xử lý phân thải.
-       Cách xử lý mùi hôi.
-       Quản lý chất thải nguy hại (sổ chủ nguồn thải, hợp đồng với công ty xử lý chất thải nguy hại)
-       Hệ thống xử lý khí thải (nếu có). 
Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Tổng hợp các số liệu đã thu thập được

Tổng hợp các số liệu đã thu thập được để viết báo cáo tốt nghiệp, các số liệu đó gồm:
-       Quy trình chăn nuôi của các nhóm vật nuôi ở Bình Dương
-       Số lượng thức ăn và hóa chất sử dụng cho từng nhóm vật nuôi, số lượng đàn vật nuôi.
-       Các biện pháp xử lý chất thải và mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ sở chăn nuôi

Từ đó học hỏi các giải pháp sản xuất sạch hơn mà cơ sở chăn nuôi đang áp dụng

4.2 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn

4.2.1 Các giải pháp về công nghệ

-       Quy trình chăn nuôi
-       Các khâu cho ăn, sử dụng hóa chất

4.2.2 Các giải pháp về quản lý

-       Quản lý hóa chất và thức ăn sử dụng.

4.3 Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải

4.3.1 Các giải pháp xử lý phân thải

-       Các phương pháp sinh học: ủ phân thải, làm hầm biogas đúng tiêu chuẩn
-       Các phương pháp lý - hóa

4.3.2 Các giải pháp xử lý nước thải

-          Các phương án xử lý nước thải hoàn chỉnh, đúng tiêu chuẩn
-          Tái sử dụng nước thải làm nước tưới cây quanh khuôn viên trại
-          Các hệ thống xử lý tiết kiệm chi phí và điện năng nhưng vẫn đảm bảo an toàn với môi trường

4.3.3 Các giải pháp xử lý mùi

-          Các giải pháp xử lý mùi phát ra từ hệ thống xử lý chất thải.
-          Các giải pháp xử lý mùi từ hệ thống chuồng trại.



Tài liệu tham khảo:






[1] http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=19668&type=html


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY