GVHD : GVC. TS Phạm Thị Anh
SVTH: Trần Thị Ngọc Bích & Đào Vĩnh Cường
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhà máy chế biến thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long.
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH ĐẠI - TỈNH BẾN TRE
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1
Vị trí địa lí
Bình Đại là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Bến
Tre, nằm trên cù lao An Hoá, được bao bọc bởi 2 sông lớn là sông Cửa Đại, sông
Ba Lai và biển Đông.
v Phía đông giáp biển Đông.
v Phía tây giáp huyện Châu Thành trên cù lao An Hoá.
v Phía nam giáp huyện Giồng Trôm và Ba Tri với ranh
giới tự nhiên là sông Ba Lai.
v Phái bắc giáp tỉnh Tiền Giang với ranh giới tự nhiên
là sông Cửa Đại.
Huyện Bình Đại gồm có 19 xã và 1 thị trấn, với tổng
diện tích là 404 km2, dân số 131.811 người, mật độ dân số trung bình
là 326 người/km2.
Toạ độ địa lí huyện
Bình Đại gới hạn từ 106026’31” đến 106049’31”
kinh độ Đông và từ 10001’32” đến 10018’20”
vĩ độ Bắc. Chiều dài phần đất liền 42,5km,
nơi hẹp nhất là 3,3km (từ Long Định đến Long Hoà), nơi rộng nhất là 17,5km (từ
Thừa Đức đến Thới Thuận).
1.1.2
Địa hình
Nhìn chung địa hình huyện Bình Đại tương đối bằng phẳng,
cao độ bình quân từ 1–2m, có khuynh hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc đến Đông
Nam và nghiêng ra biển Đông. Bốn bề huyện Bình Đại là sông nước bao bọc, bên
trong có hệ thống sông rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Cục
bộ địa hình có những cồn cát phân bố thành tuyến, hình cánh cung nằm ở ven
biển. Các giồng cát cao hơn địa hình xung quanh từ 1 – 5 m. Rải rác có những
cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn.
1.1.3
Khí hậu
Huyện Bình Đại nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, cận xích đạo có nền nhiệt cao ít biến động. Có sự phân biệt rõ 2 mùa
hằng năm. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam thịnh hành, có lượng bốc hơi thấp, độ ẩm
không khí cao và mùa khô có gió mùa Đông Bắc thịnh hành có lượng bốc hơi cao,
độ ẩm không khí thấp.
v Nhiệt độ
Nền nhiệt độ bình
quân trong năm không có sự biến động cao, nhiệt độ bình quân giữa tháng nóng
nhất và tháng ít nóng nhất chênh nhau khoảng 3 – 4 0C.
Nhiệt độ bình quân ở
Bình Đại là 27,2 0C. Tháng nóng nhất có nhiệt độ từ 28,4- 28,9 0C
(cao nhất vào tháng 4 và 5). Tháng mát nhất có nhiệt độ khoảng 250C
(tháng 12 và tháng 1).
v Độ ẩm tương đối
Bình Đại có độ ẩm tương đối cao, bình quân là
86%. Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4) độ ẩm thay đổi từ 70 – 84%, mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 11) biến động từ 85 – 91%.
v Lượng mưa
Mùa mưa ở huyện Bình Đại bắt đầu vào tháng 5
và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa hằng năm trung bình là 1264mm/năm. tập trung vào mùa mưa 62,5 –
97,7%.
v Gió
Trong mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây
Nam đến Tây Tây Nam với tốc độ trung bình cấp 3 – 4. Từ tháng 10 trở đi gió
chuyển sang hướng Đông Bắc với tốc độ cấp 2 và đến tháng 2, 3 thì gió theo
hướng Đông Bắc đến Đông Nam với tốc độ cấp 3, 4, sang tháng 4 gió chuyển sang
hướng Đông Nam với tốc độ cấp 3, 4.
Gió chướng là loại gió có hướng Đông Bắc đến
Đông Nam (chủ yếu là gió mùa Đông Bắc) có cường độ gia tăng mạnh nhất khi phối
hợp với trào lưu gió tín phong. Gió chướng bắt đầu vào cuối tháng 8 đầu tháng 9,
mạnh lên trong tháng 10 và 11. Tốc độ gió cấp 5 (10m/s) tập trung vào các tháng
2 và 3 (gió mùa Đông Bắc) và tháng 8 (gió mùa Tây Nam), ít khi gặp trong tháng
5 và tháng 10. Hoạt động của gió chướng nếu đồng bộ với thủy triều cường sẽ đẩy
nước biển chảy ngược vào các song, gây nhiễm mặn vào sâu trong đất liền.
v Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trong năm trong năm đạt 2.046
giờ. Trong mùa khô, nắng trung bình khoảng 8 – 9 giờ/ngày (cao nhất vào tháng 2
và 3) với tổng số giờ nắng trung bình 240 – 260 giờ/tháng. Mùa mưa nắng ít hơn,
bình quân 5,5 – 6,5 giờ/ngày tương đương với 170– 190 giờ/tháng.
1.1.4
Thuỷ
văn
v Hệ thống sông rạch
Huyện Bình Đại nằm dưới hạ lưu tam giác châu
thổ của hệ thống sông Cửa Đại và sông Ba Lai, là địa bàn nhiễm mặn và lợ từ
biển Đông, ảnh hưởng của thuỷ triều trực tiếp, tài nguyên sinh vật phong phú.
Với 34km dọc sông Cửa Đại, 37km dọc sông Ba
Lai và hơn 27km bờ biển, hệ thống kênh rạch chằng chịt và hơn 2.000ha đất bãi
triều cao. Bình Đại trải rộng trên 2 vùng sinh thái lợ mặn, thích hợp cho việc
phát triển các hệ thống canh tác đa dạng, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản và
ngư nông kết hợp, đồng thời phát triển kinh tế biển.
v Tình hình mực nước
Theo số liệu hiện có cho thấy lượng nước mặt
do sông Tiền chảy vào như sau:
Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau):
lượng nước vào cửa Đại 473,6 m3/s.
Thuỷ triều huyện Bình Đại thuộc về chế độ bán
nhật triều không đều với độ chênh cao đỉnh triều là 0,2 m/ngày và 0,7 m/năm.
Biên độ triều bình quân trên dưới 3,9m.
Chu kì triều một năm thường lớn nhất vào tháng
11 và 12 dương lịch, nhỏ nhất vào tháng 5 và 6 dương lịch. Mực nước lớn nhất
năm thường xuất hiện vào tháng 10,11,12. Mực nước thấp nhất vào tháng 6 và 7.
Triều biển: khu vực thuộc các cửa sông đều có
chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có 2 lần nước lên và xuống. Với điều
kiện thuỷ văn như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Bình Đại phát triển
rừng ngặp mặn và các loài thuỷ sinh vật trong vùng. Tuy nhiên, hoạt động của
gió, sóng biển và bão là tác nhân làm mất rừng ngập mặn, làm suy giảm sinh học
do mất rừng, mất nơi cư trú.
1.1.5
Cấu tạo
địa chất
v Nước mặt
Huyện Bình Đại nằm cuối châu thổ,
bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Cửa Đại, sông Ba Lai và bờ biển. Sông Ba Lai
có hướng chảy từ Tây sang Đông dài khoảng 71 km, lưu lượng mùa lũ khoảng 240 m3/s,
mùa cạn 59m3/s.
Nhìn chung, hệ thống sông rạch chằng
chịt và gần 2.000ha đất bãi triều cao, trải rộng trên 2 vùng sinh thái mặn và ngọt
nên rất bất lợi về nguồn nước ngọt phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế.
Mùa khô: Do ảnh hưởng của triều biển
Đông, sự xâm nhập mặn là yếu tố chính tác động lên chất lượng nước mặt.
Mùa mưa: nước lũ tràn về mang theo
nhiều phù sa nên độ đục lớn.
v Nước ngầm
Trong vùng có 2 dạng nước ngầm: nước
ngầm trong các giồng cát và nước ngầm tầng sâu. Nước ngầm trong các giồng cát
thường phân bố trên các giồng khá cao và rộng với độ rỗng trên 40% và được bổ
sung hằng năm bằng nước mưa, nước ngầm tầng sâu đều bị nhiễm mặn. Tuy nhiên
nước ngầm không đủ đáp ứng cho trồng trọt mà chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa.
v Khoáng sản
Do
huyện Bình Đại chịu ảnh hưởng của quá trình tác động giữa sông và biển hỗn hợp
mang phù sa các nơi về bồi đắp, nên có một số khoáng sản chủ yếu:
- Mỏ
hàu nhỏ: chất lượng khá nhưng trữ lượng không nhiều.
- Đất giồng cát: thích hợp cho phát triển các
loài cây ăn trái.
- Đất phù sa mặn và đất cát mặn: do chịu ảnh
hưởng của nước mặn ven biển Bình Đại.
- Cát lòng sông : được tích tụ là do các dãy ngầm được tạo thành do phù sa của sông
bồi tụ mà thành. Quá trình này hiện nay vẫn tiếp diễn, lượng cát đang được bổ
sung hàng năm, đặc biệt trong các tháng mùa lũ. Do tác động của dòng chảy và sự
bồi lắng thân khoáng cát ở lòng sông thường không ổn định, có thể dịch chuyển
theo thời gian. Huyện Bình Đại nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long nên các dạng tích
tụ của cát từ thượng nguồn đổ về rất dồi dào, tiềm năng cát lòng sông lớn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng,
trong lúc đất san lấp cạn kiệt nguồn thì nhu cầu khai thác cát sông ngày càng
tăng.
Việc khai thác cát sông làm thay đổi dòng
chảy, nước chảy xoáy gây sạt lở, sụp đất đến mức báo động do việc khai thác cát
quá mức và khai thác trái phép.
1.2
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Văn hoá – xã hội
v Văn hoá thông tin
Công
tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đang được thực hiện tích cực nhằm hạn chế
tác động xấu đến môi trường, thông tin đến người dân các Nghị quyết của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước để người dân hiểu và chấp hành.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra,
kiểm soát về mọi mặt, tăng cường công tác quản lí dịch vụ văn hoá.
v Giáo dục và
đào tạo
Công tác giáo dục – đào tạo luôn được chú
trọng và từng bước hoàn thiện: tỉ lệ mù chữ giảm xuống dưới 1,44%(năm 2009),
100% trẻ em được đến trường. Tất cả các trường trong huyện đều thực hiện tốt
tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giảng dạy luôn được chú trọng,
qua đó giáo dục học sinh truyền thống nhà trường, truyền thống địa phương ,
tinh thần tôn sư trọng đạo,…
Bình Đại đã thành lập được 20/20 Trung tâm hỗ
trợ cộng đồng ở tất cả các xã, thị trấn. Hầu hết Trung tâm hỗ trợ cộng đồng đều
thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết,
nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng
đồng, phối hợp triển khai các công trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư
và các dự án, chương trình tại địa phương.
v Y tế
Hệ thống cơ sở y tế của huyện Bình
Đại được hình thành và chia thành hai tuyến. Tuyến huyện gồm Bệnh viện tại thị
trấn Bình Đại và một phòng khám khu vực tại Long Hoà, tuyến xã có 20 trạm y tế.
Nhìn chung, mạng lưới y tế tuy đã phủ kín toàn huyện nhưng đa số cơ sở y tế
xuống cấp hoặc còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kĩ hoặc thiếu
thốn, nhân sự thiếu hoặc chưa đúng tiêu chuẩn.
1.2.2 Kinh tế
v Tốc độ tăng trưởng kinh
tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) đạt 13,12% so với chỉ tiêu.
- GDP bình quân đầu người
tăng từ 20,8 lên 22 triệu đồng/người/năm.
- Giá trị sản xuất khu
vực I (Nông – Lâm – Ngư nghiệp) tăng 10%, trong đó ngư nghiệp chiếm 78%, nông
nghiệp chiếm 22%.
- Giá trị sản xuất khu
vực II (Công nghiệp và xây dựng) tăng 22%, trong đó công nghiệp chiếm 65,6%.
- Giá trị sản xuất khu
vực III (Dịch vụ) tăng 26%.
v Cơ cấu kinh tế:
Bình Đại chiếm 17,3% diện tích của tỉnh và có
khuynh hướng tăng do quá trình bồi tụ của bãi sông và cồn nổi tự nhiên, đặc
biệt và bãi bồi ven sông Ba Lai và cồn nổi giữa sông Cửa Đại. Dân số huyện
chiếm 9,74% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số năm 2011 bình quân 326 người/km2,
thấp hơn nhiều so với mật độ bình quân của tỉnh 573 người/km2. Trong
thập niên 90, Bình Đại là huyện nghèo của tỉnh Bến Tre với thu nhập chủ yếu từ
sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản nhưng năng suất và hiệu quả kém do
hạn chế về đất đai, lao động, phương tiện và tình hình nhiễm mặn. Từ năm 1998,
tình hình cơ cấu kinh tế của huyện có những chuyển dịch cơ cấu đáng kể: trở
thành vùng kinh tế biển của tỉnh Bến Tre, với diện tích nuôi trồng thuỷ sản
chiếm 39,4% diện tích và sản lượng toàn tỉnh, sản lượng đánh bắt chiếm 48,1%
tổng sản lượng toàn tỉnh.
v Hoạt động sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Bình Thới với quy mô
17,42 ha đang tích cực mời gọi đầu tư.
- Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp tiếp tục được giữ vững. Trong năm đã phát triển mới hơn 70 cơ sở công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng, thu hút 193 lao động,
nâng tổng số toàn huyện hiện có 1.128 cơ sở, vốn đầu tư 283,358 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5.284
lao động. Nhìn chung các ngành sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn ở lĩnh vực chế biến trái dừa, thuỷ sản, cung cấp nước đá, nước máy sinh
hoạt tiếp tục tăng trưởng so với năm 2010 tăng 19,53% .
- Các công trình điện được tiếp tục cải tạo, nâng cấp sữa
chữa các tuyến, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 100%.
-
v Hoạt động sản xuất nông
nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp đang được chú trọng và
tăng năng suất đáng kể, cây lúa duy trì một năm 3 vụ, sản lượng tăng nhanh so
với năm 2010. Tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng chất lượng,
hiệu quả và an toàn.
- Diện tích vườn dừa được trồng mới và nâng diện tích lên
5.435ha, lượng trái thu hoạch ước tính 34,5 triệu trái, cây ca cao được trồng
xen với cây dừa nâng tổng số lên 70,57ha.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng không đáng kể do giá cả
không ổn định (số lượng hiện có đàn bò: 6.822 con, heo: 13.251 con, dê: 3.794
con, gia cầm: 273.362 con…). Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành chức
năng phối hợp với các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm; tăng cường khảo sát thực tế kiểm tra tình hình để kịp
thời xử lí, hạn chế thấp nhất các khả năng xảy ra dịch bệnh.
v Thương mại – dịch vụ
-
Đã phát triển mới 305 cơ sở thương mại, dịch
vụ, vốn đầu tư 52,656 tỉ đồng, thu hút 873 lao động, nâng tổng số toàn huyện
hiện có 4.478 cơ sở, vốn đầu tư 266,218 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 10.642
lao động. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 22,36%. Công tác quản lí thị trường được phối
hợp và tăng cường kiểm soát chặt chẽ.
-
Thành lập một hợp tác xã thương mại ở Thị
trấn,qua việc chuyển giao mô hình quản lí từ ban quản lí chợ thành hợp tác xã
thương mại – dịch vụ Phương Đông, đã vận động thành lập hợp tác xã thương mại
tại xã Định Trung. Đồng thời giải thể 06 hợp tác xã (Nông nghiệp: 04, dịch vụ:
01, xây dựng: 01) do không hoạt động và hoạt động không hiệu quả. Đến nay toàn
huyện có 10 hợp tác xã.
- Hoạt động Bưu chính – viễn thông tiếp tục
phát triển, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Hoạt động của các chi nhánh ngân hàng trên
địa bàn tích cực chủ động thực hiện tổ chức đồng bộ, linh hoạt những chủ
trương, giải pháp của ngành về hoạt động tín dụng – ngân hàng theo hướng tăng
cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các hộ
nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang gặp
khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Uỷ ban nhân dân huyện đã chủ
động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh sơ kết rút kinh nghiệm và tháo gỡ
những vướng mắc khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.
Chương 2.
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CÁT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BÌNH ĐẠI – TỈNH
BẾN TRE
2.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
CÁT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH ĐẠI
2.1.1 Công tác khảo sát
cát lòng sông
Do các thân khoáng hoàn toàn
ngập nước nên công tác khảo sát, đánh giá có nhiều khó khăn so với khảo sát
trên bộ. Để đánh giá sự phân bố cát phải đo địa hình đáy sông, khoan xác định
chiều dày tầng cát và lấy mẫu phân tích chất lượng cát.
Theo điều tra đánh giá về
tiềm năng khoáng sản cát lòng sông cửa Đại thì tiềm năng dự báo của khoáng sản
cát lòng sông trên địa bàn huyện Bình Đại gồm có một Hợp tác xã khai thác cát
với trữ lượng 400.000m3/năm (đang hoạt động), Doanh nghiệp tư nhân
Hiếu Thảo với trữ lượng 400.000m3/năm (chưa hoạt động) và Công ty
TNHH 640 với trữ lượng khai thác 12.000.000m3/3 năm (dự án khai
thông luồng lạch).
2.1.2 Công tác cấp giấy phép khai
thác cát
Từ khi có luật khoáng sản đến nay hoạt
động khai thác cát trên địa bàn huyện mới bắt đầu được quản lý, tình trạng khai
thác tự do đã giảm dần, hoạt động khai thác cát đã đi vào nề nếp.
Giấy phép khai thác cát thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Công tác thăm dò mỏ do các tổ chức hoặc cá nhân
xin phép Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn có chức năng
khảo sát thăm dò địa chất và khoáng sản thực hiện.
Huyện Bình Đại đã được UBND tỉnh cấp 2
giấy phép khai thác và 1 giấy phép chuẩn bị đưa vào hoạt động. Có hai đơn vị
đăng kí khai thác cát là: Doanh nghiệp tư nhân Hiếu Thảo (đoạn từ Phú Vang đến
xã Lộc Thuận) với trữ lượng khai thác là 400.000m3/năm và HTX huyện
Bình Đại (từ xã Bình Thới đến xã Bình Thắng) với trữ lượng khai thác 400.000m3/năm.
Để được cấp giấy phép khai thác các chủ
đầu tư phải thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Thăm dò và phê duyệt
trữ lượng khoáng sản.
- Bước 2: Lập dự án đầu tư và
thiết kế cơ sở (là báo cáo nghiên cứu khả thi).
- Bước 3: Lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường.
Hiện nay, đối với cát lòng sông theo quy
định của Bộ Tài nguyên Môi trường trữ lượng đánh giá mức cao nhất ở cấp 122.
Hầu hết các mỏ được cấp giấy phép đều đã được thăm dò đánh giá trữ lượng và lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện đúng quy định của pháp luật về
khoáng sản.
2.1.3 Sản lượng khai thác
Cát sông ở huyện Bình Đại nói riêng và
tỉnh Bến Tre nói chung đã được khai thác sử dụng từ lâu. Trước đây hoạt động
khai thác cát do người dân tự khai thác để sử dụng với quy mô nhỏ.
Hiện nay do nhu cầu về việc san lấp rất
lớn, cát lòng sông trở thành loại hàng hóa có giá trị, việc đầu tư khai thác
đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trong nhiều năm qua trên
phạm vi của huyện Bình Đại cũng như tỉnh Bến Tre hiện tượng khai thác cát trái phép
xảy ra thường xuyên.
Theo số liệu của Sở Tài
nguyên và Môi trường lượng cát khai thác trái phép ở Bến Tre hàng năm ước tính trên
100.000m3.
2.1.4 Công nghệ khai thác cát
Công nghệ
khai thác cát sông nói chung đơn giản. Hiện nay hoạt động khai thác cát sông
nước ta đang sử dụng gồm có 4 phương pháp sau:
v Phương pháp hút thổi
Phương pháp này kĩ thuật đơn giản, thường được
sử dụng để hút bùn cát khi nạo vét luồng lạch giao thông đường thủy. Ưu điểm là
có công suất khai thác lớn, có thể thổi cát thẳng lên bờ. Nhược điểm là đầu tư
lớn, phù hợp với các mỏ có công suất lớn.
Hình 3.1 Khai thác cát bằng phương pháp hút thổi
v Phương pháp bơm hút
Dùng máy bơm để hút cát lên
xà lan hoặc ghe thuyền. Phương pháp này rất đơn giản nhưng công suất không cao,
phù hợp với các mỏ có sản lượng khai thác nhỏ.
v Phương
pháp khai thác bằng xáng cạp
Là
phương pháp khai thác cát phổ biến hiện nay. Các máy xúc gàu dây được đặt trên
xà lan để múc cát. Công suất xáng cạp ở mức trung bình, hiện nay phổ biến các
loại cần 45 và cần 60.
Nhược điểm là khi khai thác phải di chuyển
phương tiện nhiều lần và có thể bị lật khi có sóng to gió lớn.
v Phương pháp xáng guồng
v Phương pháp xáng guồng
Phương pháp này dùng hệ thống guồng
gồm các gàu lắp trên dây xích để xúc cát lên xà lan. Đây là phương pháp có công
suất khai thác khá cao nhưng chi phí đầu tư lớn.
Hiện nay trên địa bàn huyện, các cơ
sở khai thác chủ yếu sử dụng phương pháp xáng cạp và bơm hút.
2.1.5 Các tác động môi trường liên quan đến
hoạt động cát sông
2.1.5.1 Bồi tụ và sạt lở bờ sông
v Các khu vực bồi tụ
Dòng sông bên lở bên bồi là quá trình tự nhiên
xảy ra bao đời nay, đó là quy luật trong quá trình phát triển của tất cả các
dòng sông.
Quá trình bồi tụ hình thành tại các khu vực
ngã ba sông, trước và sau các cồn và dọc theo bờ lồi ra của các đoạn sông uốn
cong. Do các sông vận chuyển một lưu lượng phù sa lớn, đặc biệt trong các tháng
mùa lũ, khi gặp cồn (cù lao) và khi chảy qua các khúc sông uốn lượn hoặc khi
dòng sông mở rộng, tốc độ dòng chảy giảm dẫn đến sự lắng đọng phù sa.
-
Bồi tụ
liên quan đến cồn giữa sông: Hiện tượng này thường gặp ở vị trí phía trước
và phía sau cồn (cù lao).
-
Bồi tụ
liên quan đến các khúc sông uốn lượn: Các bờ
lồi của sông thường xảy ra sự lắng đọng phù sa tạo ra các bãi bồi ven bờ.
-
Bồi tụ
liên quan đến sự mở rộng dòng chảy: những
khúc sông rộng có tốc độ dòng chảy giảm thường gây bồi tụ, chủ yếu ở các khu
vực ngã ba sông.
-
Bồi tụ
tại các cửa sông: khi sông gặp biển do tác động của sóng và thủy triều
làm giảm tốc độ dòng chảy và lắng đọng phù sa gây bồi tụ xảy ra ở hầu hết các
cửa sông ở Bến Tre. Bồi tụ xảy ra mạnh nhất ở cửa sông Tiền và sông Ba Lai tạo
nên các doi cát ngầm ở cửa sông.
Quá trình bồi tụ là nguyên nhân gây tắc nghẽn
dòng chảy làm cho sông đổi dòng và xói lở bờ.
v Các khu vực sạt lở
Hiện nay, các
hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép
còn diễn ra ở nhiều nơi và ngày một phức tạp, làm thất thoát tài
nguyên khoáng sản, gây khó khăn cho công tác quản
lý, làm sạt lở bờ sông, đe doạ sự an toàn của đê điều, cầu cống, người và tài
sản, cản trở giao thông đường thủy nội địa.
Hiện tượng sạt lở bờ sông chủ yếu xảy ra vào
mùa mưa lũ (tháng 9 đến tháng 10) và vào mùa nước kiệt (tháng 2 đến tháng 4)
hàng năm.
Theo số liệu thống kê từ năm 1997 đến nay cho
thấy hiện tượng sạt lở đang xảy ra ở tất cả các con sông trên địa bàn huyện.
Những nơi xảy ra sạt lở đáng kể nhất: khu vực Phú
Thuận đối diện Cồn Tào, khu vực ấp 5 (Vang Quới Tây) đến ấp 2(Phú Thuận) và một
số đoạn gần cửa sông như Bến Đình (1,75km), Tây Bắc rạch Bà Khoai (0,5km), Tây
Bắc rạch Thừa Mỹ (1,5km). Chiều dài các khu vực bị sạt lở từ vài trăm mét đến 3
- 4 km. Tốc độ sạt lở trung bình 0,5 đến 1 mét/năm. Sự sạt lở bờ vẫn xảy ra
thừơng xuyên ở địa bàn xã Bình Thắng (huyện Bình Đại). Khu vực xã Thừa Đức hiện tượng xói lỡ khá
nghiêm trọng, biển ăn sâu vào đất liền 50 – 70m trên suốt chiều dài bờ biển 3 –
5km.
Theo số liệu thống kê năm 2007, sạt lở tuyến
đê bao xã Tam Hiệp huyện Bình Đại chiều dài 1km sâu vào đất liền 15 -20m. Tuyến
đê biển xã Thới Thuận huyện Bình Đại đoạn từ Cồn Bà Tư xuống Thới Hòa dài 250m
có 8 điểm sạt lở, đoạn từ Cầu Miễu xuống Thới Bình dái 1.300m có 15 điểm sạt
lở.
Sạt lở bờ sông làm giảm quỹ đất, hư hại các
công trình xây dựng (nhà cửa, đường xá, cầu cảng…), ruộng vườn và có khi còn
gây ra nguy hiểm chết người.
v Nguyên nhân gây sạt lở bờ
Các nguyên nhân tự nhiên:
-
Do bờ sông được tạo thành
từ các lớp đất cát pha bột sét có kết cấu yếu, rất dễ sạt lở.
-
Do lưu lượng và tốc độ
của các dòng sông không ổn định, thay đổi theo các mùa trong năm.
-
Do hình dạng, bề rộng và
độ sâu của các khúc sông thay đồi không đồng nhất từ thượng lưu đến hạ lưu.
-
Do tác động của sóng khi
có gió bão và do ảnh hưởng của thủy triều.
-
Do phù sa bồi lắng làm
thay đổi tốc độ dòng chảy.
-
Các nguyên nhân do con người:
-
Do ảnh hưởng của ghe
thuyền đi lại.
-
Do xây dựng các công
trình trên sông (cầu, bến cảng, đắp đập, đê bao,…).
-
Do các phương tiện giao
thông thủy đi lại gây sóng vỗ bờ.
-
Do hoạt động khai thác
cát làm thay đổi tốc độ dòng chảy cục bộ tại khu vực khai thác. Hoạt động khai
thác cát có tác dụng hai mặt: khơi thông dòng chảy ở giữa những khu vực bồi tụ
và góp phần gia tăng sạt lở nếu khai thác quá gần bờ hoặc khai thác quá sâu ở
một khu vực.
v Biện pháp hạn chế sạt lở
Hoạt
động khai thác cát là một trong những nguyên nhân góp phần gây sạt lở bờ. Vì
vậy các khu vực khai thác cát nên đảm bảo khoảng cách xa bờ tối thiểu là 120m
và không khai thác ở những nơi đáy sông quá sâu làm mất cân bằng động lực dòng
chảy sẽ gây ra hiện tượng xâm thực sâu vào bờ rất nguy hiểm.
-
Đối với khu vực bị sạt lở mạnh: Các tổ chức
chính phủ và phi Chính phủ cần phối hợp đầu tư xây dựng hệ thống bờ kè chống
sạt lở.
-
Đối với khu vực bị sạt lở ít: cần xây dựng hàng rào cọc tre dày và dọc theo khu vực
sạt lở, cách bờ sạt lở từ 1.5 – 3m để đảm bảo hạn chế được tốc độ chảy xiết của
dòng chảy; vận động nhân dân cùng làm đê bao cát dọc theo bờ sạt lở và có xu
hướng sạt lở của dòng sông; trồng các loại cỏ có khả năng giữ đất.
2.1.5.2 Ô nhiễm nước sông
Hoạt động
thăm dò và khai thác cát cũng gây ra các tác động đến môi trường trên sông do
các nguyên nhân sau:
v Do sử dụng xăng dầu để chạy các loại máy móc có thể để rò
rỉ ra sông gây ô nhiễm. Trường hợp rủi ro ghe tàu bị lật có thể gây ra sự cố
tràn dầu từ các thùng chứa nhiên liệu.
v Do chất thải sinh hoạt của số lượng công nhân làm việc
trên ghe tàu và chất thải từ sản xuất khi thi công thăm dò mỏ và khai thác cát
làm nhiễm bẩn nguồn nước.
v Làm vẩn đục nguồn nước cục bộ tại khu vực mỏ trong quá
trình bơm hút khai thác cát.
Số liệu giám sát môi trường trong những năm qua cho thấy
các tác động đến môi trường nước do hoạt động khai thác cát không lớn, trong
giới hạn cho phép theo quy định hiện hành.
2.1.5.3 Ô nhiễm không khí
Hoạt động thăm dò và khai thác cát cũng góp phần gây ra
các tác động đến môi trường không khí do khí thải của máy móc khi đốt nhiên
liệu và tiếng ồn của động cơ máy móc khi hoạt động. Tuy nhiên do số lượng máy
móc trong khai thác cát không nhiều và không tập trung nên mức độ tiếng ồn và
tải lượng các chất thải gây ô nhiễm không lớn.
Những số liệu giám sát môi trường các mỏ đang hoạt động
trong huyện cho thấy các chỉ số môi trường cơ bản như tiếng ồn, bụi, SO2,
NO2, CO… đều nằm trong giới hạn cho phép theo các Tiêu chuẩn quy
định hiện nay.
2.1.6 Công tác quản lí hoạt động khai thác
cát sông
Trong những
năm qua công tác quản lý hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát trên địa bàn đã
được lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Chính quyền
địa phương đã thực hiện theo văn bản quy định của nhà nước do Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành về quản lý, bảo vệ tài nguyên cát lòng sông và quản lý hoạt động
khảo sát, thăm dò khai thác cát trên địa bàn.
Công tác bảo
vệ môi trường trong hoạt động khai thác cát ở huyện trong những năm qua nhìn
chung đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt
động khai thác cát đã đi vào nề nếp. Do tăng cường công tác tuyên truyền về
luật pháp và công tác kiểm tra thường xuyên nên hiện tượng khai thác cát trái
phép đã giảm.
Hàng năm phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra các hoạt động về
khoáng sản tại mỏ đã được cấp phép. Bên cạnh đó Phòng Tài nguyên và Môi trường
đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập đội kiểm tra liên ngành trên lĩnh
vực tài nguyên, khoáng sản. Hàng năm Đội xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều đợt
kiểm tra định kì và đột xuất theo tình hình thực tế trên tuyến sông Cửa Đại và
tại mỏ đã được cấp phép nhằm nhắc nhở các đơn vị , cá nhân khai thác phải tuân
thủ các quy định của pháp luật.
Để được cấp
giấy phép khai thác cát các chủ đầu tư đều phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá
tác động môi trường theo quy định. Trong quá trình hoạt động khai thác các đơn
vị phải thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khai thác trong
giới hạn được cấp và không vượt quá sản lượng cho phép. Các doanh nghiệp khai
thác cát đều phải đóng phí môi trường đầy đủ theo sản lượng khai thác thực tế.
Tuy nhiên vẫn
còn một số tồn tại cần sớm khắc phục: Hầu hết các khu vực khai thác chưa tổ
chức thu gom các chất thải sinh hoạt và và chất thải trong quá trình hoạt động
(bao nilon, can đựng xăng dầu hư hỏng, giẻ lau chùi máy móc…) vào nơi quy định
mà thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm nguồn nước.
2.2 QUY HOẠCH THĂM DÒ,
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁT
Theo “Báo cáo
quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2000 đến năm 2010” do Sở Công nghiệp thành lập và được Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt tại Quyết định số 268/2001/QĐ-UB ngày 17 tháng
01 năm 2001, quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn 2009 đến năm 2020 của huyện
Bình Đại như sau:
v Vùng 1: Được kí hiệu ST.7,
giới hạn từ điểm 9, 9a và 10, 10a. Khu vực này có chiều dài 11km thuộc các xã
Vang Quới Đông, Vang Quới Tây, Phú Vang. Đây là vùng có tiềm năng cát khá lớn
với triển vọng B.3 có trữ lượng tài nguyên 10.284.000 m3. Cát khu
vực này có chiều dày nhỏ và thường lẫn nhiều bùn sét, chất lượng không cao.
Quy hoạch: Khu B.3 có diện tích 514,2 ha
dự kiến chia thành 5 mỏ, với trữ lượng mỗi mỏ trên 2 triệu khối. Khu vực này
quy hoạch đầu tư thăm dò và khai thác thành 2 giai đoạn:
Mỏ 1 và 2 đầu tư thăm dò vào năm 2010 và cấp phép khai
thác trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Công suất khai thác mỗi mỏ từ
300.000 m3/năm.
Mỏ 3,4 và 5 đầu tư thăm dò vào năm 2015 và cấp phép trong
giai đoạn từ 2016 đến 2020. Công suất khai thác mỗi mỏ 300.000 m3/năm.
v Vùng 3: Kí
hiệu ST.9 giới hạn từ điểm 11, 11a đến điểm 12 và 12a, có chiều dài 6km thuộc
xã Bình Thới và Bình Thắng.
Vùng này có độ nhiễm mặn cao, hiện có 1 mỏ của
Hợp Tác Xã Bình Đại đã đầu tư thăm dò (ký hiệu A.3) có trữ lượng 4.046.100 m3
và đã được cấp phép khai thác.
Quy
hoạch: Mỏ của Hợp tác xã khai thác cát Bình Đại đã
được cấp phép khai thác trong thời hạn 10 năm (từ năm 2007 đến năm 2017) với
công suất 400.000 m3/năm. Khối lượng cát đã khai thác năm 2008
khoảng 400.000m3. Phần trữ lượng cát còn lại khoảng 3.646.000m3
sẽ tiếp tục cho khai thác đến hết trữ lượng theo giấy phép đã cấp. Phần hạ lưu
có thể khảo sát bổ sung để đánh giá triển vọng cát khu vực gần Cửa Đại.
v Vùng 2: Kí hiệu ST.8 (vùng quy hoạch dự trữ sau năm
2020) giới hạn từ điểm 10, 10a đến điểm 11, 11a, thuộc các xã Định Trung, Bình
Thới và Bình Thắng với chiều dài khoảng
9 km.
Đây là vùng có tiềm năng cát hạn chế, thân
khoáng cát có chiều dày nhỏ chứa bùn sét và nhiễm mặn. Vùng này có hai khu
triển vọng B.4 có trữ lượng tài nguyên cát là 2.419.200 m3.
Quy
hoạch: Khu vực này chất lượng cát thấp và xa nơi
tiêu thụ dự kiến là khu vực dự trữ cát sẽ đầu tư thăm dò khai thác sau năm
2020.
2.3 NHỮNG THUẬN LỢI
VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC QUẢN LÍ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CÁT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH
ĐẠI
2.3.1 Thuận lợi
- Trong
giai đoạn hiện nay cát sông đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo, xây
dựng đường giao thông nông thôn thay thế cho nguồn đất san lấp đang cạn kiệt.
- Việc
khai thác kết hợp với việc nạo vét khơi thông luồng lạch.
- Mạng
lưới giao thông đường thủy thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển cát đến
các công trình.
- Tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác cát lòng sông
đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tập hợp các ghe bơm hút dưới hình thức
hợp tác xã khai thác cát sông, tạo điều kiện cho việc khai thác cát bằng ghe
bơm hút đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, khai thác đảm bảo
việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân đạt được: là do sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự
phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở.
2.3.2 Khó khăn
- Các khu
vực khai thác đều nằm trong vùng ảnh hưởng của thủy triều nên gây khó khăn
trong quá trình khai thác.
- Việc khai
thác diễn ra trên các tuyến sông phần nào gây ảnh hưởng đến sạt lở bờ, đầu cồn.
Đặc biệt đối với việc khai thác trái phép bằng ghe bơm hút.
- Cát sông
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu san lấp mặt bằng trong xây dựng, cải tạo vườn, giá
trị kinh tế không lớn.
- Chưa được
quan tâm đúng mức của các ngành các cấp trong việc quản lý, khai thác cát lòng
sông tại địa phương mình, năng lực quản lý khoáng sản còn những hạn chế nhất
định.
- Việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản triển khai còn chậm.
- Tình trạng buông lỏng quản lý, cấp phép
thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông không đúng quy định của pháp luật vẫn còn
xảy ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân
dân các quận, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, xử lý
vi phạm pháp luật chưa chặt chẽ và thường xuyên.
Nguyên nhân hạn chế: Ngoài những nguyên nhân khách quan, về chủ quan đôi lúc
Uỷ ban nhân dân huyện thiếu kiểm tra, một vài cơ quan đơn vị địa phương thiếu
tính chủ động trong thực hiện, quản lí chưa được chặt chẽ và thiếu tính đồng
bộ. Công tác tham mưu, để xuất thông tin chưa được kịp thời, chất lượng chưa
đảm bảo làm ảnh hưởng công tác quản lí, chỉ đạo, điều hành chung toàn huyện.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC
CÁT ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1 CÁC MẶT TÍCH CỰC CỦA VIỆC KHAI THÁC
Cát dùng để san lấp, cát xây dựng và đất sét đủ loại. Trong thực tế, hai
loại khoáng sản này đang được người dân Bến Tre triệt để khai thác phục vụ cho
kế hoạch xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng cơ bản.
Cát lòng sông có giá trị kinh tế cao, tập trung ở phía thượng nguồn.
Sét dùng cho sản xuất gạch ngói: trên cơ sở nguyên liệu đã có, từ lâu ở
Bến Tre đã hình thành nghề sản xuất gạch ngói đáp ứng cho nhu cầu xây dựng.
Toàn tỉnh hiện có 60 cơ sở sản xuất gạch ngói, hàng năm cung cấp cho thị trường
khoảng 4 triệu viên.
3.2 CÁC MẶT TIÊU CỰC CỦA VIỆC KHAI THÁC
Tình
trạng khai thác cát sông một cách vô tội vạ, không có quy hoạch đã gây ảnh
hướng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, nhất là việc sạt lở đất dọc
các dòng sông.
Các hoạt động khai thác cát trái phép chủ
yếu là khai thác trộm không đăng ký hoặc có đăng ký nhưng khai thác vượt quá
khối lượng và phạm vi được cấp phép, cố tình khai thác gần bờ, số lượng phương
tiện và công suất khai thác vượt quá quy định, không thực hiện đúng các quy
định về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chủ mỏ cát hợp đồng hoặc
bán phiếu cho đối tượng khác khai thác mỏ mà mình đã được cấp phép nhưng lại
không quản lý quá trình khai thác của họ.
Chương 4
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN
LÍ KHAI THÁC
CÁT HIỆN TẠI VÀ THỜI GIAN TỚI
4.1 LẬP KẾ HOẠCH
4.1.1 Xác định và đánh giá các vấn đề khai thác
cát
Trong thời gian
qua, công tác quản lý khai thác khoáng sản, cát sông trên địa bàn huyện từng
bước đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên khoáng sản của huyện. Tuy nhiên, tình trạng bơm hút, khai thác cát trái
phép không đúng quy định vẫn còn xãy ra, việc quản lý khai thác cát còn hạn
chế, một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã khai thác ngoài khu vực được cấp phép từ
đó làm thất thoát tài nguyên và thất thu nguồn ngân sách nhà nước.
Để tăng cường công
tác quản lý tài nguyên cát sông trên địa bàn huyện, UBND huyện Bình Đại vừa có
công văn yêu cầu các ngành có liên qua, UBND các xã thị trấn tăng cường công
tác kiểm tra, quản lý việc khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy định; đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, khai thác,
mua bán, vận chuyển cát lòng sông để các tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân
dân thực hiện tốt; tăng cường công tác kiểm tra, đề xuất xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm về khai thác cát lòng sông trên địa bàn huyện, khai thác
không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến dòng chảy gây sạt lở bờ sông.
4.1.2 Mục tiêu và chỉ tiêu
Cát
dùng để san lấp, cát xây dựng và đất sét các loại đang được người dân Bến Tre
triệt để khai thác phục vụ cho kế hoạch xây dựng nhà ở và các công trình xây
dựng cơ bản.
Những
nơi giồng cao, còn gọi là nổng, người dân khai thác cát dùng cho san lấp mặt
bằng.
Cung cấp nguyên vật liệu cho việc san lấp mặt bằng, cải tạo vườn tạp
thấp, đặc biệt trong gia cố, xây dựng đường giao thông, nhà cửa.
.
4.1.3 Chương trình quản lí khai thác cát
Những năm qua công tác quản lý việc thăm
dò, khai thác sử dụng cát sông luôn được các cấp, các ngành quan tâm nhằm bảo
vệ và phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên, tạo nguồn thu cho ngân sách đồng
thời phục vụ tốt nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản lý nhà
nước đối với nguồn tài nguyên quý giá này còn nhiều bất cập, hoạt động khai
thác cát sông đã nảy sinh nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội,
tình hình vi phạm quy định của pháp luật trong khai thác cát sông diễn biến
ngày càng phức tạp. Để đánh giá sát thực tế nhằm có những biện pháp hữu hiệu
sớm chấn chỉnh tình hình và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản cát sông.
4.2 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
4.2.1 Kiểm soát các hoạt động khai thác cát
Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt
động khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của luật
khoáng sản, luật bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan đến khai thác
khoáng sản; thực hiện đúng theo các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường, khai thác tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, cảnh
quan trong và sau khi khai thác, không khai thác khu vực có nguy cơ xãy ra sạt
lở bờ sông, ảnh hưởng đến dòng chảy.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND
huyện Bình Đại, ngày 11/9/2012, đoàn kiểm tra liên ngành trên lĩnh vực tài
nguyên khoáng sản huyện Bình Đại đã tiến hành kiểm tra các phương tiện hoạt
động bơm hút, vận chuyển cát trên tuyến sông Cửa Đại đoạn từ xã Tam Hiệp đến
Thừa Đức
4.2.2 Trao đổi thông tin và tài liệu
4.3 KIỂM TRA, KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA
4.3.1 Giám sát khai thác cát
Chỉ đạo các ngành, các cấp cần tập trung
thực hiện trong thời gian tới là: phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các đoàn kiểm tra liên ngành; tăng cường công tác giám sát, nhất là huy động sự
giám sát của nhân dân tại địa phương; kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các
trường hợp vi phạm; nâng cao vai trò của cảnh sát môi trường đối với việc xử lý
vi phạm trong khai thác cát; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
về khoáng sản trong nhân dân… và để các ngành, các cấp có cơ sở tiếp tục triển
khai thực hiện nhiệm vụ, sắp tới UBND tỉnh sẽ ban hành Chỉ thị về việc tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát.
4.3.2 Khắc phục những hạn chế
Nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác
quản lý nhà nước cũng đã được đại diện các sở ngành và các huyện chỉ rõ như
nguồn lực của các địa phương, nhất là ở cấp xã chưa tương ứng nhu cầu công tác
quản lý trong tình hình khai thác cát hiện nay (gồm cả nhân lực, công cụ,
phương tiện và kinh phí); sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ và
xuyên suốt; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho cộng đồng
chưa thật sâu rộng; quy định về xử phạt vi phạm trong khai thác cát còn nhiều bất
cập, chưa đủ sức răn đe,… Từ những khó khăn, hạn chế, các đại biểu đã đề xuất
nhiều biện pháp thiết thực nhằm hạn chế những tác động xấu của việc khai thác
trái phép, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên, sớm đưa hoạt động khai thác cát trên
địa bàn tỉnh đi vào nề nếp.
4.3.3 Phòng ngừa khai thác không đúng quy định
Khai thác cát trái phép diễn ra nhiều nơi
trong tỉnh, kéo dài gây sạt lở nghiêm trọng nhiều địa phương, ảnh hưởng đến đời
sống và sản xuất của người dân, mặc dù, trước đây UBND tỉnh đã hứa là sẽ kiên
quyết xử lý và đưa ra nhiều giải pháp quản lý nhưng tình trạng khai thác cát
trái phép vẫn chưa được khắc phục.
Hoạt động khai thác cát trái phép chủ yếu
là khai thác trộm không đăng ký hoặc có đăng ký nhưng khai thác vượt quá khối
lượng và phạm vi được cấp phép, cố tình khai thác gần bờ, số lượng phương tiện
và công suất khai thác vượt quá quy định, không thực hiện đúng các quy định về
bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chủ mỏ cát hợp đồng hoặc bán phiếu
cho đối tượng khác khai thác mỏ mà mình đã được cấp phép nhưng lại không quản
lý quá trình khai thác của họ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
v Kết luận
-
Hoạt động khai thác cát là một trong những yếu tố góp phần gây ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường lên các dòng sông hiện nay. Các tác động liên quan là
gây ô nhiễm nước sông, ô nhiễm môi trường không khí và biến đổi dòng chảy gây
sạt lở bờ sông.
-
Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý hoạt động khai thác
khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác cát sông nói riêng trên địa bàn
huyện Bình Đại đã đi vào nề nếp. Do tăng cường công tác tuyên truyền về luật
pháp và công tác kiểm tra thường xuyên nên hiện tượng khai thác cát trái phép
đã giảm về cơ bản.
-
Trong những năm qua công tác quản lý hoạt động trong lĩnh vực khai thác
cát trên địa bàn đã được lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo thực hiện.
v Kiến nghị
-
Vấn đề đặt ra hiện nay là ngoài các biện pháp quản lý, công bố rộng rãi
quy hoạch đã được phê duyệt, các cấp, các ngành nhất là cấp huyện và xã cần
phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản nói chung, cát lòng sông, ven biển nói riêng để nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và những tổ chức, cá nhân tham gia khai thác
cát.
-
Xây dựng quy chế chặt chẽ, thông báo công khai các điều kiện, thủ tục
cần thiết khi tham gia thăm dò, khai thác cát. Cắm biển báo cấm khai thác các
vùng đã khoanh định cấm để người dân, chủ khai thác biết thực hiện đúng theo
quy hoạch.
-
Tiến hành quy hoạch các bãi chứa cát, trung chuyển vật liệu xây dựng hợp lý, khoa học bảo đảm
an toàn cho đê, bờ kè, các công trình hạ
tầng giao thông và bảo vệ môi trường.
-
Khi cấp phép thăm dò, khai thác, các cơ quan chuyên môn
phải căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đúng theo quy định của
Luật Khoáng sản.
-
Thành lập ban quản lý hoạt động khai thác cát gồm nhiều
ban, ngành trực thuộc và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì để kiểm
tra, giám sát thường xuyên việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị khai thác cát
và ngăn chặn hiệu quả các hoạt động khai thác trái phép. Hoàn thiện cơ cấu tổ
chức và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác quản lý tài
nguyên khoáng sản từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.
-
Tăng cường đầu tư các thiết bị kĩ thuật cần thiết (máy
định vị GPS, máy đo siêu âm, máy vi tính) cho phòng quản lý tài nguyên khoáng
sản, để thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cát hiệu quả
hơn.
-
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
nghiêm những tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép, vận chuyển cát gây
mất an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường... góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.
Đăng nhận xét