Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành may mặc ở tỉnh Bình Dương.

GVHD : GVC. TS Phạm Thị Anh
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hường & Đoàn Thiên Phong
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành may mặc ở tỉnh Bình Dương.

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

          Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Trong đó, nhóm ngành may mặc chiếm tỉ trọng lao động cao và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua. Tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2001 – 2005 là 37,71%/năm và 5 năm tiếp theo từ 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng chậm hơn do kinh tế chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năm 2008, nên chỉ đạt 17,07 %/năm. Sản phẩm của ngành chiếm ưu thế rất lớn trong thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu may mặc của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Theo Sở Công Thương Bình Dương, dệt may đã ký được 30 - 45% lượng hàng xuất khẩu theo kế hoạch năm 2012. Trong quý I-2012, xuất khẩu hàng dệt may đạt mức 327,4 triệu USD, tăng 0,1%; còn nhập khẩu vải đạt mức 60,2 triệu USD, tăng 35,1%; phụ liệu hàng may mặc 50,8 triệu USD, tăng 28,3%...

          Cùng với việc nâng cao sản xuất ngành công nghiệp dệt may để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung, vấn đề các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng đặt ra một thách thức rất lớn không chỉ với ngành sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, vấn đề phải quan tâm hiện nay là tìm ra một giải pháp thích hợp vừa đảm bảo, có tính kinh tế và có chất lượng để góp phần xử lí và làm giảm thiểu lượng chất thải từ nhóm ngành may mặc. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận giúp tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào và giảm thiểu chất thải đầu ra. Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay các doanh nghiệp phải phát triển sản xuất sao cho phù hợp để tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Với đặc điểm cơ bản là phòng ngừa ô nhiễm tốt hơn so với giải quyết hậu quả gây ra, việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở may mặc tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung là một vấn đề đáng được quan tâm.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chính (Final objective)

Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lí chất thải cho nhóm ngành may mặc ở tỉnh Bình Dương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể 1 (Sub object 1): Khảo sát thực tế hiện trạng, công nghệ sản xuất và mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường của 3 doanh nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương: công ty Bến Nghé, công ty Aparel Far Eastern và doanh nghiệp tư nhân may Quốc tế

Mục tiêu cụ thể 2 (Sub object 2): Phân tích cơ bản các vấn đề môi trường và tác động môi trường của ngành may mặc.
Mục tiêu cụ thể 3 (Sub object 3): Học hỏi kinh nghiệm về các giải pháp sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải và công nghệ xử lí chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất.

1.3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

- Các thông tư, quyết định, nghị định, văn bản luật về môi trường cho các doanh nghiệp ở Bình Dương.
- Số liệu thống kê thuộc niên giám thống kê tỉnh Bình Dương cung cấp. Hệ thống số liệu này cung cấp những thông tin mang tính khái quát về tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như  nhóm ngành may mặc mà nhóm thực hiện.
- Số liệu điều tra, khảo sát. Các số liệu có giá trị trong phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và đưa ra định hướng phát triển, phương án giải quyết…
- Số liệu từ các đề án, báo cáo giám sát, ĐTM, sổ chủ nguồn thải…do nhà máy sản xuất cung cấp.
- Các bài báo, phân tích trên các tờ báo, tạp chí đáng tin cậy làm nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra cơ hội sản xuất sạch hơn cho nhà máy…

Báo cáo được trình bày trong 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Tổng quan về ngành may mặc Bình Dương

Chương 3: Tổng quan lí thuyết SXSH và xử lí chất thải cho nhóm ngành may mặc

Chương 4: Phương pháp nghiên cứ

Chương 5: Kết quả nghiên cứu
  
Chương 2

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY MẶC
BÌNH DƯƠNG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1.1 Vị trí địa lí

     Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ).

     Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông, Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

     Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.


     Thành phố mới Bình Dương là tên của một đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị tỉnh Bình Dương. Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn không dùng tiền ngân sách và sẽ là trung tâm hành chính mới của Bình Dương thay cho thành phố Thủ Dầu Một. Đề án được hình thành trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, cụ thể hóa định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và Nghị quyết Ðảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 9 nhiệm kỳ 2010 - 2015, về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ được chuyển thành thành phố Bình Dương, là đô thị loại I, trực thuộc Trung ương với 6 quận, 4 huyện (gồm 60 phường, 13 thị trấn và 40 xã).

     Ngày 26 tháng 4 năm 2010, lễ khởi công thành phố mới Bình Dương được tổ chức.
Theo quy hoạch, thành phố mới Bình Dương bao gồm 7 phân khu như sau:
1.    Khu trung tâm hành chính
2.    Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao
3.    Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán
4.    Khu văn phòng cho thuê, nhà hàng - khách sạn cao cấp
5.    Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học
6.    Các khu phục vụ cộng đồng như quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện
7.    Các công trình hạ tầng kỹ thuật...

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình

     Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1800mm-2000mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.

     Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ đông.

     Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.

     Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.

Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

-  Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.

-  Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.

-  Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...

Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 oC-27 oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 oC và thấp nhất từ 16 oC -17 oC (ban đêm) và 18 oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.

Thủy văn

     Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.

     Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.

     Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).

     Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.

     Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.

Tài nguyên

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.

Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...

Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một.

Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp...
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số

Dân số: 1691,4 nghìn  người (thống kê 2011). Mật độ dân số: 628 người/km2. Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoangười Khơ me. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.

Giao thông

     Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.

     Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Sự phát triển kinh tế

Giai đoạn 2001 – 2010 tỉnh Bình Dương đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân tăng 14,7%/năm giai đoạn 2001 – 2010. Trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 14,6%/năm và dịch vụ tăng bình quân 19,7%/năm. Quy mô kinh tế tỉnh Bình Dương từ 426 triệu USD vào năm 2000 lên 2,5 tỷ USD vào năm 2010[1]. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 đạt 8,3 tỷ USD, gấp 15,6 lần so với năm 2000, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,1 tỷ USD vào năm 2010, gấp 13,3 lần so với năm 2000. Công nghiệp tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển nhanh chóng và góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000 GDP giá thực tế khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 58,1% và năm 2010 chiếm tỷ trọng 63%.

Trong quý I-2012, mặc dù tình hình kinh tế cả nước đang có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhưng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp đã giúp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm GDP của tỉnh ước tăng 9% so cùng kỳ, trong đó khu vực công nghiệp tăng 6,4%, dịch vụ tăng 13,2%, nông nghiệp tăng 1,5%; so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 18,5%; thu ngân sách bằng 89%; đầu tư nước ngoài thu hút được 1 tỷ 462 triệu USD. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân... được quan tâm, đầu tư phát triển. Đời sống của người dân, đặc biệt là những đối tượng chính sách, đối tượng xã hội tiếp tục được cải thiện; chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững.
2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH MAY MẶC Ở BÌNH DƯƠNG

2.2.1 Vị trí, vai trò của ngành may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Năm 2011, GTSXCN thực hiện 123.201 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 25,13% so với vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 6,7%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 19,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,2% so với năm 2010.

Đóng góp của ngành công nghiệp may mặc so với toàn  ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương về khía cạnh giải quyết việc làm.

Ngành công nghiệp may mặc thu hút nhiều lao động vào làm việc, tốc độ tăng bình quân lao động làm việc ở  ngành này cao hơn tốc độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp.

Bảng 1: Lao động của ngành may mặc so với toàn ngành công nghiệp

STT
Ngành
Lao động (Người)
Tốc độ tăng bình quân
2000
2005
2010
200 -2005
2006- 2010
2001-2010
Toàn ngành công nghiệp
126.682
378.777
602.335
24,49
9,72
16,87
2
May  mặc
14.389
56.046
115.836
31,25
15,63
23,19
Sản phẩm dệt
3.986
10.966
19.834
22,43
12,58
17,41
4
Trang phục
10.403
45.080
96.002
34,08
16,32
24,89

Ngành may mặc là ngành cần rất nhiều lao động và vì thế nó là ngành góp phần giải quyết việc làm cho đa số lao động ở địa phương cũng như các tỉnh lân cận. Lao động của  ngành này chiếm trên 23% lao động của toàn ngành công nghiệp.
Bảng 2: Cơ cấu lao động  các ngành công nghiệp (%)

Stt
Ngành
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Toàn ngành công nghiệp
100
100
100
100
100
100
100
2
May  mặc
11,36
14,80
15,20
15,77
18,29
19,18
19,23
3
Da - Giày
26,24
26,11
23,36
23,94
21,28
18,94
18,40

Đóng góp của ngành may mặc vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.


Tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành may mặc, da giày, cơ khí, điện tử – tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương tính theo giá so sánh năm 1994 bình quân cao hơn mức tăng trưởng của toàn bộ ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2010. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 – 2010 chậm hơn so với giai đoạn 2001 – 2005 do kinh tế chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng năm 2008.


Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành may mặc giai đoạn 2001 – 2010

Stt
Ngành
GTSX– Tr. Đồng
Tốc độ tăng bình quân - %/năm
2000
2005
2010
2001 - 2005
2006- 2010
2001 - 2010
1
Toàn ngành công nghiệp
9.282
42.578
105.683
35,61
19,94
27,54
2
May mặc
652
3.430
7.696
39,37
17,55
27,99
3
Sản phẩm dệt
220
1.289
2.988
42,42
18,32
29,81
4
Trang phục
432
2.141
4.708
37,71
17,07
26,97

Tốc độ tăng trưởng cao về giá trị sản xuất cho thấy công nghiệp tỉnh Bình Dương còn non trẻ và còn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

2.2.2 Thị trường tiêu thụ

Sản phẩm ngành may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm quần áo may sẵn, gia công hàng xuất khẩu nước ngoài theo yêu cầu. Thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu sang các nước. Tiêu thụ nội địa không đáng kể. Phần lớn sản phẩm công nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương được sản xuất theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài để xuất khẩu, đặc biệt là gia công cho các công ty mẹ. Gia công chiếm tỷ trọng khá lớn, trong khi đó sản xuất theo phương thức FOB (Free On Board) chiếm tỷ trọng thấp. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, trong ngành công nghiệp dệt may, gia công chiếm đến 61,6% và sản xuất FOB chiếm 38,4%. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là các doanh nghiệp định hướng sản phẩm vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thị trường xuất khẩu được mở rộng.

2.2.3 Tình hình cung cấp vật tư, nguyên liệu cho ngành

Cung cấp vật tư, nguyên liệu cho ngành may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương phụ thuộc nhiều vào các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm các khách hàng đặt gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với hình thức gia công, phần lớn khách hàng đặt gia công cung cấp 100% nguyên liệu cho các doanh nghiệp nhận gia công, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, nhà sản xuất phải tự mua các loại vật tư, nguyên liệu chính theo chỉ định của khách hàng. Xét trên phương diện nguồn gốc xuất xứ, nguồn nguyên liệu nhập khầu, được cung cấp từ công ty mẹ chiếm tỷ trọng khá lớn, nguyên liệu được cung cấp từ các nhà sản xuất nguyên liệu trong tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 4: Hình thức sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc tỉnh Bình Dương

Ngành 
Hình thức sản xuất
Cung cấp nguyên liệu gia công
Cung cấp nguyên liệu
cho SX FOB
Gia công
FOB
Khác
Khách hàng
cung cấp 100%
Khách hàng cung
cấp một phần
DN tự lo
DN tự lo
Mua theo chỉ định của khách hàng
Dệt - May
61,65
32,68
5,67
60,71
32,14
7,14
50,00
50,00
Da - Giày
58,54
40,82
0,65
77,78
16,67
5,56
50,00
50,00
Nhu cầu nguyên liệu cho ngành may mặc là rất lớn và có xu hướng gia tăng trong các năm trở lại đây. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, năm 2005 nguyên phụ liệu nhập khẩu cho gia công may mặc là 215 triệu USD, và đến năm 2010 tăng lên 383 triệu USD, tăng bình quân 12,24%/năm. Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương đa phần là được nhập từ công ty mẹ, tiếp đến là từ các nhà phân phối, từ các khách hàng đặt gia công, nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất, cung cấp từ các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 5: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc (%)

Từ DN SX
trong tỉnh
Từ DNSX
ngoài tỉnh
NK
Từ Cty mẹ
Từ nhà phân phối
Từ khách hàng
đặt gia công
Khác
2,30
5,19
10,12
38,64
26,08
17,39
0,27

Doanh nghiệp may mặc là ngành được cung cấp nguyên phụ liệu từ công ty mẹ nhiều nhất chiếm tỷ trọng lớn vì công ty mẹ bao tiêu toàn bộ sản phẩm và công ty mẹ là doanh nghiệp sản xuất các loại nguyên phụ liệu này. Bên cạnh đó các nhà phân phối cũng có những lợi thế trong việc cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt may, những lợi thế cơ bản là sự phong phú về chủng loại hàng hóa và phong phú về các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu.

Bảng 6: Nguyên nhân mua nguyên liệu của các doanh nghiệp may mặc(%)

Nguyên nhân mua nguyên liệu từ Cty mẹ
Nguyên nhân mua hàng từ nhà phân phối
Cty mẹ
bao tiêu SP
Giá rẻ hơn
Chất lượng
Cty mẹ SX
Tiện lợi
Hàng hóa
phong phú
Chuyên nghiệp
CC hàng
số lượng lớn
Giá cả
hợp lý
46,67
13,33
13,33
26,67
37,50
25,00
18,75
6,25
12,50

2.2.4 Sự phân bố của ngành

Ngành may mặc phân bố chủ yếu ở thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, khu vực Nam Tân Uyên, huyện Bến Cát. Có khoảng 97,5% số lượng các cơ sở dệt may thuộc loại hình doanh nghiệp tỉnh Bình Dương phân bố ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp nằm gần TP.HCM.

Đây là những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi do gần TP.HCM, có khả năng thu hút lực lượng lao động trình độ cao từ TP.HCM đến làm việc. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực này khá phát triển, chính sách đầu tư thuận lợi cho phát triển ngành. Nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã được hình thành ở các khu vực này, hiện nay đa số các khu công nghiệp này hoạt động mang tính chất đa ngành và gần như đã lắp đầy.

Bảng 7: phân bố ngành may mặc trong các khu công nghiệp đang hoạt động.

 STT
TÊN KHU CÔNG NGHIỆP
Tỷ trọng (%)
Dệt
May

Thị xã Dĩ An
20,30
17,29
1
Sóng Thần I
20,55
13,70
2
Sóng Thần II
10,26
25,64
3
Bình Đường
40,00
20,00
4
Tân Đông Hiệp A
33,33
0,00
5
Tân Đông Hiệp B
20,00
0,00
6
Dệt may Bình An
66,67
33,33

Thị xã Thuận An
10,98
18,90
7
Đồng An
10,14
14,49
8
Việt Hương
26,32
21,05
9
Việt Nam-Singapore (VSIP)
7,89
22,37

Huyện Bến Cát
10,49
9,09
11
Mỹ Phước1
17,14
14,29
12
Mỹ Phước 2
8,51
6,38
13
Việt Hương 2
26,32
15,79
14
Mai Trung
0,00
0,00
15
Mỹ Phước 3
0,00
5,26
16
Bàu Bàng
0,00
0,00

Tân Uyên
0,00
22,35
17
Nam Tân Uyên
0,00
5,00
10
Đất Cuốc
0,00
41,46

Khu liên hợp


18
Sóng Thần III
0,00
0,00
19
Đại Đăng
0,00
7,14
20
Kim Huy
0,00
0,00
21
VSIP II
0,00
0,00

Tổng cộng
10,14
16,25

Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, còn nhiều doanh nghiệp hoạt động ngoài các khu công nghiệp, do đó những doanh nghiệp này có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái rất cao nếu không được quản lý tốt.

Bảng 8: phân bố ngành may mặc ngoài các khu công nghiệp đang hoạt động.

Stt
Địa phương
Tỷ trọng (%)
Dệt
May
1
TX. Thuận An
8,24
17,39
2
TX. Dĩ An
7,03
7,81
3
H. Tân Uyên
4,05
6,76
4
H. Bến Cát
10,43
11,30
5
TX. TDM
5,03
8,18
6
H. Dầu Tiếng
0,00
11,14
7
H. Phú Giáo
0,00
0,00

2.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRONG TƯƠNG LAI

 
Định hướng phát triển sản phẩm đến năm 2020:

-  Phát triển công nghiệp dệt vải;
-  Phát trin th trường vi mc;
-  Phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành may mặc;
-  Hình thành ngành công nghiệp thời trang trong lĩnh vực may mặc;

Định hướng thị trường tiêu thụ đến năm 2020:

 
Định hướng phân bố không gian lãnh thổ:

Phân bố ngành công nghiệp hỗ trợ ngành may mặc tập trung vào các khu, cụm công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tập trung ở Vùng kinh tế phía Nam, bao gồm: nam Bến Cát, nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.


Chương 3

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO NHÓM NGÀNH MAY MẶC

3.1 LÝ THUYẾT VỀ SXSH

3.1.1 Khái niệm

Theo chương trình môi trường LHQ: “Sản xuất sạch hơn (SXSH) là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường.

-          Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
-          Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
-          Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ
-          SXSH đòi hỏi áp dụng bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.

Như vậy SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Trong khi xử lí cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu rác thải.

3.1.2 Các nhóm giải pháp SXSH

Quản lí nội vi tốt

Quản lí nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lí nội vi nhưng không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lí nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.
-          Phát hiện rò tỉ, tránh các rơi vãi.
-          Bảo ôn tốt đường ống tránh rò rỉ.
-          Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất.

Thay thế nguyên vật liệu

Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt để đạt được hiệu suất cao hơn.

Tối ưu hóa quá trình sản xuất

Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất phát sinh chất thải, các thông số quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, nhiệt độ…cần được giám sát, duy trì và hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.

Bổ sung thiết bị

Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt.

Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ

Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng một mục đích khác.

Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích

Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng

Thiết kế sản phẩm mới

Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại.

Thay đổi công nghệ

Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh.

3.1.3 Lợi ích của SXSH

Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ quản lí, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. SXSH giúp:
-  Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí do việc sử dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn chi phí xử lí cuối đường ống.
-  Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy
-  Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.
-  Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử dụng chất thải.
-  Tái sử dụng các thành phẩm có giá trị
-  Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động cho công nhân
-  Giảm ô nhiễm
-  Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
-  Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
-  Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
-  Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, chi phí, vấn đề môi trường trong doanh nghiệp và nâng cao nhận thức,tinh thần trách nhiệm của công nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH

3.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN

3.2.1 Tình hình thực hiện SXSH trên thế giới

Trung Quốc

            Tại hội nghị quốc gia lần 2 về kiểm soát ô nhiễm công nghiệp do hội đồng thương mại – kinh tế của tiểu bang SETC và cơ quan bảo vệ môi trường của tiểu bang đồng tài trợ vào năm 1993 ở Thượng Hải, SXSH chính thức được đề nghị và xúc tiến vì sự phát triển bền vững của Trung Quốc. Từ đó đã có nhiều nỗ lực trong huấn luyện, tăng nhận thức, xem lại chính sách, những dự án trình diễn và sự hợp tác mang tính toàn quốc về SXSH với những cơ quan chính phủ và tỉnh thành.

            Năm 1989, ý tưởng và phương pháp sản xuất sạch hơn đã được giới thiệu tại Trung Quốc sau khi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc đề xuất kế hoạch hành động thực hiện sản xuất sạch hơn.

            Năm 1997,Cục Bảo vệ môi trường xây dựng và ban hành Một số gợi ý về thực hiện sản xuất sạch hơn.

            Để đẩy mạnh hơn nữa thúc đẩy SXSH ở Trung Quốc, SETC đã đưa ra kế hoạch trình diễn SXSH vào năm 1999 bằng cách phát hành cuốn sách “Chú ý vào sự bắt buộc của kế hoạch trình diễn SXSH”.

            Tháng 12 năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường ban hành Thủ tục Kiểm toán sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp và xây dựng thủ tục và yêu cầu của công việc kiểm toán bắt buộc SXSH.

Ấn Độ

Chương trình quản lý môi trường ở Ấn Độ bắt đầu vào năm 1972 với việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về Quy hoạch môi trường và phối hợp (NCEPC). Ý tưởng là để phối hợp và tích hợp các chính sách môi trường và chương trình. Tiếp theo đó là các quy định về môi trường để thực thi các buổi cầu nguyện nghiêm ngặt về việc xả chất gây ô nhiễm.

Lựa chọn SXSH được khuyến khích thông qua quyết định công bố chính sách giảm ô nhiễm của chính phủ Ấn Độ vào tháng 2 – 1992. Từ đó đến nay, những hoạt động SXSH ở Ấn Độ có một số đặc điểm:
-  Chương trình trợ giúp kĩ thuật địa phương của ADB đã giúp Ấn Độ trong việc phát triển tài liệu chương trình và chính sách SXSH.
-  Sáng kiến công nghệ sạch, một chương trình của tổ chức Phát triển Quốc tế Hoa kỳ, đề nghị giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính cho dự án trình diễn trong những ngành công nghiệp chủ yếu gây phát thải phí nhà kính ở Ấn Độ.
-  Bộ môi trường và rừng đã tài trợ cho phần lớn những buổi báo cáo về SXSH cùng với sự ủng hộ của những cơ quan quỹ quốc tế và Hiệp hội công nghiệp.
-  Liên minh công nghiệp Ấn Độ, liên đoàn công nghiệp và thương mại Ấn Độ và hiệp hội phòng thương mại – công nghiệp cùng những hiệp hội công nghiệp khác đã tích cực làm việc nhằm phổ biến khái niệm SXSH cho những thành viên. Hiệp hội công nghiệp đóng vai trò tiên phong để chứng nhận ISO 14001 dễ dàng đến với các thành viên. Theo thông tin có sẵn, trên 175 công ty đã có ISO 14001 và dự đoán khoảng 250 công ty đang hướng đến chứng nhận này.

Australia

Trong tháng 11 năm 1996, Môi trường Úc và New Zealand và Bảo tồn Hội đồng (ANZECC) quyết định đã đến lúc cho Úc có một chiến lược quốc gia cho sản xuất sạch hơn.

Úc là 1 nước liên bang, vì thế điều luật môi trường trong nước có liên quan đến 6 bang và 12 lãnh thổ. Mỗi vùng lại chịu trách nhiệm cho vấn đề môi trường chính vùng đó dưới những luật về môi trường khác nhau.

Ở mức độ bang, hầu hết các bang và lãnh thổ lựa chọn một số phương pháp để SXSH riêng biệt. Chẳng hạn, Victoria khá mạnh trong triển khai phương thức SXSH để giảm tạo ra chất thải và giảm gây hại môi trường. Song song đó, Victoria cũng công nhận có khả năng sinh lợi của những hoạt động SXSH. Queensland là một bang khác rất nhiệt tình về hiệu quả sinh thái và SXSH. Từ một nền tảng thấp, bang này đã thành lập một phân bang công nghiệp bền vững có liên quan đến những giải pháp SXSH và hiệu quả sinh thái.

Hiệp hội SXSH ở Úc (ACPA) được thành lập. Tổ chức này xuất thân từ Queensland và bắt đầu vận động toàn quốc gia trong tương lai gần để hấp dẫn các thành viên và để bắt đầu hoạt động SXSH trong công nghiệp, gồm cả tăng nhận thức và hành động.

3.2.1 Tình hình thực hiện SXSH ở Việt Nam

Năm 1998, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã giúp Việt Nam thành lập “Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam”.

Ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ký Tuyên ngôn quốc tế về SXSH. Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH (2001-2005) đã được ban hành, Bộ Công thương xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường, trong đó bước đầu là áp dụng SXSH.

Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của SXSH trong công nghiệp, ngày 07/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020". Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà các Bộ, ngành địa phương cần phải làm để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Trong năm 2010, với sự hỗ trợ của Văn phòng giúp việc Chiến lược, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai nội dung của 5 đề án và đã bố trí nguồn kinh phí để thực hiện đó là: 
-  Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp.
-  Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong công nghiệp.
-  Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
-  Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp.
-  Hoàn thiện các cơ chế chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp.

Trong năm 2010, CPI đã hỗ trợ nhiều hoạt động nhằm thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các Sở Công Thương tại các địa phương như hỗ trợ các Sở tổ chức hội thảo, đào tạo đánh giá nhanh SXSH cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Đến hết năm 2010, CPI đã có hoạt động tại 5 tỉnh mục tiêu và 38 tỉnh thành trên cả nước.

Tính đến thời điểm 2/2011, có 2509 doanh nghiệp, tương ứng 28% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có nhận thức về SXSH với mức độ nhận thức khác nhau.


Chương 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 LẬP PHIẾU KHẢO SÁT

Đối tượng: các cơ sở/ nhà máy may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tham quan 3 nhà máy/công ty về may mặc, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu, và xem xét các hoạt động, tìm hiểu qui trình công nghệ, cách vận hành các loại thiết bị máy móc cho các công đoạn sản xuất tại nhà máy.

Phỏng vấn và phát các phiếu điều tra/questionare cho các công nhân viên tại nhà máy khảo sát. Các câu hỏi trên phiếu khảo sát phải thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cách tốt nhất cho đề tài.

Thời gian thực hiện: có thể gửi phiếu xuống công ty trước vài ngày khi tiến hành khảo sát trực tiếp công ty hoặc trong quá trình đi khảo sát công ty tiến hành hỏi các câu hỏi theo mẫu của bản khảo sát.

4.2  ĐẶT CÂU HỎI – PHỎNG VẤN

-  Phỏng vấn cán bộ Sở tài nguyên tỉnh Bình Dương để có thông tin liên quan đến các cơ sở phục vụ cho quá trình làm đề tài.
-  Phỏng vấn các  cơ sở may mặc tối thiểu 3 cơ sở với nội dung câu hỏi theo phiếu phỏng vấn các cơ sở may mặc đã chuẩn bị trước.
-  Phỏng vấn người điều hành/quản lý hoặc chịu trách nhiệm các khâu trong nhà máy để có thông tin về số liệu, quá trình sản xuất hay thành phẩm tạo thành…
-  Phỏng vấn người công nhân trong nhà máy để tìm hiểu về qui trình vận hành máy móc, kinh nghiệm trong các khâu kĩ thuật…

4.3  THAM KHẢO TÀI LIỆU

Tham khảo tài tiệu trên internet về SXSH và xử lí chất thải.

Đọc các bài báo, nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Đọc sách, giáo trình để bổ sung kiến thức, cũng như tìm hiểu thêm các phương pháp thực hiện đề tài:
-  Thu thập những thông tin tài liệu tổng quan về ngành may mặc ở Bình Dương, hiện trạng chất thải của ngành.
-  Thu thập thông tin về 3 nhà máy trên địa bàn tỉnh Bình Dương mà nhóm thực hiện đề tài như công nghệ sản xuất, công suất, nguyên liệu đầu vào, hiện trạng ô nhiễm, tình hình chất thải và xử lí.
-  Thu thập tài liệu liên quan về xử lí chất thải ngành may mặc và quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất.

4.4  PHÂN TÍCH XỬ LÍ SỐ LIỆU

Phương pháp phân tích hệ thống:

-  Phân tích hoạt động, khía cạnh, tác động…
-  Phân tích công đoạn tác động nhất tới môi trường.
-  Phân tích nguyên nhân - hậu quả
-  Phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa bên trong và bên ngoài tác động tới sản xuất của nhà máy.

Phương pháp thống kê và xử lí số liệu:

-  Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lí các số liệu về tình hình sử dụng nguyên liệu và lượng chất thải ra các chỉ tiêu ô nhiễm.
-  So sánh công nghệ, nguyên liệu đầu vào và thành phần, mức độ ô nhiễm của chất thải đầu ra, các biện pháp xử lí chất thải ở các nhà máy Bình Dương cũng như trên thế giới.

Nhìn chung từ những thông tin thu thập được sau khi khảo sát, tiến hành:

-          Tổng hợp lại số liệu thu thập được
-          Kiểm tra lại tính chính xác
-          Phân tích số liệu
-          Lập bảng thống kê
-          Lập biểu đồ so sánh                                                                                                

Chương 5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 TÌM KIẾM CƠ HỘI SXSH VÀ CNXL CHẤT THẢI CHO NHÓM NGÀNH MAY MẶC TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thông qua quá trình khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu thông tin, số liệu tìm kiếm các cơ hội giảm thiểu từ các khâu sản xuất, dây chuyền công nghệ cũng như tìm được công nghệ xử lí chất thải thích hợp.

Sơ bộ đánh giá khả năng áp dụng SXSH cho nhà máy và những lợi ích đạt được khi áp dụng SXSH.

5.2  ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Đưa ra các giải pháp SXSH cho nhóm ngành may mặc  tỉnh Bình Dương:

-          Giải pháp về quản lý
-          Giải pháp về kỹ thuật

Đề xuất công nghệ xử lí chất thải đạt hiệu quả, tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam
2.      SXSH trong công nghiệp
4.      Tài liệu hướng dẫn SXSH, trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2000.
5.      Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương,2011.
6.      Nhiều nguồn tham khảo khác từ sách, báo và internet


[1] Chỉ tiêu GDP giá thực tế theo niên giám thống  kê Bình Dương 


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY