Nghiên cứu cơ hội SXSH và xử lí chất thải cho nhóm ngành gốm sứ ở Bình Dương

GVHD : GVC. TS Phạm Thị Anh
SVTH: LÊ THỊ MỸ SEN DEN & LÊ THỊ THU THẢO

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cơ hội SXSH và xử lí chất thải cho nhóm ngành gốm sứ ở Bình Dương

Chương 1

TNG QUAN NGÀNH GỐM SỨ BÌNH DƯƠNG


1.1    GIỚI THIỆU CHUNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

1.1.1   Vị trí địa lý

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.482.636 người (2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2.
Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18', kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30"
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.2   Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ...
Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ, có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất.

Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:
-          Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
-           Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.
-          Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có cha phèn nên phải được mới cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...

Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt
đới gió mùa ổn định: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao, phân chia 2 mùa rõ rệt.
Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão ở khu vực lân cận.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.

Thủy văn – Sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.
-          Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.
-          Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).
-          Sông Thị Tính dài 360 km là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam Xe (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã Thuận Antạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.

1.1.3   Đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội

Kinh tế

-          Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhhàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.
-          Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái.
-          Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng.
-          Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2005-2010) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 23.500 tỷ đồng.
-          Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.

Văn hóa – xã hội

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội


Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Tỷ lệ thất nghiệp
Dưới 4,4%
4,2%
4%
Lao động qua đào tạo

Trên 70%
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
Dưới 10%
Không còn

Tuổi thọ trung bình
75
77
80
Số cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân
27 (8 bác sĩ)
38 (15 bác sĩ)
55 ( 30 bác sĩ)
Số trường trung học cơ sở ở mỗi xã, phường
Ít nhất 1
Ít nhất 2
 Ít nhất 3
Mật độ điện thoại (số máy/100 dân)
42
50
60

1.2    GIỚI THIỆU NGÀNH SẢN XUẤT GỐM SỨ Ở BÌNH DƯƠNG

1.2.1 Khái quát về ngành gốm sứ

v  Đặc điểm các cơ sở sản xuất gốm sứ

Bình Dương có nguồn nguyên liệu đất phong phú, là điều kiện để ngành gốm sứ phát triển. Hiện nay, nghề gốm sứ của tỉnh Bình Dương có trên hai trăm doanh nghiệp, cơ sở hoạt động, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận An, Tân Uyên và Bến Cát. Sản phẩm gốm sứ của Bình Dương ngày càng được ưa chuộng tại thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, gốm sứ Bình Dương đang tồn tại 2 thái cực trái ngược nhau. Một bên là hàng trăm cơ s gốm sứ truyền thống với các lò nung bằng củi, than đá, sản xuất theo phương pháp thủ công. Một bên, đại diện là gốm sứ Minh Long, với những ứng dụng máy móc,  dây chuyền sản xuất hiện đại.Việc bảo tồn một ngành nghề truyền thống và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tân thời để đưa gốm sứ Bình Dương vươn ra thị trường quốc tế cũng là một bài toán nan giải.

v  Giới thiệu công nghệ sản xuất gốm sứ

Phân biệt gốm và sứ dựa trên các tiêu chuẩn sau: 

- Sự thấu quang: khi chúng ta đưa hai sản phẩm lên ánh sáng thì ánh sáng sẽ xuyên qua sản  phẩm sứ do sứ có độ tinh khiết cao hơn gốm.
- Trọng lượng và độ sáng bóng : Sứ nhẹ và trắng bóng hơn gốm do được nung ở nhiệt độ cao hơn nên đã lọc hết tạp chất.
- Tiếng vang : Sứ sẽ có tiếng vang thanh và rõ hơn gốm.

Mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất gốm sứ vẫn bao gồm các công đoạn như sau:

Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ

Quy trình sản xuất xương men
Nguyên liệu gồm có cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng.
Các nguyên liệu trên được phối chế theo tỷ lệ nhất định, phù hợp với nhiệt độ nung theo yêu cầu sản xuất sản phẩm. Để đạt được nhiệt độ nung theo ý muốn, cơ sở sản xuất nguyên liệu xương men phải có các công thức phối chế phù hợp.
Sau khi nguyên liệu được phối chế được đưa vào bình nghiền bi có công suất từ 8 – 12 tấn/mẻ và nghiền trong 48 giờ. Trước khi lấy nguyên liệu bột ra, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra độ nhỏ của hạt. Nếu đảm bảo các yếu tố kỹ thuật mới được ra bột.
Nguyên liệu sau khi nghiền được đưa qua bộ phận múc lọc để loại bỏ tạp chất và những hạt có kích thước lớn. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra độ nhỏ của cỡ hạt nguyên liệu, nếu thấy đảm bảo mới được bơm qua bộ phận khử từ. Nguyên liệu sạch được đưa vào máy ép lọc khung bản, được lấy ra khi độ ẩm nguyên liệu chỉ còn 22 – 24%, đưa qua máy luyện và đưa vào phòng ủ ẩm ít nhất 15 ngày trước khi đưa vào sản xuất. Quá trình ủ có tác dụng làm tăng độ dẻo của nguyên liệu, dễ tạo hình trong quá trình sản xuất. Nguyên liệu sau khi ủ được đưa qua máy luyện và hút chân không sau đó đóng vào túi nilon để bảo quản và vận chuyển. Trước khi đưa vào sản xuất đại trà, phải nung thử nguyên liệu để kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu. Để đảm bảo tính ổn định, không xảy ra các sai sót, mỗi lô hàng được sản xuất từ 150 – 200 tấn và được kiểm tra kỹ về mặt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất đại trà hoặc bán. Để có được nguyên liệu chất lượng cao, cơ sở sản xuất phải tuyển chọn cẩn thận nguyên liệu đầu vào và các nguyên liệu trên phải được mua từ các nhà cung cấp có uy tín, với số lượng lớn, chất lượng ổn định.

Quy trình sản xuất gốm sứ

Đất dẻo trước khi đưa vào tạo hình sẽ được đưa qua máy luyện và hút chân không lần hai và được đùn ra với các kích thước có đường kính khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm sản xuất. Sau đó được đưa qua bàn cắt và đưa vào máy ép lăn, sản phẩm tạo hình được đưa qua buồng sấy. Tiếp theo, sản phẩm được đưa qua các công đoạn: sửa, nung sơ (nhiệt độ nung là 700OC), chuốt hàng, trang trí sản phẩm, làm men, cắt chân, lò nung. Sản phẩm ra lò sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) phân loại chất lượng, mài chân, đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ.

Quy trình nung đốt trong lò thủ công truyền thống:

Quá trình chuẩn bị :

Sản phẩm trước khi nung được đặt vào trong các bao nung bằng Samốt. Khi xếp vào trong lò, nhiên liệu than và bao nung sản phẩm được xếp xen kẽ. Quá trình chồng lò là một quá trình lao động nặng nhọc với hàng chục tấn hàng được đưa lên cao từ 6 đến 7 m. Kỹ thuật xếp lò do những người thợ giàu kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình nung đốt, người thợ không điều khiển được nhiệt lượng cung cấp cho lò nung. Môi trường nung không sạch. Điều đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất không cao. Theo tính toán, tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi nung bằng lò thủ công truyền thống là 65 – 75%.
Nhiên liệu chủ yếu là loại than cám 5, cám 6. Trước khi đưa vào lò nung đốt, than được pha trộn theo công thức 50% than cám, 50% chất độn bao gồm giả đất, xỉ than, bùn và nước. Sau đó đóng thành các bánh tròn có đường kính khoảng 13 đến 15 cm, phơi khô trước khi đưa vào lò đốt.
Quá trình nung đốt:

Công đoạn nung đốt là công đoạn tiêu hao năng lượng chủ yếu.
Quá trình nung gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn sấy
Trước khi nung, sản phẩm được sấy từ 1 đến 3 giờ, tuỳ thuộc vào kích cỡ của sản phẩm. Các sản phẩm có kích cỡ lớn phải được sấy lâu hơn để tránh bị nứt trong khi nung. Mục đích của quá trình sấy là giảm độ ẩm trong sản phẩm nung, nhiệt độ sấy thường vào khoảng 200 OC.

Giai đoạn nung (nhiệt độ từ 200 – 1200 OC)

Sau giai đoạn sấy, nhiên liệu được đưa thêm vào buồng đốt và đốt trong khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ. Thời gian bảo ôn là 30 phút. Khi ngọn lửa trong gầm gi sáng trắng là lúc than trong lò đã cháy đều, lúc đó dừng đốt củi để than tự cháy trong lò. Quá trình này kéo dài từ 10 – 12 giờ. Quá trình nung đốt lò than thủ công được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nung đốt của các thợ lò. Quá trình cháy trong lò là một quá trình tự nhiên, nhiệt độ nung phụ thuộc vào chất lượng than cám, cách phối liệu, đấu chế và số lượng than chồng vào lò.
Theo kinh nghiệm khi chồng lò thì lượng than chồng ở xung quanh tường lò và cửa lò nhiều hơn ở giữa lò. Than dùng trong gầm gi được đấu chế có tỷ lệ than cao hơn để dễ bén trong quá trình nung (tỷ lệ than 80%, chất độn 20%)

Giai đoạn làm nguội

Quá trình làm nguội là một quá trình tự nhiên, thời gian từ khi chồng lò đến khi ra lò phải mất từ 4 – 5 ngày tuỳ theo sản phẩm nung đốt lớn hay nhỏ. Trong quá trình dỡ lò, vì sản phẩm và nhiên liệu được xếp chồng xen kẽ nên đây cũng là một khâu rất nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động do bụi than và hơi nóng.
Những hạn chế của lò thủ công truyền thống đốt than:
Công việc xếp sản phẩm vào lò và ra lò rất nặng nhọc, tốn nhiều lao động,
Suất tiêu hao nhiên liệu cao,
Tỷ lệ thu hồi sản phẩm thấp,
Chất lượng sản phẩm không cao,
Chỉ nung được trong môi trường oxy hoá, không nung được trong môi trường khử (gốm chất lượng cao cần nung trong môi trường khử),
Không điều chỉnh được nhiệt độ theo ý muốn trong quá trình nung,
Hàm lượng tro thải lớn từ 33 – 40%,
Gây ô nhiễm môi trường do phát thải nhiều loại khí thải trong quá trình nung như khí: CO, CO2, SO2.

Quy trình nung đốt bằng lò gas con thoi:

Giới thiệu về lò gas con thoi:
Lò gas con thoi có dạng hình hộp vuông hoặc chữ nhật, lò có nhiều kích cỡ khác nhau, thể tích lò từ 1 – 36 m3.
Lò được cấu tạo gồm vỏ lò, xe nung (xe goòng), phà trung chuyển, hệ thống đường ray, ống khói, hệ thống cấp nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ, đầu dò nhiệt (can nhiệt), hệ thống ống dẫn ga từ kho tới lò, van điều áp, đồng hồ đo áp suất, hệ thống bép phun liệu nằm hai bên sườn lò, bình bọt an toàn.
Xe nung mặt trên có các kênh dẫn khói, kênh khói được thông với ống khói qua vách hậu lò, ống khói có hệ thống để điều chỉnh áp suất trong buồng nung.
Nhiên liệu của lò gas con thoi là gas hoá lỏng LPG gồm 2 loại chính là butan 50% C4H10 + propan 50% C3H8, nhiệt lượng = 11.827 kcal/kg.

Quy trình vận hành lò gas con thoi

Các công đoạn làm mộc tương tự như lò thủ công truyền thống.
Lò gas được trang bị các tấm kê nung bằng vật liệu chịu nhiệt cao. Công đoạn chồng xếp lò theo trình tự: từng lớp sản phẩm trên mặt xe, lớp nọ cách lớp kia bằng các cục kê giữa các tấm kê, sản phẩm được xếp ở dạng như các giá hàng. Lúc xếp sản phẩm, xe nung để ở ngoài. Khi xếp đủ sản phẩm, đủ chiều cao, xe được đẩy vào buồng lò. Sau khi kiểm tra an toàn, bắt đầu châm lửa một số bép phun để dấm sấy (chú ý chưa vội đóng cửa lò để tránh nổ khi lượng gas trong lò cao) khoảng 2 – 3 giờ hoặc dài hơn tuỳ theo sản phẩm dày mỏng. Khi đạt được nhiệt độ sấy như yêu cầu thì châm lửa toàn bộ bép và điều chỉnh áp theo quy định từng giai đoạn. Nâng nhiệt theo quy trình đường cong nung, đồng hồ báo tới nhiệt thiêu kết, tuỳ theo chủng loại sản phẩm mà điều chỉnh áp để bảo ôn dài hay ngắn nhằm làm cho sản phẩm kết khối.
Nguyên lý cháy của lò gas là nhiên liệu được phun từ 2 hàng bép bố trí dọc hai bên sườn lò, cháy tự nhiên, chuyển động theo hướng lên nóc và cuộn ngang, chạy vào kênh dẫn khói theo nguyên lý lửa đảo, trên đường đi dòng khí cháy cấp nhiệt cho sản phẩm. Thời gian gia nhiệt và suất tiêu hao nhiên liệu cho một mẻ lò phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm và nhiệt độ thiêu kết. Khi nung xong, lò được làm nguội tự nhiên, nhiệt độ được hạ xuống đến 100 – 200 OC là an toàn đối với sản phẩm

Sản phẩm


Các sản phẩm gốm sứ hiện nay rất phong phú, gồm nhiều chủng loại khác nhau. Từ các sản phẩm truyền thống như các loại bình, lọ, ấm chén, bát đĩa..., hiện nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như các sản phẩm gốm sứ trang trí nội ngoại thất, tranh gốm nghệ thuật, đồ trang sức, sứ kỹ thuật, sứ xây dựng...

Máy và thiết bị chủ yếu


Bảng 1.2 Danh mục thiết bị, máy móc đang được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp gốm sứ 

STT
Tên thiết bị ,máy móc
1
Máy nghiền bi nước
2
Máy khuấy huyền phù
3
Máy sàng rung
4
Máy khử từ
5
Máy ép khung bản
6
Máy luyện hút chân không
7
Máy nghiền búa
8
Máy chống lắng
9
Máy tạo hình ép dẻo
10
Máy tạo hình ép lăn
11
Máy tạo hình rót áp lực
12
Bàn sửa máy & thủ công
13
Máy nén khí
14
Máy tạo mẫu khuôn
15
Máy lau chân sản phẩm
16
Hệ thống lò nung
17
Đồng hồ đo nhiệt độ
18
Đồng hồ đo áp xuất
19
Hệ thống buồng sấy
20
Quạt khói
21
Tủ điều khiển buồng sấy
22
Máy mài chân sản phẩm
23
Máy cắt bìa đóng hộp SP

1.2.2   Tình hình phát triển của ngành gốm sứ


Ngành gốm sứ Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Hiện nay sản phẩm gốm sứ gia dụng mới đáp ứng được gần 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm giá trị xuất khẩu của ngành đạt trên 260 triệu USD, chiếm 0,5% giá trị GDP. [Bộ Công nghiệp, 2003]
Sản lượng sứ gia dụng toàn ngành: [Niên giám Thống kê, 2005].
-  Năm 2000:  247,1 triệu cái (doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất 227,4 triệu cái);
-  Năm 2005: 439,9 triệu cái (doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất 346,2 triệu cái).

      Theo sở Công thương tỉnh Bình Dương, trong những năm gần đây, ngành gốm sứ Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 1,5%/năm.

Theo số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương trong vòng 5 năm từ 2006 đến 2010 có những biến động khá lớn.

Bảng 1.3 Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương trong vòng 5 năm từ 2006 đến 2010.
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Kim ngạch xuất khẩu (ngàn USD)

109372

145665

143001

11446

118852

Trong nhiều thập niên, sản phẩm gốm sứ Bình Dương vang danh trong thị trường nội địa, sánh ngang với sản phẩm cùng ngành của các địa phương khác như Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh), Bầu Trúc (Ninh Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai).
Đồng thời các mặt hàng gốm sứ ở Bình Dương được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật cao và đa dạng hóa mẫu mã đã cạnh tranh được với gốm sứ Giang Tây (Trung Quốc). Điển hình một số công ty lớn như Saiga, Nam Việt, Minh Long, Cường Phát, Đại Hồng Phát, Minh Phương... gốm sứ Bình Dương đã được xuất khẩu sang Nhật, Úc, Mỹ và EU.

1.2.3   Năng lượng và các vấn đề liên môi trường liên quan

Trong quá trình sản xuất, ngoài việc tiêu thụ các nguyên liệu thô như cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng các nhà máy cần sử dụng một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch (than, củi, gas) và năng lượng điện. Quá trình đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ cao sẽ phát sinh một lượng lớn khí thải gây ô nhiễm môi trường như SO2, CO,CO2,  NOx, bụi…Ngoài ra, các khí độc hại còn có thể phát sinh trong quá trình biến đổi đất sét và các chất phụ gia khác. Do đó, các nhà máy cần có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

 Xu thế sử dụng lò gas đang tăng mạnh do các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều được nung đốt bằng lò gas. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều, tỷ lệ thành phẩm cao. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng lò thủ công truyền thống đốt than còn rất cao (Ví dụ, ở làng nghề Bát Tràng có 600 lò đốt than so với 320 lò gas). Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng lò thủ công đốt than để sản xuất sản phẩm có tính đại trà, giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc.

Do lò thủ công truyền thống còn chiếm số lượng lớn nên vấn đề ô nhiễm môi trường rất nặng nề trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng nghề tập trung nhiều doanh nghiệp. Ô nhiễm do khí thải, bụi than đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong vùng.
Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử dụng lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ.Hiện trạng môi trường trong sản xuất gốm sứ: Theo Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương, hiện nay 252 trong số 465 cơ sở sản xuất gốm sứ đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. Hầu hết các cơ sở đều thải khói bụi, nước, làm rơi vãi đất đá, nguyên liệu ra môi trường...Số cơ sở trên thuộc các khu vực: Tân Phương Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và Chánh Nghĩa (thị xã Thủ Dầu Một).


Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SXSH


2.1  TỔNG QUAN LÝ THUYẾT SXSH

2.1.1    Định nghĩa SXSH

Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là
Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

·         Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
·         Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
·         Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất.
Điều này có nghĩa là thay vì bị loại bỏ sẽ có thêm một tỉ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về SXSH.

2.1.2   Mục tiêu của SXSH

UNEP: đưa tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất hàng ngày, đáp ứng mong muốn của chúng ta “bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải”
Chương trình Nghị sự 21: dành sự ưu tiên lớn cho giới thiệu các phương pháp SXSH, các công nghệ tuần hoàn chất thải và phòng ngừa ô nhiễm để đạt được phát triển bền vững.
Việt Nam: SXSH/Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày nay đã trở thành 1 trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường.

2.1.3   Lợi ích của SXSH

-          Tiết kiệm tài chính thông qua sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất và phụ gia hiệu quả.
-          Nâng cao hiệu suất hoat động của nhà máy.
-          Nâng cao sự ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.
-          Cải thiện môi trường làm việc (sức khỏe và an toàn lao động).
-          Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp
-          Tuân thủ các quy định của pháp luật tốt hơn.
-          Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
-          Cơ hội mở rộng thị trường.
              
2.1.4        Phân loại các cơ hội SXSH

-          Thay đổi nguyên vật liệu.
-          Quản lý nội vi tốt.
-          Kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất.
-          Cải tiến thiết bị, máy móc.
-          Thay đổi công nghệ.
-          Thu hồi và tái sử dụng trong nhà máy.
-          Sản xuất các sản phẩm phụ có ích.
-          Cải tiến sản phẩm.

2.1.5   Các bước thực hiện SXSH

Hình 2.1  Sơ đồ các bước thực hiện SXSH.

2.2  TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.2.1   Tình hình thế giới

Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Australia, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch..., khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) được biết đến từ năm 1985. Các nước châu Á như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan,Trung Quốc, Nhật Bản ... thực hiện từ năm 1993 đến nay.

v  Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua năm 2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường bảo vệ tài nguyên.


Kế hoạch này có 3 mục tiêu cụ thể:
-          Giới thiệu các nguyên tắc của SXSH có thể áp dụng và thực hiện tại tất cả các ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Dịch vụ, Tài chính và Ngân hàng, Giáo dục, nghiên cứu và phát triển).
-          Xác định các giải pháp và công cụ để hỗ trợ thực hiện SXSH.
-          Tạo cơ cấu tổ chức thực hiện để các hoạt động của các cơ quan khác nhau được đồng bộ và tổng thể.

v  Tại Australia, hội đồng bảo tồn và môi trường Australia và NewZealand (ANZECC) đã xây dựng một chiến lược để thúc đẩy SXSH. Họ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan chính như chính phủ, doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và áp dụng SXSH.

v  Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002. 

Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc bao gồm 6 chương, 42 điều với nội dung khuyến khích thúc đẩy sản xuất sach hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên quý hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ con người và thúc đẩy phát triển bền vững.

v  Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành làm hai loại hình chính, loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau khi dụng SXSH. Hình thức SXSH phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kính.  

2.2.2   Tình hình trong nước
Sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường của Việt Nam vào năm 1993, lĩnh vực công nghệ môi trường nói chung cũng đang được nhà nước Việt Nam ưu tiên kêu gọi hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Từ vốn ngân sách, 10 năm qua, Nhà nước đã đầu tư trên 2.000 tỷ đồng cho bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vốn ODA cho lĩnh vực này trong giai đoạn 1985-2000 là 2 tỷ USD. Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã thành lập Quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ môi trường. Một số địa phương cũng đã lập các quỹ hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó, TP.HCM có quỹ xoay vòng giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp do ADB tài trợ, với tổng vốn 2,5 triệu USD và quỹ hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp từ nguồn vốn của thành phố, với số tiền là 1 triệu USD.
Nhiều đề tài, dự án về bảo vệ môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ, một số địa phương thực hiện đã cung cấp các giải pháp tối ưu về quản lý và bảo vệ môi trường cho các doanh nghịêp, đơn vị. Chẳng hạn như các đề tài nghiên cứu sản xuất thiết bị, vật liệu tách dầu ra khỏi nước; thiết bị xử lý nước, rác thải; sử dụng công nghệ sinh học làm sạch dầu mỏ tại một số cảng; tận dụng các nguồn phế liệu trong nông nghiệp, công nghiệp để tái sản xuất. Một số thiết bị xử lý chất thải sản xuất trong nước không chỉ được các địa phương, doanh nghiệp trong nước tiếp nhận công nghệ mà cả đối tác nước ngoài cũng muốn tiếp nhận.
Cùng với các dự án do nhà nước và địa phương đầu tư thực hiện, nhiều dự án do quốc tế tài trợ về sản xuất sạch hơn đã được triển khai. Trên 200 doanh nghiệp dệt, giấy, chế biến thực phẩm, gia công kim loại tham gia các dự án sản xuất sạch của trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (do UNIDO-SECO tài trợ) đã có hiệu quả, tiết kiệm được hàng triệu USD. Sản xuất sạch hơn đã được đánh giá là một công cụ hiệu quả để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ nghề nghiệp.
Tuy nhiên, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu ô nhiễm vẫn là những thách thức lớn của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ tiềm lực để thay các công nghệ lạc hậu. Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng rất nhanh, trừ một số hệ thống xử lý chất thải tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả chưa cao, nhiều bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải. Sự đô thị hoá diễn ra nhanh ở Việt Nam, nhưng đến nay chưa có đô thị nào có hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung. Nhiều làng nghề cũng không có kinh phí để thiết lập hệ thống xử lý nước thải, rác thải.

2.2.3   Những thuận lợi và rào cản khi thực hiện SXSH
Ÿ  Thuận lợi
Sản xuất sạch hơn sẽ giúp cải thiện hình ảnh công ty, làm tăng lợi nhuận về kinh tế, tăng năng suất lao động, nhất là giảm lượng chất thải, khí thải độc hại góp phần tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Áp dụng SXSH sẽ đảm bảo về chất lượng cho khách hàng, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm. Rõ ràng sản xuất sạch hơn là một chiến lược, một công cụ quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp cho công nhân. Nhìn chung, sản xuất sạch hơn có thể được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp nhm tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu mà vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng sản phẩm và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp. Trước hết, tiết kiệm chi phí thông qua giảm lãng phí năng lượng và nguyên liệu, cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó mang lại chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm cao hơn, thu hồi một lượng nguyên liệu bị hao phí trong quá trình sản xuất, có khả năng cải thiện môi trường làm việc, cải thiện hình ảnh của công ty, có được các cơ hội tiếp cận thị trường mới và tốt hơn.
Ÿ  Những rào cản khó khăn
Vấn đề đặt ra là phương pháp luận SXSH giống như đa phần các công cụ quản lý môi trường khác như hệ thống quản lý môi trường, kiểm toán môi trường, xuất phát từ các nước phát triển với nền sản xuất công nghiệp tiên tiến và nền văn hoá cơ bản khác với Việt Nam về cách suy nghĩ và quan niệm sống. Liệu đây có phải là rào cản đối với việc phổ biến công cụ này tại Việt Nam. 

Nội dung SXSH đã được phổ biến tại Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước bằng sự thành lập của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam và nỗ lực của nhiều nhà tài trợ như Thuỵ Điển, Canada, Đan Mạch,… Mặc dù đã được trình diễn tại hàng trăm cơ sở sản xuất và lợi ích của nó đã được chứng minh trên thực tế, được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mức độ lan toả của SXSH đã không được như mong muốn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn xa lạ, chưa hiểu và chưa áp dụng công cụ này.
Các chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước đã có một số nghiên cứu đánh giá về những yếu tố có thể được coi là rào cản của SXSH tại Việt Nam. Những rào cản này có thể được phân thành 4 loại hình chính: (1) Chính sách của nhà nước; (2) Động lực của cơ sở sản xuất; (3) Rào cản về kỹ thuật; (4) Rào cản về quản lý.

Về vấn đề chính sách, mặc dầu đã có nhiều cố gắng và đã xây dựng được hệ thống chính sách về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế tuân thủ đối với các quy định của nhà nước, do vậy, nhiều cơ sở sản xuất còn chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ môi trường. Ngoài ra nhiều nguồn lực đầu vào sản xuất (đặc biệt là nước và nhân công) của chúng ta còn quá rẻ so với nhiều nước nên các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Rào cản thứ hai, liên quan đến động lực của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa quán triệt quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền trong chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước và cho rằng bảo vệ môi trường là việc của nhà nước. Quan điểm chờ đợi hỗ trợ của nhà nước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có áp dụng SXSH còn tương đối phổ biến. Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hiểu lợi ích của SXSH đối với tính kinh tế của doanh nghiệp, mà đơn thuần cho rằng SXSH cũng tương tự như việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, thường gây chi phí tăng thêm.

Về mặt kỹ thuật, nhiều cơ sở sản xuất của ta còn tương đối yếu về kiểm toán và hạch toán nội bộ nên không đo đếm được mức chi phí của mình mất đi theo chất thải. Do vậy, không nhận thấy sự cần thiết áp dụng SXSH để giảm chất thải đồng thời giảm chi phí sản xuất. Việc phổ biến SXSH thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn, nhưng ngay cả các chuyên gia tư vấn của ta cũng thiếu về số lượng và chất lượng. Đặc biệt thiếu là các chuyên gia SXSH chuyên ngành. 


Mặc dù các rào cản trên là tương đối quan trọng, nhưng đã phần nào được xác định, nhiều giải pháp đã được các cơ quan quản lý đưa ra có tác động khắc phục tích cực. Ví dụ, đối với rào cản chính sách, các cơ quan quản lý ngành tài nguyên và môi trường đã có nhiều nỗ lực trong việc cưỡng chế tuân thủ với pháp luật về bảo vệ môi trường, giá năng lượng và các tài nguyên khác cũng dần tăng lên khiến các doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc nâng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Bộ Công Thương thông qua Dự án ODA do Đan Mạch tài trợ cũng đang thực hiện nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ sở sản xuất và tăng cường bổ sung các chuyên gia tư vấn về SXSH sạch hơn.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


3.1      PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU

Số liệu thứ cấp từ sách báo, tài liệu môn học công nghệ sạch (thầy Nguyễn Kim Thanh), website…

3.2         PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

Khảo sát thực tế công nghệ sản xuất, hiện trạng sản xuất và mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (3 doanh nghiệp: Công ty TNHH Cường Phát, Công ty TNHH Shijar và nhà máy gạch ngói Việt Đức) trong ngành gốm sứ: tiến hành khảo sát và xem xét từng công đoạn của sơ đồ dây chuyền công nghệ, quá trình xử lí chất thải của các cơ sở sản xuất.

3.3     PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG HỎI (PHIẾU ĐIỀU TRA) VÀ LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA, CÁN BỘ QUẢN LÝ
3.3.1 Các thông tin chung
- Tên Doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, fax.
- Tên người đại diện pháp luật, chức vụ.
- Tên cán bộ phụ trách môi trường, điện thoại.
- Giấy phép đầu tư / Giấy chứng nhận đăng ký kinh, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, năm bắt đầu hoạt động.
 - Diện tích mặt bằng sản xuất, số lượng công nhân, nhân viên, số ca/ngày.
3.3.2 Thông tin về hoạt động sản xuất
- Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất
- Sản phẩm và công suất hiện tại (tính trung bình theo tháng hoặc theo năm):
- Có sử dụng nồi hơi, hóa chất sử dụng (loại hóa chất, khối lượng, tính trung bình theo tháng hoặc theo năm), nhiên liệu sản xuất (loại nhiên liệu (gas, dầu, củi, than đá,…), khối lượng trung bình (tính trung bình theo tháng hoặc theo năm), lượng nước cấp sử dụng trung bình:…………….(m3/ngày); nguồn cung cấp (nước ngầm, nước mặt, hay nước máy).
3.3.3 Thông tin về công tác bảo vệ môi trường
- Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Công tác thực hiện giám sát môi trường định kỳ: giám sát môi trường nước, không khí.
- Công tác kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, quản lý chất thải rắn( thông thường và nguy hại), tiếng ồn, các vấn đề môi trường khác ( nêu rõ nguồn phát sinh và các biện pháp xử lý nếu có).
3.3.4 Các đề xuất/ý kiến của doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường

3.4     PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP THÔNG TIN

Phân tích dữ liệu thu thập được và tổng hợp nhằm học hỏi kinh nghiệm doanh nghiệp hiện có đồng thời đề xuất giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp quản lí môi trường và kiểm soát ô nhiễm hướng tới sản xuất sạch hơn.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP


Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau: giảm chất thải tại nguồn, tuần hoàn, cải tiến sản phẩm.

4.1 GIẢM CHẤT THẢI TẠI NGUỒN

Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc các nguồn ô nhiễm:

Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.

Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Việc kiểm soát quá trình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập và lắp đặt một hệ thống quan trắc và đo đạc trên dây chuyền sản xuất đồng thời cũng đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.

Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.

Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

4.2 TUẦN HOÀN

Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.

Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.


Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm.  

4.3 CẢI TIẾN SẢN PHẨM

Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.


Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được các vấn dề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.


Cải tiến bao gói có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.       

Hình 4.1 Sơ đồ các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Tài liệu tham khảo



Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY