Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành chế biến cà phê ở Buôn Mê Thuột.


GVHD : GVC. TS Phạm Thị Anh
SVTH: Nguyễn Mạch Nhung Huyền & Nguyễn Thị Thanh Huyền


Đề tài: Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lí chất thải cho nhóm ngành chế biến cà phê ở Buôn Ma Thuột

1. Tổng quan về chế biến cà phê Buôn Ma Thuột

1.1  Giới thiệu chung về Tp Buôn Ma Thuột

1.1.1      Vị trí địa lí

-      Tỉnh Đăk Lăk nằm ở trung tâm Tây Nguyên, giáp với các tỉnh: Gia Lai (phía Bắc), Lâm Đồng (phía Nam), Đăk Nông (phía Tây Nam), Phú Yên và Khánh Hòa (phía Đông), phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km.Tỉnh gồm có: thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện.
-      Tp Buôn Ma Thuột với diện tích tự nhiên là  377,18 km2, trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.
+      Phía Bắc giáp huyện CưM’gar.
+      Phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin.
+      Phía Đông giáp huyện Krông Pắc.
+      Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút ( tỉnh Đắk Nông).
Buôn Ma Thuột có lợi thế là trung tâm chính trị và kinh tế của tỉnh Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
1.1.2      Điều kiện tự nhiên 
-      Địa hình: nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, có địa hình dốc thoải từ  0,5 – 10%, cao độ trung bình 500 mét so với mặt biển.
-      Khí hậu:
+      Buôn Ma Thuột  vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn.
+      Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh.
+      Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 1.600 – 1.800 mm.
+      Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%.Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.139 giờ, gây một số khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
-      Thủy văn: Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây ( khoảng 23Km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok, có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất như hồ EaKao, EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá phong phú, nếu khai thác tốt phục vụ ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
-      Tài nguyên đất: đất đỏ bazan thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,...Và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác, là một lợi thế rất quan trọng cho phát triển nông nghiệp của Tp.

      1.1.3      Điều kiện kinh tế - xã hội

-      Dân số: Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất khu vực Tây Nguyên với 331.744 người ( dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%). Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.
-      Kinh tế:
Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã Sáu trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên.
Năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu :
+      Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 20%
+      Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 1500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp : 747 tỷ đồng
+      Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 3.067 tỷ đồng
+      Thu nhập bình quân đầu người: 1.326 USD/người/năm.
+      Tỷ trọng các ngành: 42% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 11% nông-lâm nghiệp.
-       Xã hội:
+      Giao thông: 96% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.
+      Tỷ lệ hộ nghèo: 2,3%
+      Tỷ lệ cây xanh đô thị: 18m²/người
+      Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng
+      Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137 lít/người/ngày với hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được.
+      Giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học.
+      Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi.
+      Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
+      2 trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, 11 trung tâm văn hóa huyện
+      Số đơn vị nghệ thuật: 2
+      Số thư viện: 17
+      Số xã được phủ sóng truyền thanh: 100% xã, phường
+      Thông tin liên lạc: 124 máy điện thoại/100 dân (vượt chuẩn đô thị loại 1 là 40 máy/100 dân).

1.2  Hiện trạng chế biến, sản xuất cà phê ở Tp Buôn Ma Thuột

1.2.1      Tình hình phát triển

-      Trong nước:
+      Theo báo cáo thống kê tháng 6 năm 2012 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam đã xuất khẩu 14.325.000 bao, chiếm vị trí dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất, nhiều hơn 13,63% so với quốc gia xuất khẩu chiếm vị trí thứ hai là Brazil đạt 12.606.000 bao.
+      Theo báo cáo thống kê của ngành Hải Quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6 đạt 140.917 tấn với giá trị kim ngạch 303,51 triệu USD, nâng số lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm lên 1.048.119 tấn với giá trị kim ngạch 2,2 tỷ USD. Giá bình quân xuất khẩu trong tháng đạt 2.154 USD/tấn, tăng 2,57 % so với giá bình quân tháng trước.
+      Ngành Nông nghiệp dự kiến xuất khẩu tháng 7 ước đạt 160 ngàn tấn, với giá trị kim ngạch đạt 336 triệu USD. Ước lượng cà phê xuất khẩu 7 tháng đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (31,6%) lẫn về giá trị (25,4%).
-      Tỉnh Đăk Lăk: Theo đánh giá của UBND tỉnh Đăk Lăk, niên vụ cà phê 2011/2012 :
+      Chất lượng sản phẩm cà phê ngày càng được cải thiện đáng kể. Theo đó, cà phê nhân chất lượng cao đạt 69.134 tấn, chiếm 23,3%; cà phê loại R1 đạt 105.163 tấn, chiếm 35,4% tổng lượng cà phê xuất khẩu, còn lại là loại R2.
+      Trong niên vụ 2011/2012, toàn tỉnh đã xuất khẩu được 298.181 tấn cà phê chiếm 18,7% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 621,57 triệu USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch cả nước.
+      Hiện tại, toàn tỉnh có 15 DN tham gia KDXK cà phê, trong đó có 3 DN xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê chế biến sâu với sản lượng đạt 1.113 tấn cà phê hòa tan, đạt kim ngạch 6,86 triệu USD và 1.865 kg cà phê rang đạt kim ngạch 9,315 USD và 12 DN chuyên xuất khẩu cà phê nhân, trong đó Công ty XNK 2/9 Đăk Lăk là đơn vị dẫn đầu với số lượng 123.754 tấn, đạt kim ngạch 253.127 triệu USD.
+      Về thị trường xuất khẩu, sản phẩm cà phê của Đăk Lăk đã được xuất khẩu tới 62 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 36 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trở lên, trong đó có 18 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD. Có 10 thị trường hàng đầu nhập khẩu cà phê của Đăk Lăk gồm: Đức, Nhật Bản, Mỹ, Italia, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Indonesia và Nga.

1.2.2      Quy trình chế biến cà phê
-      Quy trình chế biến nhân cà phê từ hạt khô:
+      Cà phê khô sau khi thu mua được đưa đến công đoạn xay hạt, nhằm loại bỏ lớp vỏ bên ngoài hạt. Hạt tiếp tục được chuyển qua để đánh bóng, tạo độ bóng cần thiết trước khi phân phối.
+      Sau giai đoạn đánh bóng, muốn có hiệu quả kinh tế cao cho sản phẩm chế biến, nhà máy phải có hệ thống phân loại hạt. Hạt có chất lượng tốt được xuất khẩu, hạt có chất lượng không tốt phân phối ở trong nước.
-      Quy trình chế biến nhân cà phê từ hạt tươi: Hạt cà phê tươi sau khi thu hoạch được công ty thu mua và vận chuyển về nhà máy. Tại đây, cà phê được chuyển đến bãi tập trung để chuẩn bị cho giai đoạn chế biến.
+      Giai đoạn 1: cà phê được đưa qua hệ thống sàn lọc nguyên liệu. Tại đây, quả được sàn để tách cành, lá, đất,… còn sót lại trong quá trình thu hoạch. Quá trình này được gọi là quá trình sàn lọc nguyên liệu, hay cò gọi quá trình làm sạch khô.
+      Giai đoạn 2: Sau khi sàn lọc nguyên liệu, hạt được chuyển đến giai đoạn rửa thô. Giai đoạn rửa thô  được thực hiện với mục đích là sạch lớp vỏ bên ngoài của hạt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xay.
+      Giai đoạn 3: Cà phê tiếp tục được đưa đến cối xay, đi vào công đoạn xay vỏ. Tại cối xay, quả được phân ra làm hai loại: Quả chín được xay bỏ vỏ, quả xanh đưa thẳng đến công đoạn sấy. Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ lớp vỏ cứng bao bên ngoài quả, lấy hạt để tiếp tục cho công đoạn sau.
+      Giai đoạn 4: hạt theo hệ thống băng chuyền vào bồn chứa dung dịch enzim Pectinaza để loại bỏ thịt quả. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn đánh nhớt, hay còn gọi là giai đoạn ngâm enzim. Mục đích của quá trình này là dùng enzim pectinaza phân hủy Pectin có trong thịt quả, giúp nhân không có độ nhớt. Công đoạn đánh nhớt diễn ra từ 5 – 6 giờ,  quyết đinh lớn đến chất lượng sản phẩm.
+      Giai đoạn 5: nhân được rửa sạch, loại bỏ chất bẩn dính trên nhân. Giai đoạn này tốn khá nhiều nước trong toàn bộ quá trình chế biến. Đây cũng là công đoạn gây ô nhiễm chính vì nước thải chứa một lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy.
+      Giai đoạn 6: làm ráo, cà phê được trải đều trên mặt sàn (cách đất 500mm), gió được cung cấp bởi các cánh quay phía dưới. Giai đoạn này xảy ra với mục đích làm ráo nước bề mặt nhân cà phê, giảm thời gian sấy khô bằng nhiệt.
+      Giai đoạn 7: cà phê được đưa đến các thùng quay nhiệt (các hạt cà phê xanh được sấy tại một thùng quay riêng). Tại đây, cà phê được sấy khô hoàn toàn thành hạt nhân thành phẩm. Trước khi phân phối, nhân cà phê được phân loại hạt để phân phối cho các nhà phân phối khác nhau. Riêng hạt cà phê xanh tiếp tục được chế biến như quá trình khô.

1.2.3      Các bất cập còn tồn tại

Cũng theo đánh giá của UBND tỉnh Đăk Lăk, niên vụ cà phê 2011/2012 ngành cà phê vẫn còn một số tốn tại cần khắc phục như:
-      Tình trạng thu hái quả xanh còn phổ biến, chất lượng chế biến cà phê chưa cao.
-      Các DN thu mua chưa áp dụng giá thu mua cho cà phê nhân xô chất lượng cao dẫn đến việc nông dân không mặn mà với việc đầu tư và hái cà phê chín để nâng cao chất lượng cà phê.
-      Tái canh diện tích cà phê già cỗi là vấn đề cấp thiết nhưng triển khai chậm, do nông dân thiếu vốn nên việc tái canh vẫn chưa thực hiện.
-      Diện tích cà phê được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột còn hạn chế, chỉ mới có 8.850 ha với sản lượng 26.000 tấn.
-      Mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ đang được phát triển, tuy nhiên ở một số đơn vị thực hiện việc liên kết thực chất chỉ là giao khoán. Một số DN chưa chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu.
-      Tình trạng cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu, ép cấp, ép giá còn xảy ra.
-      Lãi suất ngân hàng vẫn còn cao, các điều kiện vay vốn thắt chặt đã gây khó khăn cho DN và người dân trong việc vay vốn, đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất hay cải tạo vườn cây
-      Xuất khẩu cà phê chế biến sâu tuy có tăng nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp, công tác đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mới chỉ triển khai trên diện hẹp nên chưa có tác dụng nhiều….
-      Các vấn đề môi trường chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền, các cơ sở chế biến và người dân
  
    1.3  Các vấn đề môi trường

    1.3.1      Ô nhiễm do nước thải

Trong quá trình hoạt động của công ty sẽ phát sinh ra một lượng nước thải tác động đến môi trường nước, bao gồm các nguồn gốc chủ yếu sau:
-      Nước thải chế biến : nguồn gốc nước thải chế biến cà phê nhân của công ty xuất phát từ các công đoạn sau:
+      Rửa thô: Đây là giai đoạn nước thải sinh ra có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao. Nước thải trong giai đoạn này không đáng kể
+      Xay vỏ: Trong giai đoạn này nước thải sinh ra ít nhưng có thành phần rất đậm đặc, có độ đục và lượng cặn cao. Ngoài ra, giai đoạn này còn thải ra lượng vỏ lớn làm cho nước thải có lượng rác rất đáng kể
+      Ngâm enzim: Đây là giai đoạn phát sinh nước thải đáng chú ý nhất của quy trình chế biến. Nước thải phát sinh từ giai đoạn này có thành phần hữu cơ cao, ngoài ra còn có độ nhớt lớn
+      Rửa sạch: Nước thải giai đoạn này có thành phần hữu cơ tương đối cao
-      Nước thải vệ sinh: phát sinh từ công đoạn vệ sinh các thiết bị chế biến.
-      Nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt thải khu vực văn phòng, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.
   
      1.3.2      Ô nhiễm do khí thải

-      Ô nhiễm do hoạt động của lò sấy, quá trình xay vỏ từ quá trình chế biến khô
-      Ô  nhiễm từ tiếng ồn, rung động và nhiệt
     
     1.3.3      Chất thải rắn

-      Rác thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và công nhân vận hành thải ra mỗi ngày rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao nilông, thùng carton. Lượng rác này sẽ được thu gom trong các thùng ra, sau đó giao cho đơn vị dịch vụ công cộng địa phương xử lý hoặc đốt bỏ.
-      Chất thải rắn từ hoạt động chế biến: chủ yếu là vỏ cà phê, bao bì chứa nguyên liệu, cành, que còn sót khi thu hoạch.


2      Cơ sở lý thuyết  nghiên cứu sản xuất sạch hơn cà phê Buôn Ma Thuột

2.1     Cơ sở lí thuyết về SXSH
2.1.1      Định nghĩa SXSH

-      Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
-      UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn : Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
+      Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
+      Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
+      Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
-      Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất.
Điều này có nghĩa là thay vì bị loại bỏ sẽ có thêm một tỉ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một  Đánh giá về SXSH.

2.1.2      Mục tiêu của SXSH

UNEP: đưa tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất hàng ngày, đáp ứng mong muốn của chúng ta “bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải”
Chương trình Nghị sự 21: dành sự ưu tiên lớn cho giới thiệu các phương pháp SXSH, các công nghệ tuần hoàn chất thải và phòng ngừa ô nhiễm để đạt được phát triển bền vững.
Việt Nam: SXSH/Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày nay đã trở thành 1 trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường.

2.1.3       Lợi ích của SXSH

-      Tiết kiệm tài chính thông qua sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất và phụ gia hiệu quả.
-      Nâng cao hiệu suất hoat động của nhà máy.
-      Nâng cao sự ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.
-      Cải thiện môi trường làm việc (sức khỏe và an toàn lao động).
-      Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp
-      Tuân thủ các quy định của pháp luật tốt hơn.
-      Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
-      Cơ hội mở rộng thị trường.

     2.1.4       Phân loại các cơ hội SXSH

-      Thay đổi nguyên vật liệu.
-      Quản lý nội vi tốt.
-      Kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất.
-      Cải tiến thiết bị, máy móc.
-      Thay đổi công nghệ.
-      Thu hồi và tái sử dụng trong nhà máy.
-      Sản xuất các sản phẩm phụ có ích.
-      Cải tiến sản phẩm.

2.1.5      Các bước thực hiện SXSH

2.2     Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sạch hơn trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình thế giới

-      Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch..., khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) được biết đến từ năm 1985. Các nước châu Á như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan... thực hiện từ năm 1993 đến nay.
-      Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua năm 2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường bảo vệ tài nguyên.
Kế hoạch này có 3 mục tiêu cụ thể:
+      Giới thiệu các nguyên tắc của SXSH có thể áp dụng và thực hiện tại tất cả các ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Dịch vụ, Tài chính và Ngân hàng, Giáo dục, nghiên cứu và phát triển)
+      Xác định các giải pháp và công cụ để hỗ trợ thực hiện SXSH
+      Tạo cơ cấu tổ chức thực hiện để các hoạt động của các cơ quan khác nhau được đồng bộ và tổng thể.
-      Tại Australia, hội đồng bảo tồn và môi trường Australia và NewZealand (ANZECC) đã xây dựng một chiến lược để thúc đẩy SXSH.
+      Tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan chính như chính phủ, doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và áp dụng SXSH.
+      Chính phủ Liên bang đang cho triển khai chương trình SXSH trong toàn nước Australia. Hầu hết các Bang đều có chương trình SXSH, các nhóm/đội SXSH đã tiến hành các chương trình trình diễn bao gồm 10 công ty trên khắp đất nước, với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt động này khá thành công.
+      Tích cực tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các ngành công nghiệp để thúc đẩy SXSH.
-      Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002 với nội dung khuyến khích thúc đẩy SXSH, tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên quý hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ con người và thúc đẩy phát triển bền vững.
-      Tại Nhật Bản, Công nghệ SXSH được chia thành làm hai loại hình chính, loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau khi dụng SXSH. Hình thức SXSH phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kính.  

2.2.2 Tình hình trong nước

-      Sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường của Việt Nam; lĩnh vực công nghệ môi trường cũng đang được ưu tiên kêu gọi hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ.
-      Từ vốn ngân sách, 10 năm qua, Nhà nước đã đầu tư trên 2.000 tỷ đồng cho bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vốn ODA cho lĩnh vực này trong giai đoạn 1985-2000 là 2 tỷ USD. Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã thành lập Quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ môi trường. Một số địa phương cũng đã lập các quỹ hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường ( điển hình là TP.HCM có quỹ xoay vòng giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp do ADB tài trợ, với tổng vốn 2,5 triệu USD và quỹ hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp từ nguồn vốn của thành phố, với số tiền là 1 triệu USD).
-      Nhiều đề tài, dự án về bảo vệ môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ, một số địa phương thực hiện đã cung cấp các giải pháp tối ưu về quản lý và bảo vệ môi trường cho các doanh nghịêp, đơn vị (các đề tài nghiên cứu sản xuất thiết bị, vật liệu tách dầu ra khỏi nước; thiết bị xử lý nước, rác thải; sử dụng công nghệ sinh học làm sạch dầu mỏ tại một số cảng; tận dụng các nguồn phế liệu trong nông nghiệp, công nghiệp để tái sản xuất ). Một số thiết bị xử lý chất thải sản xuất trong nước nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài .
-      Nhiều dự án do quốc tế tài trợ về SXSH đã được triển khai. Trên 200 doanh nghiệp dệt, giấy, chế biến thực phẩm, gia công kim loại tham gia các dự án sản xuất sạch của trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (do UNIDO-SECO tài trợ) đã có hiệu quả, tiết kiệm được hàng triệu USD. Sản xuất sạch hơn đã được đánh giá là một công cụ hiệu quả để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ nghề nghiệp.
-      Tuy nhiên, xử lý giảm thiểu ô nhiễm vẫn là những thách thức lớn của Việt Nam.
+      Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ tiềm lực để thay các công nghệ lạc hậu.
+      Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng rất nhanh, trừ một số hệ thống xử lý chất thải tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả chưa cao, nhiều bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải.
+      Sự đô thị hoá diễn ra nhanh ở Việt Nam, nhưng đến nay chưa có đô thị nào có hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung. Nhiều làng nghề cũng không có kinh phí để thiết lập hệ thống xử lý nước thải, rác thải.

2.3   Những thuận lợi và rào cản khi thực hiện SXSH

2.3.1      Thuận lợi

-      SXSH là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế giới và đang nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
-      SXSH là một chiến lược, một công cụ quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp:
+      Tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua giảm lãng phí năng lượng và kiệm nguyên, nhiên, vật liệu
+      Tăng lợi nhuận về kinh tế, tăng năng suất lao động
+      Sản phẩm có chất lượng, độ đồng đều và đạt giá trị cao hơn.
+      Thu hồi một lượng nguyên liệu bị hao phí trong quá trình sản xuất
+      Cải thiện môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp cho công nhân
+      Cải thiện hình ảnh của công ty, tăng tính cạnh tranh  của doanh nghiệp.
+      Có các cơ hội tiếp cận thị trường mới và tốt hơn.
+      Giảm lượng chất thải, khí thải độc hại, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp
-      SXSH có thể được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp.
-      Xây dựng được hệ thống chính sách về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện

2.3.2      Những rào cản khó khăn

-      Phổ biến về SXSH gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam:
+      Phương pháp luận SXSH xuất phát từ các nước phát triển với nền sản xuất công nghiệp tiên tiến và nền văn hoá cơ bản khác với Việt Nam về cách suy nghĩ và quan niệm sống.
+      Nội dung SXSH đã được phổ biến tại Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước bằng sự thành lập của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam và nỗ lực của nhiều nhà tài trợ như Thuỵ Điển, Canada, Đan Mạch,… Mặc dù đã được trình diễn tại hàng trăm cơ sở sản xuất và lợi ích của nó đã được chứng minh trên thực tế, được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mức độ lan toả của SXSH đã không được như mong muốn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn xa lạ, chưa hiểu và chưa áp dụng công cụ này.
-      Các chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước đã có một số nghiên cứu đánh giá về những yếu tố có thể được coi là rào cản của SXSH tại Việt Nam. Những rào cản này có thể được phân thành 4 loại hình chính:
+      Về vấn đề chính sách của nhà nước:
·      Gặp nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế tuân thủ đối với các quy định của NNước, do vậy, nhiều cơ sở sản xuất còn chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ môi trường.
·      Nhiều nguồn lực đầu vào sản xuất (đặc biệt là nước và nhân công) còn quá rẻ so với nhiều nước nên các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
+      Động lực của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
·      Nhiều doanh nghiệp chưa quán triệt quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền trong chính sách bảo vệ môi trường của NNước và cho rằng bảo vệ môi trường là việc của NNước.
·      Quan điểm chờ đợi hỗ trợ của NNước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có áp dụng SXSH còn tương đối phổ biến.
·      Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hiểu lợi ích của SXSH đối với tính kinh tế của doanh nghiệp, mà đơn thuần cho rằng SXSH cũng tương tự như việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, thường gây chi phí tăng thêm.
+      Về mặt kỹ thuật:
·      Nhiều cơ sở sản xuất còn tương đối yếu về kiểm toán và hạch toán nội bộ nên không đo đếm được mức chi phí của mình mất đi theo chất thải. Do vậy, không nhận thấy sự cần thiết áp dụng SXSH để giảm chất thải đồng thời giảm chi phí sản xuất.
·      Việc phổ biến SXSH thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn, nhưng ngay cả các chuyên gia tư vấn của ta cũng thiếu về số lượng và chất lượng.
·      Thiếu là các chuyên gia SXSH chuyên ngành.
+      Rào cản mang tính quản lý:
·      Văn hoá doanh nghiệp: người Việt Nam có quan điểm ngại thay đổi, do vậy, các doanh nghiệp do họ quản lý cũng phải chịu văn hoá quản lý “tĩnh”, kém linh hoạt trong việc đưa các công cụ quản lý mới vào áp dụng nếu thực sự không có áp lực từ bên ngoài hoặc động lực về lợi ích kinh tế, đặc biệt là với các công cụ môi trường.
·      Sự phù hợp của SXSH đối với phương thức quản lý của Việt Nam: Nhận định về tính phù hợp của SXSH đối với phương thức quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia cho rằng SXSH là một giải pháp có tính quy trình, hệ thống, chủ động và liên tục trong khi các doanh nghiệp Việt Nam quen thuộc hơn với các giải pháp có tính nhiệm vụ, một lần, thiếu chủ động và ngắn hạn. Kết quả điều tra cho thấy nhận định trên phần nào có cơ sở và để SXSH phù hợp với Việt Nam.
·      Kỹ năng quản lý của các chủ doanh nghiệp: trong khi đó nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không có hệ thống lưu giữ dữ liệu sản xuất

2.3.3      Biện pháp khắc phục

-      Các cơ quan quản lý ngành tài nguyên và môi trường cần nlực trong việc cưỡng chế tuân thủ với pháp luật về bảo vệ môi trường, giá năng lượng và các tài nguyên khác nhằm khiến các doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc nâng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
-      Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của SXSH không chỉ trên phương diện môi trường mà quan trọng hơn đó là lợi ích kinh tế đối với doanh nghiệp khi áp dụng SXSH.
-      Tăng cường bổ sung các chuyên gia tư vấn về SXSH sạch hơn
-      Các hướng dẫn kỹ thuật về SXSH cần được Việt Nam hoá như điều chỉnh thuật ngữ cho gần gũi hơn với ngôn ngữ điều hành sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam; cách mô tả các bước thực hiện cần đơn giản hoá. Cần có hướng dẫn riêng và cụ thể hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-      Chủ doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các dữ liệu sản xuất của mình để đo được lợi ích của SXSH

3         Thực hiện nghiên cứu

-      Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp từ sách, tài liệu về sản xuất sạch hơn, công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, các quy định pháp luật về BVMT,
-      Khảo sát, thu thập số liệu thực tế về công nghệ, hiện trạng chế biến và mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (3 doanh nghiệp: Công Ty TNHH Cà Phê Trung Nguyên, Công Ty Cà Phê Buôn Ma Thuột, Công ty Cà phê An Thái) trong ngành chế biến cà phê: tiến hành khảo sát và xem xét từng công đoạn của sơ đồ dây chuyền công nghệ, quá trình xử lí chất thải của các cơ sở chế biến.
-      Lấy ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý:
+      Thông tin về hoạt động chế biến: Xác định loại, lượng, nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất, sản phẩm và công suất hiện tại (tính trung bình theo tháng/ năm)
+      Thông tin về công tác bảo vệ môi trường: Công tác báo cáo đánh giá tác động môi trường, công tác thực hiện giám sát môi trường định kỳ, công tác kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với: nước thải, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề môi trường khác nhằm xem xét mức độ tuân thủ BVMT của doanh nghiệp.
+      Quan sát điều kiện làm việc, vấn đề sử dụng thiết bị an toàn bảo hộ lao động của nhân công, vv… để đánh giá hiện trạng môi trường và xã hội tại các nhà máy.
-      Phân tích các số liệu đã thu thập được:
+      Xác định loại chất thải (không khí, nước thải, chất thải rắn…..), lượng tiêu hao năng lượng, hiệu suất sản xuất, phế phẩm,…của đầu ra.
+      Tính toán, cân bằng vật chất.

4         Kết quả nghiên cứu

4.1     Giải pháp sản xuất sạch hơn về chế biến cà phê Buôn Ma Thuột
-      Tổng hợp số liệu:
+      Đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả áp dụng SXSH và xử lí chất thải cho ngành cà phê
+      Học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp về các giải pháp sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm và các công nghệ xử lí chất thải.
-      Đề xuất giải pháp khắc phục những yếu điểm còn ồn tại cho doanh nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm hướng tới sản xuất sạch hơn.
+      Giải pháp về quản lý
+      Giải pháp về công nghệ

4.2     Các hạn chế của đề tài

-      Vẫn còn nhiều hạn chế về hệ thống xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm
-      Lượng nước thải , cặn thải vẫn chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm
-      Nghiên cứu SXSH mới chỉ dừng lại ở phân tích và giải pháp, khả năng áp dụng vào thực tế chưa cao




Tài liệu tham khảo

-      http://vi.wikipedia.org/wiki/Buôn_Ma_Thuột
-      http://vi.wikipedia.org/wiki/Đăk_Lăk
-      http://giacaphe.com/33662/dak-lak-tong-ket-nien-vu-ca-phe-2011-2012/
-      http://giacaphe.com/33867/xuat-khau-ca-phe-thang-11-tang-gan-20
-      http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/2616-thi-truong-ca-phe-viet-nam-mua-vu-20112012.html
-       

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY