Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành sản xuất gia công kim loại ở Bình Dương

GVHD : GVC. TS Phạm Thị Anh
SVTH: NGUYỄN BẠCH ĐÀI TRANG - DƯƠNG THÚY HẰNG

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu cơ hội sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho nhóm ngành sản xuất gia công kim loại ở Bình Dương


1.      TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIA CÔNG KIM LOẠI Ở BÌNH DƯƠNG
1.1  Giới thiệu về nhà máy gia công kim loại ở tỉnh Bình Dương
1.1.1        Giới thiệu chung về Bình Dương

*      Các đơn vị hành chính
Bình Dương có 1 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện (với 91 xã/phường/thị trấn):
  1. Thành phố Thủ Dầu Một (năm 2012: đô thị loại II ; năm 2015 :đô thị loại I; 2020: là quận của Thành phố Bình Dương).
  2. Thị xã Thuận An (2015: đô thị loại II, 2020: đô thị loại I, quận của Thành phố Bình Dương).
  3. Thị xã Dĩ An (2015: đô thị loại II, 2020: đô thị loại I, quận của Thành phố Bình Dương).
  4. Huyện Bến Cát (2013: đô thị loại IV ; 2015: đô thị loại III; 2018: đô thị loại II; 2020: đô thị loại I, quận của Thành phố Bình Dương).
  5. Huyện Dầu Tiếng (2011 - 2020: thành lập thêm nhiều thêm nhiều thị trấn, phát triển dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp).
  6. Huyện Tân Uyên (2013: đô thị loại IV ; 2015: đô thị loại III; 2018: đô thị loại II; 2020: đô thị loại I, quận của Thành phố Bình Dương).
  7. Huyện Phú Giáo(2011 - 2020: thành lập thêm nhiều thêm nhiều thị trấn, phát triển dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp).
*      Địa hình, thổ nhưỡng
  • Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18', kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30"
  • Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên)
Tổng diện tích: 269.554 ha
Đất ở: 5.845 ha
Đất nông nghiệp: 215.476 ha
Đất lâm nghiệp: 12.791 ha
Đất chuyên dùng: 22.563 ha
Đất chưa sử dụng: 12.879 ha
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén 2 kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
  • Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m.
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-12°, cao trung bình từ 10-30m.
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã, phường: An Sơn, An Thạnh, Bình NhâmHưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gònsông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.
*      Khí hậu
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
-Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, -Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
  • Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.
  • Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
  • Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam.
  • Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, không có thiên tai như bão, lụt…
*      Dân cư
Dân số: 1.481.550 người (01/04/2009)
Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) là 1.481.550 người. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.
Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2010 thì dân số Bình Dương là 1.619.900 người và mật độ dân số là 601 người/km².
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là mm người Hoa, người Khơ Me.
*      Kinh tế
  • Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.
  • Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
  • Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên).
  • Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau:
-Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%.
-Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ.
-GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng.
-Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%.
-Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm.
-Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD.
-90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
-Phổ cập giáo dục bậc trung học.
-95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
-Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị).
  • Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 23.500 tỷ đồng.
  • Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.
1.1.2        Tình hình sản xuất
Theo số liệu thống kê của VDC, ở Việt Nam có 203 doanh nghiệp thuộc ngành kim loại và các sản phẩm kim loại trên toàn quốc trải trên diện rộng của 26 tỉnh và thành phố. Phần lớn các doanh nghiệp thường tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội (45 doanh nghiệp), Hải Phòng (24 doanh nghiệp), Nam Định (13 doanh nghiệp) và thành phố Hồ Chí Minh (64 doanh nghiệp). Ngành sản xuất máy móc và thiết bị có 304 doanh nghiệp nằm rải rác trên 46 tỉnh và thành phố, trong đó tại Hà Nội có 85 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh có 104 doanh nghiệp và Hải Phòng có 11 doanh nghiệp. Ngành sản xuất và sửa chữa các phương tiện giao thông vận tải có 279 doanh nghiệp phân bố tại 36 tỉnh và thành phố. Các doanh nghiệp ngành này tập trung đông nhất tại Hà Nội (68 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (66 doanh nghiệp), Hải Phòng (30 doanh nghiệp), Đà Nẵng (12 doanh nghiệp), Quảng Ninh (6 doanh nghiệp), Nam Định, Khánh Hòa và Vĩnh Phúc đều có 5 doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, các quá trình hoàn tất sản phẩm kim loại thường được xem là một bộ phận trong dây chuyền sản xuất một sản phẩm kim loại nào đó. Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm kim loại thường tự tổ chức cho mình một phân xưởng để mạ hoặc sơn hoàn thiện sản phẩm của mình. Chính vì vậy, các đơn vị mạ điện hoặc sơn thường có quy mô nhỏ và nằm rải rác trong các ngành sản xuất như ngành kim loại và các sản phẩm kim loại, ngành sản xuất và sửa chữa các phương tiện giao thông vận tải, ngành chế tạo máy móc và thiết bị. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có một số xưởng mạ kim loại nhúng nóng, thường nằm trong các nhà máy sản xuất kết cấu thép của ngành điện hoặc ngành sản xuất vật liệu xây dựng (tấm lợp kim loại).

 Ngoài một số rất ít các công ty lớn sản xuất đồ nội thất xuất khẩu hoặc doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là có dây chuyền sản xuất mạ, sơn tĩnh điện tự động đồng bộ, nhìn chung, do đặc điểm là các đơn vị nhỏ lẻ, nên trang thiết bị phần lớn thường tự chế tạo, không đồng bộ, năng suất thấp, tiêu hao nhiều hóa chất và gây ra tác động tiêu cực tới môi trường.
1.2  Đặc điểm nhóm ngành
1.2.1        Tính đặc trưng của sản phẩm

Nếu thiếu xử lý hoàn tất, các sản phẩm kim loại sẽ chỉ tồn tại được trong một phần khoảng thời gian vòng đời của chúng. Xử lý hoàn tất kim loại sẽ tác động lên bề mặt của sản phẩm nhằm tăng cường các đặc tính như chống ăn mòn, chống mài mòn, độ dẫn điện, điện trở, hệ số phản chiếu, mỹ quan, dung sai momen xoắn, tính dễ hàn, chống xỉn, chống hóa chất, khả năng gắn kết với cao su (lưu hóa) và một loạt các tính chất đặc biệt khác.

Có hai dạng doanh nghiệp trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại :
(1) các nhà máy hoàn tất sản phẩm kim loại độc lập, thường được biết đến với như các “xưởng gia công” hoặc các “công ty hoàn tất sản phẩm kim loại” độc lập (mạ và sơn).
(2) các đơn vị hoàn tất kim loại “trực thuộc” – là một bộ phận sản xuất thực hiện các quy trình hoàn tất sản phẩm kim loại trong một nhà máy lớn.

Yêu cầu về tính linh hoạt trong vận hành để thỏa mãn yêu cầu của các khách hàng khác nhau thường làm giới hạn các ưu tiên lựa chọn và các quy trình sản xuất thân thiện môi trường.

 Mặc dù hai dạng doanh nghiệp kể trên có sự khác nhau trong vận hành sản xuất nhưng các công nghệ để hoàn tất các sản phẩm kim loại được áp dụng thì cũng giống nhau và kết quả là các loại tác động tới môi trường gây ra là tương tự. Sản xuất hoàn tất các sản phẩm kim loại là quá trình sử dụng nhiều năng lượng điện, nước và các loại hóa chất, trong đó có chứa nhiều kim loại nặng. Các nguồn năng lượng chính là nhiên liệu (than, dầu, gas) để đốt lò hơi, điện và dầu diesel cho máy phát điện.

1.2.2        Thị trường tiêu thụ

Những ngành công nghiệp có sử dụng quá trình xử lý hoàn tất sản phẩm kim loại bao gồm:
• ô tô
• điện tử
• vũ trụ
• viễn thông
• kim hoàn
• thiết bị công nghiệp
• đồ gia dụng
• đồ trang sức

Sản phẩm được tiêu thụ trên khắp cả nước và thường có tính đặc thù ít vì thường có rất nhiều khách hàng với những yêu cầu về đặc điểm và chất lượng sản phẩm khác nhau.

1.3  Vấn đề môi trường trong nhà máy
1.3.1        Quy trình sản xuất chung
Các sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền khép kín. Nguyên liệu thô được đưa qua các công đoạn như dập, đúc thủy lực… tạo thành các bộ phận chi tiết. Các bộ phận chi tiết này được kiểm tra và loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu.
Các bộ phận chi tiết đạt yêu cầu được qua khâu tạo răng, mài nhám, chà nhám, sau đó tiếp tục qua một khâu kiểm tra chất lượng trước khi sang khâu phủ hóa chất chống gỉ (cần thiết với  một số sản phẩm) .
Sau đó các chi tiết được lắp ráp với các thành phẩm đã xi mạ (quá trình xi mạ được gia công nhở các doanh nghiệp bên ngoài) tạo thành sản phẩm.
Kiểm tra sản phẩm, đóng gói và xuất xưởng.

1.3.2 Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất
Ngành gia công kim loại gây ra rất nhiều vấn đề môi trường như các chất ô nhiễm trong nước thải và khí thải cũng như các chất độc hại trong bùn thải. Kết quả là ngành này liên tục phải đối mặt với ngày càng nhiều các quy định luật pháp và giới hạn môi trường.
a.      Khí thải
Phát sinh chủ yếu từ 3 quá trình sau :
*      Hoạt động mạ làm phát sinh phát thải và sol khí. Các sol khí thoát ra từ các dung dịch mạ điện và các khí trong quy trình là nguồn phát thải khí và có thể chứa các kim loại nặng hoặc các chất khác có trong bể mạ. Các sol khí và hơi dung dịch ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc tại khu vực sản xuất.
*      Quy trình sơn, làm khuôn, đúc, làm nguội phát sinh khí mang ion kim loại và hơi a-xít, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi bao gồm một số các Hydrocacbon đã bị oxi hóa một phần và một số hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) .

*      Đánh bóng làm nhẵn các lỗi bề mặt (xước, rỗ, hay dấu vết khi gia công) có ảnh hưởng xấu đến ngoại quan hoặc chức năng của sản phẩm cũng phát sinh khí thải nhưng rất ít.

*      Dioxin, Furan (PCDD/PCDF) và các hợp chất muối hữu cơ bền vững: PCDD/PCDF hình thành trong hầu hết các quá trình cháy thông qua cơ chế tổng hợp de novo bởi sự cháy của các chất phi Clo hữu cơ như nhựa, than đá và hạt cacbon với sự có mặt tình cờ của Clo. Những hợp chất này có chứa trong phế liệu với hàm lượng thấp, dạng vết hoặc trong nguyên liệu thô nhƣ khi phun cácbon.

*      - Chì, kẽm, cadimi và các kim loại nặng khác: các kim loại khi phân tích bụi từ hệ thống lọc bụi của các cơ sở sản xuất đúc.

*      - Các loại khí khác: CO, SO2, NO, hợp chất Clorit, Florit, H2S, CH4, N cũng được phát hiện trong môi trường làm việc.

b.      Nước thải
Vấn đề môi trường nổi cộm nhất trong nhà máy gia công kim loại là nước thải.

Một số giai đoạn chuẩn bị bề mặt và làm sạch các chi tiết, mạ và khắc axit thường thải ra nước có nhiễm chứa natrihydroxit, các loại muối phốt-phát, silicat, carbonat, một số chất nhũ tương hữu cơ và các chất thấm ướt tổng hợp, hoặc chứa a-xít/ kiềm, xyanua, và các chất thải kim loại như Cađimi, kẽm, Niken, Đồng, và các kim loại khác

Trong quá trình chuẩn bị bề mặt gồm từ kỹ thuật mài, đánh bóng, phun cát đến tẩy bằng axit : chủ yếu là nước thải bị ô nhiễm đều có tính a-xít và chứa các dung dịch a-xít sulfuric, nitric và clohydric. Nước thải kiềm từ thiết bị làm sạch bằng kiềm và nước rửa có chứa xà phòng, các loại dầu và chất rắn lơ lửng. Dung dịch làm sạch kiềm tính có chứa natrihydroxit, các loại muối phốt-phát, silicat, carbonat, một số chất nhũ tương hữu cơ và các chất thấm ướt tổng hợp.

Trong quá trình đánh bóng bề mặt để hoàn tất sản phẩm nước có chứa cặn đánh bóng, kim loại và hợp chất hoàn tất bề mặt, các chất thải dung môi, kiềm và a-xít ( axit clohydric, axit flohydric).

c.       Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Xỉ, vật liệu đầm lò, khuôn(cát) sau khi sử dụng là các nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hạị. Lượng xỉ nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng tạp chất phi kim loại có trong nguyên liệu.

Các chất thải khác phát sinh gồm các dung dịch đã qua sử dụng bị nhiễm bẩn trong quá trình sử dụng và vì thế làm giảm bớt hiệu suất xử lý. Trong quá trình hoàn tất và đánh bóng kim loại, chất thải sinh ra thường là kim loại bề mặt bị bong ra, chất đánh bóng trung gian.

d.      Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ quá trình tạp răng cưa đinh vít, mài nhẵn bề mặt kim loại, đánh bóng sản phẩm, hoặc các hoạt động bốc dở, chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra-vào nhà máy.
Đây là những nguồn có cường độ tương đối lớn, thời gian kéo dài trong suốt quá trình nên mức đô ảnh hường cũng lớn hơn rất nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động.

1.      TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1  Lý thuyết

2.1.1 Khái niệm

Theo UNEP “Sản xuất sạch hơnlà việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và mơi trường”. Như vậy Sản xuất sạch hơnchính là cách tiếp cận mới và có tính sáng tạo đối với sản phẩm và quá trình sản xuất.

- Đối với quá trình sản xuất : Sản xuất sạch hơnbao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng lượng, loại bỏ nguyên liệu độc hại, làm giảm chất thải và chất phát thải.

- Đối với việc thiết kế và phát triển sản phẩm : Sản xuất sạch hơnbao gồm việc làm giảm tác động xấu tới toàn bộ chu trình của sản phẩm, từ khai thác nguyên liệu đến việc thải bỏ cuối cùng.

- Đối với ngành dịch vụ : Sản xuất sạch hơnbao gồm sự kết hợp các nội dung về môi trường vào việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ.

Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production – CP) là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra phương thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường. Bằng cách khảo sát quy trình sản xuất một cách hệ thống, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Sản xuất sạch hơncó thể giúp những giải pháp tiết kiệm rất thực tế, để từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên nhiên liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về Sản xuất sạch hơn.

 2.1.2 Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện sản xuất sạch hơn

Áp dụng Sản xuất sạch hơncho các doanh nghiệp, công ty đem lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế và môi trường. Tuy nhiên trước khi áp dụng phải đáp ứng được kiện cụ thể sau đây :

- Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo. Một đánh giá Sản xuất sạch hơnthành công nhất thiết phải có sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo. Cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động không chỉ dừng lại lời nói.

- Có sự tham gia của công nhân vận hành. Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá Sản xuất sạch hơn. Công nhân vận hành là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp Sản xuất sạch hơn.

- Làm việc theo nhóm. Để đánh giá Sản xuất sạch hơnthành công, không thể tiến hành độc lập mà phải có sự đóng gióp ý kiến của các thành viên trong nhóm Sản xuất sạch hơn.

- Phương pháp luận khoa học. Để Sản xuất sạch hơnbền vững và có hiệu quả cần phải áp dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá Sản xuất sạch hơn.

Để Sản xuất sạch hơnthâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn cần có những yêu cầu chung để thúc đẩy Sản xuất sạch hơn.

- Quán triệt các nguyên tắc Sản xuất sạch hơntrong luật pháp và các chính sách phát triển quốc gia. Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và Sản xuất sạch hơnnói riêng phải được lồng ghép trong tất cả các quy định pháp lý và các chính sách phát triển quốc gia. Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ sạch và các hướng dẫn thực hiện sản xuất sạch hơn.

- Nhận thức của cộng đồng và thông tin về sản xuất sạch hơn. Để tạo sự hiểu biết rộng rãi trong tất cả các thành phần xã hội về sản xuất sạch hơn cần tiến hành rộng rãi các chương trình truyền thông, đào tạo và tập huấn, truyền bá những thành công của các doanh nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn rong thời gian qua. Đồng thời thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin về sản xuất sạch hơn trên qui mô lớn.

- Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho sản xuất sạch hơn. Đây là những yêu cầu quan trọng nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai trong thực tế cuộc sống. Nguồn lực ưu tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ quan đào tạo nguồn lực tài chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước, các loại thuế, phí, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế.

- Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích. Để sản xuất sạch hơn được thúc đẩy một cách có hiệu quả, cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ kinh tế và các biện pháp giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích áp dụng Sản xuất sạch hơn. Một mô hình rất đáng được xem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay lãi với lãi suất thấp để thực hiện dự án Sản xuất sạch hơn.

2.1.3 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn

Đánh giá sản xuất sạch hơn là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại gồm 6 bước

Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện sản xuất sạch hơn.

Bước 1. Khởi động gồm 3 nhiệm vụ.

• Thành lập đội Sản xuất sạch hơn.
• Liệt kê các bước công nghệ.
• Xác định và lựa chọn các công nghệ gây lãng phí.

Bước 2. Phân tích các bước công nghệ. Gồm 4 nhiệm vụ.

• Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết.
• Cân bằng vật liệu – năng lượng.
• Tính toán chi phí theo dòng thải.
• Phân tích nguyên nhân gây dòng thải.

Bước 3. Đề xuất các cơ hội Sản xuất sạch hơn.

Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển liệt kê và mô tả các cơ hội, giải pháp Sản xuất sạch hơn có thể làm được. Bao gồm 2 nhiệm vụ.
• Xây dựng các cơ hội Sản xuất sạch hơn.
• Lựa chọn các cơ hội có khả năng cao nhất.

Bước 4. Lựa chọn các giải pháp Sản xuất sạch hơn. Gồm 4 nhiệm vụ.

• Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật.
• Đánh giá tính khả thi về kinh tế.
• Đánh giá tính khả thi về môi trường.
• Lựa chọn các giải pháp để thực hiện.

Bước 5. Thực hiện các giải pháp. Gồm 3 nhiệm vụ.

• Chuẩn bị thực hiện.
• Thực hiện các giải pháp Sản xuất sạch hơn.
• Quan trắc và đánh giá kết quả.

Bước 6. Duy trì Sản xuất sạch hơn. Gồm 2 nhiệm vụ.

• Duy trì các giải pháp Sản xuất sạch hơn.
• Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá.

2.1.4        Phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn

Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi, mà còn là thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp, được chia thành 3 nhóm sau :

Hình 2.2 Phân loại các bước thực hiện.

*      Giảm thải chất thải tại nguồn

- Quản lí nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lí nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.

- Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.

- Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.

- Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kê cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị.

- Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệu quả hơn, giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp Sản xuất sạch hơnkhác. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

*      Tuần hoàn

- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất.

- Tạo ra các sản phẩm phụ: Làviệc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể trở
thành một sảm phẩm mới hoặc để bán cho các cơ sở sản xuất khác.

*      Cải tiến sản phẩm

- Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện và các yêu cầu đối với sản phẩm đó để làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và hoá chất độc hại sử dụng.

- Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời
bảo vệ được sản phẩm.

2.1.5 Lợi ích và rào cản áp dụng sản xuất sạch hơn

a. Lợi ích

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp không kể lớn hay nhỏ, giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất thải. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:

-Giảm chi phí sản xuất: giảm việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng trong quy trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sử dụng các phế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý.

-Giảm chi phí xử lý chất thải: giảm khối lượng nguyên vật liệu thất thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối lượng và tốc độ độc hại của chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quan đến xử lí chất thải sẽ giảm và chất lượng môi trường của công ty cũng được cải thiện.

-Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng, tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Điều này mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nổ lực vào sản xuất sạch hơn. Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lí môi trường theotiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 mở ra một thị trường mới và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.

-Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: Sản xuất sạch hơn phản ánh bộ mặt của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường.

-Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn bao gồm các thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Đây là cơ sở cho việc tiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Các cơ quan tài chính quốc tế đã nhận thức rõ các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn từ gốc độ môi trường.

-Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường, sản xuất sạch hơn còn cải thiện các vấn đề an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất thải tránh lãng phí gây ô nhiễm làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khoẻ người sản xuất.

-Tuân thủ các quy định, luật môi trường tốt hơn: Điều này có ý nghĩa đối với môi trường đồng thời dể dàng đáp ứng, thoả mãn các tiêu chuẩn, quy định của luật môi trường đã ban hành.

b. Rào cản

Thực hiện Sản xuất sạch hơnlà một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng lại phát sinh một số rào cản sau :

*      Về nhận thức của các doanh nghiệp.

- Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về sản xuất sạch hơn còn hạn chế, cho nên rất khó thực hiện và khi áp dụng sẽ tốn kém nhiều.

- Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất.

- Hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất còn nghèo nàn.

- Thường tập trung vào xử lý cuối đường ống.

- Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
- Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho sản xuất sạch hơn còn nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối.

- Xem sản xuất sạch hơnnhư là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực hiện liên tục của công ty.

*      Về phía tổ chức, quan lý của các cơ quan nhà nước

- Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc bảo vệ môi trường nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng sản xuất sạch hơnnói riêng.

- Thiếu sự quan tâm về sản xuất sạch hơntrong chiến lược và chính sách phát triển công
nghiệp thương mại.

- Chưa tổ chức thúc đẩy sản xuất sạch hơn đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.

- Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thực hiện luật môi trường chưa chặt chẽ. Các quy định về môi trường còn quá tập trung vào xử lý cuối đường ống.

*      Về kỹ thuật

- Thiếu các phương tiện về kỹ thuật để đánh giá sản xuất sạch hơn hiệu quả.

- Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.

- Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ tốt nhất hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.

*      Các cơ quan tư vấn.

- Thiếu các chuyên gia tư vấn về sản xuất sạch hơncho các ngành công nghiệp khác nhau.

c. Tình hình áp dụng Sản xuất sạch hơn

·         Tại Việt Nam

Sản xuất sạch hơn được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998 dưới sự hỗ trợ của UNIDO và UNEP trung tâm sản xuất sạch quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ & Môi trường đã kí vào tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn, thể hiện cam kết của Chính Phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững. Theo báo cáo của cục bảo vệ môi trường có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hoá chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim,…đã được thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn chỉ khoảng 199 doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành, con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở nước ta. Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn đều giảm từ 20 – 35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2- 3 tỷ đồng /năm là phổ biến, thậm chí đã có 3 doanh nghiệp giảm trên 50% lượng nước thải và hoá chất.

Bảng 2.1 Kết quả áp dụng sản xuất sạch hơncủa một số ngành công nghiệp ở Việt Nam.

Tên ngành
Số lượng doanh nghiệp
Địa điểm
Kết quả sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Dệt
4
Nam Định, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
-          Tiết kiệm 15.000 USD.
-          Giảm 14% ô nhiễm không khí; 114% các khí gây hiệu ứng nhà kính; 20% hóa chất; 14% điện và 14% tiêu thụ dầu DO.
May
1
Tp. Hồ Chí Minh
-          Tiết kiệm 12,77 tỷ đồng về điện và dầu DO.
-          Giảm thải ra môi trường 10.870 tấn CO2.
Thực phẩm và Bia
Thạch trắng, Bia, Hải sản
4
Hải Phòng, Ninh Bình, Tp. Hồ Chí Minh
-          Tiết kiệm 55.000 USD.
-          Giảm 13% ô nhiễm không khí; 78% các khí gây hiệu ứng nhà kính; 40% hóa chất; 78% điện và 13% tiêu thụ than.
1
Tp. Hồ Chí Minh
-          Tiết kiệm 300.000 USD; các lợi ích khác chưa được đánh giá.
Đường
1

-          Tiết kiệm 125.000 USD; các lợi ích khác chưa được đánh giá.
Dầu ăn
1
Nhà Máy Dầu Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh
-          Lượng nước cần cho 1  tấn sản phẩm giảm từ 6 – 8 m­3 còn 3 – 4 m3.
-          Giảm khoảng 700 – 800 m3 nước phải xử lý trong 1 ngày.
-          Lượng dầu FO giảm 1 – 1,5 tần/ngày.
Kim loại
2
Nam Định, Hải Phòng
-          Tiết kiệm 357.000 USD.
-          Giảm 15% ô nhiễm không khí; 20% chất thải rắn; 5% điện và 15% tiêu thụ than.
Giấy và Bột giấy
Giấy in, giấy tissue, carton
3
Phú Thọ, Tp. Hồ Chí Minh
-          Tiết kiệm 334.000 USD.
-          Giảm 35% ô nhiễm không khí; góp phần giảm 950 tấn CO2/năm.
-          Giảm 20% thất thoát sơ sợi, 30% nước thải, 20% tiêu thụ điện và than.
Bột giấy
6
Phú Thọ, Tp. Hồ Chí Minh, Hòa Bình
-          Tiết kiệm 370.000 USD.
-          Giảm 42% nước thải, 70% tải lượng ô nhiễm COD.
Giấy
1
Công ty giấy Việt Trì Phú Thọ
-          Tiết kiệm 2.226 triệu đồng/năm.
-          Giảm 6% lượng bột giấy; 29% hóa chất tẩy; 15% nước sử dụng; 30% lượng nước hữu cơ.
Tên ngành
Số lượng doanh nghiệp
Địa điểm
Kết quả sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Cao su
1
Cơ sở chế biến cao su Tấn Thành
-          Giảm lượng chất thải ở khâu tách tạp chất và thay nước ở bể làm sạch nguyên liệu là 23,5 m3/ngày, tương đương 86.950 đồng/ngày.
-          Lượng nước tiêu thụ giảm 20%, tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng tiền điện.
Vật liệu xây dựng
Xi măng
1
Cần Thơ 2001
-          Tiết kiệm 249.000 USD,
-          Giảm 2% clinker, 14% thạch cao và 7,4% điện.
Tấm lợp amiăng
1
Công ty cổ phần Bạch Đằng
-          Tiết kiệm 252 tấn amiăng/năm,
-          350 tấn ximăng/năm,
-          Giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 1% - 0,3%,
-          Giảm tỷ lệ sản phẩm chất lượng thấp từ 5% - 3%, tiết kiệm 247.000 USD/năm.
Gạch
1
Công ty gạch ốp lát Hà Nội
-          Giảm phát thải 344 tấn khí CO2/năm.
Thép
1
Nam Định
-          Lố rỉ sau ủ mỏng hơn khoảng 50%,
-          Giảm 39% lượng axit HCl,
-          Giảm 39% lượng sản phẩm kém chất lượng.
 Nguồn : Trung tâm sản xuất sạch hơnViệt Nam, 2007
Nếu tiếp tục cải tiến phương thức quản lý và thay đổi cách sử dụng hợp lý trang thiết bị trong sản xuất, sinh hoạt thì các cơ sở sản xuất ở Việt Nam còn có thể tiết kiệm 5 – 15 % năng lượng tiêu thụ.

Bảng 2.2 Mức tiết kiệm trong năm của các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.


·         Tại Bình Dương

Bình Dương là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng thành công mô hình khu công nghiệp (KCN). Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bình Dương hiện đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng các chủ đầu tư KCN ở Bình Dương vẫn tiếp tục “rót vốn” để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các KCN theo kế hoạch đã đề ra, tạo được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài...Với mức tiêu thụ năng lượng lớn, vấn đề ô nhiễm môi trường, chất thải công nghiệp đang được Bình Dương đặt lên hàng đầu trong định hướng phát triển bền vững. Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã tích cực hưởng ứng chương trình phát triển và nhân rộng hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) của Bộ Công Thương giai đoạn 2006-2010 và tích cực phổ biến cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn về sản xuất sạch hơn (SXSH) đến giai đoạn 2020.
Theo ông Nguyễn Văn Hữu-Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, chiến lược SXSH có tầm quan trọng đối với tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, song song với sự phát triển công nghiệp thì mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng cả ở dạng rắn, lỏng và khí. Do vậy, lãnh đạo các DN, cơ sở sản xuất trong quá trình sản xuất cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Về phía Sở Công Thương, trong thời gian tới sẽ xây dựng chỉ thị, kế hoạch hành động và tiếp cận với các nguồn vốn để áp dụng SXSH tại các DN, các cơ sở sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu, phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Vừa qua, được sự hỗ trợ của Văn phòng Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) thuộc Bộ Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Dương (TTKC&TVPTCN) đã tổ chức khóa tập huấn “Nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn” cho cán bộ thuộc phòng kinh tế huyện, thị và đại diện các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Hoạt động này nhằm khuyến khích cho các DN trên địa bàn tỉnh nắm bắt được những kiến thức cơ bản về sản xuất sạch hơn, tăng nhận thức về lợi ích, tầm quan trọng của việc áp dụng SXSH và hướng đến ký kết SXSH trong công nghiệp, khắc phục những hạn chế về ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn…gây nên.
Mục tiêu của chiến lược SXSH đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở sảnxuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 70% các sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, mục tiêu của chiến lược là đưa 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. Đồng thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8 đến 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu/đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 90% doanh nghiệp vừa và lớn sẽ có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn. Cũng trong giai đoạn này, mục tiêu của Chiến lược là 90% các sở công thương sẽ có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Ông Trần Công Danh-Trung tâm Khuyến công Sở Công Thương Bình Dương cho biết, để hướng ứng mục tiêu này, TTKC&TVPTCN sẽ có kế hoạch tiến hành theo từng bước từ tổ chức giới thiệu, đào tạo, giới thiệu mô hình thành công, xây dựng mô hình SXSH trong công nghiệp tại địa phương, sau đó khảo sát đánh giá và nhân rộng điển hình… Trung tuần tháng 4, TTKC&TVPTCN đã tổ chức tập huấn miễn phí đợt 1 về SXSH trong công nghiệp cho các DN sản xuất công nghiệp trên địa bàn và nhận được sự ủng hộ từ phía các DN. Vào trung tuần tháng 6/2011 sẽ tổ chức tập huấn đợt 2 cho các DN. Một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn và từng bước cải tiến quản lý, đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng nguyên liệu thay thế phát sinh ít chất thải…, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả ban đầu là thế nhưng việc áp dụng sản xuất sạch hơn vẫn còn hạn chế, một số cơ sở, doanh nghiệp tuy có triển khai nhưng chưa đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao. Theo khảo sát ở một số doanh nghiệp trên địa bàn, được biết tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp còn rất lớn, có thể tiết kiệm được các nguyên liệu, nhiên liệu, nước, hóa chất… đến 25% năng lượng trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp chỉ mới chú trọng giải pháp xử lý môi trường của các chất thải cuối nguồn (xử lý cuối đường ống), chưa quan tâm sâu sắc tới việc phòng ngừa, ứng phó sự cố về môi trường vào các quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Sẽ có 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn. Để từng bước đưa sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp cận mục tiêu của sản xuất sạch hơn, sản xuất tránh gây ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng hợp lý, hiệu quả nhất, các nhà chuyên môn cho biết mục tiêu quan trọng là trong sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp cần bảo đảm công tác bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng bền vững; đồng thời tăng cường cạnh tranh và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công nghiệp trên địa bàn và không ngừng giảm tác động tiêu cực đến môi trường; lồng ghép việc thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cùng với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000 và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.
Các nhà chuyên môn còn cho rằng, chú ý đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ tư vấn, cán bộ quản lý Nhà nước những kiến thức chuyên sâu về sản xuất sạch hơn, đi đôi với tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, công nhân tại doanh nghiệp về vấn đề này, từng bước áp dụng nó vào hoạt động sản xuất và cải tiến công nghệ thiết bị của đơn vị, phấn đấu đến năm 2015 có 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng áp dụng vấn đề này sẽ tiết kiệm được từ 5 – 8% mục tiêu năng lượng, nguyên vật liệu trên đơn vị sản phầm; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp có nhân viên kỹ thuật kiêm nhiệm về sản xuất sạch hơn.

2.2 Công nghệ xử lý chất thải
2.2.1 Công nghệ xử lý khí thải
q  Tái xử lý hỗn hợp bụi thải.
q  Lắp đặt các thiết bị lọc bụi: lọc bụi kiểu quán tính; lọc bụi kiểu ly tâm-xiclon; lọc bụi bằng điện; sử dụng buồng lắng bụi; lưới lọc bằng vải, lưới thép, giấy, vật liệu rỗng bằng khâu sứ, khâu kim loại,….
q  Tái sử dụng bụi thép dùng làm nguyên liệu để lót đường.
q  Lắp đặt các hệ thống thông gió: thông gió tự nhiên, thông gió tự nhiên kết hợp với thông gió cơ khí, chụp thoát gió…
q  Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ, hấp phụ.
2.2.2 Công nghệ xử lý nước thải
*      Xử lý bằng phương pháp lý học
Công trình
Áp dụng
Lưới chắn rác
Tách các chất rắn khô và có thể lắng
Nghiền rác
Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất
Bể điều hòa
Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất và chất khí nước thải và giữ cặn ở trạng thái lơ lửng
Tạo bông
Giúp cho việc tập hợp các cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực.
Lắng
Tách các cặn lắng và nén bùn.
Tuyển nổi
Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng thấp xấp xỉ tỷ trọng của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học.
Lọc
Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc hoá học.
Màng lọc
Tương tự như quá trình lọc. Tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định.
Khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất và chất khí nước thải và giữ cặn ở trạng thái lơ lửng.
Vận chuyển khí
Bổ sung và tách khí.
Bay hơi và bay khí
Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải.

*      Xử lý bằng phương pháp hóa học
Quá trình
Áp dụng
Kết tủa
Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ lửng ở bể lắng bậc 1.
Hấp phụ
Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học. Nó cũng được để tách kim loại nặng , khử cholorine của nước thải trước khi xả vào nguồn.
Khử trùng
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử trùng bằng chlorine
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Chlorine là loại hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất.
Khử chlorine
Tách lượng clo dư còn lại sau quá trình clo hóa.

*      Xử lý bằng phương pháp sinh học
       Mỗi quá trình riệng biệt còn có thể phân chia thành chi tiết hơn , phụ thuộc vào việc  xử lý được thực hiện trong hệ thống tăng trưởng lơ lửng, hệ thống tăng trưởng dính bám, hoặc hệ thống kết hợp.
       Các quá trình sinh học chính sử dụng trong xử lý nước thải gồm 5 nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình thiếu khí, quá trình kị khí, thiếu khí và kị khí kết hợp, và quá trình hồ sinh vật.
       Phương pháp sinh học có ưu điểm là rẻ tiền và có khả năng tận dụng các sản phẩm phụ làm phân bón hoặc tái sinh năng lượng (khí methane).

2.2.3 Công nghệ xử lý chất thải rắn/ chất thải nguy hại
*      Công nghệ xử lý chất thải rắn:
Ø  Xử lý bằng phương pháp cơ học: phân lọai, quạt gió, sàng, nén, ép, nghiền, cắt, băm,..
Ø  Xử lý bằng phương pháp sinh học: công nghệ xử lý kị khí( thu hồi khí biogas); công nghệ xử lý hiếu khí (ủ compost).
Ø  Xử lý bằng phương pháp hóa học : đốt, nhiêt phân, khí hóa.
Bên cạnh những phương pháp xử lý kể trên, thì việc quản lí chất thải rắn cũng không kém phần quan trọng, bằng cách:
v  Tổ chức, vận hành, quản lý một cách hiêu quả chất thải rắn từ nơi phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng để giảm được chi phí cũng như hạn chế các vấn đề môi trường do rác gây ra.
v  Phối hợp vận hành một cách nhịp nhàng  các khâu trong hệ thống kĩ thuật quản lý chất thải rắn (nguồn phát sinh, quản lý tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái chế và xử lý, bãi chôn lấp hợp vệ sinh,…
v  Kết hợp kiểm soát nguồn thải tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan .
*      Công nghệ xử lý chất thải nguy hại
        Xử lý chất thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý: hấp thu khí, chưng cất, hấp phụ, oxy hóa hóa học, dòng tới hạn, màng.
        Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học:  các hệ thống thường (bùn lơ lửng, hiếu khí, kỵ khí); xử lý tại nguồn; xử lý bùn lỏng (dùng xử lý bùn với hàm lượng cặn từ 5-50%); xử lý dạng rắn(xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp).
        Xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt: dùng các loại lò đốt chất lỏng, thùng quay, vỉ cố định, tầng sôi, xi măng, lò hơi.
        Xử lý chất thải bằng phương pháp ổn định hóa rắn.
Bên cạnh những phương pháp xử lý kể trên, thì việc quản lí chất thải nguy hại cũng không kém phần quan trọng, bằng cách:
q   Tiến hành kiểm kê và đăng kí chất thải nguy hại đối với mọi ngành sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại
q  Chính sách cưỡng chế kết hợp với khuyến khích để giảm thiểu chất thải nguy hại từ nguồn phát sinh.
q  Chính sách ưu tiên đầu tư trang thiết bị thu gom,vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại.
2.      PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
3.1   Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
·         Thu thập các tài liệu tổng quan, hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp sản xuất gia công kim loại, cũng như quá trình áp dụng các giải pháp SXSH vào sản xuất từ các Sở, Ban, Ngành trong  tỉnh, từ website, từ các trường đại học, viện nghiên cứu… Các địa chỉ internet sau có các kết quả nghiên cứu điển hình đã được sưu tập :
Trang về Hiệu suất sinh thái và sản xuất sạch của úc (Australia Eco-efficiency and Cleaner Production Homepage) : http://www.environment.gov.au/epg/environet/eecp/.
Trang về sản xuất sạch hơn của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP TIE Cleaner Production): http://www.uneptie.org/Cp2/.
·         Tìm hiểu về một số nhà máy sản xuất gia công kim loại tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng như công nghệ sản xuất, hiện trạng ô nhiễm do các chất thải và tình hình quản lý, xử lý chất thải.
3.2   Điều tra thực địa
·         Tham quan 3 nhà máy sản xuất gia công kim loại, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu, và xem xét hoạt động, tìm hiểu quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất tại nhà máy…

3.3   Sử dụng bảng hỏi
Phỏng vấn các công nhân viên, cán bộ phụ trách môi trường tại nhà máy khảo sát.( ví dụ như nhà máy có làm đề án hoặc cam kết bảo vệ môi trường không? Có làm báo cáo giám sát chất lượng môi trường hàng quý không? Lượng điện, nước sử dụng trung bình trong một tháng? Các thiết bị chạy bằng nhiên liệu gì?)

3.4   Lấy ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý
·         Tham vấn từ các chuyên gia ( UNIDO, UNEP, hoặc Trung tâm sản xuất sạch quốc gia tại Việt Nam ) về SXSH nhằm hoàn thiện các giải pháp SXSH đề xuất.
·         Lấy ý kiến của doanh nghiệp về vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy  trình  sản xuất  và trong công tác bảo vệ môi trường. Bởi việc áp dụng sản xuất sạch hơn còn gặp nhiều rào cản như :
*              Doanh nghiệp chưa tin vào lợi ích có thể mang lại của sản xuất sạch hơn, do sức ép doanh số - càng làm ra nhiều sản phẩm thì thu nhập của người công nhân càng cao. Và trong một hệ thống kiểu này thì sẽ có khuynh hướng bị bỏ qua vấn đề về SXSH và các tiêu chuẩn về quản lý nội vi để nâng cao số lượng sản phẩm.
*            Có thói quen tập trung xử lý cuối đường ống
*            Ngại sự thay đổi quy trình sản xuất, vì họ sợ rằng những thay đổi so với thực hành tiêu chuẩn làm họ mất khả năng kiểm soát quy trình và giảm năng suất.

·         Phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế để đẩy nhanh sự phát triển thị trường dịch vụ môi trường, bao gồm cả thị trường của các dịch vụ phòng ngừa ô nhiễm.

3.5   Phân tích và tổng hợp dữ liệu
·         Thống kê dữ liệu thu được và xử lý các số liệu về tình hình sử dụng điện,nước dầu và lượng chất thải thải ra ngoài môi trường… Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu từ các nhà máy khảo sát.
·         Dựa trên cơ sở những số liệu phân tích được đề xuất hướng dẫn Quản lý môi trường và khảo sát  cho ngành sản xuất kim loại.

3.      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  • Đưa ra các giải pháp sản xuất  sạch hơn cho ngành gia công kim loại ở Bình Dương. Điển hình như:
*      Xử lý nước thải riêng cho từng công đoạn
*      Lắp đăt hệ thống thông gió cục bộ
*      Tuần hoàn axit
*      Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
*      Thay đổi quy trình công nghệ
Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài hơn.

Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dõi việc tuân thủ thông số vận hành của quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn hơn, giảm lãng phí và phát thải.

Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất và phụ trợ hiện có, ví dụ lắp thêm bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quả cao hơn và giảm tỉ lệ phát thải.

Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình và/hoặc cách thức tổng thể nhằm giảm thiểu lãng phí và phát thải trong quá trình sản xuất.
*      Thu hồi kim loại nặng
*      Quản lý nội vi tốt: thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, kiểm tra đường ống, tránh hiện tượng rò rĩ hóa chất. Đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên nhà máy
  • Dựa vào kết quả phân tíchsố liệu và tính toán kinh tế,kết luận việc áp dụng sản xuất sạch hơn có tính khả thi hay không. Dự án đầu tư vừa giảm thiểu ô nhiễm trong nhà máy nhưng thời gian thu hồi vốn phải không được quá lâu.
  • Hiệu quả xử lý chất thải khi áp dụng sản xuất sạch : Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơnđều giảm từ 20 – 35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2- 3 tỷ đồng /năm là phổ biến.
Ví dụ thực tiễn : Tóm tắt các kết quả nghiên cứu về sản xuất sạch hơn trong ngành Sản phẩm kim loại:
Công ty và phạm vi triển khai
Các kết quả
Thời gian
Với sự hỗ trợ của
VINAPIPE
Ống mạ kẽm: 15,000 tấn/năm
Đầu tư: 191 triệu đồng
Tiết kiệm: 3.663 triệu đồng / năm
Giảm lượng kẽm tiêu thụ từ 120 kg/tấn sản phẩm xuống 93 kg/tấn sản phẩm (22%), giảm lượng axit thải ra môi trường
1999-2000
Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam
Công ty Cổ phần Dây lưới thép Nam Định
Dây mạ kẽm – tập trung chủ yếu vào khâu làm sạch: 9000 tấn/năm
Đầu tư: 320 triệu đồng
Tiết kiệm: 139 triệu đồng/năm
Giảm 39% sản phẩm chât slượng kém, 47% sản phẩm xử lý lại, giảm 2% HCl tiêu thụ, 2% sắt, 4.6% điện và 13,3% than
Tăng pH trong nước thải từ 4,5 lên 5,0. giảm 3% nước thải và 70% phát tán khí
1999-2000
Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam
Nguồn : Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (1999).

·         Các nhà máy nên nhấn mạnh những lợi ích cả về tài chính lẫn môi trường của những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH để nâng cao nhận thức trong toàn thể lực lượng lao động và duy trì sự cam kết cũng như sự tham gia của những người có thẩm quyền quyết định chính.

·         Kiến nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp buộc các cơ sở sản xuất thực hiện công tác bảo vệ môi trường như: Ban hành qui định về BVMT cho ngành nghề và áp dụng các biện pháp chế tài .

TÀI LIỆU THAM KHẢO




Share this article :

Đăng nhận xét

 
Thông Tin : Khoa Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường | Lớp K15M | NGUYỄN TUẤN DUY - TẠ TUẤN ANH - ĐOÀN QUANG MINH
Copyright © 2011. Công Nghệ Môi Trường K15M - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Website được thiết kế bởi NGUYỄN TUẤN DUY