THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG CHO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, QUẢNG NAM CÔNG SUẤT 4.000 m3/ngđ

GVHD : GVC. Ts Lê Thị Kim Oanh
SVTH: Nguyễn Thị Vân Hiếu & Võ Ngọc Thịnh
Đề tài “THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG CHO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, QUẢNG NAM CÔNG SUẤT 4.000 m3/ngđ”

1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Quảng Nam
1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam". Quảng Nam nằm ở chính trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống văn hóa, độc đáo về bản sắc văn hóa.
Quảng Nam có diện tích tự nhiên 10.438,37 km2., có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên . Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang. Quảng Nam được chia thành 18 huyện, thành phố.  Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Khu kinh tế mở Chu Lai cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng 87 km, cách Sân bay Chu Lai 12,7km; cách cảng Kỳ Hà 14,6 km; cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km; cách TP Tam Kỳ 21 km; có diện tích giai đoạn 1 là 176,9 ha.

1.1.2 Khí hậu
Khí hậu Quảng Nam có 02 mùa rõ rệt trong năm:
Mùa khô: từ tháng 01 đến tháng 8, có lượng mưa chiếm 20% ÷ 25% lượng mưa trung bình năm, thường xảy ra hạn hán, nắng nóng, giông tố, lốc xoáy và xâm nhập mặn;
Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm khoảng 75% ÷ 70% lượng mưa trung bình cả năm và thường gây ra lũ, lụt.
Các loại hình thiên tai chủ yếu.
Các loại hình thiên tai thường xuất hiện ở quảng nam là áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, lũ lụt, giông sét, lốc tố, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất…
Bão và áp thấp nhiệt đới.
Ở Quảng Nam thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, tập trung chủ yêu vào tháng 10 và tháng 11. Các cơn bão và ATNĐ thường đi kèm với mưa to. Vì vậy, ngoài việc xuất hiện gió xoáy, trên đất liền còn bị ảnh hưởng của lũ lụt.
Lũ, lụt
Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là thời kỳ mưa lũ ở Quảng Nam, mưa lớn tập trung từ trung tuần tháng 10 đến thượng tuần tháng 12. Các cơn lũ điển hình năm 1964, 1999, 2007, 2009 trên địa bàn tỉnh đều do các hình thái kết hợp nêu trên gây ra.
Lũ quét
Hàng năm, lũ quét gây ra sạt lở núi và xói lở đất vùng ven sông, suối diễn ra khá phức tạp, nhất là ở các huyện vùng núi, trung du có độ dốc sông, suối lớn. những năm gần đây, do ảnh hưởng của mưa có cường suất cao, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ khác nhau. Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng sức tàn phá lớn và gây ra những tổn thương nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân ở khu vực ven các sông, suối.
Sạt lở bờ sông, bờ biển
Sạt lở bờ sông: hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia của tỉnh đều có độ dài ngắn, chảy quanh co khúc khủy, độ uốn khúc từ 1,3 đến 2 lần. Do đặc điểm, hang năm đến mùa lũ lụt, những vị trí bờ lõm dọc theo ven bờ sông thường bị sạt lở đất, ăn sâu vào bờ khoảng 10m÷ 20m, có nơi lớn hơn, làm mất đất sản xuất và hư hỏng, sập đổ nhiều nhà dân và các công trình cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi, trong đó các huyện: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thành phố Hội An…bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Sạt lở biển: Quảng Nam có chiều dài bờ biển 125km, hàng năm nhiều vị trí bờ biển bị xâm thực.
Sạt lở núi.
Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có địa mạo, địa chất phức tạp, độ dốc của các sườn núi khá lớn. khi xuất hiện mưa lớn kéo dài nhiều ngày, cùng với tác động của con người như bạt núi, mở đường, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép…đã gây ra trượt lở đồi núi, sườn dốc nhiều nời, tập trung chủ yếu ở các địa phương vùng trung du và miền núi.
Gió mùa Đông Bắc
Trung bình hàng năm Quảng Nam có 14 đến 15 đợt gió mùa Đông Bắc. Trong thời kỳ đầu, từ tháng 10 đến tháng 12, gió mùa Đông Bắc tràn về thường kết hợp với nhiễu động nhiệt đới ở phía Nam biển Đông như bão, ATNĐ, dãy hội tụ nhiệt đới…gây ra mưa to kéo dài nhiều ngày sinh ra lũ lụt; trong thời kỳ từ tháng 01 đến tháng 3 năm sau, các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về gây ra mưa, nhiệt độ giảm, gió mạnh.
Giông, lốc, sét
Giông, lốc, sét xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9, mỗi tháng có 06 đến 10 đợt giông tố, vùng có nhiều giông tố nhất gồm các huyện ở khu vực trung du, miền núi.
Qua thống kê, trên địa bàn tỉnh trong năm 2008 có 16 đợt giông tố làm chết 10 người, 03 người bị thương; năm 2009 có 09 đợt giông, lốc, sét làm…
Hạn hán và xâm nhập mặn
Tỉnh hình hạn hán và xâm nhập mặn ở Quảng Nam tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, gây ảnh hưởng đến các vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu. Những năm xâm nhập mặn điển hình ở Quảng Nam thời gian qua là các năm 2003, 2004, 2010, tập trung chủ yếu ở các khu vực Vĩnh Điện, các vùng hạ lưu sông Thu Bồn và Tam Kỳ.
1.1.3 Tình hình kinh tế - văn hóa
Kinh tế
Sau khi tái lập tỉnh đến nay, nền kinh tế tỉnh Quảng Nam có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm ổn định và cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 12,7%; trong đó, Công nghiệp - Xây dựng đóng góp mức tăng trưởng cao nhất (6,57%/12,7%), kế đến là khu vực Thương mại - Dịch vụ (5,9%/12,7%).
Về nông nghiệp: nguồn tài nguyên đất kết hợp với khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi để Quảng Nam trồng các cây công nghiệp như dứa, sắn, bông, mía, điều, cao su, cà phê…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, điển hình là đà điểu.
Về công nghiệp: Quảng Nam có lợi thế phát triển các ngành công nghiệp chế biến với nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cát trắng, quế, bạch đàn và cây lá tràm, các sản phẩm từ gỗ, hàng hải sản…Mặt kháckhoáng sản Quảng Nam đa dạng và phong phú như: than đá, vàng gốc và sa khoáng, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh; cùng với ngư trường có trữ lượng cá, tôm, mực rất lớn sẽ tạo tiền đề và thúc đẩy công nghiệp khai thác phát triển mạnh. Bên cạnh khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp Thuận Yên, Khu công nghiệp Trảng Nhật, Khu công nghiệp Đại Hiệp, Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Khu công nghiệp Đông Thăng Bình, Khu công nghiệp Tây An, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
Thương mại - Dịch vụ: hoạt động nội thương của Quảng Nam phát triển nhanh về số cơ sở kinh doanh, đa dạng về chủng loại hàng hoá. Mạng lưới chợ được mở rộng với chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá. Thương nghiệp quốc doanh giữ vị trí chủ đạo về các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, xi măng phân bón, cung ứng các mặt hàng trợ giá cho miền núi. Hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh và có xu hướng tăng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như cát trắng, hải sản đông lạnh, hàng may mặc… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất.
Văn hóa
Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hoá. Trên vùng đất này đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chăm kế thừa và tạo ra nền văn hoá Chăm Pa. Những công trình mà người Chăm để lại trên đất Quảng là dấu ấn không thể phai mờ của một thời kỳ rực rỡ trong đời sống văn hoá.
Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam được lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này. Lễ hội ở Quảng Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú, đặc sắc.
Quảng Nam có nhiều sự kiện văn hoá - du lịch lớn được tổ chức hằng năm với nhiều hoạt động phong phú, sinh động. Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống. Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên... và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
1.1.4 Giao thông
Quảng Nam có mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn của tỉnh có các quốc lộ 1A, 14, 14B, 14D, 14E và các tỉnh lộ như 611, 607, 616, 618 cùng với các tuyến đường liên xã, liên thôn tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Nam phát triển nền kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch.
Đường sắt Thống Nhất đi qua địa phận tỉnh dài 90 km với các ga Tam Kỳ, Nông Sơn, Núi Thành.
Đường thủy: các tuyến sông chính được nối từ Kỳ Hà qua sông Trường Giang đến Cửa Đại, tiếp nối hạ lưu sông Thu Bồn, sông Vĩnh Điện. Các tuyến đường sông này có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Cảng Kỳ Hà có vai trò rất quan trọng trong đầu tư phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là cơ sở hạ tầng quan trọng bật nhất trong việc đảm bảo hàng hải vận chuyển hàng hóa cho phát triển ngành công nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng và các vùng lân cận nói chung. Trong tương lai, cảng này sẽ được nâng cấp, mở rộng lên 20.000DWT.
Đường hàng không: tỉnh có sân bay Chu Lai được đưa vào hoạt động dân dụng từ năm 2005. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ phát triển sân bay này thành sân bay quốc tế. Trước mắt, trong giai đoạn 2006 - 2010, sân bay Chu Lai tiến hành cải tạo đường băng, đường lăn, sân đỗ, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu mới, đài dẫn đường... bảo đảm cho máy bay Boeing 767 hoặc Airbus 320 loại trung bình hoạt động an toàn.
2. SƠ LƯỢC VỀ KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông gồm có trục giao thông chính rộng 22m, hệ thống giao thông nội bộ rộng 15m. Hệ thống lưới điện quốc gia 22Kv. Hệ thống kết nối với sân bay, cảng biển, khu hậu cần kĩ thuật, có khoảng 2-4% diện tích xây dựng các đầu mối kỹ thuật hạ tầng, trạm điện, đài nước, bể chứa, khu xử lý nước thải, bãi rác trung chuyển. Có hệ thống thoát nước riêng, trạm xử lý nước thải tập trung. Trạm xe, bãi đậu xe, công trình duy tu bảo dưỡng, đường ray xe lửa nội bộ kết nối với đường xe quốc gia.
CN hàng mỹ nghệ; CN may mặc, dệt nhuôm; CN cơ khí, điện tử; CN sản xuất vật liệu xây dựng; CN thiết bị phụ tùng; CN hàng tiêu dung; CN ôtô; CN các ngành công nghiệp nhẹ khác.
2.2 Thành tựu đạt được
Sự ra đời của KCN giải quyết các vấn đề sau:
- Thu hút đầu tư - hợp tác trong và ngoài nước; thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương;
- Tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân;
- Các nhà máy đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường;
- Việc thu gom và xử lý nước thải tập trung góp phần giảm chi phí XLNT của từng nhà máy riêng lẻ;
- Bên cạnh đó, nước sau xử lý của KCN đã bổ sung một phần đáng kể vào lưu vực nước xung quanh, sử dụng cho việc tưới tiêu vào mùa khô hạn.
2.3 Hiện trạng MLNT tại KCN
Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải riêng biệt;
Nước mưa được thu gom từ các nhà máy, xí nghiệp vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN và dẫn về hồ hoàn thiện;
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của các doanh nghiệp sau khi được xử lý cục bộ sẽ được thu gom chung vào mạng lưới thoát nước thải của KCN và dẫn về trạm XLNT tập trung;
Xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT cột A rồi xả ra hồ hoàn thiện trước khi thoát ra bên ngoài theo hệ thống mương hở;
Hệ thống cống thu gom
Tuyến cống thu nước thải được xây dựng dọc theo lề đường nằm bên trong, gần nhà máy hơn so với tuyến thoát nước mưa;
Cống được thiết kế tự chảy hoàn toàn về hố thu của Trạm XLNTTT;
Hệ thống MLTN đã xây dựng tương đối hoàn thiện
Tuyến cống thu nước mưa được xây dựng dọc theo lề đường;
Cống được thiết kế tự chảy ra hệ thống mương thoát nước ra sông;
KCN hiện có một Trạm XLNTTT, được xây dựng bên trong KCN, có công suất giai đoạn 1 : 1.900m3/ng.đ;
Trạm được đặt ở vị trí khá thuận lợi để tạo độ dốc dẫn nước thải về;
Đường ống dẫn nước thải 5600m về trạm XLNT;
Hiện tại, đang dự kiến xây dựng nhà máy ở giai đoạn 2 với công suất thiết kế 4.000 m3/ng.đêm;

Bảng 1.1 Thành phần, đặt tính nước thải của KCN Chu Lai

STT
Thông số
Đơn vị
Nước thải dòng vào theo HSTM
Nước thải dòng vào theo đề xuất của SEEN
QCVN 24:2009/BTNMT cột A
Nước thải sau xử lý ( Kq = 0,9; Kf = 1)
1
Độ màu ở pH=7
Co-Pt
-
<100
20
20
2
pH
mg/l
5,5-9
5,5-9
6-9
6-9
3
BOD5
mg/l
100
250
30
27
4
COD
mg/l
400
400
50
45
5
SS
mg/l
200
200-250
50
45
6
Dầu mỡ khoáng
mg/l
10
10
5
4,5
7
Dầu mỡ, chất béo động thực vật
mg/l
30
40
10
9
8
Tổng photpho, tính theo P
mg/l
8
8
4
3,6
9
Tổng Nitơ
mg/l
60
60
15
14
10
Tổng Coliform
MPN/100ml
-
-
3000
3000

2.4 Nước thải
Nguồn gốc và lưu lượng nước thải
Nước thải công nghiệp là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc loại hình công nghiệp.
Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
Có hai loại nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp quy ước sạch;
Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ.
Thành phần và đặt tính nước thải
Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm khoảng 40-60%), hydrat cacbon (25-50%), các chất béo, dầu mỡ (10%).
Ngoài ra còn có các chất hữu cơ tổng hợp: chất hoạt tính bề mặt điển hình như chất tẩy rửa.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các axit, bazơ, dầu, khoáng…
2.5 Các khái niệm
2.5.1 Khái niệm và các bộ phận hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện ba chức năng: thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.
Hệ thống thoát nước gồm những bộ phận chính như sau:
+ Thiết bị thu và dẫn nước trong nhà;
+ Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà;
+ Trạm bơm và ống dẫn áp lực;
+ Công trình xử lý;
+ Cống và miệng xả nước vào nguồn.
2.5.2 Khái niệm mạng lưới thoát nước bên ngoài
Mạng lưới thoát nước bên ngoài là hệ thống cống ngầm và mương lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm xử lý hay ra sông hồ.
Mạng lưới thoát nước bên ngoài có thể là:
+ Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một nhà);
+ Mạng lưới thoát nước tiểu khu, nhận tất cả nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới đường phố;
+ Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp;
+ Mạng lưới thoát nước đường phố (ngoài phố), xây dựng dọc theo các đường phố và thu nhận nước thải từ các mạng lưới trong nhà, tiểu khu, thường dẫn nước bằng tự chảy.

2.5.3 Hệ thống thoát nước chung
Hệ thống thoát nước chung là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thải công nghiệp) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý.
Ưu điểm
-Đảm bảo tốt về mặt vệ sinh;
-Chiều dài mạng lưới giảm 30-40% so với hệ thống thoát nước riêng rẽ hoàn toàn;
-Chi phí quản lý giảm 15-20% đối với nhà cao tầng, khu đô thị gần nguồn nước lớn.
Nhược điểm
-Không thích hợp với khu nhà thấp tầng;
-Công tác quản lý, điều phối trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn;
- Đường kính ống lớn làm việc vào mùa khô lãng phí;
-Tốn nhiều chi phí đầu tư xây dựng.
Áp dụng
-Đô thị xây dựng nhà nhiều tầng;
-Nguồn nước dòng chảy mạnh, cho phép xả nước mưa và nước mặt;
-Số lượng bơm hạn chế và áp lực thấp;
-Cường độ q20<80 l/s.ha
2.5.4 Hệ thống thoát nước riêng
Ưu điểm
-Kích thước đường ống nhỏ;
-Có lợi hơn so với hệ thống thoát nước chung về mặt xây dựng và quản lý;
-Chế độ làm việc của hệ thống ổn định;
-Hiệu quả xử lý cao;
-Giảm vốn đầu tư xây dựng ban đầu.
Nhược điểm
-Nếu nước thải sinh hoạt có chứa chất độc hại phải dẫn qua một hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn;
-Tồn tại hai hay nhiều mạng lưới trong đô thị;
-Kém vệ sinh hơn hệ thống thoát nước chung.
Áp dụng
-Đô thị lớn và tiện nghi, xí nghiệp, khu công nghiệp;
-Theo điều kiện địa hình phải xây dựng nhiều trạm bơm (>3 trạm bơm) khu vực;
-Cường độ mưa q20>80 l/s.ha;
-Cần thiết phải xử lý sinh hóa nước mặt.
2.5.5 Hệ thống thoát nước riêng một nửa
Là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của HTTN chung và riêng;
Gồm hai hệ thống: (1) thoát NTSH và NTSX; (2) thoát nước mưa;
Sử dụng công trình giếng thu nước mưa để thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn;
Phạm vi áp dụng:
+ Đô thị có dân số > 50.000 người;
+ Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy;
+ Những nơi có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội;
+ Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước thải mang vào.
Hệ thống thoát nước hỗn hợp
HTTN hỗn hợp là sự kết hợp của các loại hệ thống trên;
Thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng,
Khi xây dựng và cải tạo HTTN trong các thành phố lớn(dân số > 100.000 người) có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.
Lựa chọn hệ thống thoát nước
Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào:
+ Tính chất phục vụ lâu dài và ổn định của các công trình, thiết bị trên hệ thống;
+ Điều kiện địa phương;
+ Tính kỹ thuật, kinh tế và yêu cầu vệ sinh môi trường.
2.6 Thiết lập sơ đồ hệ thống thoát nước
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Điều kiện địa hình;
+ Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn;
+ Mức độ phát triển của địa bàn quy hoạch (khu dân cư, khu công nghiệp,…) hiện tại và tương lai;
+ Vị trí đặt công trình xử lý và xả nước thải.
Tùy theo địa hình, sơ đồ tổng quát thoát nước có thể biểu diễn dưới dạng: sơ đồ thẳng góc, sơ đồ giao nhau, sơ đồ phân vùng, sơ đồ không tập trung,  sơ đồ tập trung.
Không được xả NTSH và NTSX vào mạng lưới thoát nước mưa;
NTSX chỉ được phép xả vào mạng lưới HTTN riêng hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc của chúng, chẳng hạn như:
+ Không chứa những chất ăn mòn;
+ Không chứa những chất dễ tắc cống hoặc những chất hơi khí tạo thành hỗn hợp dễ gây nổ, cháy;
+ Nhiệt độ không vượt quá 400C;
+ Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải;
Hỗn hợp NTSH và NTSX phải đảm bảo giá trị pH = 6,5 – 8,5.
Các loại rác, thức ăn trong gia đình chỉ được xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3 – 5 mm, và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác : 8 nước.
2.7 Các phương pháp xử lý
2.7.1 Các phương pháp xử lý nước thải
- Phương pháp cơ học;
- Phương pháp hóa học và hóa – lý;
- Phương pháp sinh học.
2.7.2 Các phương pháp khử trùng nước thải
Khử trùng là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm tiêu diệt vi trùng, virus gây bệnh, khử màu, khử mùi,… trong nước thải.
Có thể khử trùng bằng Clo, các hợp chất Clo, Ozon, tia cực tím, ion bạc… nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.
2.7.3 Các phương pháp xử lý cặn trong nước thải
- Thiết bị hoặc bể cô đặc cặn
- Bể ổn định cặn hiếu khí
- Bể ổn định cặn yếm khí (bể metan)
- Hồ cô đặc và ổn định yếm khí
- Sân phơi bùn làm khô cặn
- Làm khô cặn bằng thiết bị lọc chân không, máy nén ly tâm, máy lọc ép trên băng tải,…
- Đốt cặn trong lò thiêu.
→ Giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài Nguyên Môi Trường, (2009), QCVN 24:2009/BTNMT – Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Công Nghiệp, Hà Nội.
TS. Nguyễn Trung Việt – TS. Trần Thị Mỹ Diệu, (2005), Giáo Trình Môn Học Mạng Lưới Thoát Nước, khoa Công Nghệ Quản Lý Môi Trường, ĐH Văn Lang.
PGS. PTS Hoàng Huệ và cộng sự, (2010), Mạng Lưới Thoát Nước, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Xây Dựng.
Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, (2010), Xử Lý Nước Thải Đô Thị & Công Nghiệp – Tính Toán Thiết Kế Công Trình, TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Ban quản lý dự án khu kinh tế mở chu lai, Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai – Huyện Núi Thành– Tỉnh Quảng Nam– Công Suất 4000 m3/ ngày đêm.
Công ty TNHH MTV phát triển hạ tần KCN Chu Lai

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY