GVHD : GVC. ThS Hồ Thị Thanh Hiền
SVTH: Trần Lê Hoài Quyên & Lương Việt Tùng
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC
DI CƯ DO ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN VÀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH
HÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG ĐẤT SÀI GÒN XƯA
Thành phố Hồ Chí Minh - với tên gọi
quen thuộc từ xưa là Sài Gòn, là một vùng đất sớm hình thành và phát triển.
Thành phố được hình thành trên lằn ranh giới giữa hai vùng phù sa cũ và mới nối
từ Tây Ninh xuống thành phố và từ thành phố xuống Long Điền (Bà Rịa - Vũng
Tàu). Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ cận kề mật thiết với ba vùng
Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố hiện
nay có diện tích khoảng 2.095 k, chiếm 0,76% diện tích toàn quốc, nằm ở
tọa độ địa lý 1010’- 1038’ vĩ Bắc đến 106'22’- 106'54’ kinh Đông. Thành phố Hồ Chí Minh gồm 24 quận, huyện
với 317 phường xã chia ra 19 quận đô thị nội thành với 254 phường rộng 494 kmvà 5 huyện nông thôn ngoại thành với 63
xã rộng 1.601 km. Thành phố Hồ Chí Minh có hình dáng như
chim đại bàng tung cánh ra biển Đông, thân hình từ đông Thủ Đức tới tây Bình
Chánh rộng 47 km, hai cánh từ bắc Củ Chi tới nam Cần Giờ dài 102 km. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm,
cũng giống như các tỉnh Nam Bộ khác, thành phố không có bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông rõ rệt, chỉ có hai mùa mưa, nắng riêng biệt, với thời tiết điều hoà, nóng ẩm,
tạo môi trường thuận lợi cho cây cối phát triển tươi tốt. Cư dân thành phố vào
khoảng hơn 8,5 triệu người (2008), thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau,
ngoài người Việt còn có người Hoa, Khơ - me, Ấn, Mạ, S - tiêng và cả một số ngoại
kiều, với mật độ dân số khoảng 4.057,3 người /km².
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, vùng
Sài Gòn thuộc lãnh thổ vương quốc cổ Phù Nam. Đến thế kỷ thứ VII, Phù Nam suy yếu
và bị Chân Lạp thôn tính, Sài Gòn trở thành vùng đất phụ thuộc lỏng lẻo Chân Lạp
gồm hai khu vực Kampong Krâbei (tức Bến Nghé - nội thành Sài Gòn ngày nay) và
Brai Nokor (nay là Sài Gòn - Chợ Lớn).
Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh
Hoài Đức cũng nói Gia Định là đất thuộc Chân Lạp xưa, tên gọi Sài Gòn xuất phát
từ tên Brai Nokor, nghĩa là “rừng cây gòn”, người Hoa phiên âm thành Sài Côn,
người Việt đọc thành Sài Gòn. Nội bộ Chân Lạp có chiến tranh liên miên và do
người Khơ - me có thói quen sinh sống ở các rẻo ruộng cao, nên phần lớn vùng
Nam Bộ vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch bị bỏ thành hoang phế và gần như vùng đất
vô chủ.
Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả
công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetha II (1618 - 1686) và ông đã cho
lập hai đồn thu thuế ở Sài Gòn là Kas Brobei và Brai Nokor (1623). Các nhà
nghiên cứu cho rằng đồn Kas Krobei có nghĩa là Bến Nghé hay Bến Trâu ở gần cột
cờ Thủ Ngữ trên bờ sông Sài Gòn. Đồn thu thuế Brai Nokor có lẽ đặt trên bờ rạch
Bến Nghé hay kênh Tàu Hủ. Việc chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặt các cơ sở kinh tế tạo
ra điều kiện thuận lợi cho cư dân Việt và cả người Hoa vào lập nghiệp ở vùng đất
Sài Gòn. Vào năm 1679, một số quan lại cũ dưới triều Minh như Dương Ngạn Địch,
Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình không chịu thuần phục nhà Thanh đã
đem 3.000 quân cùng gia đình trên 50 chiếc thuyền sang xin thần phục chúa Nguyễn.
Chúa Nguyễn Phúc Tần đã phong cho họ quan chức và cho phép các nhóm người Hoa
vào làm ăn sinh sống rộng khắp vùng đất Nam Bộ xưa. Số người Hoa đó đã sớm trở
thành công dân đất Việt, góp phần cùng với người Việt khai phá vùng đất Sài
Gòn. Nhóm Dương Ngạn Địch theo cửa Tiểu, cửa Đại vào định cư ở Mỹ Tho. Còn nhóm
Trần Thượng Xuyên theo cửa Cần Giờ, Soài Rạp vào sông Đồng Nai, tới cù lao Phố
lập nghiệp. Đầu năm 1679, Sài Gòn được chọn làm nơi trú đóng cho các cơ quan
công quyền bán chính thức của nhà Nguyễn.
Năm 1698, chúa Nguyễn cử thống suất
Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Nguyễn Hữu Cảnh đã lấy “đất Nông Nại làm phủ
Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài
Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn; mỗi dinh đặt chức lưu thú, cai bộ
và ký lục để cai trị”. Ranh giới giữa hai huyện Phước Long (Đồng Nai) và Tân
Bình (Sài Gòn) là sông Sài Gòn. Hữu ngạn thuộc huyện Tân Bình, tả ngạn thuộc
huyện Phước Long. Năm 1698 trở thành mốc đánh dấu hình thành Sài Gòn, vì từ đó
mới có phủ sở Gia Định, huyện sở Tân Bình thuộc phủ Gia Định, xứ Sài Gòn từ lúc
đó mới chính thức là đất Việt Nam. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bến Nghé và phố thị Bến
Nghé (hay còn gọi là phố thị Bến Thành) xưa nằm trải trên bờ sông Sài Gòn và đường
Nguyễn Huệ ngày nay. Từ năm 1698, Sài Gòn trở thành trị sở quan trọng nhất cho
vùng đất mới phía nam.
Vào năm 1771 diễn ra giao tranh lớn giữa
Tây Sơn và quân Nguyễn ở vùng đất Đồng Nai; cù lao Phố bị tàn phá nên người Hoa
(vốn nắm vai trò kinh tế trọng yếu ở đây) bỏ chạy xuống Gia Định, tái lập cơ
nghiệp dọc theo kênh Bến Nghé từ khu vực Chợ Cũ Sài Gòn ngày nay đến khu vực Chợ
Lớn cũ ngang Xóm Củi (khu vực bưu điện Quận 5 ngày nay). Phố thị Sài Gòn xưa,
nay là Chợ Lớn thuộc Quận 5. Nhiều người cho rằng địa danh “Chợ Lớn” có lẽ được
phát âm theo tiếng Khơ - me “Cần Chớ” có nghĩa là cái cần ché hay xé, loại vật
dụng đan bằng tre để phục vụ ngày mùa hay săn bắt thủy hải sản. Ở Nam Bộ nhất
là Sài Gòn, Chợ Lớn ngày nay vẫn còn thông dụng nhiều vật dụng đan lát bằng
tre, trong đó có cần xé - có nguồn gốc từ chữ Cần Chớ. Người Việt chỉ ghi nhận
chữ “Chớ” đọc thành “Chợ”. Người ta gọi Chợ Lớn ở Sài Côn có lẽ là để phân biệt
với Chợ Nhỏ ở Bến Nghé.
Sài Gòn vẫn phát triển không ngừng, kể
cả trong giai đoạn tranh chấp giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn. Không phải Tây Sơn
không nhận thức rằng chiếm Sài Gòn sẽ làm chủ được vùng đất phía Nam, nhưng do
Nguyễn Huệ bận chinh chiến trong Nam ngoài Bắc, Nguyễn Lữ lại không đủ năng lực
quản lý đất Gia Định, nên thế lực Nguyễn Ánh dần dần phục hồi. Sau khi lấy lại
Gia Định (năm 1788), Nguyễn Ánh thấy các luỹ đất chưa đủ vững chắc để bảo vệ
Gia Định, nên năm 1790, ông ta đã sai Trần Văn Học cùng một số người Pháp xây dựng
thành Gia Định theo kiểu công sự Vauban. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, vị
trí thành Gia Định nằm trên vùng đất tiếp giáp giữa bốn đường Lê Thánh Tôn -
Tôn Đức Thắng, Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày
nay. Từ thế kỷ XVII trở đi, Sài Gòn dần dần trở thành trung tâm hành chính quan
trọng và là đầu mối trung tâm, phố chợ của một vùng đất đai rộng lớn, với số
dân “hơn 4 vạn hộ”. Trên vùng đất mới này, vì muốn nhanh chóng khai thác đất
đai, lúa gạo, chúa Nguyễn đã ban hành cơ chế quản lý khá mềm dẻo: cho cư dân tự
do khai phá và chiếm hữu ruộng đất, cho mua bán nô tì và khuyến khích phát triển
thương mại. Chính sách kinh tế xã hội khá “thoáng” và linh hoạt của nhà Nguyễn
đã góp phần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang lập ấp và biến lúa gạo thành hàng hoá
thương phẩm quan trọng ở vùng Gia Định xưa. Do vậy, việc xuất hiện “thị trường
lúa gạo ở Gia Định đã khá sớm, khá lớn, đã tấp nập, ít ra là từ giữa thế kỷ
XVIII”. Gia Định không chỉ trở thành vựa lúa quan trọng hàng đầu đối với vùng đất
phía nam mà còn đối với cả nước. Các hoạt động nông nghiệp truyền thống đã tạo
điều kiện cho kinh tế công thương nghiệp phát triển, thay đổi bộ mặt vùng đất mới
. Do đấy, Sài Gòn đã trở nên thành phố hay thành thị rất sớm và luôn phát triển
cùng với toàn vùng đất miền Nam.
1.2
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 1860 ĐẾN 2008
1.2.1
Quá trình đô thị
hoá ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc (1860 - 1945)
Sau khi đánh chiếm thành Gia Định (1859),
Pháp đã đổi tên thành phố Chợ Lớn (khu vực quận 5) và phố thị Bến Nghé (hay khu
vực phố thị Bến Thành) là thành phố Sài Gòn. Thành Gia Định (tức thành Phụng)
Pháp cũng gọi là thành Sài Gòn. Từ 1860, Pháp xúc tiến xây dựng, khai thác Sài
Gòn để phục vụ cho nuôi dưỡng chiến tranh xâm lược, nên việc xây cất Sài Gòn đã
có những thay đổi mạnh mẽ. Ngày 22 tháng 2 năm 1860, Pháp cho mở hải cảng Sài
Gòn đón thương thuyền của Pháp và các nước Châu Âu và để xuất cảng lúa gạo,
nông sản Nam Kỳ. Thực dân Pháp bắt đầu
xây dựng khu hành chính trung tâm, cùng hàng loạt các công trình giao thông,
dinh thự, nhà thờ cùng các cơ sở hạ tầng, đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của
đô thị Sài Gòn.
Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc là một đô
thị thương cảng nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Sài Gòn trở thành một
trong những thương cảng hàng đầu trong các quốc gia thuộc địa của Pháp. Ngày 15
- 3 - 1874, tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Đầu thế kỷ
XX, Chợ Lớn sáp nhập vào thành phố Sài Gòn và Sài Gòn trở thành đô thị lớn nhất
xứ Đông Dương thuộc Pháp. Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các công trình hạ tầng
ở Sài Gòn phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa, nên tiến trình đô thị
hoá ở thành phố Sài Gòn diễn ra khá mau chóng. Sơ đồ quy hoạch đô thị Sài Gòn
được trung tá công binh Pháp là Coffyn vẽ trên cơ sở của Nghị định do Charner
phác họa ngày 11 - 2 - 1861. Phác đồ này gồm nhiều khu hành chính, thương mại,
nhà ở công chức Pháp, trại lính v.v… dành cho số dân là 500.000 người. Đề án của
Coffyn bị coi là hết sức viển vông và bị người Pháp bác bỏ, vì họ cho rằng
không bao giờ Sài Gòn có đủ số dân đó (cả Nam Bộ lúc đó chỉ có gần 1 triệu
dân). Coffyn đã đúng, nhưng có lẽ ông cũng chưa hình dung hết quá trình đô thị hoá
ở Sài Gòn sau này lại diễn ra rất nhanh chóng. Điểm khởi đầu của quá trình đô
thị hoá ở Sài Gòn là việc xây dựng phố Catinat và một hệ thống nhà thờ Công
giáo ở khu vực người Việt và người Hoa. Từ năm 1905 cho đến năm 1935, đô thị hải
cảng Sài Gòn đã được xây dựng và hoàn chỉnh, cấu trúc đô thị Sài Gòn không khác
nhiều lắm so với năm 1954 sau này. Cho đến năm 1905, phố xá và khu vực đô thị,
các công thự, đường đi của đô thị Sài Gòn đã có phần bề thế, khang trang còn
hơn cả một số đô thị khác ở Đông Nam Á như Singapour, Kualampur, Băng Cốc
v.v... Đô thị trung tâm Sài Gòn được tập trung chỉnh trang, xây cất nhiều ở các
khu vực quận 1 và một phần đất của quận 3 ngày nay. Ở các vùng lân cận hai khu
vực trên tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra mạnh mẽ.
Suốt hơn 80 năm dưới thời thuộc Pháp, Sài
Gòn là thành phố đứng hàng đầu Đông Dương và được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn
Đông”. Nó là thủ phủ của xứ Nam Kỳ thuộc địa Pháp, trở thành thủ đô kinh tế của
Liên bang Đông Dương và là đầu cầu giao thương với thị trường Hồng Kông và
Singapour thuộc Anh. Vào năm 1929, Sài Gòn - Chợ Lớn có hơn ba trăm ngàn dân và
dân số của nó đạt tới 498.000 người vào năm 1943. Hàng vạn nông dân từ các vùng
nông thôn đổ về Sài Gòn, làm thuê trong các nhà máy của Pháp, đã làm cho dân số
ở thành phố Sài Gòn tăng lên nhanh
chóng.
1.2.2
Quá trình đô thị
hoá ở Sài Gòn thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975)
Do tác động của thực dân mới của Mỹ, tiến
trình đô thị hoá ở Sài Gòn trong thời kỳ 1954 - 1975 có bước phát triển mau
chóng, nhưng cũng tạo ra sự lộn xộn làm đảo lộn cấu trúc xã hội, đặc biệt là
gia tăng dòng người nhập cư. Ở miền Nam, từ năm 1955 cho đến năm 1960, Mỹ và
chính quyền Sài Gòn ra sức cưỡng bức dân nhập cư công giáo (khoảng 1 triệu đồng
bào công giáo miền Bắc di cư vào Nam) lập ra những vành đai dân cư bảo
vệ an ninh từ xa cho Sài Gòn và các căn cứ quân sự. Khoảng thời gian từ năm
1960 cho đến đầu năm 1965, chính quyền Sài Gòn xúc tiến thực hiện đô thị hoá cưỡng
bức tạo ra một sự tăng vọt cư dân các đô thị miền Nam, nhất là thành phố Sài
Gòn - Chợ Lớn. Tỷ lệ dân số đô thị miền Nam năm 1960 từ 10% so với tổng số dân
tăng lên 30% năm 1965. Do chính sách khủng bố và đàn áp, chiến dịch bình định
nông thôn, “tát nước bắt cá” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, hàng triệu nông dân
miền Nam buộc phải rời bỏ làng quê, vào sống trong các ấp chiến lược hoặc trở
thành người tị nạn và kéo vào các thành phố.
Quá trình đô thị hoá cưỡng bức ở Sài
Gòn diễn ra ráo riết dưới tác động của chiến tranh xâm lược, đặc biệt là khi
quân Mỹ nhảy vào miền Nam (8 - 3 - 1965). Các chiến dịch khai quang của Mỹ từ
1961 đến 1972, đặc biệt là chương trình sử dụng chất độc hoá học chứa dioxin trệt
hạ lương thực (Denial Food Programs) đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
nông nghiệp và đời sống nông thôn miền Nam Việt Nam nơi có tới 80% dân số là
nông dân. Nó đã tạo nên quá trình đô thị hoá cưỡng bức đã làm xáo trộn và gây
ra những tác hại toàn diện đối với môi
trường và kinh tế xã hội miền Nam Việt Nam.
Ngoài khối lượng lớn bom đạn dội xuống
miền Nam (vượt xa chiến tranh thế giới lần thứ hai), Mỹ và quân đội Sài Gòn còn
dùng chất độc làm trụi lá cây để đẩy nông dân vào các trại tập trung. Một bộ phận
quan trọng của nông dân bị đẩy ra khỏi ruộng đất canh tác, vốn là nguồn sống cơ
bản của một xã hội nông nghiệp. Ước tính dè dặt nhất cho rằng 1965 - 1968, có
ít nhất 3 triệu nông dân bị đẩy khỏi làng quê, bị ép buộc vào sống trong các trại
tập trung, hoặc họ trở thành dân tỵ nạn vào sống lang thang trong các đô thị lớn,
chủ yếu là Sài Gòn. Hầu hết 3 triệu người tỵ nạn (chỉ tính từ 1965 - 1969) là
nông dân mà nhà cửa ruộng vườn của họ đã bị bom đạn và chất độc hoá học huỷ hoại
sạch để cắt nguồn tiếp tế cho “Việt cộng”. Người nông dân bị đẩy vào những trại
tỵ nạn ở đô thị với kẽm gai rào quanh, thực chất là một trại tập trung và là dạng
nhà tù trá hình. Mỗi người tỵ nạn là nạn nhân của sự ngược đãi và tài sản của họ
đều bị huỷ diệt, mối liên hệ giữa họ và tổ tiên (mồ mả cha ông) bị xâm phạm. Đô
thị hoá cưỡng bức đã tạo nên mật độ dân cư ở Sài Gòn gia tăng nhanh chóng.
Trong các trại tập trung, những “khu tỵ nạn” với diện tích thường từ 2 - 4 km2
mà phải chứa từ 1,5 vạn đến 3 vạn người. Các học giả Mỹ đến miền Nam nhận xét rằng
những người tỵ nạn ở Sài Gòn đều mòn mỏi về thể chất, suy sụp về tinh thần
trong các trại tập trung, đó là lỗi do chính người Mỹ gây ra. Những người dân
nghèo thành thị phải sống chen chúc nhau trong những căn hộ chật hẹp, với hệ thống
xử lý chất thải đô thị và nhà ở của người lao động là rất lạc hậu như chung cư Ấn
Quang gồm 850 căn hộ trên khu vực đất rộng 2,39 ha hay chung cư Bàn Cờ với
1.260 hộ/3,62ha. Do chỗ ở chật chội, người tỵ nạn chui rúc thiếu oxy để thở, lại
thêm khí thải của nhiều xe cộ lưu thông, cho nên không khí trong các trại tỵ nạn
bị ô nhiễm rất nặng. Tình trạng ăn ở chen chúc tồi tệ và thiếu vệ sinh một cách
kinh khủng như ăn đói, thiếu nước uống và tắm rửa, thiếu thuốc men khi đau ốm,
đã làm cho người dân bị cưỡng ép vào đây đi đến chỗ chết dần, chết mòn.
Sau tết Mậu Thân các trại tỵ nạn ở Sài
Gòn đông nghẹt người, người tỵ nạn sống hoàn toàn dựa vào đồ viện trợ của Mỹ.
Đó là dịp để Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở ra chiến dịch tuyên truyền chính trị
rầm rộ, vu cáo cách mạng tạo ra cái gọi là dòng
người “tỵ nạn cộng sản”. Trong các thành thị và các khu dồn dân, bệnh
lao, bệnh phong và các bệnh hoa liễu đã trở thành phổ biến. Ở Sài Gòn có 15.000
người mắc bệnh phong đi lang thang trên đường phố. Năm 1971, Jean Mayer cố vấn
đặc biệt về dinh dưỡng của Nixon đã cảnh báo rằng: chính sự thiếu ăn tại nhiều
vùng ở miền Nam Việt Nam và những chứng bệnh nguy hiểm như phù thũng, thiếu máu
và lao sẽ gia tăng, nếu như chương trình huỷ diệt thực phẩm bằng chất độc hoá học
vẫn tiếp tục. Một khi đã vào trại tập trung, mức sống người nông dân giảm đi mất
hai phần ba, còn mất mát về tâm lý thì không sao kể xiết. Kết quả là đô thị hoá
một xã hội nông thôn một cách chưa từng thấy trong thế kỷ này. Nạn thất nghiệp
và đủ mọi loại tệ nạn xã hội tràn lan trong những người tỵ nạn. Ở Sài Gòn, Hoa
kiều chiếm khoảng 1/6 dân cư đô thị, nắm độc quyền hầu hết các hoạt động kinh tế
quan trọng, những người tới sau may mắn lắm chỉ có thể làm những công việc tạp
dịch hoặc lao động thuê mướn thủ công theo thời vụ.
Năm 1960, 20 % dân miền Nam sống trong
các vùng đô thị; tỷ lệ đó lên 26 phần trăm năm 1964, 36% năm 1968, năm 1971 còn
tăng cao hơn nữa, một tốc độ tăng gấp năm lần so với tất cả các nước kém phát
triển trong cùng thập kỷ. Do kết quả của quá trình “đô thị hoá cưỡng bức” này,
dân số đô thị miền Nam Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Vào đầu những năm 1970
dân số Sài Gòn đã tăng lên tới 3.000.000 người (gấp 10 lần trước đây). Dân cư
tăng rất nhanh ở ngoại thành Sài Gòn, nhưng ở nội thành tỷ lệ tăng không lớn so
với các đô thị khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hoà, Huế v.v... Đến năm 1971 số
dân ở Sài Gòn chiếm 43 % toàn bộ số dân đô thị miền Nam, nhưng nếu không tính
vùng ngoại ô, thì tỷ lệ đó là 1/5. Nhìn chung, sự phát triển dân số đô thị Sài
Gòn chủ yếu là nguyên nhân chiến tranh, còn lý do kinh tế thì rất phụ, vào năm
1971, 3/4 những người dân đô thị ở Sài Gòn không phải sinh ra ở đây. Làn sóng
nông dân liên tục tràn vào Sài Gòn, làm
cho dân số của thành phố tăng gấp 3 lần, đến năm 1969 là 12.740 người trên một
dặm vuông, đã biến Sài Gòn trở thành một trong những thành phố có mật độ dân số
cao nhất thế giới. Dân tỵ nạn tăng vọt ở các trại tập trung và đô thị đã gây ra
những đổ vỡ nền tảng đạo đức và băng hoại đời sống xã hội miền Nam Việt Nam, dù
vào đầu năm 1969 con số người tỵ nạn tụt xuống còn 50% so với trước đây.
Ngày15/9/1971 tổng giám đốc y tế Sài Gòn thú nhận bệnh hoa liễu đang tràn lan
khắp thành thị và vùng nông thôn do chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Hiện tượng
thường thấy là trẻ con đánh giày, con gái bán “bar” hoặc một số làm điếm, nhiều
bé gái mới 13, 14 tuổi đã sa vào mãi dâm, cũng đã mắc bệnh này. Quá trình”đô thị
hoá cưỡng bức” đã phá hoại những yếu tố văn hoá truyền thống thôn quê và đẻ ra
bao tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, nhờ vào viện trợ của quân đội
Mỹ đổ ồ ạt vào miền Nam, bộ mặt của thành phố Sài Gòn biến đổi nhanh chóng. Nhiều
cao ốc khách sạn, văn phòng sang trọng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở nghỉ ngơi, giải
trí cho đội quân viễn chinh đông đảo. Do nhu cầu phục vụ chiến tranh xâm lược,
Sài Gòn - Gia Định ngày càng được mở rộng. Mỹ tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, xa lộ, những công trình kiến trúc và các khu căn cứ quân sự khổng lồ.
Công việc chỉnh trang đô thị Sài Gòn được đẩy mạnh, sân bay được mở rộng và xây
dựng mới, khách sạn tối tân, nhà cao tầng, vũ trường, casino, nhà hàng snack -
bar, đại lộ mở rộng, các dịch vụ hiện đại, một số xí nghiệp tối tân ra đời, xe
ô tô con thượng hạng cùng xe jeep quân sự… đi lại ngày càng nhiều trên đường phố Sài Gòn. Bộ mặt
phồn vinh của đô thị Sài Gòn chỉ là bên ngoài, song về thực chất sự phát triển
của đô thị Sài Gòn trong giai đoạn 1954 - 1975 vẫn mang tính chắp vá, không thể
phát triển đồng bộ theo chỉnh thể và bố cục thống nhất. Giáo sư Mạc Đường cho rằng
trước năm 1975, Sài Gòn chủ yếu vẫn là một trung tâm quyền lực chính trị, không
giống với các thành phố công nghiệp của các nước tư bản phát triển. Đô thị Sài
Gòn giai đoạn này phát triển theo quy luật của một xã hội tiêu thụ hiện đại vừa
mang tính lệ thuộc về kinh tế với nước ngoài, lại vừa có sự chi phối của các hoạt
động quân sự phục vụ chiến tranh xâm lược do Mỹ điều khiển.
1.2.3 Quá trình đô thị hoá ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 đến 2008
Ngày 30 - 4 - 1975, với sự toàn thắng của
chiến dịch Hồ Chí Minh, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống
nhất. Cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976, Quốc hội khoá VI họp kỳ họp đầu tiên tại
Hà Nội, quyết định đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị
hoá ở thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thay đổi qua giai đoạn 1975 -
1985 và từ 1986 đến nay
Ø
Giai đoạn 1976 - 1985: thành phố chú trọng phục hồi kinh tế
sau chiến tranh, chưa có công trình xây cất gì lớn. Năm 1982 với sự giúp đỡ của
Liên Xô, Viện Quy hoạch bước đầu triển khai phương hướng cải tạo và xây dựng
thành phố Hồ Chí Minh, dù chưa được phê duyệt. Đến năm 1985, Trung ương xác định
thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc
tế và du lịch của cả nước… có vị trí quan trọng chỉ sau thủ đô Hà Nội. Giai đoạn
này, lượng người nhập cư chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc (40,8%), đại bộ phận là
người miền Nam tập kết trở về cùng gia đình và những người miền Bắc được phân
công vào công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ø
Giai đoạn từ 1986 đến nay: thành phố bước vào giai đoạn đổi
mới, dòng người nhập cư vào thành phố trong giai đoạn này từ đồng bằng sông Cửu
Long, khu 4 và duyên hải miền Trung vào làm ăn sinh sống. Trong những năm 1991
- 1994 khi cả nước bước đầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước
đầu phục hồi kinh tế thì sức ép về dân nhập cư vào thành phố lại càng mạnh mẽ
hơn.
Bảng 1.1: Thống kê số dân nhập cư vào thành phố qua các giai
đoạn
(Đơn vị tính: người)
Giai đoạn
|
Số người nhập cư
|
Trung bình hàng năm
|
1976 - 1980
|
82.989
|
20.747
|
1981 - 1985
|
125.847
|
25.169
|
1986 - 1990
|
178.916
|
44.729
|
1986 - 1990
|
202.129
|
50.532
|
Nguồn: Lê Văn Năm (2002),
“Di dân nông thôn - đô thị và sự phát triển đô thị bền vững - nghiên cứu trường
hợp thành phố Hồ Chí Minh”, Phát triển đô thị bền vững, NXB Khoa học Xã hội,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 198, 650 trang.
Trong sự gia tăng dân số nhanh chóng của
thành phố Hồ Chí Minh, con số gia tăng cơ học đã đóng góp một phần quan trọng.
Dân cư đổ về thành phố Hồ Chí Minh vì ở đây dễ kiếm tiền và có việc làm, có mức sống tốt hơn nhiều so với nông thôn. Thành phố
Hồ Chí Minh trở thành một cực thu hút mạnh luồng người từ các nơi đổ về tìm việc
làm và cư ngụ. Bên cạnh người Việt, cộng đồng người Hoa gồm hơn 600.000 người
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thành phố.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC, HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
2.1
TỔNG QUAN HỆ THÔNG
THOÁT NƯỚC TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
2.1.1
Hệ thống cống thoát nước
Hệ thống thoát nước TPHCM
bao gồm một mạng lưới cống ngầm dài 1.220 km, trong đó Công ty Thoát nước Đô thị
được giao quản lý vận hành duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước chính (cấp 2
+3), có chiều dài tổng cộng khoảng 785 km, 39.000 hầm ga các loại và hơn 420 cửa
xả. Hệ thống cống cấp 4 do Quận, Huyện quản lý khoảng 420 km. Hệ thống hoạt động
theo chế độ tự chảy qua 412 cửa xả nằm rải rác dọc bờ sông và kênh rạch chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều.
Hệ thống cống được xây dựng
trên 40 năm, trong đó có 60 km cống vòm được xây từ những năm 1870. Các tuyến cống
được xây dựng không theo quy hoạch thống nhất, có tính chắp vá theo sự phát triển
của các khu dân cư nên đã xuống cấp trầm trọng.
2.1.2
Hệ thống kênh rạch thoát nước
Thành phố Hồ Chí Minh có
1.240 km sông rạch có thể dùng cho giao thông thủy, trong đó đường biển quản lý
khoảng 140 km, đường sông Trung ương quản lý 200 km, còn lại 900 km do Thành phố
quản lý và có 57 km phục vụ cho công tác thoát nước nội thành do Công ty Thoát
nước Đô thị quản lý.
Qua nhiều năm do chưa có
quy chế cụ thể quản lý hệ thống kênh rạch và hệ thống thoát nước, dẫn đến tình
trạng lấn chiếm lòng, bờ kênh của các hộ dân cư, đi từ những nơi khác về phần lớn
không có hộ khẩu thường trú. Ước tính có khoảng 30.000 căn hộ sống trên và ven
kênh, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm và bồi lắng lòng kênh, làm cho dòng chảy bị
thu hẹp, có nơi bị lấp hoàn toàn.
Các tuyến kênh rạch trong
nội thành đã bị lấn chiếm nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến công tác duy tu bảo
dưỡng kênh rạch.
2.1.3 Nhu cầu nạo vét hàng năm
Hằng năm, Công ty Thoát
nước Đô thị và các Công ty Công ích Quận, Huyện phải nạo vét một khối lượng
bùn, đất từ lòng cống khoảng 300.000m3 và trên 350.000m3
bùn đất từ các kênh rạch.
Mức độ ô nhiễm: tình trạng
ô nhiễm trên các kênh rạch cũng rất nặng nề. Số liệu điều tra cho thấy, lượng
BOD5 và COD thể hiện mức độ ô nhiễm nước thải ở các kênh rạch lên tới
180 – 400mg/l (cá biệt COD của kênh Tân Hóa – Lò Gốm lên đến 1.000 – 1400mg/l)
vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép ( 25 – 35mg/l). Còn lượng DO thì luôn xấp xỉ
bằng 0, hiện tượng này có hầu hết ở các tuyến kênh rạch cũ, đặc biệt là trong
thời gian gần đây, hai tuyến Tân Hóa – Lò Gốm và Tham Lương - Bến Cát – Vàm Thuật
ngày càng rất trầm trọng. Vì vậy, hầu như sinh vật không thể tồn tại và sinh sống
được. Môi trường kênh rạch ngày càng ô nhiễm.
Trong thành phần nước thải
và bùn trên hệ thống kênh rạch và cống thoát nước hiện nay có chứa nhiều chất độc
hại, hàm lượng kim loại như Cr, Pb, Zn … cao; hóa chất độc hại từ dệt nhuộm,
thuộc da và các nhà máy hóa chất chưa qua xử lý không những làm cho kênh rạch bị
ô nhiễm mà còn làm giảm tuổi thọ hệ thống thoát nước, đồng thời gây khó khăn
cho công tác duy tu, nạo vét.
Ngoài ra, trong thành phần
nước thải còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột, hô hấp (coliform, E -
Coli) ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư sống trong lưu vực.
Bảng 2.1: Số liệu mẫu bùn cống Thành phố thu thập trong tháng 6/2005
Stt
|
Vị trí
|
Quận
|
Đơn vị
|
Cd
|
Cr
|
Zn
|
Pb
|
Hg
|
As
|
1
|
Khánh Hội
|
4
|
mg/kg
|
0.13
|
22.74
|
51.57
|
6.88
|
0.08
|
Vết
|
2
|
Tân Hòa Đông
|
6
|
mg/kg
|
0.04
|
2.77
|
18.23
|
1.93
|
Vết
|
Vết
|
3
|
Kinh Dương Vương
|
6
|
mg/kg
|
0.17
|
3.15
|
41.56
|
1.87
|
Vết
|
Vết
|
4
|
Nguyễn Văn Luông
|
6
|
mg/kg
|
0.13
|
32.05
|
75.32
|
5.58
|
Vết
|
Vết
|
5
|
Phạm Phú Thứ
|
6
|
mg/kg
|
0.47
|
25.84
|
124.09
|
8.7
|
Vết
|
Vết
|
6
|
Trần Văn Kiểu
|
6
|
mg/kg
|
0.06
|
13.56
|
25.83
|
0.11
|
Vết
|
Vết
|
7
|
Mai Xuân Thưởng
|
6
|
mg/kg
|
0.12
|
62.66
|
82.3
|
5.5
|
Vết
|
Vết
|
8
|
Phạm Văn Chí
|
6
|
mg/kg
|
0.09
|
12.8
|
18.65
|
6.35
|
Vết
|
Vết
|
9
|
Liên Tỉnh lộ 5
|
8
|
mg/kg
|
0.16
|
17.88
|
45.24
|
3.75
|
Vết
|
Vết
|
10
|
Bến Bình Đông
|
8
|
mg/kg
|
0.37
|
12.96
|
55.64
|
7.02
|
Vết
|
Vết
|
11
|
Minh Phụng
|
11
|
mg/kg
|
0.12
|
5.61
|
23.21
|
4.25
|
Vết
|
Vết
|
12
|
Hàn Hải Nguyên
|
11
|
mg/kg
|
0.15
|
3.07
|
23.02
|
2.28
|
Vết
|
Vết
|
13
|
Bình Thới
|
11
|
mg/kg
|
0.14
|
9.18
|
104.4
|
0.58
|
Vết
|
Vết
|
14
|
Lê Đức Thọ
|
Gò Vấp
|
mg/kg
|
0.06
|
1.71
|
21.84
|
2.21
|
Vết
|
Vết
|
15
|
Bùi Hữu Nghĩa
|
Bình Thạnh
|
mg/kg
|
0.29
|
23.32
|
56.69
|
6.53
|
0.03
|
Vết
|
16
|
Hoàng Văn Thụ
|
Phú Nhuận
|
mg/kg
|
0.05
|
2.63
|
16.87
|
2.47
|
Vết
|
Vết
|
17
|
Âu Cơ
|
Tân Bình
|
mg/kg
|
0.05
|
8.21
|
22.12
|
2.36
|
Vết
|
Vết
|
18
|
Phan Huy Ích
|
Tân Bình
|
mg/kg
|
0.21
|
23.09
|
57.68
|
6.96
|
0.05
|
Vết
|
19
|
Lạc Long Quân
|
Tân Bình
|
mg/kg
|
0.06
|
2.98
|
31.8
|
3.4
|
Vết
|
Vết
|
20
|
Tân Kỳ - Tân Quý
|
Tân Phú
|
mg/kg
|
0.16
|
8.82
|
88.89
|
8.37
|
Vết
|
Vết
|
2.1.4
Những khó khăn trong việc nâng cấp cống rạch
Ngập nước đô thị là một
trong những ảnh hưởng tồi tệ nhất tới chất lượng sống của cư dân đô thị. Nó vừa
làm hao tốn tiền của, vừa làm suy giảm môi trường sinh thái do chính những tác
hại của nó gây ra.
Tại Thành phố Hồ Chí
Minh, ngập lụt đã gây thiệt hại hằng năm ước tính khoảng 845 tỷ đồng/năm (Số liệu
báo cáo của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), ây là chưa kể khoảng trên dưới 1
triệu m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp đang hàng ngày xả vào cống,
kênh rạch của thành phố với bao chất thải độc hại.
Bên cạnh đó, quá trình đô
thị hóa, phát triển đô thị như ở Tp. HCM đang tiến hành hiện nay xét về mặt
thoát nước đô thị thực chất là quá trình vừa cải thiện vừa phát triển hệ thống
thoát nước ở khu đô thị cũ; vừa xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước ở khu
đô thị mới. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp vì:
ü
Đối với vùng đô thị cũ,
đô thị hóa đã ở mức độ quá cao, hệ thống thoát nước đã quá cũ kỹ. Việc cải tạo,
sửa chữa, xây dựng mới không chỉ khó khăn về mặt tính toán thiết kế, về kinh
phí mà còn rất khó khăn trong thi công.
ü
Đối với khu đô thị mới,
công tác thiết kế, thi công tuy có thuận lợi hơn, nhưng cũng không phải là việc
làm đơn giản vì hầu hết vùng phát triển đô thị của thành phố là vùng đất thấp
trũng, chịu ảnh hưởng của thủy triều.
2.2
TỔNG QUAN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
2.2.1
Hệ thống quản lý kỹ
thuật
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống
quản lý kỹ thuật chất thải rắn tại T.p Hồ Chí Minh
v
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Mọi hoạt động của thành phố đều phát sinh ra chất
thải: hộ gia đình, cơ quan công sở, trường học, nhà hàng khách sạn,
bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, trung tâm thương mại, công trình xây
dựng, đường phố, khu vui chơi công viên,…
Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn trên
địa bàn thành phố rất đa dạng.
v
Thành phần chất thải rắn
Chủ yếu là chất hữu cơ ( chất thải rắn thực phẩm)
chiếm tỷ lệ khá cao từ 65-95% / tổng khối lượng chất thải.
Khoảng 10-25% khối lượng là các chất có khả năng
tái chế: plastic, giấy, kim loại,…
Phần còn lại ít có khả năng tái chế chủ yếu là
các chất vô cơ ( bùn, đất )
v
Khối lượng chất thải rắn
Tổng khối lượng chất thải rắn đô thị trên địa bàn
T.p Hồ Chí Minh khoảng 7500-8000 tấn/ngày bao gồm:
Chất thải rắn xâu dựng(xà bần): 1200-1500 tấn/ngày
Chất thải rắn sinh hoạt: 6300-6500 tấn/ngày
Ước tính tỷ lệ gia tăng mỗi năm là 7-8%
Bảng 2.2 Khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trong giai đoạn từ 2001-tháng
06/2008
STT
|
Năm
|
Khối lượng CTRSH
(tấn/năm)
|
Tỉ lệ gia tăng
hàng năm
|
1
|
2001
|
1.368.000
|
13,7%
|
2
|
2002
|
1.547.994
|
12%
|
3
|
2003
|
1.731.387
|
11%
|
4
|
2004
|
1.764.019
|
2%
|
5
|
2005
|
1.746.485
|
1%
|
6
|
2006
|
1.895.890
|
8,6%
|
7
|
2007
|
1.956.756
|
3,2%
|
8
|
06/2008
|
1.014.777
|
Dự kiến 3,7%
|
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xử lý rác của
thành phố giai đoạn 2001-2005,
2006-06/2008
v
Công tác quét dọn
Thời gian quét dọn đường phố: vào ca đêm bắt đầu từ 18 – 22
giờ và kết thúc trước 6 giờ sáng hôm sau.
Diện tích quét thu gom chất thải rắn đường phố toàn thành phố:
5.757.368.000 m2 (2009)
Nhân lực: 2.414 công nhânCông tác thu gom
v
Công tác thu gom
Công tác thu gom do 03 nhóm đơn vị thực hiện:
ü
Hệ thống chính qui gồm Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị và
22 Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận - huyện (trừ quận Tân Phú và Bình
Tân)
ü
Hệ thống phi chính qui do khoảng 30 nghiệp đoàn thu gom dân
lập thực hiện
ü
5 hợp tác xã thu gom (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp,
Thủ Đức).
v
Công tác trung chuyển và vận chuyển
Hoạt động trung chuyển và
vận chuyển do 3 đơn vị cùng thực hiện:
ü
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị (53%),
ü Công ty TNHH MTV Dịch vụ
Công ích một số quận huyện (30%)
ü HTX Công Nông (17%).
v
Tái chế
• Nguồn phế liệu: phát sinh từ hoạt động hàng ngày của các hộ
gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các trung tâm thương mại và các bãi rác.
• Mạng lưới thu gom: bởi một mạng lưới chân rết khắp thành
phố với sự tham gia của 18.000-19.000 lao động thủ công, 750-800 cơ sở thu mua
và 7-9 nhà máy tái chế.
• Qui mô: nhỏ lẻ, gia đình
• Thị trường: rất lớn và không có sự cạnh tranh từ các nguồn
hàng của nước ngoài.
v
Xử lý chất thải rắn
• Từ năm 2008, công tác xử lý chất thải rắn đã được xã hội
hóa hoàn toàn bằng vốn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
• Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố tính
cho đến thời điểm hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh (81% khối lượng
ướt) và sản xuất compost (18% khối lượng ướt)
2.2.2
Hệ thống quản lý
hành chánh chất thải rắn
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống
quản lý hành chánh chất thải rắn chất thải rắn tại T.p Hồ Chí Minh
2.3
TỔNG QUAN HỆ THỐNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
2.3.1
Phương tiện cơ giới
đường bộ
Ở Việt
Nam xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện di chuyển
chủ yếu của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 21 triệu chiếc đang được phép
lưu hành, trung bình 4 người dân/ chiếc. Riêng tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tổng số xe đăng ký đã là 7 triệu chiếc chiếm khoảng
1/3 lượng xe lưu hành tại Việt Nam, đáp ứng đến 90% nhu cầu đi lại của người
dân. Phần lớn xe gắn máy do các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất tại Việt Nam cung cấp và một phần các loại xe
rẻ tiền chủ yếu sử dụng tại các vùng nông thôn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cuối năm 2009, tại thành phố Hồ Chí Minh có 4.480.255
phương tiện giao thông, trong đó xe ô tô chiếm 408.688 và mô tô, gắn máy
chiếm 4.071.567.
Tính đến tháng 8/2011, TP HCM có khoảng 5,3 triệu phương
tiện giao thông, trong đó có gần 500 ngàn xe ôtô (chiếm gần 1/3 tổng số cả
nước). Hàng ngày có thêm 1 triệu xe môtô, xe gắn máy và 60.000 xe ôtô mang biển
số các tỉnh thành khác vào thành phố và có khoảng 1.000 xe máy, 100 ôtô đăng ký
mới.
2.3.2
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Hệ thống đường bộ của
Thành phố Hồ Chí Minh dày đặc, có tổng chiều dài lớn nhất trong các đô thị ở Việt
Nam. Ở khu vực trung tâm (Quận 1,Quận 3, Quận 5) do được
quy hoạch tốt thời Pháp thuộc và do mật độ đường cao nên hiện vẫn cơ bản đáp ứng
được lưu lượng giao thông. Tại các quận khác, tình hình giao thông thuộc loại xấu
do ùn tắc thường xuyên. Nguyên nhân là tại các khu vực này đô thị phát triển tự
phát, không có quy hoạch, đường được xây sau khi đã có dân cư. Tỷ lệ dân sử dụng
xe bus rất thấp, phần lớn sử
dụng xe
gắn máy.
Thành phố có 6 bến xe
khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền
Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên
1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ,Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo
số liệu từ 1994, tổng
lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều
nhất qua quốc lộ 1A.
Giao thông trong nội
ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến
thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239 cây cầu nhưng
phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các
phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp
hay đang trong tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường
vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại
cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị,
Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện
nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng
6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến
trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố
Hồ Chí Minh cũng được
đang tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài
54 km, 6 đường rày và 22 nhà ga. Cuối 2010, hai tuyến đầu tiên sẽ đi vào
hoạt động.
2.3.3
Tình hình đi lại
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã quy hoạch tổng
thể thành phố Sài Gòn với quy mô 500.000
dân. Do đó, các quy hoạch về giao thông cũng chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho nửa triệu
dân sinh sống. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, dân số của Sài Gòn đã
tăng nhanh chóng, trong đó có hai giai đoạn bùng nổ tăng cơ học dân số là giai
đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa và giai đoạn sau năm 1975. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp liên tục, hiện
nay, tình trạng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn yếu kém, không đáp ứng
được nhu cầu giao thông của dân chúng; thể hiện cụ thể qua số lượng các vụ ùn tắc
giao thông hàng ngày vào giờ cao điểm cũng như phần trăm những người tham gia
giao thông sử dụng phương tiện công cộng.
Sáu tháng đầu năm 2011, tình trạng ùn tắc giao
thông có xu hướng tăng lên. Đã xảy ra 24 vụ ùn tắc giao thông kéo dài từ 30
phút trở lên, cao hơn chín vụ so với cùng kỳ năm 2010. Trên thực tế hằng năm,
số vụ ùn tắc giao thông dưới 30 phút trên địa bàn thành phố lên đến hàng nghìn
vụ. Nếu như trước đây, tình trạng kẹt xe thường diễn ra vào giờ cao điểm và ở
một số điểm nhất định thì giờ đây ùn tắc giao thông đã lan ra hầu như khắp nơi
và vào bất cứ giờ nào vào ban ngày.
Tình hình ùn tắc giao thông phức tạp nhất gồm
các quận Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp… khu vực ngã ba Cát
Lái, cầu Sài Gòn, quốc lộ 1A, ngã tư Hàng Xanh, giao lộ Hoàng Văn Thụ - Nguyễn
Văn Trỗi - Phan Đình Giót, trục đường Lê Văn Sĩ, Nguyễn Kiệm, Trường Chinh -
Cách Mạng Tháng Tám…
Rất nhiều người điều khiển phương tiện giao thông bất
chấp luật giao thông, ngang nhiên vi phạm các lỗi cơ bản như: giành đường,
phóng nhanh, vượt ẩu, đổi hướng bất ngờ, tránh vượt không đúng quy định, không
chấp hành các biển báo, đi ngược chiều, lưu thông lấn phần đường... Trong khi
đó, cơ quan quản lý giao thông phân luồng giao thông trên nhiều tuyến chưa hợp
lý. Việc tái lập mặt đường cẩu thả của một số đơn vị thi công cũng như tình
trạng ngập nước các tuyến đường cũng là nguy cơ gây tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông do quá mỏng, cho nên thường đến
chậm khi xảy ra các vụ ùn tắc giao thông.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Phương pháp thu thập
số liệu thứ cấp
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của TP.Hồ Chí Minh.
Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân
các phường, xã, thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài nguyên
& Môi trường TP.Hồ Chí Minh và Công ty Môi trường đô thị T.p Hồ Chí
Minh
3.2 Phương pháp điều tra, phỏng
vấn
Ø
Lập phiếu I
khảo sát các đối tượng di cư đến sống và làm việc tại T.p Hồ Chí
Minh, gồm những nội dung;
+ Lý do di dời chỗ ở
+ Công việc khi ở chỗ mới
+ Vấn đề đi lại của người dân
+ Ý kiến của người dân về vấn đề đô thị hóa
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường
+ Mong muốn, nguyện vọng của người dân
Ø
Tiến hành
phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia
đình, cá nhân sinh sống tại các phường, quận trong khu vực thành phố Hồ Chí
Minh
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát
phiếu khảo sát
Tiến hành phỏng vấn điều tra 100-120 đối tượng
theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu
nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.
3.3
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với
nội dung nghiên cứu, đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản
lý, cán bộ trực tiếp quản lý tại các phường, xã.
3.4.4.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phường
xã, điều tra tìm hiểu tình hình dân di cư đến sống và làm việc tại HCM
... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về tác động của
việc di cư do đô thị hóa đến cơ sở hạ tầng tại TP. Hồ Chí Minh
3.4.5.
Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng hợp,
phân tích các số liệu đã thu thập được.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỢP LÝ
4.1
VẤN ĐỀ DI DÂN TRONG
QUÁTRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
4.1.1
Đặt vấn đề
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị,
tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số
dân hay diện tích của một vùng, một khu vực hoặc quốc gia. Đô thị hóa đồng
nghĩa với sự gia tăng không gian, hoặc mật độ dân cư, hoặc thương mại, hoặc các
hoạt động khác trong một khu vực nhất định theo thời gian. Quá trình đô thị hóa
có thể diễn ra thông qua sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc
sự phát triển tự nhiên của dân cư hiện có. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình
đô thị hóa tại các quốc gia đang phát triển chủ yếu là thông qua quá trình chuyển
dịch dân cư vì quá trình phát triển dân cư tự nhiên thường không mạnh, do mức độ
tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thấp hơn nông thôn.
Có thể nói rằng quá trình di cư từ nông thôn vào thành thị
là tiền đề, đồng thời cũng là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Sẽ không
có quá trình đô thị hóa, nếu không có sự di cư.
Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với quá trình CNH, HĐH
đất nước, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng. Sự phát triển
mạnh mẽ của các đô thị trên phạm vi cả nước đã dẫn đến sự tập trung với quy mô
và tốc độ ngày càng cao của cư dân đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động
nông thôn vào các thành phố tìm việc làm. Chính dòng di cư lao động này đã tạo
ra sự thịnh vượng cho các đô thị, song bản thân nó cũng đẻ ra vô số hệ lụy mà
đô thị phải gánh chịu đó là nạn thất nghiệp, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở,
vệ sinh môi trường kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe…
Việc nhận thức đúng đắn quy luật di cư để từ đó có các biện
pháp hữu hiệu nhằm chủ động trong việc kiểm soát dòng di cư trong quá trình đô
thị hóa luôn là bài toán hóc búa, nhưng đồng thời là mong muốn cháy bỏng của
các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, các nhà quản lý đô thị.
Để giải quyết yêu cầu trên, báo cáo này
đi vào nghiên cứu các mô hình lý thuyết về di cư để đề xuất giải pháp giúp tăng
cường khả năng kiểm soát dòng di cư trong quá trình đô thị hóa tại các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam.
4.1.2
Đô thị hóa và quá trình
di dân dưới góc nhìn lý thuyết
Để lý giải cho nguồn gốc sự di dân từ khu vực nông thôn vào
thành thị diễn ra trong quá trình đô thị hóa, Kinh tế học Phát triển đã đưa ra
nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, trong đó được thừa nhận rộng rãi nhất phải
kể đến các mô hình sau đây:
v Mô hình khu vực kép
(Dual Sector Model) của Arthur Lewis
Mô hình này giải thích hiện tượng lao động dư thừa từ khu
vực sản xuất nông nghiệp truyền thống (đặc trưng cho nông thôn) được chuyển
dịch sang các ngành sản xuất chế biến hiện đại (đặc trưng cho đô thị) trong quá
trình công nghiệp hóa.
Mô hình giả định rằng, trong nền kinh tế chỉ tồn tại 02 khu
vực: khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất chế biến
hiện đại. Ngành nông nghiệp truyền thống phổ biến là lao động thủ công, năng
suất thấp nên có mức lương thấp. Ngược lại, các ngành sản xuất chế biến hiện
đại thường có năng suất cận biên cao, mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông
nghiệp, và có nhu cầu tăng thêm lao động. Mô hình cũng giả định việc cải thiện
năng suất cận biên của lao động trong ngành nông nghiệp ít được ưu tiên hơn tại
các quốc gia đang phát triển. Điều này dẫn đến xu hướng chuyển dịch các khoản
“lợi nhuận ròng” thu được từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản
xuất công nghiệp.
Do sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản
xuất, do đó sản phẩm cận biên tăng thêm của một nông dân được giả định sẽ tiến
đến zero theo quy luật “lợi nhuận biên giảm dần”. Kết quả là, trong ngành nông
nghiệp tồn tại một số lượng lao động không đóng góp làm tăng sản lượng nông
nghiệp kể từ khi sản phẩm cận biên của họ bằng không. Nhóm nông dân này chính
là nguồn “lao động dư thừa” từ khu vực nông nghiệp. Do có sự khác biệt về tiền
lương giữa ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất chế biến hiện đại
nên đội quân lao động dư thừa này sẽ được dịch chuyển tới các ngành sản xuất
khác mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của ngành nông nghiệp.
Nếu số lượng người lao động di chuyển từ nông nghiệp sang
lĩnh vực sản xuất khác bằng với số lượng “lao động dư thừa” trong lĩnh vực nông
nghiệp, phúc lợi và năng suất chung sẽ được cải thiện. Tổng số sản phẩm nông
nghiệp sẽ vẫn không thay đổi trong khi tổng sản phẩm công nghiệp tăng lên do
việc bổ sung thêm lao động.
Theo thời gian, việc tăng thêm lao động sẽ làm cho năng suất
lao động và mức tiền lương cận biên trong
lĩnh vực sản xuất chế biến dần dần giảm xuống trong khi đó năng suất cận biên
và tiền lương trong sản xuất nông nghiệp dần tăng lên do lao động kém hiệu quả
bị rút bớt. Kết quả là năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp tiến tới
cân bằng với năng suất lao động cận biên của các ngành sản xuất khác, mức lương
trong ngành nông nghiệp cân bằng với mức lương trong các ngành sản xuất khác,
người lao động nông nghiệp không còn động cơ tiền bạc để chuyển dịch, quá trình
di cư chấm dứt.
Mô hình khu vực kép đã tỏ ra thành công trong việc lý giải
quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị tại các nước
phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này không lý giải được hiện tượng
dòng người nhập cư vẫn ào ạt đổ về thành phố trong khi tình trạng thất nghiệp
đang diễn gay gắt tại các nước đang phát triển.
v Mô hình thu nhập kỳ
vọng (Expected Income Model) của Harris – Todaro
Khác với mô hình khu vực kép của Arthur Lewis lý giải nguồn
gốc của việc di cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn,
mô hình Harris – Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu
vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông
thôn và đô thị. Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối
cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu
thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn.
Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn
tại trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị
trường sản xuất và thị trường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở
nông thôn bằng với năng suất cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng,
trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị
bằng với sản phẩm cận biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân
bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi
thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị.
Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau:
Gọi:
• Wr là mức lương (năng suất
lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;
• Le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu
vực đô thị, cần được cân bằng với số lượng công nhân làm việc ở đô thị;
• Lus là tổng số người đang làm việc, cần tìm
việc và thất nghiệp trong khu vực đô thị;
• Wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được
thiết lập bởi quy định mức lương tối thiểu của pháp luật).
Ở trạng thái cân bằng,
Nói cách khác, mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với
mức lương kỳ vọng ở đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia
cho tổng số người đang có việc làm và cần tìm việc làm ở đô thị.
Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra
nếu:
Ngược lại, dòng di cư từ thành thị về nông thôn sẽ xảy ra
nếu:
Vì vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng
nếu:
• Tiền lương ở khu đô thị (Wu) gia tăng trong
điều kiện cơ hội tìm được công ăn việc làm khu vực đô thị (Le) tăng,
làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị.
• Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất
cận biên và tiền lương trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu
nhập kỳ vọng ở khu vực nông thôn.
Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn
tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại
sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề
thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn
tại của khu vực kinh tế phi chính thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tế
bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không
được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không
đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do,
xe ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai
đồng nát, đánh giày, sơn đông mãi võ, mại dâm v.v...
Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo
việc làm ở khu vực đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc
làm trong khu vực kinh tế chính thức,
phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức.
Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải
thích cho việc tại sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng
dòng người từ nông thôn đổ vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ
sung vào khu vực kinh tế phi chính
thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn. Ngay cả khi sự di
chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát triển không
mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được xem là hợp
lý xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà mô
hình Harris – Todaro giả định.
Vì vậy, xét trên tổng thể để kiểm soát di cư từ nông thôn
vào thành thị trong quá trình đô thị hóa cần giải quyết đồng bộ tất cả các vấn
đề trên cả 03 khu vực kinh tế bao gồm: khu vực kinh tế đô thị chính thức; khu
vực kinh tế đô thị phi chính thức và khu vực nông thôn.
4.2
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA VIỆC DI DÂN DO ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở T.P HỒ CHÍ MINH
§
Cũng như thời Pháp thuộc, đô thị hoá ở Sài Gòn (1954 - 1975)
tiếp tục là một tiến trình cưỡng bức, lệ thuộc, do đó bị buộc phải đô thị hoá gắn
liền với tình trạng di dân ồ ạt trước khi có quy hoạch đô thị và xây dựng phát
triển hạ tầng. Về phương diện kinh tế, đời sống của đô thị Sài Gòn và các đô thị
miền Nam Việt Nam hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc kéo dài chiến tranh xâm lược của
Mỹ. Về khách quan, viện trợ Mỹ đổ vào và sự tiêu dùng của quân đội viễn chinh Mỹ
có kích thích một số ngành dịch vụ, kinh tế miền Nam phát triển.Các ngành dịch
vụ, ngân hàng, xây dựng, cầu đường, công nghiệp thực phẩm, đồ uống, đồ hộp, thuốc
lá, đồ điện, nhựa dẻo, giấy phát triển khá mạnh ở Sài Gòn và các khu đô thị lân
cận. Vào những năm 1970 - 1973, nhằm thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh”, phát triển kinh tế miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã mở rộng cho
tư bản nước ngoài đầu tư vào miền Nam. Trong những năm này, khu công nghiệp Sài
Gòn - Biên Hoà hình thành, tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của
cả miền Nam, với máy móc trang thiết bị khá hiện đại. Đến giai đoạn này, hiện
tượng nhập cư vào Sài Gòn - Gia Định vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng không còn gay
gắt như trước đây. Năm 1974, Sài Gòn - Gia Định có khoảng 38.000 cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đô thị Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ 1954 -
1975 “tồn tại và phát triển theo định hướng phục vụ cho chiến tranh”, “thành
trung tâm chính trị, kinh tế của khu vực lệ thuộc vào Mỹ, trở thành hậu phương
vững chắc và nguồn nhân lực chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược”.
§
Trải qua một thời kỳ dài khó khăn (1975 - 1986), nhờ sự năng
động và những cơ chế chính sách hợp lý Thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển mạnh
mẽ về kinh tế, tiến trình đô thị hoá tiếp tục đẩy mạnh theo đà tăng trưởng, khởi
sắc của kinh tế. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ
cấu, thành phố trở thành trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Kim ngạch
xuất khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của đất nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD,
tăng 21,6% so với năm 2004. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với
khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu
vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất
- kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ
tăng 12,2% so với năm 2004. Năm 2005, cơ cấu kinh tế của thành phố với các
ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ như sau:
- Nông nghiệp (khu vực I): 1,2%
- Công nghiệp (khu vực II): 48,2%
- Dịch vụ (khu vực III): 50,6%
§
Vị trí công nghiệp của thành phố so với cả nước không ngừng
tăng lên: 1980 chiếm 21,6%; 1985: 23,0%; 1990:25,8%; 1995:28,5 %; 1999: 29,6%.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam và là một trong những
đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Theo Tiến sĩ Tôn Nữ Quỳnh Trâm
(một người khá am hiểu về đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh), Thành phố Hồ Chí
Minh đã vượt qua ngưỡng của đô thị siêu hạng và đang có khuynh hướng trở thành
thành phố cực lớn (mega city). Thành phố hiện có 3 khu chế xuất, 12 khu công
nghiệp, 1 khu công nghệ cao và công viên phần mềm Quang Trung . Người ta dự kiến
đến năm 2010 dân số của Thành phố sẽ đứng ở mức 7,5 - 8 triệu người, tuy nhiên
dân số của Thành phố thực tế đã vượt qua con số 8,5 triệu người vào năm 2007.
Các nhà thiết kế cho biết sẽ xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một đô thị đa
trung tâm, với năm phân khu chính, vượt qua bờ bên kia sông Sài Gòn. Trong đó,
sẽ có hai khu đô thị xây mới hoàn toàn trên nền đất nông nghiệp hiện nay -
khang trang đẹp đẽ như khu Phú Mỹ Hưng. Ngoài ra, sẽ còn chín khu đô thị vệ
tinh kết hợp với các khu công nghiệp mới -xuất hiện như những cụm công nghiệp
có dân cư, rải rác ở các huyện ngoại thành; một số cụm sẽ kéo dài và tiếp giáp
với các tỉnh lân cận. Bước vào năm 2007 - 2008, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn
ra các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động nhất cả nước. Cả thành phố như một
công trường lớn, các cao ốc và các khu công nghiệp, khu dân cư cao cấp được xây
dựng với tốc độ chóng mặt. Trong 6 tháng đầu năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh đã
thu hút được hơn 7,1 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài; các ngành dịch
vụ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều tăng trưởng rất khả quan. Theo báo
cáo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng
sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố tăng 10,5% so năm 2007. Có thể
nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối
với vùng Đông Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng và đạt mức 30%
trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Nhìn từ góc độ phát triển kinh tế, đô thị
hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Ngày nay, để hoà nhập vào nền
kinh tế thế giới, nhu cầu cơ cấu lại nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước - đồng nghĩa với thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Cùng với quá
trình thực hiện chính sách đổi mới kinh tế cộng với quá trình đô thị hoá, thành
phố Hồ Chí Minh đã dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu thực hiện tại Hải quan Thành phố trong năm 2007 đạt 38,47 tỉ USD.
§
Do tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế của thành phố Hồ
Chí Minh trong những năm qua, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất gia tăng, mức sống
của người dân thành phố trở nên tốt hơn nhiều so với trước. Nhu cầu tiêu dùng của
cư dân đô thị thường lớn, đa dạng và có xu hướng đổi mới nhanh. Do đó mạng lưới
dịch vụ, như các siêu thị nhà hàng ngày càng phát triển nhanh hơn. Các ngành dịch
vụ phát triển mạnh, góp phần làm thay đổi
cơ cấu ngành nghề giữa các khu vực:
nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
Tình hình đó đã tạo nhu cầu nhân công lớn, thu hút mạnh luồng người từ các nơi
đổ về tìm việc làm. Ở nông thôn nhất là ở miền Trung và cả miền Tây, mức thu nhập
thấp, tình trạng dư thừa lao động là phổ biến. Do đó, số lao động dư thừa trong
nông thôn tìm đến đô thị mong tìm việc làm hoặc tìm việc làm có thu nhập cao
hơn ở quê nhà. Về khách quan, đô thị hoá đã phần nào giúp giải quyết nạn thất
nghiệp. Đô thị hoá đòi hỏi biến đổi nhanh chóng các hoạt động nghề nghiệp của tầng
lớp cư dân đô thị. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại
ngày càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp…
nếu họ muốn nâng cao thu nhập. Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội
ngũ lao động tăng lên, nguồn chất xám phong phú đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của thành phố.
§
Tuy nhiên, do lượng dân nhập cư đổ về thành phố là một con số
khổng lồ và ngày một tăng lên nên hiện nay thành phố đang phải đối đầu với nạn
thất nghiệp, những vấn đề về giải quyết việc làm. Một nghịch lý đang diễn ra tại
thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở các đô
thị khác : đô thị hoá càng nhanh thì số lượng người thất nghiệp càng nhiều.
Tình trạng “người thừa việc thiếu” vẫn luôn tồn tại. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành
phố Hồ Chí Minh dao động từ 9 - 19%. Thiếu việc làm, nhiều người phải làm tạm
những công việc bán thời gian để chờ cơ hội tìm việc làm chính thức, gây lãng
phí nguồn nhân lực. Sự phân bố các cơ sở hạ tầng kinh tế của thành phố cũng
chưa hợp lý. Đô thị hoá cùng với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển công nghiệp (nhưng không chú trọng xử lý chất thải) đã làm cho môi trường
thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm nặng. Mỗi ngày ở thành phố Hồ Chí Minh có gần
4000 m3 rác thải. Bình quân nước sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh chưa tới 100
lít/ người/ ngày, không ít người dùng nước ngầm chứa các chất rất độc hại (khu
Bình Hưng Hoà, Gò Vấp v.v...). Ô nhiễm không khí độc không kiểm soát được. Ở
thành phố Hồ Chí Minh, tiếng ồn và không khí bụi gây ô nhiễm đến mức báo động,
có nơi 24/24 giờtiếng ồn, vượt quá khả năng cho phép gấp 2 lần (mức chịu đựng của
con người là 60 dB). Những nhân tố trên tác động rất xấu đến sức khoẻ, tuổi thọ
của con người. Phát triển đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái là hai quá
trình không thể tách rời nhau. Đô thị hoá đang thu hẹp dần mặt bằng, dần dần
phá vỡ cơ cấu sản xuất truyền thống của các làng nghề, như trường hợp của làng
hoa ở quận ven Gò Vấp. Làng hoa cung cấp đến 1/3 nhu cầu hoa của thành phố Hồ
Chí Minh. “Cơn sốt đất” lan đến Gò Vấp vào khoảng năm 1995 làm nhịp độ mua bán
đất (đất canh tác bị biến thành đất thổ cư) sôi động hẳn lên, làm diện tích
làng hoa mau chóng bị co hẹp lại. Để giữ lại làng hoa, Thành phố Hồ Chí Minh và
quận Gò Vấp có chủ trương quy hoạch một khu trung tâm vườn hoa với diện tích 20
ha, nhưng dự án này không đứng vững trước sự tấn công của cơn lốc chuyển nhượng
đất. Làng hoa kiểng Gò Vấp đang teo dần, đất canh tác bị mua bán bất hợp pháp,
kéo theo nhiều quan chức ra vành móng ngựa. Sự tồn tại của nhiều làng nghề thủ
công tại thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước sức ép rất lớn của quá trình đô
thị hoá, có nguy cơ thu hẹp hoặc biến mất. Nếu không có những giải pháp tổng thể,
đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể dẫn đến sự mất mát các giá trị văn hoá
truyền thống cùng với nạn thất nghiệp gia tăng.
4.3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HỢP LÝ
Chúng ta đã thấy được từ mô hình Harris – Todaro là vấn đề di dân tới các thành phố
có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người nhập cư, và dựa trên phân
tích hợp lý lợi ích/chi phí. Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội, tình trạng đó có
thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho việc đó.
Mô hình này cũng ngụ ý rằng, muốn kiểm soát dòng di
cư từ khu vực nông thôn vào đô thị, cần giải quyết đồng bộ 02 vấn đề lớn đó là
cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn và giảm cơ hội có việc làm ở đô thị,
tức là tìm cách đưa các hoạt động kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm,
thu nhập từ khu vực đô thị về nông thôn và kiểm soát chặt chẽ khu vực phi chính
thức. Cụ thể, để kiểm soát di cư, chính phủ các nước đang phát triển cần tiến
hành các giải pháp sau đây:
4.3.1
Phải giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô
thị và nông thôn. Giảm thiểu bất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn
và thành thị.
Việc thực thi chính sách phát triển thiên
lệch của chính phủ tại các nước đang phát triển đã kéo theo quá trình “đô thị hóa
cưỡng bức” bởi các quyết định hành chính dẫn đến hình thành nhiều đô thị mới,
nâng cấp, mở rộng thêm hàng loạt đô thị hiện có. Chính điều này đã làm cho tình
trạng mất cân đối về đầu tư giữa khu vực đô thị và nông thôn ngày càng thêm gay
gắt. Trong điều kiện nguồn lực quốc gia bị hạn chế, việc cùng lúc xuất hiện
nhiều đô thị đã dẫn đến dòng vốn đầu tư đổ vào khu vực đô thị tăng nhanh, kích
thích mạnh mẽ dòng dịch chuyển dân cư từ nông thôn vào thành thị vì có nhiều cơ
hội kiếm được việc làm với thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, do việc hình thành và
phát triển đô thị quá nhanh, trong phút chốc hàng triệu nông dân bỗng trở thành
cư dân đô thị, trong khi các tiền đề cơ bản để đảm bảo cho cuộc sống, cho hoạt
động kinh tế và tâm lý của người dân chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng đã làm cho
công tác quản lý đô thị gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, do việc nguồn vốn của toàn xã
hội bị hút vào khu vực đô thị, dẫn đến nông thôn không được đầu tư thỏa đáng
nên không tạo thêm được nhiều việc làm, năng suất lao động cận biên trong nông
nghiệp thấp nên tiền lương trong khu vực này thấp, không giữ chân được người
lao động tại nông thôn. Dòng người đông đúc từ nông thôn đổ dồn vào thành phố,
một mặt do ở nông thôn thiếu việc làm hấp dẫn, mặt khác do tỷ lệ sinh đẻ ở khu
vực này thường cao đã làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp tại các đô
thị, làm gia tăng nhanh chóng số lao động trong khu vực phi chính thức.
Vì vậy, muốn kiểm soát dòng di cư từ nông
thôn vào thành thị, chính phủ các nước cần cân nhắc chính sách đầu tư, tránh
thiên lệch cho khu vực đô thị, dẫn đến “bỏ rơi” nông thôn như hiện nay.
4.3.2
Các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được rằng việc
tạo ra công ăn việc làm ở thành thị nhiều hơn có thể không phải là giải pháp để
giải quyết vấn đề thất nghiệp ở đô thị
Trong chính sách giải quyết việc làm hiện
nay, các cấp chính quyền thành phố thường nghĩ rằng việc tạo ra nhiều công ăn
việc làm trong thành phố sẽ giúp giải quyết áp lực thất nghiệp cho khu vực đô
thị. Tuy nhiên thực tế không đơn giản như vậy, trong điều kiện thị trường lao
động tự do, khi cơ hội việc làm ở đô thị tăng lên sẽ kéo theo sự kỳ vọng về có
việc làm tăng lên trong khi thu nhập từ khu vực nông thôn không được cải thiện.
Theo lý thuyết của Harris – Todaro, điều này
tất yếu sẽ kéo theo dòng dịch chuyển lao động nhập cư từ khu vực nông thôn vào
thành phố, làm cho tình trạng thất nghiệp càng trở nên trầm trọng tại các đô
thị ở các nước đang phát triển.
Vì vậy, muốn
giải quyết thất nghiệp ở đô thị, các nhà quản lý vĩ mô cần hướng vào phát triển
các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao, hàm lượng tri thức cao nhưng
không đòi hỏi sử dụng nhiều lao động tại đô thị. Chính sách này một mặt vẫn đảm
bảo cho sự thịnh vượng của các đô thị, mặt khác không dẫn đến tình trạng thu
hút quá đông lao động từ nông thôn vào thành thị, vì không có nhiều cơ hội có
việc làm tại đô thị cho bộ phận lao động có chuyên môn thấp, vốn rất đông đúc ở
khu vực nông thôn.
Việc làm giảm các cơ hội việc làm đối với
lao động có chuyên môn thấp ở khu vực đô thị cũng góp phần đảm bảo cho mật độ
dân cư tại các đô thị không quá cao, làm giảm cơ hội tham gia vào khu vực kinh
tế phi chính thức.
Cùng với giải pháp đó, các thành phố cần
tăng cường trách nhiệm trong việc hợp tác với các địa phương khác trong khu vực
để đẩy mạnh phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn nhằm giữ chân lao động tại
chỗ. Cần quy hoạch phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động ra xa các đô thị
lớn; kéo dãn các hoạt động thương mại, dịch vụ vốn rất thịnh hành tại thành phố
ra các khu vực ngoại ô nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm phù hợp cho lao động
nông thôn.
4.3.3
Câu trúc lại nền giáo dục quốc gia hướng cân đối giữa đào
tạo lao động trình độ cao với đào tạo nghề
Với cấu trúc thị trường lao động tại các
quốc gia đang phát triển thường bao gồm khu vực thành thị chính thức, khu vực
thành thị phi chính thức (còn gọi là khu vực phi chính thức), và khu vực nông
thôn (theo Gillis và các cộng sự 1996). Xu thế
của một xã hội phát triển là giảm tương đối về mặt tỷ trọng của lao động trong
khu vực nông nghiệp và thành thị phi chính thức, tăng tỷ trọng lao động trong
khu vực thành thị chính thức. Vì vậy, luôn có nhiều người mong muốn được
làm việc trong khu vực lao động “thành thị chính thức”.
Tại các nước đang phát triển, nhằm mục
đích đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, nên ngân sách nhà nước thường chi một phần
rất lớn cho giáo dục. Điều này đã tạo ra cơ hội cho nhiều người lao động được
hưởng dịch vụ đào tạo giá rẻ dẫn đến bùng nổ nhu cầu học tập, đặc biệt là học
đại học để mong có được 01 chỗ làm việc trong khu vực “thành thị chính thức”.
Kết quả là nguồn cung lao động trình độ đại học trong khu vực “thành thị chính
thức” luôn có xu hướng vượt nhu cầu. Trong điều kiện đó, người tốt nghiệp đại
học dần dà phải đảm đương các công việc của những người tốt nghiệp trung học,
thậm chí là các công việc của những người lao động phổ thông… gây áp lực thất
nghiệp cho các đô thị.
Để khắc phục tình trạng này, hệ thống đào
tạo quốc dân cần phải có sự điều chỉnh theo hướng xác định rõ mục tiêu đào tạo
nghề nghiệp có 02 loại: đào tạo chuyên gia và đào tạo người lao động. Đối với
mục tiêu thứ nhất, cần phải tập trung phát triển theo hướng “đào tạo tinh hoa”,
đào tạo có chọn lọc nhưng yêu cầu rất cao. Còn lại là “đào tạo đại chúng” với
mục đích cung ứng lao động thông thường cho xã hội. Đối với đào tạo này cần cân
nhắc tỷ lệ giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề theo nguyên tắc: trả công việc
về đúng trình độ của người lao động.
4.3.4
Sử dụng linh hoạt công cụ trợ cấp đối với khu vực nông thôn
để cải thiện thu nhập thực tế cho người lao động, giảm áp lực di cư
Động lực thúc đẩy lao động nông thôn tràn
vào thành thị tìm việc làm xuất phát từ sự kỳ vọng về có việc làm ở đô thị và
mức lương được nhận. Vì vậy, để hạn chế dòng dịch chuyển này trong điều kiện
vẫn đảm bảo cho phúc lợi xã hội cân bằng ở mức cao, ngoài việc tạo ra các cơ
hội việc làm tốt hơn ở khu vực nông thôn, hạn chế phát triển các ngành nghề sử
dụng nhiều lao động trình độ thấp ở đô thị như đã được giới thiệu trong các
định hướng trên. Một hướng khác cũng cần được quan tâm, đó là làm tăng thu nhập
kỳ vọng ở nông thôn để hạn chế dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mức lương ở khu vực nông thôn (Wr) phụ thuộc vào năng suất lao động biên trong
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường thấp hơn ở khu vực đô thị. Vì vậy, để
không khuyến khích lao động nông thôn vào thành thị cần sử dụng 01 khoản trợ
cấp của chính phủ (S) bổ sung cho mức tiền lương (Wr), tức là:
Lúc này,
(nếu không có trợ cấp thì: )
Việc tăng cường các khoản trợ cấp trực
tiếp hoặc gián tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời cắt giảm các
trợ cấp ở khu vực đô thị sẽ có tác dụng đẩy điểm cân bằng về lợi ích lên cao
hơn, ứng với một mức lương như cũ (Wr), tức là làm giảm áp lực dịch
chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị trong điều kiện những yếu tố
khác không đổi. Nguồn trợ cấp này có thể được huy động đóng góp từ khu vực đô
thị thông qua việc thu các loại phí như: phí ô tô, phí nước thải, phí môi
trường… và các khoản đóng góp khác từ ngân sách quốc gia được trích từ các
chương trình chống ách tắc giao thông, chống tệ nạn xã hội, giải quyết thất
nghiệp, nhà ở cho người nghèo vv…
Việc sử dụng các khoản trợ cấp này cho khu vực nông nghiệp, nông thôn là hoàn
toàn hợp lệ vì nó nằm trong “Hộp xanh” (Blue Box), vốn được WTO cho phép.
4.3.5
Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến
khích. Các chính sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi
nông nghiệp đều phải được chú trọng
Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu
tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các
khu vực kinh tế khác, hạn chế dòng chảy “lợi nhuận ròng” từ khu vực nông thôn
đổ dồn về thành phố.
Khi nghiên cứu về tác động của các trang
trại nhỏ đối với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Jaoquin, California, Hoa
Kỳ năm 1940, Walter Goldschmidt đã nhận thấy “Tình trạng các khoản thu nhập
kiếm được từ hoạt động nông nghiệp đã bị rút ra khỏi khu vực nông thôn để đầu
tư vào các xí nghiệp công nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã “giết
chết” khu vực nông thôn”.
Điều này cũng đang diễn ra tại Việt Nam,
việc các trang trại nuôi tôm, trồng cà phê, tiêu, cao su ở các vùng nông nghiệp
tập trung ở nước ta đã thu được những khoản lợi nhuận rất lớn trong các giai
đoạn nhất định. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận rất lớn này hầu như không được giữ
lại trong khu vực sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất, hầu hết chúng đã được
rút ra để đầu tư vào bất động sản ở các đô thị lớn hoặc chuyển hướng đầu tư
sang công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, chương trình phát triển vùng nông thôn cần
phải được khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội kể cả nguồn
vốn tích lũy trong bản thân khu vực nông nghiệp nông thôn đầu tư cho nông thôn
sẽ là chính sách quan trọng, lâu dài để giải quyết vấn đề di dân, thất nghiệp
và xã hội tại các đô thị tại các nước đang phát triển.
v Tài liệu tham khảo
Đăng nhận xét