Đánh giá công tác quản lý môi trường của công ty may BK theo khung tiêu chuẩn ISO 14001 và đề xuất các giải pháp cải thiện tương ứng.

GVHD : GVC. ThS Nguyễn Kim Thanh
SVTH: Trần Hải Vân


ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác quản lý môi trường của công ty may BK theo khung tiêu chuẩn ISO 14001 và đề xuất các giải pháp cải thiện tương ứng.

1.      GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP NAM DƯƠNG
Nam Dương với biểu tượng con mèo đen đã xuất hiện trên thị trường từ năm 1951,  từ đó, với bao nhiêu thăng trầm, “CON MÈO ĐEN” đã từng bước khẳng định UY TÍN TRÊN 50 NĂM của mình với hình ảnh quen thuộc đi sâu vào ký ức người tiêu dùng, đặc biệt là những người lớn tuổi. Hình ảnh "con mèo đen" nhằm đánh dấu mốc ra đời của Xí Nghiệp ( năm Tân Mão - 1951 ).
Trước ngày giải phóng, “NAM DƯƠNG” là một xưởng sản xuất của tư nhân, chỉ với quy trình sản xuất thủ công, sản lượng thấp và duy nhất có một sản phẩm là tàu vị yểu nhưng là đơn vị đi đầu trong ngành chế biến tàu vị yểu từ thực vật ở phía Nam nên đã có thị trường rộng rãi khắp miền Nam Việt Nam và chi nhánh ở Campuchia & Lào.
Sau ngày giải phóng, nhà nước tiếp quản Xí Nghiệp Nam Dương, và năm 1981, “NAM DƯƠNG” được giao về ngành HTX quản lý, điều hành trong điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp, mạng lưới tiêu thụ gần như không còn và vẫn chỉ với một sản phẩm duy nhất – Tàu vị yểu.
Trước tình hình đó, Liên Hiệp HTX MB TPHCM (Saigon Co-op) đã nhanh chóng tổ chức lại, tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý và đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị từ đó hồi sinh “NAM DƯƠNG”, tạo đà phát triển cho đến ngày nay. Từ quy trình sản xuất thủ công, Nam Dương đã từng bước được nâng cấp, tự động hóa trong từng công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.
Với sản phẩm ban đầu chỉ duy nhất là tàu vị yểu, đến nay “NAM DƯƠNG” đã có những sản phẩm nước chấm từ tàu vị yểu với hương vị đặc trưng như nước chấm hương nấm, nước chấm tỏi ớt, nước chấm gừng. Ngoài ra, còn có các sản phẩm tương ớt, tương tiêu, tương đen, sốt chua ngọt, …. Đặc biệt tàu vị yểu “NAM DƯƠNG” đã được nâng cao chất lượng với hàm lượng đạm rất cao 25-30 độ đạm.
Sản phẩm Nam Dương không những được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm mà còn được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Sản phẩm Nam Dương đã có mặt ở Mỹ, Canada, Nga, Balan, Hungary, Đài loan...
Từ những thành quả đạt được, Nam Dương đã được Chủ Tịch Nước trao tặng Huân Chương Lao Động Hạng 3(1997), nhận Bằng Khen và cờ thi đua của Bộ Thương Mại, được bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao suốt 14 năm liền (1997 - 2010) và năm 2005 đã đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do Ủy Ban TW Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức, cúp vàng mang Thương Hiệu Việt cho thương hiệu Nam Dương và sản phẩm tương ớt.
Nam Dương cũng đã được cấp chứng chỉ ISO 9001, ISO 22000, HACCP và hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.


2.      TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.1   Giới thiệu chung
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) nó đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất / dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình. Hiện nay EMS được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên thế giới, với hơn 6.000 tổ chức được chứng nhận ở Anh và khoảng 111.000 tổ chức được chứng nhận ở 138 quốc gia toàn cầu.
ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầu cho việc hình thành và duy trì hệ thống  EMS. Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Những cam kết này bao gồm:
•  Ngăn ngừa ô nhiễm
•  Phù hợp với pháp luật
•  Cải tiến liên tục hệ thống EMS
Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến trên toàn bộ thành quả hoạt động môi trường.
Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2010 (ISO 14001/Cor.1: 2009) hiện hành thay thế cho tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004).
Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.
Tiêu chuẩn  ISO 14001 mong muốn các tổ chức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn không có ngoại lệ. Mọi yêu cầu của tiêu chuẩn phải được thiết lập, thực hiện và duy trì.
2.2  Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà vổ chức đề ra và các thông vin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh môi trường mà tổ chức xác định là có thể kiểm sóat và có thể tác động. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn mực về kết quả họat động môi trường cụ thể. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất kì tổ chức nào mong muốn để:
a)      Thiết lập, thực hiện, duy trì  và cải tiến một hệ thống quản lý môi trường.
b)      Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
c)      Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:
1)      Tự xác định và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2)      Được xác nhận sự phù hợp về HTQLMT của mình bởi các bên có liên quan với tổ chức.
3)      Được tổ chức bên ngoài xác nhân sự tự công bố.
4)      Được 1 tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về HTQLMT của mình.
Tất cả yêu cầu trong tiêu chuẩn này là nhằm tích hợp vào bất kì hệ thống quản lý môi trường nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi trường của tổ chức, bản chất của các họat động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, vị trí và các điều kiện thực hiện chức năng của tổ chức.
2.3 Yêu cầu chung của hệ thống quản lý môi trường
Tổ chức phải thiết lập, thành lập văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác định cách thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
Tổ chức phải xác định và thành lập văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môi trường của mình.
Việc thực hiện một HTQLMT được qui định trong tiêu chuẩn này là nhằm đưa đến cải tiến kết quả họat động môi trường. Bởi vậy tiêu chuẩn này được trên cơ sở là tổ chức sẽ định kì xem xét và đánh giá HTQLMT của mình nhằm xác định các cơ hội cho việc cải tiến và thực hiện chúng. Mức độ, phạm vi và khung thời gian của quá trình cải tiến liên tục này được tổ chức xác định dựa trên khả năng kinh tế và tài chính khác, những cải tiến đối với HTQLMT của tổ chức nhằm dẫn đến các cải tiến hơn nữa cho kết quả họat động môi trường.
Tiêu chuẩn này yêu cầu tổ chức:
a)      Thiết lập một chính sách môi trường thích hợp
b)      Định rõ các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các họat động, sản phẩm, dịch vụ đã qua, hiện có hoặc dự kiến của tổ chức nhằm xác định các tác động môi trường có ý nghĩa.
c)      Định rõ các yêu cầu pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ.
d)     Định rõ các ưu tiên và đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp.
e)      Thiết lập một cơ cấu và một (hoặc các) chương trình để thực hiện chính sách và đạt tới các mục tiêu và đáp ứng các chỉ tiêu.
f)       Tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, kiểm sóat, giám sát, các hành động khắc phục và phòng ngừa, các họat động xem xét và đánh giá để đảm bảo phù hợp với chính sách và HTQLMT vẫn thích ứng.
g)      Có khả năng thích nghi với mọi thay đổi.
2.4 Lập kế hoạch
a)   Khía cạnh môi trường
b)   yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
c)   Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình
2.5 thực hiện và điều hành
a)    Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
b)    Năng lực, đào tạo và nhận thức
c)    Trao đổi thông tin
d)    Tài liệu
e)    Kiểm sóat tài liệu
f)    Kiểm sóat điều hành
g)   Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
2.6 Kiểm tra
a)   Giám sát và đo lường
b)   Đánh giá sự tuân thủ
c)   Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
d)   Kiểm sóat hồ sơ
e)   Đánh giá nội bộ
2.7 Xem xét của lãnh đạo
3.      CÁC BƯỚC THỰC HIỆN  ISO 14001
Bước 1: Cam kết của lãnh đạo
Bước 2: Đánh giá môi trường ban dầu
Bước 3: Thiết kế hệ thống là lập kế hoạch thực hiện
Bước 4: Đào tạo nhận thức chung về môi trường và ISO 14001
Bước 5: Xây dựng hệ thống tài liệu
Bước 6: Áp dụng hệ thống tài liệu
Bước 7: Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường
Bước 8: Xem xét và cải tiến
Bước 9: Đánh giá của tổ chức chứng  nhận
4.      KHẢO SÁT TẠI XÍ NGHIỆP
5.      ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH DỰA TRÊN TIÊU CHUẨN ISO 14001
6.      ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY