Thiết kế cải tạo hệ thống thoát nước cho khách sạn Intercontinental Asiana Sài Gòn.

GVHD : GVC. TS Trần Thị Mỹ Diệu
SVTH:Lâm Ngọc Bảo Trân


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN

1.1  Vị trí địa lý

Khách sạn tọa lạc tại số 39, đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM, nằm gần Bưu điện trung tâm, Nhà thờ Đức Bà và Diamond Plaza. Ủy ban Nhân dân và Bảo tàng Thành phố cũng ở khá gần đó. Đây là một trong những khách sạn 5 sao lớn nhất Sài Gòn.

Tổng diện tích mặt bằng là 13,632 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 104,731 m2. Vị trí tiếp giáp như sau:
-       Phía Bắc    : giáp đường Lê Văn Hưu
-       Phía Nam  : giáp đường Hai Bà Trưng 
-       Phía Tây   : giáp đường Lê Duẩn
-       Phía Đông : giáp đường Nguyễn Du.

1.2  Điều kiện kinh tế xã hội

Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa sáu quận nội thành: phía Bắc tiếp giáp với quận Bình Thạnh - quận Phú Nhuận có ranh giới tự nhiên là rạch Thị Nghè và quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp quận 2 có ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn. Phía Tây giáp quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp quận 4 có ranh giới tự nhiên là rạch Bến Nghé.

Quận 1 có diện tích 7,71km2, bằng 0,35% diện tích thành phố, trong đó diện tích sông rạch chiếm 8,1% và diện tích xây dựng hơn 20%. Dân số Quận 1 vào năm 2000 là 227.184 người, mật độ 29.467 người/km2.

Thổ nhưỡng, khí hậu của Quận 1 rất thuận lợi cho việc phát triển vùng đất này thành nơi trù phù, sầm uất.

Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế văn hóa và xã hội. Nằm bên bờ sông Sài Gòn, Quận 1 tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội. Hệ thống kinh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ trung tâm Thành phố đi các nơi và ngược lại. Dọc bờ sông, kinh, rạch của Quận có cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan,... tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ. Mạng lưới đường bộ của Quận 1 khá hoàn chỉnh, không những đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nội thị mà còn có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Từ ngày hình thành cho đến nay, Quận 1 luôn luôn giữ được vị trí trung tâm của thành phố. Qua hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Quận 1 đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ cấu dân cư của Quận 1 chuyển dịch theo hướng phù hợp với đặc điểm của một Quận trung tâm thành phố. Bên cạnh trên 20.000 cán bộ công chức (tại chức và hưu trí) của quận, thành phố và các cơ quan Trung ương trú đóng trên địa bàn, phần lớn dân cư là công nhân - lao động tập trung trong hơn 1.450 doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, bộ phận dân cư còn lại là tiểu thương trong 11.560 hộ kinh doanh cá thể, học sinh - sinh viên ....

Trên địa bàn Quận 1 có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếm tuyệt đại đa số với hơn 88,4% dân số, người Hoa có 23.465 người, chiếm 10,3% dân số, các dân tộc khác gồm người Chăm, Khơme, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia-rai tổng cộng có 294 người, chiếm 2,3% dân số.

1.3 Điều kiện về cơ sở hạ tầng

Đường giao thông: lối tiếp cận công trình là 2 mặt tiền đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ. Phương án thiết kế có bố trí hai đường nội bộ thông từ đường Đồng Khởi ra Nguyễn Huệ có khoảng cách chỗ rộng nhất là 8,5m và hẹp nhất 4,5 m (có thể phục vụ cho mục đích phòng cháy nếu có sự cố). Trong đó, một là lối vào chính cho ô tô rộng 7 m từ đường Nguyễn Huệ vào sâu bên trong, tiếp cận với sảnh khách sạn và thông sang đường Đồng Khởi. Đường nội bộ còn lại là đường cảnh quan, được lát đá cẩm thạch, dọc hai bên đường bố trí các mảng  cây xanh tạo điểm nhấn và cảnh quan cho khu vực bán lẻ và lối vào khách sạn. Cả 2 tuyến đường đều được thiết kế một hành lang cây xanh nhiệt đới đặc sắc tạo nên sự hài hòa giữa công trình và thiên nhiên, hình thành một công viên bên cạnh công trình góp phần tạo nên những mảng xanh cảnh quan trong trung tâm Thành phố.

Thông tin liên lạc: được thiết kế đồng bộ đáp ứng yêu cầu sử dụng và vận hành công trình
.
Cấp điện : nguồn cấp điện cho công trình lấy từ đường điện của thành phố. Trong hệ thống còn trang bị 06 máy phát điện dự phòng 380/220V đảm bảo 100% công suất cấp điện khi có sự cố.

Cấp nước: hệ thống cấp nước cho công trình gồm cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy. Nguồn nước cấp được lấy từ đường ống cấp nước của thành phố dẫn vào các bể chứa nước ngầm, sau đó được đưa lên bể chứa nước sạch trên mái trước khi dẫn đến nơi tiêu thụ. Dung tích của bể chứa được tính toán theo yêu cầu cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy. Nhu cầu cấp nước là 1.050 m3/ ngày.
Thoát nước mưa: trong công trình hệ thống thoát mưa được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước thải và được thoát ra theo ống thoát nước chung của khu vực.

Thoát nước thải: nước thải sinh hoạt được thu gom về hệ thống xử lý nước thải đặt ở tầng hầm B2 (công suất 800m3/ ngày đêm) để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thoát ra theo ống thoát nước chung của khu vực.

Các kết cấu hạ tầng khác: hệ thống  phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét, hệ thống truyền hình, an ninh, hệ thống điều hòa không khí, thông gió cấp ga,... được thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng và vận hành. Trong các tòa nhà, các thiết bị điện được tiếp đất an toàn.

2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HIỆN CÓ

2.1  Tổng quan về nước thải

Trong quá trình sinh hoạt sẽ sinh ra lượng nước thải có chứa:
-       Các chất cặn bã,
-       Chất rắn lơ lửng (SS),
-       Hợp chất hữu cơ (BOD/COD),
-       Hợp chất dinh dưỡng (N,P),
-       Các vi sinh khác.

Nước trong tự nhiên được hình thành cả số lượng và chất lượng dưới ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên, không có tác động của con người. Dưới tác động của con người nước tự nhiên bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau kết quả là làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó. Các khuynh hướng thay đổi chất lượng của nước dưới ảnh hưởng các hoạt động con người bao gồm:

-       Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4 , HNO3 từ khí quyển và nước thải công nghiệp, tăng hàm lượng SO32-  NO32- trong nước.
-       Tăng hàm lượng các ion Ca, Mg, Si,... trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hoà tan phong hoá quặng cacbonat.
-       Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên.
-       Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và các chất thải rắn.
-       Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và các chất thải rắn.
-       Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, trước tiên là các chất khó bị phân huỷ sinh học (các chất bề mặt, thuốc trừ sâu).
-       Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa liên quan đến quá trình phú dưỡng các nguồn chứa nước và khoáng hóa các hợp chất hữu cơ,...
-       Giảm nhiệt độ trong nước.
-       Tăng khả năng nguy hiểm ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố phóng xạ.

Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc chọn lựa các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân loại này gồm loại nước thải sau đây:

-       Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khách sạn, khu vực hoạt động thương mại, công sở trường học và các cơ sở tương tự khác.
-       Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất , trong đó chất bẩn thuộc nguồn gốc hữu cơ thường tồn tại dưới thành phần không hoà tan, dạng keo và dạng hoà tan. Thành phần và tính chất của chất bẩn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết bị, trạng thái làm việc của hệ thống mạng lưới vận chuyển, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xă hội, điều kiện tự nhiên,... do tính chất hoạt động của đô thị mà chất bẩn của nước thải thay đổi theo thời gian và không gian. Để tiện lợi người ta quy ước thành phần, tính chất của nước thải sinh hoạt là tương đối ổn định.
-       Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất). Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải sinh hoạt từ khâu chuẩn bị, chế biến thức ăn tại các nhà hàng xí nghiệp, nước sinh hoạt của công nhân trong giê làm việc và nước thải tắm của công nhân.
-       Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế độ công nghệ, lưu lượng đơn vị tính trên sản phẩm,...) và rất đa dạng. Trong các thành phố phát triển, khối lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 30 – 35% tổng lưu lượng nước thải đô thị.
-       Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm qua các hệ thống cống bằng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.
-       Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như­ nước thải tự nhiên. Ở những thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát nước riêng.

Ngoài ra, còn có một số thông số quan trọng của nước thải như:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng SS:

Tổng chất rắn là thành phần vật lư đặc trưng quan trọng nhất của nước thải. Nó bao gồm các chất rắn nổi, lơ lửng, keo và tan. Khi phân tích, tổng chất rắn được xác định là phần c̣n lại sau khi cho bay hơi mẫu nước hoặc nước thải trên bếp cách thủy, tiếp đó sấy khô ở nhiệt độ 1030C cho tới khi trọng lượng không đổi. Hàm lượng các chất rắn lắng được sẽ lắng xuống đáy trong 60 phút và được tính bằng mg/l. Chỉ tiêu này là một phép đo gần đúng lượng bùn sẽ được khử trong lắng sơ cấp. Trong nước thải sinh hoạt cặn lơ lửng chiếm 70% cặn hữu cơ và 30% cặn vô cơ.

Hàm lượng oxy hoà tan DO :

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải và oxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như­ dưới nước. Oxy thường có độ hoà tan thấp và phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ và nồng độ muối có trong nước thải. Trong quá trình xử lý, các vi sinh vật  tiêu thụ oxy hoà tan để oxy hoá sinh hoá, đồng hóa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống, sinh sản và tăng trưởng của chúng. Vì vậy, giữ được oxy hoà tan trong nước thải trong quá tŕnh xử lý là yêu cầu quan trọng.

Nhu cầu oxy sinh hoá BOD :

Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải trong nước thải công nghiệp. BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật và được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đă sử dụng trong quá tŕnh oxy hoá các chất hữu cơ. Vì vậy việc xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn nước.

Trong kỹ thuật môi trường chỉ tiêu này được dùng rộng rãi để:

-       Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải
-       Xác định kích thước thiết bị xử lý.
-       Xác định hiệu xuất xử lý của một số quá trình.
-       Xác định sự chấp thuận tuân theo những quy định cho phép thải chất thải.

Nhu cầu oxy hoá học COD :

Chỉ số này được dùng để biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá tŕnh oxy hóa hoá học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit. COD được xác định bằng cách đun sôi hợp chất hữu cơ (nước thải) với axit sunfuric đậm đặc tinh khiết và cho thêm kali iodat hoặc muối của axit cromic.

2.2 Các phương pháp xử lý hiện có

2.2.1 Phương pháp cơ học

-       Song chắn rác: tách các chất thô và có thể lắng.
-       Máy nghiền rác: nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất.
-       Bể lắng cát: Tách các cặn lắng đảm bảo cho bơm khỏi bị cát sỏi bào mòn.
-       Bể điều hòa: điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD.
-       Tuyển nổi: Tách cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học.
-       Lọc: Tách các cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc hóa học.

2.2.2 Phương pháp hóa học

-       Các công trình xử lý hóa học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học.
-       Tuy có xử lý hiệu quả cao nhưng phương pháp xử lý hóa học thường đắt tiền, tạo ra các sản phụ độc hại.
-       Kết tủa: tách phospho, cặn lơ lửng ở bể lắng đợt 1.
-       Hấp phụ: tách các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng, khử clorine.
-       Khử trùng: Tiêu diệt các vi sinh gây bệnh, thường dùng clorine. Ngoài ra có thể khử trùng bằng ClO2, BrCl2, ozon, tia UV.

2.2.3 Phương pháp hóa lý

Loại bỏ các chất bẩn ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại.
-       Keo tụ tạo bông: Khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng, và vi sinh vật.
-       Trao đổi ion: Khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion trong nước.
-       Điện hóa: Xử lý các tạp chất tan và phân tán trong nước thải.
-       Trích ly: Làm sạch nước thải chứa dầu, phenol, axit hữu cơ và các ion kim loại. Nồng độ chất thải thường lớn hơn 3 – 4 g/L.

2.2.4 Phương pháp sinh học

-       Dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải của các vi sinh vật.
-       Xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học.
-       Thường đặt sau khi nước thải đã được xử lý sơ bộ qua các công trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý.

Hồ sinh vật có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo:
-       Hồ sinh vật hiếu khí: H = 0,5 – 1,5m.
-       Hồ sinh vật kị khí: H > 3m.
-       Hồ sinh vật tùy tiện: H = 1,5 – 2,5m.

-       Cánh đồng tưới: dưới điều kiện tự nhiên VSV phân hủy chất thải thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ.
-       Bể aerotank: sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của VSV hiếu khí để xử lý nước thải.
-       Bể kị khí: phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy.
-       Bể lọc sinh học: phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc.

3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1 Đề xuất và lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ
3.2 Tính toán các công trình trong hệ thống
3.3 Tính toán kinh tế
3.3.1 Chi phí xây dựng
3.3.2 Chi phí thiết bị
3.3.3 Chi phí vận hành

4. HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHÁCH SẠN


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY