Thiết kế hệ thống thoát nước cho Khu chợ và phố chợ Long Khánh – Đồng Nai với công suất 250m3/ngđ.

GVHD : GVC. TS Nguyễn Thị Phương Loan
SVTH: Đồng Trung Nguyên & Lê Hoài Việt


Đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO KHU CHỢ VÀ PHỐ CHỢ LONG KHÁNH – ĐỒNG NAI VỚI CÔNG SUẤT 250 M3/NGĐ

1. TỔNG QUAN VỀ KHU PHỐ CHỢ LONG KHÁNH
1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.1.1 Vị trí địa lý
  • Nằm ở phía đông tỉnh Đồng Nai;
  • Dọc theo quốc lộ 1A;
  • Kế cạnh bến xe Long Khánh;
  • Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70 km;
  • Tổng diện tích 15.000 m2.


1.1.2 Địa hình – thổ nhưỡng
  Ø  Địa hình
·        Có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi (vùng trung du);
·        Thấp dần theo hướng Bắc Nam
·        Có hệ thống giao thông thuận lợi (gần bến xe, dọc theo quốc lộ 1A).
  Ø  Thổ nhưỡng
·      Các loại đất hình thành trên đá Bazan: đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì cao chiếm 39,1%;
·      Các loại đất hình thành trên phù sa cổ như đất xám,nâu xám, loang lổ chiếm 41/9%.

1.1.3 Khí hậu – thuỷ văn
  Ø  Khí hậu
·        Nhiệt độ trung bình năm: 25 – 260C.
·        Độ ẩm dao động từ 80 – 82%.
·        Chế độ mưa: hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau);
·        Lượng mưa tương đối cao: 1.500mm – 2.700mm.
  Ø  Thuỷ văn
·        Không có nhiều kênh rạch trong phạm vi khu chợ.
àThoát nước chủ yếu bằng mạng lưới thoát nước thành phô.́
·        Bù lại có nguồn nước ngầm phong phú phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

1.1.4 Tình hình kinh tế – xã hội
  • Thị xã Lonh Khánh có 15 đơn vị hành chính cấp xã; chiếm diện tích là 197,2 km2;
  • Dân số trung bình là 181.242 người, với trên 34.715 hộ dân;
  • Mật độ dân số là 923 người/km2 ;
  • Dân số thuộc loại cơ cấu trẻ, độ tuổi lao động chiếm khoảng 65,54%.
  • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 13,2%; và giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng từ 13-14%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 tương đương 1.630 USD.
  • Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đến năm 2010 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,7%.
1.2 Quá trình hoạt động và phát triển
1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
  • Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia. Hệ thống phân phối lưới điện cao thế 110/220 KV với các trạm biến áp 2.400 MVA, lưới điện trung thế 15/22 KV với các trạm biến áp 2.500 MVA đã phủ kín 171 phường, xã thị trấn trong toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu cấp điện cho các nhà đầu tư;
  • Cấp nước: Năm 2010 công suất cấp nước của Đồng Nai đạt 320.000m3/ ngày và đến năm 2015 đạt 550.000m3/ngày, đủ cung cấp nước cho dân cư đô thị và các dự án công nghiệp trong khu công nghiệp, thương mại;
  • Giao thông thuận tiện (gần bến xe, dọc QL 1A…);
  • Có 2-4% diện tích xây dựng các đầu mối kỹ thuật hạ tầng: trạm điện, đài nước, bể chứa, Khu XLNT, bãi rác trung chuyển;
  • Có khoảng 15% diện tích trồng cây xanh tập trung và phân tán;
1.2.2 Các ngành nghề hoạt động chính
·        Mặt bằng bố trí quầy sạp đủ cho 525 ki ốt:
  • Khu vực A, có tổng số 44 sạp (diện tích 12m2/sạp) bao gồm các ngành hàng: Thuốc tây, mỹ phẩm, vải sợi, tranh ảnh, vàng bạc trang sức, điện gia dụng, đồng hồ, đồ sắt;
  • Khu vực B, có tổng số 196 sạp (diện tích 9m2/sạp đến 10,50m2/sạp) bao gồm các ngành hàng: kẹo bánh, tạp hóa, quần áo may sẵn, mũ nón, giày dép, phụ liệu may, đồ dùng gia đình, gạo, nông sản;
  • Khu vực C, có tổng số 256 sạp (diện tích 4,95m2/sạp đến 6,75m2/sạp) bao gồm các ngành hàng: gia vị, nhang đèn, trầu cau, trái cây, cải muối, bún tươi, nem chả, cá khô, sách báo, trứng gia cầm, rau xanh, cá tươi, thịt heo, bò, thuốc lá, may gia công, uốn tóc, giác hơi;
  • Khu vực D, có tổng số 29 sạp (diện tích 16m2/sạp - có 1 sạp diện tích 20m2) bao gồm các ngành hàng: ẩm thực;
1.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại khu phố chợ
1.3.1 Hiện trạng mạng lưới thoát nước
  • Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải chung;
  • Nước mưa được thu gom từ các khu vực ngoài trời vào hệ thống thoát nước chung của khu chợ;
  • Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của các sẽ được thu gom chung vào mạng lưới thoát nước của khu chợ và dẫn về trạm XLNT tập trung;
  • Xử lý đạt QCVN 24:2008/BTNMT cột B rồi xả ra hồ hoàn thiện trước khi thoát ra bên ngoài theo hệ thống mương hở.
  • Cống có Ø700, được thiết kế tự chảy hoàn toàn về hố thu của Trạm XLNTTT;
  • Hệ thống cống kín trong khu vực được thiết kế với đường kính cống tròn Ø300, Ø400.

1.3.2 Hiện trạng xử lý nước thải
  • Khu chợ hiện đang xây dựng một Trạm XLNTTT, bên ngoài khu chợ, có diện tích 3 ha.
  • Trạm được đặt ở vị trí khá thuận lợi để tạo độ dốc dẫn nước thải về.
  • Trạm nằm về phía Tây – Bắc của khu chợ, dọc theo quốc lộ 1A.
  • Với công suất thiết kế 250 m3/ngày đêm.


2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước thải
2.1.1 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải

·     Nước thải khu chợ là loại nước thải sau quá trình kinh doanh, sinh hoạt của các sạp chợ.
·       Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải khu chợ rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình kinh doanh.
·        Có hai loại nước thải từ chợ:
ü  Nước thải quy ước sạch;
ü  Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng và cần xử lý cục bộ.

2.1.2 Thành phần và đặc tính nước thải
  • Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
  • Lượng chất hữu cơ chiếm 50 – 60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật như: cặn bã thực vật, rau, hoa, quả, giấy… và các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người và động vật, xác động vật…
  • Lượng chất vô cơ trong nước thải gồm cát, đất sét, axit, bazơ vô cơ…
  • Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt.
2.2 Tổng quan về mạng lưới thoát nước
2.2.1 Khái niệm và các bộ phận hệ thống thoát nước
         Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.
         Hệ thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau:
ü  Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà;
ü  Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà;
ü  Trạm bơm và ống dẫn áp lực;
ü  Công trình xử lý;
ü  Cống và miệng xả nước vào nguồn.

2.2.2 Khái niệm mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà
         Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà là hệ thống cống ngầm và mương lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm xử lý hay ra sông hồ.
         Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà có thể là:
ü  Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một nhà);
ü  Mạng lưới thoát nước tiểu khu, nhận tất cả nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới đường phố;
ü  Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp;
ü  Mạng lưới thoát nước đường phố (ngoài phố), xây dựng dọc theo các đường phố và thu nhận nước thải từ các mạng lưới trong nhà, tiểu khu, thường dẫn nước bằng tự chảy.

2.2.3 Phân loại và đặc điểm hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển NTSH chung hay riêng ta có thể phân loại HTTN như sau:

         Hệ thống thoát nước chung:

         Hệ thống thoát nước riêng:

         Hệ thống thoát nước riêng một nửa:
ü  Là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của HTTN chung và riêng;
ü  Gồm hai hệ thống: (1) thoát NTSH và NTSX; (2) thoát nước mưa;
ü  Sử dụng công trình giếng thu nước mưa để thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn;
ü  Phạm vi áp dụng:
§  Đô thị có dân số > 50.000 người;
§  Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy;
§  Những nơi có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội;
§  Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước thải mang vào.
         Hệ thống thoát nước hỗn hợp.
ü  HTTN hỗn hợp là sự kết hợp của các loại hệ thống trên;
ü  Thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng, khi xây dựng và cải tạo HTTN trong các thành phố lớn (dân số > 100.000 người) có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.

2.2.4 Lựa chọn HTTN
Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào:
·        Tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống;
·        Điều kiện địa phương;
·        Tính kỹ thuật, kinh tế và yêu cầu vệ sinh môi trường.

2.2.5 Thiết lập sơ đồ HTTN
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
·        Điều kiện địa hình;
·        Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn;
·        Mức độ phát triển của địa bàn quy hoạch (khu dân cư, khu công nghiệp,…) hiện tại và tương lai;
·        Vị trí đặt công trình xử lý và xả nước thải.
Tùy theo địa hình, sơ đồ tổng quát thoát nước có thể biểu diễn dưới dạng: sơ đồ thẳng góc, sơ đồ giao nhau, sơ đồ phân vùng, sơ đồ không tập trung,  sơ đồ tập trung.

2.2.6 Các điều kiện tiếp nhận nước thải vào MLTN
         Không được xả NTSH và NTSX vào mạng lưới thoát nước mưa;
         NTSX chỉ được phép xả vào mạng lưới HTTN riêng hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như:
v Không chứa những chất ăn mòn;
v Không chứa những chất dễ tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành hỗn hợp dễ gây nổ, cháy;
v Nhiệt độ không vượt quá 400C;
v Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải;
         Hỗn hợp NTSH và NTSX phải đảm bảo giá trị pH = 6,5 – 8,5.
         Các loại rác, thức ăn trong gia đình chỉ được xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3 – 5 mm, và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác: 8 nước.

2.2.7 Các nguyên tắc vạch tuyến MLTN
         Phải phù hợp với việc chọn hệ thống thoát nước (riêng, chung,…);
         Triệt để lợi dụng địa hình đến mức cao nhất, tốt nhất là tự chảy;
         Phù hợp với điều kiện địa phương;
         Phù hợp với sự phát triển của đối tượng quy hoạch (thành phố, KCN,…);
         Chú ý đến các vị trí có lượng nước thải tập trung lớn;
         Không nên vạch tuyến MLTN giao nhau với các dòng nước mặt, với các đường giao thông và các công trình ngầm khác;
         Không nên vạch tuyến MLTN dưới lòng đường có mật độ giao thông cao;
         Ngoài ra, còn phải tuân thủ đến các nguyên tắc khác như: trình tự vạch tuyến, các phương án vạch tuyến (sơ đồ phân khối, sơ đồ kiểu xuyên tâm),… để dễ quản lý và tiết kiệm chi phí đầu tư.

2.2.8 Cơ sở kỹ thuật quản lý MLTN
         Nghiệm thu và kiểm tra các mạng lưới được xây dựng để đưa vào sử dụng, kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới xây dựng mạng lưới.
         Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử dụng ở tất cả các công trình nối vào mạng lưới thoát nước.
         Kiểm tra tình trạng kỹ thuật tất cả các công trình trên mạng lưới theo từng thời kỳ, kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa.
         Tiến hành cọ rửa mạng lưới.
         Loại trừ những trường hợp cống bị tắc.
         Tiến hành sửa chữa kỹ thuật và sửa chữa lớn các công trình trên mạng lưới.
         Thực hiện nguyên tắc về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn.

2.3 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải
2.3.1 Các phương pháp xử lý nước thải

2.3.2 Các phương pháp khử trùng nước thải
         Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
         Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.

2.3.3 Các phương pháp xử lý cặn trong nước thải
         Thiết bị hoặc bể cô đặc cặn
         Bể ổn định cặn hiếu khí
         Bể ổn định cặn yếm khí (bể metan)
         Hồ cô đặc và ổn định yếm khí
         Sân phơi bùn làm khô cặn
         Làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…
         Đốt cặn trong lò thiêu.
àgiảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau.

3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MLTN & TRẠM XLNTTT CHO KHU PHỐ CHỢ
3.1 Tính toán thiết kế MLTN…
3.2 Tính toán thiết kế trạm XLNTTT…
4. THIẾT KẾ HOÀN THIỆN VÀ TỐI ƯU HOÁ CHI PHÍ ĐẦU TƯ HTTN CHO KHU PHỐ CHỢ
4.1 So sánh chi phí đầu tư…
4.2 Củng cố kiến thức…
4.3 Rèn luyện kỹ năng…
4.4 Trau dồi kinh nghiệm…
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY