Nghiên cứu xử lý bùn thải phát sinh từ quá trình bùn hoạt tính hiếu khí bằng “Trùn đất”.

GVHD : GVC. Ts Nguyễn Thị Phương Loan
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Vân & Phan Nguyễn Ngọc Tuyền




Đề tài: Nghiên cứu xử lí bùn thải phát sinh từ quá trình bùn hoạt tính hiếu khí bằng “Trùng đất”

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG


1.1  ĐẶT VẤN ĐỀ
Bùn thải đang là vấn đề nan giải của tp HCM. Theo thống kê của sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cho thấy, hiện mỗi ngày thành phố có khoảng 3.000 – 4.000m3 bùn thải (tương đương 5.000 – 6.000 tấn/ngày) thải ra môi trường. Chỉ có một phần là được đem đến bãi chôn lấp, phần khác được đem đi đâu, làm gì cơ quan chức năng cũng… không biết, rất dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Nhưng nếu lượng bùn thải đó được xử lí bằng giun đất sẽ trở thành loại phân ủ có chất lượng tốt cho cây trồng.

Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất ,cải tạo cấu trúc của đất , giúp giữ nước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt . Nếu như loại chất thải này bị chôn lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và sẽ gây ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước .Dùng giun để ủ phân là một phương pháp ủ có thể dễ dàng được sử dụng ngay tại hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi, trồng trọt .

Công nghệ này có thể làm giảm chi phí và thời gian vận chuyển bùn đến bãi chôn lấp , hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, và tiết kiệm chi phí thu gom, phân loại rác.

Xử lý bùn thải bằng cách nuôi giun là một công nghệ đơn giản, không đòi hỏi trình độ vận hành hay quản lý, trình độ kĩ thuật cao như những phương pháp xử lý khác.

1.2  MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mật độ trùng và thời gian trùng ăn bùn, từ đó tìm ra điều kiện tối ưu để có chất lượng phân tốt nhất.
Giúp mọi người nhận thức được ưu điểm của công nghệ.
                                                                                                        
1.3  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục đích trên,những nội dung nghiên cứu sau đây đã được thực hiện:
-       Tổng quan về phát sinh bùn từ hệ thống xử lí hiếu khí.
-       Tìm hiểu thành phần bùn hoạt tính hiếu khí đã tách nước của 1 số nhà máy.
-       Tổng quan về trùng đất.
-       Dựng và vận hành mô hình thí nghiệm nghiên cứu xử lí bùn hoạt tính bằng trùng đất nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy:
·      Nồng độ của chất dinh dưỡng
·      Nhiệt độ
·      Độ ẩm
·      pH
·      Không khí
·      Ánh sáng
    Đánh giá khả năng nâng cao hiệu quả xử lí bùn thải của trùng đất
    Đánh giá khả năng sử dụng bùn thải sau quá trình phân hủy phối trộn với 1 số nguyên liệu khác để tạo
    ra đất sạch và tái sử dụng trùng đất trong chăn nuôi.

1.4  GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xử lí bùn thải phát sinh từ quá trình bùn hoạt tính hiếu khí bằng ” Trùng đất” được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm với bùn thải lấy từ KCN Tây Bắc – Củ chi, nhà máy cao su và nhà máy giết mổ gia súc

1.5  CẤU TRÚC BÁO CÁO
Chương 1 Giới thiệu chung
Chương 2 Tổng quan về bùn từ hệ thống hiếu khí
Chương 3 Tổng quan về trùng đất
Chương 4 Phân hủy bùn bằng trùng đất (Giun Quế)
Chương 5 Phương pháp nghiên cứu và mô hình thí nghiệm
Chương 6 Kết luận – Kiến nghị
  
Chương 2

TỔNG QUAN VỀ PHÁT SINH BÙN TỪ HỆ THỐNG XỬ LÍ HIẾU KHÍ


2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT SINH BÙN TỪ HỆ THỐNG XỬ LÍ HIẾU KHÍ
Ngân hàng Thế giới xếp TPHCM vào một trong 10 thành phố có độ ô nhiễm không khí nặng nhất hành tinh. Bên cạnh ô nhiễm không khí, mức độ ô nhiễm từ nguồn nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp của thành phố và các tỉnh thành lân cận hiện nay cũng khiến nguồn nước sinh hoạt của gần 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn bị đe dọa. Nghiêm trọng hơn, bùn thải tích tụ lâu ngày từ nguồn nước ô nhiễm đang để lại hậu quả khôn lường đối với môi trường sống của con người.(dantri.com.vn)

Thống kê của sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cho thấy, hiện mỗi ngày thành phố có khoảng 3.000 – 4.000m3 bùn thải (tương đương 5.000 – 6.000 tấn/ngày) thải ra môi trường. Thành phần bùn thải đa dạng và phân tán ở nhiều nơi khiến việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết bùn thải đều bị đổ vào các bãi chôn lấp, hoặc các địa điểm không xác định.
Bùn thải từ các trạm/nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, hiện mới chỉ có 2 nhà máy xử lý nước thải tập trung là Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), với công suất 30.000m3/ngày và Bình Hưng (huyện Bình Chánh), công suất 141.000m3/ngày, không thể đáp ứng nhu cầu! Thế nên một khối lượng rất lớn bùn thải sinh hoạt, sau khi tách nước làm khô, hoặc được vận chuyển đến các bãi chôn lấp, phần khác được đem đi đâu, làm gì cơ quan chức năng không kiểm soát được.
Đáng báo động hơn, với 11 Khu công nghiệp tập trung và 3 Khu chế xuất, 1 Khu công nghệ cao, 30 cụm công nghệ với khoảng 2.000 nhà máy và 12.000 cơ sở sản xuất, ước tính khối lượng bùn thải công nghiệp nguy hại phát sinh khoảng 300-400m3/ngày. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP thì có một khối lượng lớn bùn thải công nghiệp (cơ quan chức năng chưa thể thống kê được) bị đổ chung với chất thải rắn sinh hoạt hoặc đổ bỏ ở những địa điểm không xác định, gây nguy hại cho môi trường. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian qua, bùn thải được đổ vung vãi chủ yếu ở ngoại thành như huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, quận 9, Thủ Đức… 
Trước sự "đau đầu" vì bùn thải của cơ quan chức năng TP, PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, để quản lý hiệu quả các loại bùn thải, TP cần thực hiện ngay các công việc như: xây dựng quy định quản lý bùn thải; xây dựng chính sách ưu đãi và khuyến khích các hoạt động xử lý và tái chế bùn; kiểm tra, tổ chức, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, xử lý bùn thải… Đặc biệt là phải ứng dụng các công nghệ mới trong việc xử lý bùn thải, việc ứng dụng này cần thực hiện theo hướng tái sử dụng cao nhất để giảm phần nào lượng bùn thải ra ngoài môi trường.
http://moitruongxanh.org.vn

2.2 THÀNH PHẦN BÙN HOẠT TÍNH HIẾU KHÍ ĐÃ TÁCH NƯỚC

Bảng 2.2 Kết quả chất lượng bùn sau quá trình tách nước từ tháng 2 –tháng 5 (18/2/2011) của nhà máy xử lí nước thải Bình Hưng

Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Khoảng giao động
pH
-
6,7 – 7,7
Độ ẩm
%
70,25 -74,62
Cr (VI)
mg/L
KPH
Zn
mg/L
0,69 -1,16
Ni
mg/L
0,15 – 0,38
Pb
mg/L
0 – 0,13
Cd
mg/L
KPH

Thành phần bùn của nhà máy cao su, KCN Tây Bắc – Củ Chi, nhà máy giết mổ gia súc sẽ có sau khi đi thực tập.


Chương 3

TỔNG QUAN VỀ TRÙNG ĐẤT


3.1  TỔNG QUAN VỀ TRÙNG ĐẤT
Giun đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài, nhưng chỉ có sáu tới tám loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun Quắn) và đặc biệt là loài Perionyx Excavatus (thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến nhất.

Giun đất hay trùng đất thuộc ngành hoàn tiết trùng (Annelida) lớp olygochaetae, họ lumbricidae. Giun có phân đốt bên ngoài và bên trong cơ thể cũng chia thành từng đốt tương ứng, ngăn cách gần như những phần độc lập.Số lượng đốt biến thiên từ 110 – 180 đốt.Di chuyển nhờ các sợt tơ ngắn hai bên hông.

Giống giun quế (Perionyx excavatus) thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang là một loại giun đất, có mùi gần giống như mùi quế nên gọi là giun quế. Giun trưởng thành dài 10 – 15 cm, dường kính từ 0,1 – 0,2 cm, cân nặng xấp xỉ 1 gam. Giun có màu đỏ, sậm hơn ở mặt lưng và nhạt dần về phía bụng.

Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ.

Trong cơ thể giun Quế, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất thô khoảng 15 – 20 %. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70 %, Lipid: 7 – 8 %, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12 %. Giun Quế không có phi, mà hô hấp qua da, nên nếu da khô là giun bị chết.Giun Quế có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt.Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó.
3.2  Ứng dụng của trùng đất trong các lĩnh vực
Dùng giun đất trị sốt cao, sốt rét, hen suyễn, viêm phế quản cấp, mạn tính, khó thở, trị trúng phong, tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, miệng, mắt méo xệch, nói ngọng ; trị cao huyết áp.Ngoài ra, giun đất còn có thể dùng bôi ngoài để trị mụn nhọt, bệnh quai bị..

Sử dụng chế phẩm vi sinh từ phân trùn quế

Phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất.Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm và vi khuẩn có hại trong đất, có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng.
Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi giun Quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con giun Quế (công nghệ VERMICOMPOST ), một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.

Dùng trong xử lí bùn thải

Chương 4 
PHÂN HỦY BÙN BẰNG TRÙNG ĐẤT (GIUN QUẾ)

4.1  Các yếu tố về môi trường đối với giun quế( đối với quá trình phân hủy bùn hoạt tính)

Nhiệt độ: giun có thể sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5oC – 30oC. Dưới 10oC giun ít hoạt động, dưới 5oC giun ngủ đông, dưới 0oC giun chết. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun Quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ nuôi lên quá cao, chúng cũng bỏ đi  hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.

Độ ẩm : độ ẩm thích hợp cho giun 60 – 70%. Nếu độ ẩm quá thấp hoặc quá cao có ảnh hưởng đến đời sống của giun.

Môi trường không khí: giun sống chui rúc trong đất nhưng thích hợp môi trường sống nhiều Oxy. Giun sống được nhiều ngày trong nước trong sạch, nhưng chết nhanh trong nước nhiều bùn đất. Dùng tấm nylông phủ kín mặt hồ nuôi giun, giun sẽ ngoi lên và bỏ đi. Giun không thích hợp trong môi trường có nhiều mùi thối, mùi khai, khí mê tan.

Độ pH: pH của môi trường sống và cả thức ăn cho giun cần pH trung tính.Qua các thí nghiệm thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất pH vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.

Ánh sáng: giun có tế bào cảm nhận ánh sáng ở trên da ở vùng đầu. Ánh sáng mặt trời có hại cho giun, giun có phản ứng né tránh.

Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính, sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao.Cứ một tuần đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở, sau 3 tháng giun trưởng thành.Theo nhiều tài liệu, từ một cặp  ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm. Khả năng sinh sản này đảm bảo cho sự duy trì mật độ và khả năng xử lý khá ổn định.
                               
Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. 

4.2  SỬ DỤNG TRÙNG ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN HỦY BÙN TẠO CÁC SẢN PHẨM MÙN VÀ TRÙNG SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI

Bùn thải có thể được phân tách và ổn định nhanh hơn khoảng ba lần bởi giun đất so với quá trình bình thường.Một vấn đề khác mà họ xác định là hóa chất độc hại trong bùn ảnh hưởng đến quá trình vermicomposting .Có thể có một lợi thế trong việc sử dụng giun đất cho quản lý chất thải trong các nước công nghiệp.

Bùn nước thải có thể chứa các mầm bệnh có hại của con người. Những tác nhân gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Những tác nhân gây bệnh này sẽ chết đi một cách tự nhiên theo thời gian. Một thử nghiệm được tiến hành bởi Vermitech cho thấy giun đất phá hủy thành công trứng giun sán trong bùn thải.Một trong những lợi thế lớn của sử dụng vermiculture cho xử lý nước thải bùn là nó quay một vật liệu odourous có chứa các tác nhân gây bệnh có hại thành một chất ổn định có thể được sử dụng như là một phân bón hữu cơ.
Nguồn:thegioicontrung.info

Một số ứng dụng của phân giun quế
-       Bất cứ đơn vị trồng trọt nào cũng cần nguồn phân hữu cơ sạch để sản xuất ra những sản phẩm sạch và cho năng suất cao, bền vững; Phân trùn quế được đánh giá là nguồn phân sạch nhất, giàu dưỡng nhất và thích hợp nhất cho tất cả các loại cây trồng hiện nay.
-       Phân trùn quế: Sau khi ăn các loại chất thãi hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ(vermicompost) sạch và đồng nhất; Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng đất mùn, có lẫn trứng và ấu trùng của trùn quế. Theo các nhà nghiên cứu, phân trùn là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho các loại cây trồng, đặc biệt cho các loại cây ngắn ngày như đậu, bắp, hay các loại cây la – ghim khác
-       Vermicompost và ứng dụng của nó được coi là phần sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý bùn thải hữu cơ với tác nhân phân giải chính là trùn quế nên chúng còn có tên là Earhworm Compost. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thúc đẩy nhanh sự phát triển của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ sung chúng vào đất nghèo dinh dưỡng, ngăn cản sự xói mòn đến mức thấp nhất.
Cấu trúc vật lý cuối cùng của sản phẩm vermicompost phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu sử dụng ban đầu.
-       Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng vermicompost dù đi bất kỳ nguyên liệu ban đầu như thế nào cũng đều cho chung một đặc tính là chúng giống than bùn, tơi, mịn xốp, thoáng khí và giữ ẩm khá tốt và đồng thời nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
-       Khi phân tích thành phần, hàm lượng của các nguyên tố trong vermicompost khác nhau, các tác giả đều nhận thấy hàm lượng dinh dưỡng sự biến động, tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu ban đầu đem xử lý, nhưng khi so với phân hữu cơ hỗn hợp có bổ sung khoáng vô cơ thì tất cả chúng đều chứa các yếu tố cần thiết cho cây trồng với tỷ lệ khá cao, ngoại trừ Mg.
-         Phân giun là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến. Phân giun thích hợp với nhiều loại cây trồng, chúng chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng hấp thụ một cách trực tiếp mà không cần quá trình phân huỷ trong đất như những loại phân hữu cơ khác. Chất mùn trong phân giun còn loại trừ độc tố nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Phân giun còn gia tăng khả năng giữ nước của đất, chống xói mòn. Đặc biệt phân giun thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch [4]. Dưới đây là bảng so sánh hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia cầm.

Bảng 2.4 Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia cầm

Chỉ tiêu
Đơn vị (%)
Nitơ tổng số
Photpho tổng số
Kali tổng số
Chất hữu cơ
Nước
Phân giun
0,85
0,45
0,64
29,93
37,06
Phân bò
0,52
0,25
0,35
14,50
83,03
Phân lợn
0,60
0,41
0,26
15,00
81,50
Phân dê
0,65
0,47
0,23
31,40
65,50
(Nguồn: Phân viện sinh thái – Viện môi trường nhiệt đới Việt Nga, 2009)

Nhìn vào bảng ta thấy hàm lượng N, P, K trong phân giun hầu hết đều cao hơn trong các loại phân của các loại gia súc. Vì vậy, phân giun có thể xem là một nguồn phân bón cao đạm rất tốt cho các hoạt động trồng trọt và cải tạo đất…

4.3  ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ CỦA CHẤT DINH DƯỠNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY
Để quá trình phân hủy bùn hoạt tính tốt hơn, độ ẩm, nhiệt độ và nồng độ của bùn phải phù hợp với khoảng nhiệt độ sống và sinh sản tốt nhất của giun đất.

Chất nền là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố: tơi xốp, giàu dinh dưỡng…Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của giun, có thể là môi trường sống tạm của giun khi gặp điều kiện bất lợi. 

Phải thường xuyên tưới nước cho giun (vào mùa hè và mùa khô ít nhất là 2 lần / ngày). Có thể nhận biết độ ẩm thích hợp hàng ngày bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra; nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô. Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì giun đã bị sốc khi di chuyển. Hàng ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tưới ít.

Nước tưới nên có pH trung tính, không nhiễm mặn hoặc phèn.Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có thể duy trì ở mức cao và ngược lại. khoảng 1 tuần thì lấy bùn đi đo độ ẩm và nhiệt độ.
  
CHƯƠNG 5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVÀ MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM


5.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5.2  MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM

5.2.1Mô hình nuôi trùng xử lí bùn  hoạt tính đã tách nước được thiết kế như sau :
-       Sử dụng thùng xốp có kích thước 60 x 50 x 30 cm
-       Đáy thùng có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 6 mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun bò ra ngoài. Bên trong thùng phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc thùng có chân cao khoảng 5 cm, để khi chồng lên nhau vẫn có kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi thùng đặt một cái chậu để hứng nước từ các thùng trên chảy xuống.
-       Phía trên có che đậy tấm bìa và tấm màn tuyn mỏng che ánh sáng và đảm bảo thông thoáng, không khí có thể vào trong

5.2.2 Tiến hành nuôi trùng
-       Nuôi trong 3 thùng, lượng giun mỗi thùng: 200g, lượng bùn: 2kg (đối với bùn phơi khô ở sân phơi bùn).
·      Thùng 1: sử dụng bùn lấy từ KCN Tây Bắc – Củ Chi.
·      Thùng 2: sử dụng bùn lấy từ nước thải nhà máy cao su.
·      Thùng 3: sử dụng bùn lấy từ nước thải nhà máy giết mổ gia súc.
-       Cũng tiến hành nuôi giun như trên trong 3 thùng nhưng đối với bùn tách nước sau khi qua máy ép bùn.
-       Mục đích: xác định thời gian xử lý đối với từng thành phần bùn thải hữu cơ ( thành phần nào được giun xử lý nhanh nhất ).

5.2.3 Kết quả
Theo  dõi từng ngày đến khi bùn phân hủy hết. Nhận  biết : bùn phân hủy xong giống than bùn, tơi, mịn xốp, thoáng khí và giữ ẩm khá tốt và đồng thời nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. 
Sau đó so sánh 6 thùng : thời gian phân hủy, mùi, lượng bùn thu được.

Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 05:16 2 tháng 7, 2014

Anh là Thiên Ân, lớp K13, anh có đọc file word của em và anh thấy phần Header ghi là "hệ thống thông tin môi trường", em cho anh hỏi là bài này là bài tập môn HTTTMT hay là đề tài tốt nghiệp của em vậy? vì anh đang có ý định làm 1 đề tài nghiên cứu tương tự cái này nên anh không biết có bị trùng lặp không? Reply anh sớm nhé. Thân

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY